Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2008

ĐÃ CÓ GIẢI PHÁP CHO VỤ CẦU NGUYỆN "TÒA KHÂM"?


Có hay không một câu trả lời dứt khoát của Nhà nước, của Giáo hội Công giáo và sự phản biện của Phật giáo Việt Nam? Câu hỏi còn bỏ ngỏ ở phía trước với những thách thức dài hạn cho nhiều phía. Vì vụ “cầu nguyện” đã không còn là vấn đề “thuần túy tài sản”, mà nó đang là một diễn biến mới của một “ý thức hệ” với đầy những toan tính bất ổn mà nhiều tín đồ Công giáo không thế thấy hết được. Những thông tin của chính quyền Hà Nội cho thấy phải chăng nhà nước đang "im lặng" cho một cuộc mở màn đầy quyết đoán để dẹp yên vụ nổi loạn mượn danh "cầu nguyện" này?...


Những luồng dư luận khác nhau
1. Giáo hội Công giáo đang rất cần đất?
Tòa TGM Hà Nội rất cần đất để đáp ứng cho tình hình sinh hoạt mới, và lý do duy nhất để đòi “trả lại” mảnh đất tòa khâm vì đây là tài sản “hợp pháp” của Giáo hội Công giáo. Có nghĩa rằng Giáo hội vừa có nhu cầu về đất (và vừa nhất quyết đấu tranh vì “công lý và hòa bình”) bằng hình thức “cầu nguyện”.
Nếu là “nhu cầu” (hoàn toàn) về đất sinh hoạt thì Giáo hội Công giáo có thể xin nhà nước cấp đất, còn việc cấp cho ở chỗ nào thì tùy thuộc vào quyết định của nhà nước. Tuy nhiên, TGM Ngô Quang Kiệt đã nôn nóng huy động giáo dân “cầu nguyện” tăng sức ép với nhà nước để đòi "trả lại" mảnh đất “tòa khâm”.
Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã tịch thu "tòa khâm" trong Cải Cách Ruộng Đất. Việc tịch thu này không những phù hợp chính sách về đất đai thời điểm đó mà còn vì lý do “tòa khâm” là nơi ở của khâm sứ Purinier, đại sứ của Vatican hoạt động với chính quyền thực dân để chống phá thành quả của nhà nước VNDCCH. Việc tịch thu đó đã xảy ra cách đây hơn 50 năm.
2. Giáo hội Công giáo đang rất cần “công lý và hòa bình”?
Có thể nói đây là một cuộc “đấu tranh” lật lại lịch sử với danh nghĩa “công lý và hòa bình” dài nhất của Giáo hội Công giáo (hơn 50 năm, một thời gian mà người dân chứng kiến biết bao nhiêu những biến động, đổi thay lớn về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước).
BBC (webside Việt ngữ của nhóm Công giáo cực đoan) đã viết: “tranh chấp tôn giáo không chỉ về đất” (cái nhu cầu sinh hoạt đầu tiên gần như đã được loại bỏ). Với những điều kể trên, nhà nước đã nhiều lần lên tiếng về việc giải quyết vụ việc bằng pháp luật hiện hành.
Cụ thể trong khoản 2 điều 10 Luật Đất đai quy định: "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". Về chi tiết, cụ thể, khoản 1 điều 4 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai đã quy định: "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét việc giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15/10/1993 trong các trường hợp sau: a. Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc; chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân phong kiến ở Miền Nam”.
3. Với đất “tòa khâm” (và cả nhà thờ Lớn), Giáo hội Công giáo có thể quay lưng lại với sự thật lịch sử?
Trong khi đề cao “công lý và hòa bình”, Linh mục Nguyễn Khắc Quế, Hà Nội đã phát biểu: “Thật là một bi kịch đối với chúng tôi khi mảnh đất linh thiêng của mình bị lấy đi” (BBC). Người ta chỉ biết tòa khâm hiện diện từ năm 1950, còn 67 năm trước thời điểm đó, ở nơi này từng là một mảnh đất linh thiêng, đệ nhất danh lam thắng cảnh của kinh thành Thăng Long, có ngôi tháp cổ được mệnh danh là An Nam Tứ Khí (bị giáo sĩ và thực dân cấu kết phá bỏ hoàn toàn vào năm 1883) thì không thấy thông tin báo chí nào của Công giáo nhắc đến cả. Quả thực “được lòng ta xót xa lòng người”.
4. Và người Phật tử đã lên tiếng
Dư luận từ phía những người Phật tử đối với vụ “cầu nguyện tòa khâm” chủ yếu là bản cáo trạng lương tâm đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam: “Khi bạn đến tòa để xin công lý (equity), hãy nhìn hai tay mình xem có sạch hay không” (câu nói trong truyền thống pháp chế Anh, Mỹ - Nguyễn Hữu Liêm). Với những từ “trả lại”, “đòi đất”, người Phật tử đặt câu hỏi: “Lương tâm người Công giáo đang cầu nguyện ở đâu?. Và không khó khăn để họ nhắc lại lịch sử của mảnh đất này:
Một trong những thành tích phục vụ Pháp khá nổi tiếng của ông Nguyễn Hữu Độ là việc giúp Giám mục Puginier xây nhà thờ trên chùa Báo Thiên ở Hà Nội. Công sứ Pháp ở Hà Nội bấy giờ là Bonnal đã khen ngợi tinh thần hợp tác của ông Độ và kể lại một bằng chứng, như việc chiếm hữu đất chùa một cách “hợp pháp” như sau: “San bằng cái chùa và tịch thu miếng đất thật không có gì dễ bằng trong thời gian chiếm đóng…, tuy nhiên, công bình mà nói, tôi cảm thấy ít nhiều ái ngại trong việc phạm một sự lạm quyền kiểu đó, nên thấy nên nhờ ông tổng đốc Nguyễn Hữu Độ. Ông rất tâm đầu ý hiệp với vị giám mục [Purinier, NQT ct.] và muốn làm vừa lòng ngài cũng như tôi vậy…” (André Masson, The Transformation of Hanoi, 1873-1888, Madison, WI: Center for Southeast Asian Studies. University of Wisconsin-Madison, 1983, NQT dịch).
Người Phật tử vẫn luôn mong đợi có một giải pháp lương tâm vì lợi ích chung nhiều hơn là những toan tính ích kỷ.

Báo chí Việt Nam đã thực sự vào cuộc?
Đã hơn 1 tháng im tiếng, thông tấn báo chí Việt Nam đang thực sự vào cuộc. Sự chịu đựng của chính quyền Hà Nội đã có giới hạn sau hàng loạt những văn bản gửi Tòa Tổng Giám mục Hà Nội về những hành vi vi phạm pháp luật của những người Công giáo đang cầu nguyện. Đài truyền hình Hà Nội, báo Hà Nội Mới, báo An Ninh Thủ Đô đã chính thức phản ứng mạnh, sau khi những người Công giáo đang cầu nguyện hết kiên nhẫn với khẩu hiệu “cầu nguyện” trong “ôn hòa”, “tĩnh lặng”, ngày 25-1-2008, họ đã ngang nhiên phá cổng trụ sở của TTTDTT (“tòa khâm”) và tiếp cục căng bạt để cầu nguyện.
1. Kết luận chung của báo chí, truyền hình Hà Nội
“Có thể khẳng định, những hành vi của một số giáo sĩ và giáo dân nêu trên đã vi phạm pháp luật. Đó là: Hủy hoại tài sản của Nhà nước; Lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép, treo khẩu hiệu trái quy định; Tập trung đông người và cư trú bất hợp pháp, làm mất trật tự giao thông công cộng và nơi làm việc của cơ quan Nhà nước khu vực số 42 Nhà Chung; Xúc phạm, lăng mạ và gây thương tích cho cán bộ, nhân viên Nhà nước; Tổ chức cầu nguyện trái quy định của pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo” (ANTĐ).
Những phản ứng trên có thể sẽ là những tín hiệu mở đường cho những phản ứng tiếp theo trên cơ sở pháp luật hiện hành của báo chí tiếng Việt tại Việt Nam, cũng như những trang thông tin điện tử khác (một số tờ báo lớn như Thanh Niên, Nhân Dân, TTXVN đã đưa tin bằng tiếng Anh).
2. Phản ứng của người dân về vụ “cầu nguyện”
“Chở thuyền lật thuyền mới biết sức dân như nước”. Hành vi quá khích của những giáo dân đang cầu nguyện "đòi đất" không những gặp phải những phản ứng mạnh mẽ của chính quyền mà còn vấp phải sự lên án của người dân Hà Nội. Trong khi một số tờ báo Công giáo đưa tin về câu nói “quyết liệt” của TGM Ngô Quang Kiệt: “Nếu ai cầu nguyện mà phải bị đi tù thì tôi sẽ xin đi tù thay”. Tuy nhiên, khi nói câu ấy, TGM cũng nên thử nghe ý kiến của người dân sống chung quanh khu vực nhà thờ Lớn:
- “Ngày 25-1, nhiều giáo dân đã đến Phòng VHTT quận Hoàn Kiếm ở 42 Nhà Chung để phá khóa, đạp đổ cổng sắt và một số tài sản Nhà nước khác, gây mất trật tự và tấn công thương tích cho nhân viên bảo vệ. Đây là việc làm vi phạm pháp luật. Pháp lệnh về Tôn giáo đã có hiệu lực hơn 1 năm nay. Các chức sắc tôn giáo vào giáo dân đều nhiệt liệt đồng tình với Pháp lệnh này, vì nó thể hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động. Tuy nhiên, các tôn giáo nói chung và giáo dân nói riêng được tự do hoạt động tín ngưỡng thì càng cần phải tôn trọng pháp luật. Chúng tôi yêu cầu các giáo dân quá khích chấm dứt ngay những hành động sai trái. Tòa Tổng giám mục Hà Nội và giáo xứ Hàng Bài cần khuyên răn các giáo dân bình tĩnh, hành động đúng pháp luật...” (Đại diện nhân dân phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm).
- “Nhân dân phường Phan Chu Trinh được biết ngày 25-1-2008, có một số giáo dân ở các tỉnh cùng một số linh mục đến Phòng VHTT ở 42 Nhà Chung gây rối trật tự công cộng và gây thương tích cho nhân viên bảo vệ. Đây là việc làm vi phạm pháp luật Nhà nước. Nhân dân phường Phan Chu Trinh rất phẫn nộ và bức xúc trước những hành động sai trái trên của một số giáo dân bị xúi giục. Chúng tôi kiến nghị UBND thành phố và quận Hoàn Kiếm cần nghiêm khắc xử lý những hành động gây rối làm ảnh hưởng ANTT, vi phạm pháp luật nêu trên” (Đại diện nhân dân phường Phan Chu Trinh).
- “Gửi ông Ngô Quang Kiệt, Tòa Tổng giám mục Hà Nội! Chúng tôi là bà con nhân dân khu phố Nhà Thờ - Nhà Chung thuộc phường Hàng Trống. Yêu cầu ông Kiệt: tại sao ông chỉ đạo giáo dân gây mất trật tự trị an, ảnh hưởng đến đời sống của dân? Phố Nhà Chung - Nhà Thờ có 6 trường học. Các ông tập trung đông người, thậm chí đập phá cửa, đánh người gây tắc đường, gây mất trật tự, vi phạm pháp luật. Chúng tôi yêu cầu ông không được phát loa đài ầm ĩ; nhanh chóng chuyển tượng Chúa và Thập tự về nơi thờ phụng tôn nghiêm; không cho giáo dân tụ tập đông ngoài đường phố gây mất trật tự” (Bà con khu phố Nhà Chung - Nhà Thờ).
- “Gửi ông Ngô Quang Kiệt, Tòa Tổng giám mục Hà Nội! Chúng tôi là tập thể 160 Cựu chiến binh phường Hàng Trống, cực lực phản đối và lên án hành động chỉ đạo, xúi giục giáo dân của ông đã gây ra trên địa bàn phường từ ngày 20-12-2007 đến nay. Chúng tôi yêu cầu ông ngừng ngay những hành động vi phạm pháp luật Nhà nước Việt Nam. Chúng tôi đã đổ máu cùng nhân dân để giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp, đế quốc Mỹ; và sẽ không cho phép các ông gây mất ổn định chính trị ở địa phương. Chúng tôi sẽ yêu cầu chính quyền có biện pháp kiên quyết với các ông nếu các ông không dừng hoạt động vi phạm pháp luật này” (Hội Cựu chiến binh phường Hoàng Trống, Hoàn Kiếm).

“Cầu nguyện” là một hình thức biểu tình?
1. Thách thức của Giáo hội Công giáo?
Sau những “tối hậu thư” gia hạn của chính quyền Hà Nội, cũng như những phát biểu của Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, Chủ tịch UBMTTQVN… về vụ “tòa khâm” trên cở sở pháp luật, Giáo hội Công giáo vẫn im lặng, việc “cầu nguyện” ngày càng diễn biến phức tạp bằng những hành động quá khích. Trong khi, theo BBC một chủ biên tạp chí Công giáo ở Hoa Kỳ đã lên tiếng “thay” cho vụ việc này: “Nếu nhà nước không nhượng bộ sẽ lần lượt xảy ra những cuộc cầu nguyện khác nữa của Giáo hội, và… sẽ dẫn đến một biến động rất lớn, có thể…” (Trần Vũ Phong-Tạp chí Diễn đàn Giáo dân, Hoa Kỳ). Liệu sự im lặng của Giáo hội Công giáo Việt Nam có phải là một thách thức?
Tuy nhiên, câu hỏi mà người dân đặt ra là, nếu nhà nước nhượng bộ, tất cả các cơ sở không những của đạo Công giáo, của đạo Phật, đạo Cao đài, Hòa Hảo, cho đến những vấn đề đất đai khác sẽ lần lượt “cầu nguyện” quá khích như vậy thì bất ổn xã hội sẽ đi đến đâu? Bởi đó mới là một mối nguy còn lớn hơn nhiều so với việc giải quyết dứt khoát vụ “cầu nguyện” trong khuôn khổ pháp luật hiện hành. Nhà nước Việt Nam có thừa kinh nghiệm để giải quyết những vụ việc kiểu này.
2. Báo chí nước ngoài (BBC) “nhắc” Phật giáo vào vụ việc “cầu nguyện”
Trong khi Phật tử Việt Nam trong nước chính thức phản đối vụ “cầu nguyện” đòi “tòa khâm” của người Công giáo tại Hà Nội bằng việc kêu gọi người Công giáo hãy nhìn vào “một mảnh đất” bằng lương tâm của chính mình, thì BBC đã đăng một bài báo kiểu “đánh đồng” (bài học quá khứ) vụ việc đòi “tòa khâm” với tình hình của Phật giáo Huế, xảy ra năm 1993 để tăng sức ép với nhà nước về vụ việc “đâm lao thì phải (cố tình) theo lao” của TGM Ngô Quang Kiệt. Họ nhận xét: “Phật giáo Huế từ đó đến nay vẫn luôn được coi là một điểm nóng đang tạm ngủ theo lối trường miên đạo pháp và không biết sẽ tỉnh dậy bất cứ lúc nào”.
Rõ ràng sự đang đánh lạc hướng, lộng giả thành chân của nhóm Công giáo cực đoan BBC đã phần nào càng làm cho nhóm "cầu nguyện" cực đoan trong nước hung hăng hơn. Và từ 6 triệu tín đồ, họ tưởng tượng lên thành 8,5 triệu tín Công giáo để xem đó là một sức ép với nhà nước nhằm "hợp thức hóa" vụ cướp đất chùa Báo Thiên khi xưa thành việc cầu nguyện "đòi công lý và hòa bình" hiện nay, và tương lai nói như một số trang web Công giáo nước ngoài là một "cuộc bạo lọan lật đổ". Rõ ràng những hành vi trên càng ngày càng đi quá đà với những âm mưu đen tối, đi ngược lại với lợi ích chung của dân tộc.
Nhu cầu về bất động sản trong xã hội đang có những diễn biến “thực”, “ảo” khó lường. Nhu cầu ấy trong “tôn giáo” cũng không ngoại lệ.
Có hay không một câu trả lời dứt khoát của Nhà nước, của Giáo hội Công giáo và sự phản biện của Phật giáo Việt Nam? Câu hỏi còn bỏ ngỏ ở phía trước với những thách thức dài hạn cho nhiều phía. Vì vụ “cầu nguyện” đã không còn là vấn đề “thuần túy tài sản”, mà nó đang là một diễn biến mới của một ý thức hệ với đầy những toan tính bất ổn mà nhiều tín đồ Công giáo không thế thấy hết được. Những thông tin của chính quyền Hà Nội cho thấy phải chăng nhà nước đang "im lặng" cho một cuộc mở màn đầy quyết đoán để dẹp yên vụ nổi loạn mượn danh "cầu nguyện" này?
Tổng hợp của nhóm Sen Việt

VỤ CẦU NGUYỆN “TÒA KHÂM”: LỊCH SỬ-PHÁP LÝ-HIỆN THỰC-TÌNH NGƯỜI (TRẢ LỜI LÊ TUẤN HUY)


Nếu một lúc nào đó sự việc chuyển biến có lợi cho vụ việc “đòi” đất của người Công giáo đi chăng nữa thì chỉ có thể là một sự nhân nhượng nằm ngoài pháp lý và nằm ngoài lối ửng xử thông thường của tình người, lợi ích dân tộc chứ không bao giờ nằm trong cái gọi là “vì công lý”…


Sau khi xâm chiếm Việt Nam, thiết lập chế độ cai trị, thực dân Pháp chiếm phá không ít chùa chiền lấy đất đai để xây dựng công sở và giao cho Giáo hội Công giáo xây dựng nhà thờ và các cơ ngơi phục vụ cho lợi ích của giáo hội cũng như chính sách nô dịch văn hóa của thực dân. Thực dân Pháp đã duy trì quan hệ sản xuất phong kiến, đồng thời cho phép tư bản Pháp chiếm hữu và khai thác ruộng đất ở nước ta trên quy mô lớn. Chỉ tính đến nǎm 1890, ở Việt Nam đã có 126 đồn điền, hầu hết là của các cố đạo, võ quan và thực dân người Pháp. Số ruộng đất mà họ khai thác ở Trung Kỳ là 3.484 hécta, Bắc Kỳ là 3.068 hécta và Nam Kỳ là 4.346 hécta.
Năm 1873, được sự đồng ý của chính quyền thuộc địa, Giáo hội Công giáo chiếm một khu đất thuộc chùa Báo Thiên và cho xây dựng ở đây một nhà thờ bằng gỗ. Đến năm 1883 chùa Báo Thiên hoàn toàn được phá bỏ để xây dựng Nhà thờ lớn Hà Nội, thay thế cho ngôi nhà thờ bằng gỗ. Tòa Khâm Sứ Hà Nội là một phần của Nhà thờ lớn Hà Nội, nằm cạnh Toà Giám Mục trong khuôn viên đất nhà thờ. Năm 1950, Khâm sứ John Dooley của Vatican chuyển trụ sở ra Hà Nội, được Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội “cho mượn” (chứ không phải cấu kết) phần đất đó để làm Tòa Khâm Sứ.

Năm 1959, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Công Hòa bắt đầu áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt đối với đạo Công Giáo, ra lệnh cho các giáo sĩ ngoại quốc phải rời khỏi Miền Bắc. Tòa Khâm Sứ của Vatican tại Hà Nội bị tịch thu, một bức tường ngăn cách giữa Tòa Giám Mục Hà Nội và Toà Khâm Sứ đã được chính quyền dựng lên. Sau đó Tòa Khâm Sứ đã được sử dụng vào nhiều mục đích phục vụ công ích khác nhau, có thời kỳ được dùng làm nhà văn hóa thiếu nhi...

Đây là những động thái mang tính “chính sách”. Bởi từ năm 1950 đến năm 1959 (thời gian Khâm sứ John Dooley hoạt động chống Cộng và bị trục xuất) là thời gian có nhiều biến động về chính sách đất đai của Chính phủ VNDCCH (không phải CHXHCNVN bây giờ, vì chính bản thân sự “chưa hoàn thiện” về chính sách trong một quá trình “tiệm tiến” của nó khi ấy cũng đã là một giới hạn lịch sử. Và như vậy Giáo hội Công giáo khi ấy (đang nơm nớp sợ tội, sợ bị quy chụp…) càng không phải là Giáo hội Công giáo hiện nay. Vì vậy “chủ thể” đã có những biến thiên về hình thái, tính chất và chịu sự quy định của những hoàn cảnh lịch sử cụ thể).Cụ thể như: Ngày 4-12-1953, luật Cải Cách Ruộng Đất ra đời. Với các điều luật sau: Điều 1: Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ. Điều 2: Tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác. Điều 3: Đối với địa chủ Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì tuỳ tội nặng nhẹ mà tịch thu toàn bộ hoặc một phần ruộng đất, trâu bò, nông cụ, lương thực thừa, nhà cửa thừa và tài sản khác (rất nhiều giáo sĩ Công giáo bị bắt giam, xét xử và quy vào điều luật này). Điều 10: Ruộng đất của tôn giáo (Nhà Chung, nhà chùa, thánh thất, tu viện, v.v...) thì trưng thu và trưng mua. Trường hợp có mua chính đáng thì trưng mua.Luật Cải Cách Ruộng Đất được bắt đầu bằng sắc lệnh ra ngày 20-4-1953, đăng trên công báo của Chính phủ VNDCCH. Đặc điểm của nó là ngoài luật lệ thêm vào thì luật mới là quyết định tịch thu tất cả tài sản của đế quốc Pháp, của Việt gian, của địa chủ ác ôn. Như vậy so với luật Cải Cách Ruộng Đất và sắc lệnh được ban ra sau đó, thì khi trục xuất khâm sứ John Dooley, việc giữ lại nhà thờ Lớn không để bị trưng thu, trưng mua đã là một nhân nhượng, còn tòa Khâm đương nhiên bị tịch thu vì đó là trụ sở của tay sai Vatican, cấu kết với thực dân Pháp chống phá Chính phủ. Với những điều kể trên, những mua bán, trao đổi, “cho mượn” trước đó là không còn hiệu lực. Và khi Công giáo nói “cho mượn” có nghĩa họ muốn nói rằng họ chẳng phải là một với Vatican. Họ “cho mượn” nhà mà để người khác sử dụng sai mục đích tôn giáo, chống phá chính phủ VNDCCH thì nhà bị tịch thu là không thể kêu ca vào đâu được.

Sau khi luật Cải Cách Ruộng Đất ban hành, Chính phủ VNDCCH đã gặp phải một số sai lầm khi tiến hành. Xong sau khi sửa sai, gần như chỉ đơn thuần là phục hồi đảng tịch, quy lại thành phần (từ địa chủ, phú nông trở lại thành trung nông) chứ không hề có việc trả lại tài sản, nhà đất. (Đến năm 2004, theo báo Hà Nội Mới, UBND TP. Hà Nội mới ra quyết định trợ cấp cho một số trường hợp bị quy sai thành phần và có tài sản bị trưng thu, trưng mua trong thời kỳ cải cách ruộng đất với mức ba triệu đồng một trường hợp).

Vấn đề đất đai có nhiều thay đổi lớn sau hiệp định Genève, vì lúc đó có khoảng một triệu người bỏ Miền Bắc di cư vào Nam (trong đó hơn 2/3 người Công giáo tin vào lời đồn Đức Mẹ Đồng Trinh đã vào Nam nên họ bỏ giáo sứ, bỏ nhà đi theo). Sau khi tái tổ chức chính quyền, tạm ổn định tình hình, Hồ Chí Minh ký sắc luật về Cải Cách Ruộng Đất ngày 14-6-1955. Sắc luật này căn bản dựa trên hai sắc lệnh tháng 4 và tháng 12-1953, theo đó nhà nước tịch thu toàn bộ tài sản đất đai, nhà cửa, gia súc, nông cụ… của những người theo thực dân, địa chủ gian ác, cường hào ác bá, Việt gian, phản động; trưng thu không bồi thường. Tiếp tục tước quyền sở hữu đất đai của các tổ chức Thiên Chúa giáo… Lập toà án nhân dân để chuyên xét xử các địa chủ phản động, gian ác, những người chống phá "cách mạng" hay chống phá Cải Cách Ruộng Đất.Chỉ tính riêng trong khoảng thời gian John Dooley quản trưởng tại Tòa khâm (1950-1959) đã cho thấy trong quan hệ này không có cái gọi là “chủ thể tương ứng”, vì sao? Vì Giáo hội Công giáo không phải là một nhà nước mà chỉ là một thành phần dân chúng đang chịu sự quy định của pháp luật, cụ thể là chính sách Cải Cách Ruộng Đất, và vì trong con mắt của chính quyền sự hiện diện của Khâm sứ John Dooley cũng như của chính quyền thực dân là bất hợp pháp, là phi nghĩa, là phản động.

Nếu lấy năm 1975 như là một mốc lịch sử cho những thay đổi trong nhận thức về đất đai thì vào năm ấy đất đai ở miền Bắc đã nằm dưới những dạng phổ biến là hợp tác xã bậc thấp, bậc cao và nông trường. Việc cải tạo nông nghiệp, cũng như tiến trình quốc hữu hóa ở miền Bắc cơ bản đã hoàn thành trước năm 1960. Đất đai hoàn toàn không còn nằm trong tay sở hữu tư nhân. Trong khi đó, miền Nam, cuộc cải tạo nông nghiệp bắt đầu từ năm 1976 và qua các giai đoạn: tịch thu ruộng đất, phân chia lại cho công bằng và tập thể hóa. Những cố gắng này được đẩy rất mạnh và kết quả của nó được nhắc lại trong một chỉ thị ban hành vào năm 1988. Đến thời điểm đó cái gọi là “chủ thể gần nhất” Công giáo ấy cũng không có một giá trị sở hữu nào ngoài việc buộc phải hòa vào với sở hữu tập thể.Sự kiện đất chùa bị thực dân Pháp và Công giáo chiếm đoạt cho đến sự kiện Tòa khâm bị tịch thu đều là một thực tế lịch sử đã nằm ngoài khuôn khổ pháp lý hiện hành (dù thời gian là ngắn hay dài). Cụ thể trong khoản 2 điều 10 Luật Đất đai đã quy định: "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". Về chi tiết, cụ thể, khoản 1 điều 4 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai đã quy định: "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét việc giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15/10/1993 trong các trường hợp sau: a. Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc; chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân phong kiến ở Miền Nam.

Tuy nhiên đối với vấn đề vụ “đòi” Tòa khâm của người Công giáo, người Phật tử không phải vì thế mà lật lại lịch sử để đòi lại chùa Báo Thiên, chẳng qua hành động “đòi” của người Công giáo (trên một mảnh đất mà có lúc thái độ văn hóa và tình người đã bị bỏ quên ấy) đã gợi nhắc lại cho người Phật tử một nỗi ngậm ngùi. Và chính là thái độ bất chấp diễn trình lịch sử, bước qua khung pháp lý với độ dài là 50 để kêu gào cái gọi là “chủ thể hiện hành” đã gợi nhắc cho người dân Việt Nam về hình bóng những yêu sách trắng trợn của thực dân Pháp. Và bởi trong khi pháp luật được thực thi thì họ không dám mở miệng để “đòi công lý”. Quả là “gian khổ” cho một hành trình lật lại và lật lọng sự kiện của 50 năm về trước. Nhưng họ có nghĩ về những điều họ đã đối xử với dân tộc này khi còn biết bao những mất mát chưa nguôi ngoai của dân tộc Việt Nam vẫn còn hằn lên trên mỗi gia đình. Ai là người thay họ đi “đòi”? Bị tịch thu một mảnh đất Tòa khâm (do quay lưng lại với dân tộc) thì họ đau đớn như lóc xương chẻ thịt. Còn Phật giáo mất bao nhiêu ngôi chùa, dân tộc mất bao nhiêu di sản văn hóa thì họ xem như là chuyện “dĩ vãng” và cái gọi là “hoàn toàn đi vào lịch sử”.

Lê Huy Tuấn viết: “Phật giáo Việt Nam từ bấy đến nay, qua bao nhiêu thăng trầm là bấy nhiêu lần thay đồi về mặt tổ chức và chủ thể rồi (sự phân tán của nhiều hệ phái Phật giáodưới thời Pháp thuộc thuộc để rồi thống nhất dưới cùng một giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; sau năm 1975 lại là Giáo hội Phật Giáo Việt Nam và một Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống Nhất khác không đặt dưới sự chi phối về chính quyền). Cho dù cố nại rằng chủ thể là toàn bộ Phật tử Việt Nam đi chăng nữa thì chủ thể dứt khoát cần phải có ở phía bên kia, trong sự kiện này là chính quyền thực dân, nay đã hoàn toàn đi vào lịch sử”.

Ở điểm này Lê Tuấn Huy đã bộc lộ rõ nhận thức thiếu căn cứ về lịch sử Phật giáo. Bởi dù dưới bất cứ danh nghĩa tên gọi tổ chức gì thì từ thời phong kiến đến hiện đại vẫn thống nhất một khái niệm đó là Phật giáo Việt Nam – Đạo Phật Việt Nam (từ khi thành lập nhà nước phong kiến Phật giáo đã là một thể thống nhất bên cạnh Đạo Lão, Đạo Nho. Công giáo vào Việt Nam có thể sớm hơn trước khi Pháp xâm lược nhưng không phải là Giáo hội và càng không được nhà nước phong kiến công nhận là đạo. Chỉ chính thức khi có quyền thực dân (không được người Việt Nam thừa nhận, trừ một bộ phận triều đình nhu nhược và người Công giáo), người Công giáo mới có Giáo hội. Giáo hội này lúc đó được xem là một thực thể gắn liền với thực dân Pháp). Các hệ phái Phật giáo của Phật giáo Việt Nam gồm các dòng truyền thừa (tương đương với dòng tu Công giáo) nên không lấy danh nghĩa “Giáo hội”. Nhưng Đạo Phật vẫn là một tôn giáo chính. Trong Phong trào Duy Tân, Phan Chu Trinh thấy mối nguy của giặc Pháp đã kêu gọi bài Nho hưng Phật. Sự phá phách chùa chiền của thực dân và giáo sĩ Công giáo đã khiến cho những người Phật tử Việt Nam đoàn kết lại và phong trào chấn hưng Phật giáo nổ ra mạnh mẽ trên cả 3 miền ngay từ những năm đầu thế kỷ 20. Tùy điều kiện mỗi miền mà đặt tên gọi “Giáo hội”, tuy nhiên chủ thể thống nhất là một: Phật giáo Việt Nam – Đạo Phật.

Nếu tính song song với thời điểm năm 1950, và sự kiện Công giáo “cho mượn” Tòa khâm, tại Hà Nội ngày 8-6-1950 Phật giáo Việt Nam chính thức trở thành thành viên sáng lập của Giáo hội Phật giáo Thế giới. Ngày 14-9-1952, các vị đại biểu của Tăng già Bắc-Trung-Nam đã có mặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, họp Đại Hội đồng, tiến hành thành lập Giáo hội Tăng già Toàn quốc. Đại Hội đồng đã thông qua bản quy chế của Giáo hội, bầu ra Hội đồng Pháp Chủ gồm ba vị Pháp Chủ ở ba miền, có nhiệm vụ chứng minh, ủng hộ. Mọi công việc do vị Thư­ợng Thủ cùng Tổng Trị sự đảm nhiệm. Suy tôn vị Thư­ợng Thủ đứng đầu Giáo hội và bầu ra Tổng Trị sự (nhiệm kỳ 2 năm) cùng các chuyên ban để thực hành các công việc của Giáo hội. Kết thúc Hội nghị, Giáo hội lấy tên là Giáo hội Tăng già Việt Nam, Hòa thư­ợng Tuệ Tạng - Thích Tâm Thi được suy tôn ngôi Thượng thủ.

Sau năm 1954 tên gọi Phật giáo Việt Nam có thể thay đổi nhưng vẫn là một chủ thể thống nhất trong dòng lịch sử.Trong thư gửi Hội Phật tử Việt Nam, Hồ Chủ tịch có viết: “Nay đồng bào ta đại đoàn kết, hy sinh của cải, xương máu, kháng chiến đến cùng, để đánh tan thực dân phản động, để cứu quốc dân khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độc lập của tổ quốc. Thế là chúng ta đã làm theo lòng từ bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đưa giống nòi ra khỏi các khổ ải nô lệ”. Chủ thể trước đó của Giáo hội Phật giáo với chính quyền thực dân (là không khuất phục, bán nước) và chủ thể sau đó với VNDCCH (là không đứng ngoài vận mệnh dân tộc). Điều đó luôn thống nhất. Cũng cần nói thêm khi chính quyền thực dân mất cái gọi là chủ thể Công giáo cũng mất theo. Và cái chủ thế Công giáo trong chính quyền thực dân là lớn lối cướp phá chùa chiền, là cấu kết bóc lột nhân dân, là quay lưng lại với dân tộc, còn cái chủ thể Công giáo sau chính phủ VNDCCH là lo âu, sợ hãi, mặc cảm. Như vậy ở miền Bắc, khi chính quyền thực dân cáo chung cũng chính là lúc cái gọi là “chủ thể Công giáo” hay “Giáo hội Công giáo” (mới đích thực) “hoàn toàn đi vào lịch sử” và lép vế hơn so với Giáo hội Phật giáo khi ấy.

Lê Tuấn Huy bạo biện: “Ngoài việc sự vụ xảy ra ngay dưới chế độ hiện hành, theo những thông tin được đưa ra từ phía Giáo hội, họ có các văn bản cần thiết (nói trống) làm cơ sở cho yêu cầu của mình (yêu sách). Vấn đề còn lại giờ đây là vấn đề giá trị thực của các chứng thư đó và hiệu lực của chúng có nằm trong khuôn khổ thừa nhận của hệ thống quy định pháp luật hay không”. Đến đây mới lộ rõ hành động “đòi” quả thực rất hồ đồ, vì biết bao con người như vậy mà không nghiên cứu xem pháp luật Việt Nam quy định như thế nào à?

Rõ ràng chính bản thân người Công giáo đã cố tình “đánh bùn sang ao” để bước qua lịch sử, bước qua khung pháp lý hiện hành và bước qua cả hiện thực (là những người công dân đang sống trên mảnh đất Việt Nam cần phải tuân thủ theo hiến pháp và pháp luật Việt Nam cho dù đó là điều cá nhân mình không bằng lòng vì sự khiếm khuyết nào đó của nó). Cách nói trên của Lê Huy Tuấn cho thấy họ chẳng có những văn bản cần thiết nào cả, ngoài cái gì đó còn vấn vương trong trí óc họ, rằng Tòa khâm là đất nhà thờ Lớn cho Khâm sứ John Dooley “mượn”, còn “mượn” như thế nào thì trời biết đất biết.

Trong khi đó Chính quyền rất có thể họ sẽ nói: “Chúng tôi có tịch thu gì của các ông đâu, Toà Khâm Sứ là chúng tôi thu từ chính quyền thực dân, nên các ông không có quyền đòi lại” (LS Trần Vũ Hải). Và cho dù có bằng chứng gì đó đi chăng nữa thì Chính quyền cũng không thể sửa đổi pháp luật để đáp ứng yêu sách đó. Cho nên người Công giáo đừng tiếp tục hô hào rằng nhà nước “vi phạm pháp luật”, “cướp đất tôn giáo”... Vì nó sẽ dẫn đến một hậu qủa xã hội không thể lường trước được.

Nếu một lúc nào đó sự việc chuyển biến có lợi cho vụ việc “đòi” đất của người Công giáo đi chăng nữa thì chỉ có thể là một sự nhân nhượng nằm ngoài pháp lý và nằm ngoài lối ửng xử thông thường của tình người, lợi ích dân tộc chứ không bao giờ nằm trong cái gọi là “vì công lý” cả.

Trần Minh Khoa

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2008

"CẦU NGUYỆN" TÒA KHÂM: NHỮNG HÀNH VI KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC



(ANTĐ) - Thời gian qua, đặc biệt, trong hai ngày 25 và 26-1, tại khu vực 42 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội xảy ra hành vi gây mất trật tự của nhiều giáo dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ANTT và sinh hoạt đời sống của người dân cùng các trường học xung quanh. Báo ANTĐ đã nhận được nhiều đơn thư của bạn đọc và các tổ chức đoàn thể quần chúng nhân dân, bày tỏ sự bất bình và yêu cầu những hành vi vi phạm pháp luật tại đây cần chấm dứt ngay.

Theo tìm hiểu của PV Báo ANTĐ, thực hiện chính sách của Nhà nước về cải tạo nhà cửa, ngày 24-11-1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương (đại diện quản lý) đã bàn giao cơ sở nhà đất 40a, nay là số nhà 42 phố Nhà Chung để Nhà nước thống nhất quản lý. Căn cứ NQ số 23/2003/QH11 ngày 26-11-2003 của QH khóa XI về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN về nhà đất trước ngày 1-7-1991 thì cơ sở nhà đất tại số nhà 42 Nhà Chung hiện giao cho UBND quận Hoàn Kiếm quản lý, sử dụng, thuộc sở hữu Nhà nước.
Khu vực 42 Nhà Chung hiện tại là trụ sở làm việc của 3 cơ quan: Phòng VHTT- TDTT, Nhà văn hóa, Trung tâm TDTT và Nhà văn hóa thiếu nhi quận Hoàn Kiếm. Được biết, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội có đơn xin giao lại khu nhà đất số 42 Nhà Chung. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng có Công văn trả lời ngày 6-11-2007, nêu rõ: Đơn của Tòa Giám mục Hà Nội là không đủ cơ sở giải quyết và không phù hợp với NQ 23 của QH.
Trung tâm TDTT và Nhà văn hóa quận Hoàn Kiếm đã hoạt động liên tục trên 40 năm và hiện nay nhu cầu sử dụng nhà đất tại số 42 phố Nhà Chung cho các sinh hoạt văn hóa của công đồng dân cư rất cần thiết, cần được tiếp tục duy trì sử dụng ổn định. Trong trường hợp Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám mục Hà Nội có nhu cầu thực sự cần thiết về diện tích làm việc thì có văn thư và lập đề án trình cấp có thẩm quyền xem xét để được giải quyết theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và phù hợp với quy hoạch chung xây dựng thành phố Hà Nội.
Những diễn biến phức tạp
Tuy nhiên, trong những ngày qua, một số giáo dân đã trèo qua hàng rào sắt đặt bức tượng Đức mẹ sầu bi tại sân trước của các cơ quan ở 42 Nhà Chung.

Trước sự việc này, UBND TP Hà Nội đã gửi Công văn đến ông Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam và ông Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám mục Hà Nội, đề nghị Tòa Tổng Giám mục Hà Nội yêu cầu một số giáo dân chấm dứt ngay những việc vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về hoạt động tôn giáo, đồng thời sớm khôi phục trả lại nguyên hiện trạng, di chuyển tượng Đức mẹ và thánh giá ra khỏi khu vực số nhà 42 phố Nhà Chung. Song, Tòa Tổng Giám mục không những không thực hiện, mà còn để tình hình diễn biến phức tạp thêm.
Đặc biệt, lúc 11h30, ngày 25-1-2007, sau Thánh lễ tạ ơn Đức Hồng y Phạm Đình Tụng 90 năm hồng ân, 60 năm linh mục, 45 năm giám mục tại Tòa Tổng giám mục, các vị linh mục đã kêu gọi hàng trăm linh mục, chúng sinh, giáo dân từ các giáo phận về tham dự tại Nhà thờ Lớn đã kéo sang khu vực trước cổng 42 Nhà Chung làm lễ cầu nguyện. Điều đáng tiếc là phía Tòa giám mục đã có những lời nói kích động trên loa phát thanh, dẫn đến việc nhiều giáo dân đã có những hành vi kích động, gây rối trật tự, phá tài sản của các cơ quan tại đây. Khi nhân viên bảo vệ cơ quan yêu cầu ra ngoài, nhiều giáo dân không chấp hành và có hành vi quá khích, chửi bới, đánh lại nhân viên bảo vệ.

Phía bên ngoài, các giáo dân xé rách và phá các biển giới thiệu hoạt động của Trung tâm TDTT, đẩy, phá cổng và tràn vào khu vực sân của các cơ quan, tiếp tục đe dọa, đuổi đánh cán bộ, nhân viên của các cơ quan làm việc tại đây. Biển tên của các cơ quan cũng bị họ tháo dỡ.
Nghiêm trọng hơn, Tòa Tổng giám mục đã để các linh mục, giáo dân tự ý và cố tình chiếm dụng diện tích sân của các cơ quan ở 42 Nhà Chung để cắm cây thánh giá cao khoảng 4 mét và cho xây bệ, đặt hoa ngay sân trước cổng chính. Một chiếc lều bạt có mái che cũng được dựng ngay gần bức tượng Đức mẹ sầu bi.
22h30 ngày 25-1, tổ công tác CAQ Hoàn Kiếm và CAP Hàng Trống vào kiểm tra khu vực lều bạt này. Có khoảng 100 người có mặt, nhưng không xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của lực lượng công an. Thậm chí, nhiều người không xưng họ tên và tỏ thái độ cản trở lực lượng làm nhiệm vụ. Tổ công tác CAQ Hoàn Kiếm đã lập biên bản về thái độ của những giáo dân này. Ngay trong ngày 25-1, trên báo mạng điện tử của giáo hội đã đưa nhiều tin, bài, ảnh xuyên tạc sự thật và kích động giáo dân xung quanh sự việc trên.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Thành ủy, UBND thành phố đã chỉ đạo chính quyền và hệ thống chính trị quận Hoàn Kiếm cùng các cơ quan liên quan của thành phố triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, thuyết phục, vận động bà con giáo dân kiềm chế giữ gìn ANTT trong khu vực, bình tĩnh hành động theo pháp luật, không để phức tạp thêm tình hình. Đồng thời trực tiếp cử đoàn đại biểu do Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm vào Tòa Tổng giám mục Hà Nội đề nghị cộng tác cùng chính quyền vận động giáo dân trở về địa phương. Tuy nhiên, đại diện Tòa Tổng giám mục chưa cộng tác.
Có thể khẳng định, những hành vi của một số giáo sĩ và giáo dân nêu trên đã vi phạm pháp luật. Đó là: Hủy hoại tài sản của Nhà nước; Lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép, treo khẩu hiệu trái quy định; Tập trung đông người và cư trú bất hợp pháp, làm mất trật tự giao thông công cộng và nơi làm việc của cơ quan Nhà nước khu vực số 42 Nhà Chung; Xúc phạm, lăng mạ và gây thương tích cho cán bộ, nhân viên Nhà nước; Tổ chức cầu nguyện trái quy định của pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo.
Việc cần thiết và đúng đắn lúc này là, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội cần chủ động hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương để tuyên truyền, vận động và yêu cầu các giáo sĩ, giáo dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, đảm bảo ANTT trên địa bàn

Dư luận lên tiếng về những lộn xộn tại 42 phố Nhà Chung
“Ngày 25-1, nhiều giáo dân đã đến Phòng VHTT quận Hoàn Kiếm ở 42 Nhà Chung để phá khóa, đạp đổ cổng sắt và một số tài sản Nhà nước khác, gây mất trật tự và tấn công thương tích cho nhân viên bảo vệ. Đây là việc làm vi phạm pháp luật. Pháp lệnh về Tôn giáo đã có hiệu lực hơn 1 năm nay. Các chức sắc tôn giáo vào giáo dân đều nhiệt liệt đồng tình với Pháp lệnh này, vì nó thể hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động. Tuy nhiên, các tôn giáo nói chung và giáo dân nói riêng được tự do hoạt động tín ngưỡng thì càng cần phải tôn trọng pháp luật. Chúng tôi yêu cầu các giáo dân quá khích chấm dứt ngay những hành động sai trái. Tòa Tổng giám mục Hà Nội và giáo xứ Hàng Bài cần khuyên răn các giáo dân bình tĩnh, hành động đúng pháp luật...”.(Đại diện nhân dân phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm)


“Nhân dân phường Phan Chu Trinh được biết ngày 25-1-2008, có một số giáo dân ở các tỉnh cùng một số linh mục đến Phòng VHTT ở 42 Nhà Chung gây rối trật tự công cộng và gây thương tích cho nhân viên bảo vệ. Đây là việc làm vi phạm pháp luật Nhà nước. Nhân dân phường Phan Chu Trinh rất phẫn nộ và bức xúc trước những hành động sai trái trên của một số giáo dân bị xúi giục. Chúng tôi kiến nghị UBND thành phố và quận Hoàn Kiếm cần nghiêm khắc xử lý những hành động gây rối làm ảnh hưởng ANTT, vi phạm pháp luật nêu trên”.(Đại diện nhân dân phường Phan Chu Trinh)

“Gửi ông Ngô Quang Kiệt, Tòa Tổng giám mục Hà Nội! Chúng tôi là bà con nhân dân khu phố Nhà Thờ - Nhà Chung thuộc phường Hàng Trống. Yêu cầu ông Kiệt: tại sao ông chỉ đạo giáo dân gây mất trật tự trị an, ảnh hưởng đến đời sống của dân? Phố Nhà Chung - Nhà Thờ có 6 trường học. Các ông tập trung đông người, thậm chí đập phá cửa, đánh người gây tắc đường, gây mất trật tự, vi phạm pháp luật. Chúng tôi yêu cầu ông không được phát loa đài ầm ĩ; nhanh chóng chuyển tượng Chúa và Thập tự về nơi thờ phụng tôn nghiêm; không cho giáo dân tụ tập đông ngoài đường phố gây mất trật tự”. (Bà con khu phố Nhà Chung - Nhà Thờ)


“Gửi ông Ngô Quang Kiệt, Tòa Tổng giám mục Hà Nội! Chúng tôi là tập thể 160 Cựu chiến binh phường Hàng Trống, cực lực phản đối và lên án hành động chỉ đạo, xúi giục giáo dân của ông đã gây ra trên địa bàn phường từ ngày 20-12-2007 đến nay. Chúng tôi yêu cầu ông ngừng ngay những hành động vi phạm pháp luật Nhà nước Việt Nam. Chúng tôi đã đổ máu cùng nhân dân để giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp, đế quốc Mỹ; và sẽ không cho phép các ông gây mất ổn định chính trị ở địa phương. Chúng tôi sẽ yêu cầu chính quyền có biện pháp kiên quyết với các ông nếu các ông không dừng hoạt động vi phạm pháp luật này”.(Hội Cựu chiến binh phường Hoàng Trống, Hoàn Kiếm)
(Tựa do Sen Việt đặt)

CẦU NGUYỆN "TÒA KHÂM": NÊN NHÌN VÀO SỰ THẬT


“Thật là một bi kịch đối với chúng tôi khi mảnh đất linh thiêng của mình bị lấy đi”(LM Nguyễn Khắc Quế, Hà Nội). Tuy nhiên, mảnh đất đó còn là một bi kịch lịch sử mà người Công giáo đang cầu nguyện vẫn chưa dám nhìn thẳng vào sự thật bằng chính lương tâm của mình…

Vụ việc cầu nguyện đòi tòa Khâm sứ của một bộ phận người Công giáo và phản ứng của người Phật tử những ngày vừa qua đã phần nào tác động đến dư luận xã hội trong và ngoài nước. Để không cường điệu hóa mâu thuẫn hiện tại của nó, chúng ta nên nhắc lại một hiện tượng văn hóa tôn giáo đặc thù ở nhiều quốc gia Đông Á: tam giáo đồng nguyên, như một sự tham khảo. Bởi những kết luận về xung đột xưa nay được các nhà Đông phương học thống nhất chỉ ra rằng Châu Á không có chiến tranh tôn giáo.
Tuy nhiên, trên những cơ sở văn hóa, tư tưởng cũng như những đặc thù đa dạng của nó không phải không có những thúc ước và chi trì lẫn nhau. Sự dung hóa, thúc ước nhau đó chính là điều kiện căn bản để nhà cầm quyền duy trì thế cân bằng và ổn định xã hội. Sẽ là ngây thơ nếu chúng ta cho rằng một thái độ chống đối, bài xích trên một cơ sở xã hội nào đó chỉ đơn giản là thể hiện thiên kiến hay thái độ “hận thù” thuần túy tôn giáo.
Nói qua như vậy để trở lại với vấn đề cầu nguyện đòi tòa Khâm sứ của giáo dân Hà Nội gần đây và phản ứng (cần thiết) của người Phật tử Việt Nam. Vụ việc cầu nguyện đòi đất có lẽ sẽ không gặp phải phản ứng của người Phật tử nếu nó không “chạm” đến một lịch sử nhạy cảm trên mảnh đất khi xưa đã từng là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng kinh kỳ - chùa Báo Thiên (nay là nhà thờ Lớn và tòa Khâm, Hà Nội ).
Phản ứng của người Phật tử đang diễn ra đúng quy luật lịch sử, một khi có những yếu tố bất ổn, có thể ảnh hưởng đến lợi ích dân tộc và liên quan đến Phật giáo. Do đó chúng ta không nên thổi bùng những xung đột lên như một “tai họa” mà nhiều người vẫn nghĩ, vẫn nói. Bất kỳ một chiếc “gương soi” nào trong thời buổi tư tưởng ngày càng trở nên đa cực đều luôn là cần thiết. Sự phản ứng của người Phật tử (ở sự kiện này) vốn dĩ cũng chưa đến mức gay gắt, vì sao?, vì nó là một “cáo trạng lương tâm”, không phải là những xung đột (do tranh giành, xâm chiếm trực tiếp) gây nên.Trong lịch sử Việt Nam, ngay cả khi Phật giáo là quốc giáo, những bài xích, tranh luận trực tiếp về tư tưởng của nhiều Nho sĩ đối với Phật giáo còn nặng nề và gay gắt hơn nhiều nhưng có xảy ra viễn cảnh bạo lực nào đâu. Như vậy, sự xung đột về căn bản vẫn là cách thức tổ chức và quản lý của một giáo hội tạo ra.
Để nhận thức vấn đề trên, chúng ta không nên đánh đồng một cách nghiệt ngã vào tư tưởng, giáo lý tôn giáo vì tôn giáo có những cơ sở xã hội, tâm linh để khẳng định sự tồn tại của nó, mà chúng ta nên nhìn nhận vào cách hành xử của những người (đang và sẽ là) đại diện cho tín đồ của mình.
Hành vi cầu nguyện của giáo dân Hà Nội để đòi đất tòa khâm đã ít nhiều làm tổn thương tinh thần dân tộc. Thiết nghĩ, trong mâu thuẫn này, chúng ta cũng cần (và không thừa để) nhắc lại bài học lịch sử đó và nghĩ thêm về truyền thống tôn giáo trên cơ sở tư duy giữa Đông và Tây.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trong cuốn The Geograhy of Thought: How Asians and Westerners Think Differently…and Why, của Giáo sư Richard Nisbet: Tư duy của phương Tây là tư duy kiểu trắng đen phân biệt rõ rệt, không có vùng đất xám. A là A chứ A không thể vừa là A vừa là A’, hoặc không A. Theo ông tư duy kiểu này là tư duy đơn giản một chiều, khá cứng nhắc và có thể dẫn đến những hành động cực đoan, vì nó không tìm cách dung hòa sự bất đồng, không tìm con đường trung dung giữa hai phía để đi. Nó sẽ khăng khăng cho rằng trách nhiệm thuộc về một phía và phía này phải sửa đổi hành vi để cải thiện tình hình. Chính vì trong thực tế cuộc sống không có nhiều tình huống “giấy trắng mực đen rõ ràng” như vậy nên tư duy theo kiểu này không giúp làm cho xung đột khá hơn mà làm cho nó tồi tệ đi.
Mặc dù giáo sư Nisbet tin rằng kiểu tư duy “biện chứng” của Đông phương không phải không có ở Tây phương, bằng chứng là nó được thể hiện qua tư tưởng của các triết gia như Hegel, Kant, Marx. Tuy nhiên cuối cùng, Nisbet vẫn cho rằng tư duy của Đông và Tây là khác nhau và người phương Tây thường không ý thức được tư duy của họ bám chặt vào các nguyên tắc logic đến mức nào, trái ngược với kiểu tư duy “biện chứng” của phương Đông.
Triết lý phương Đông cho rằng thực tại luôn thay đổi, nên các cặp phạm trù đối ngược, nghịch lý, bất thường luôn được tạo ra trong cuộc sống. Cũ và mới, tốt và xấu, mạnh và yếu tồn tại đan xen nhau trong mọi vật.Cách nhìn về văn hóa và văn minh có sự “lệch” nhau như thế nên những yếu tố “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” cũng ít nhiều tồn tại trong nhận thức “Đông” và “Tây”, nên những cuộc chạm trán tư duy (đã, đang và sẽ) là điều không thể tránh khỏi.
Do đó mâu thuẫn một bên cũng chính là mâu thuẫn nhiều bên, vì vậy chúng ta không nên nhìn vấn đề “cầu nguyện tòa khâm” là một vấn đề biệt lập, tách rời ở một giáo hội, ở vài cá nhân hay nhóm người nào đó.Ở điểm này, Giáo hội Công giáo vẫn đang tiếp tục bằng cách này hay cách khác né tránh, tạo ra “sự im lặng” quá mức cần thiết. Khi những vấn đề không được thực tế thừa nhận để lâu ngày sẽ dẫn đến một tâm lý trốn tránh, “xấu che, tốt khoe”, và đi ngược với những hành vi dám làm, dám chịu, dám nhìn nhận lỗi lầm và dám sửa sai. Từ lâu, để nhấn chìm “cái xấu”, biểu dương “cái tốt”, các thông tin xã hội đã tạo nên một tư duy né tránh, nên thường những góp ý trái chiều đều bị quy kết vào “gây mất đoàn kết”, “phá hòa hợp”… Điều đó đã gây ra những ức chế xã hội, và nhóm lên những phản biện ẩn ngầm, ngoài luồng, vô hình chung đẩy tính minh bạch, công khai ra khỏi sinh hoạt xã hội, tổ chức, giáo hội.
Có thể nói, những người có trách nhiệm bên Giáo hội Công giáo đang bỏ lỏng sự kiện, tạo nên những hiệu ứng xã hội không hay từ phía người dân và nhà nước, trong khi có thể giải quyết tồn tại trên cơ sở pháp lý, lương tâm, đạo đức, lợi ích dân tộc và hơn thế nữa là tình nghĩa đồng bào một cách hợp lý hợp tình nhất.Khi tất cả các tư tưởng mới cũ đang trở thành “cơ thể” của dân tộc Việt Nam thì một cái “bị bệnh” sẽ làm cho những cái kia bị ảnh hưởng.
Sự “im lặng”, “nghe ngóng” quá mức chỉ càng làm cho xã hội tăng lên những nghi vấn về một “bản lĩnh” thực sự của các bên có liên quan. Chính vì thế những thông điệp to tát, những giả định, những quyền hành hỗn độn, những giới hạn nhận thức… trong vụ “cầu nguyện” càng ngày càng làm cho vụ việc rối ren và phức tạp. Người nào thắt nút thì người đó mở nút, nếu họ không thể mở nút thì mọi người phải giúp họ mở nút. Ở vụ việc này, hành vi nôn nóng của TGM Ngô Quang Kiệt đã tạo nên những thông tin chống đối, công kích nhằm vào nhà nước Việt Nam với thông điệp: “công lý-hòa bình”.
Nhưng có lẽ nguyên nhân căn bản và sâu xa đó chính là tâm lý “mặc cảm” của một bộ phận người Công giáo (người viết chỉ muốn nhấn mạnh đến những chức sắc lãnh đạo, những người mệnh danh là chủ chăn) từ trong quá khứ lịch sử. Đồng thời với tâm thức muốn rũ bỏ quá khứ là một thái độ hiện tại “vọng ngoại” (trông chờ vào quyền lực và kinh tế của Vatican-một quốc gia ngoài lãnh thổ Việt Nam).
Chính vì chạm đến “mặc cảm” này mà không khó hiểu khi một bộ phận người Công giáo “không muốn” nhìn vào sự thật của quá khứ lịch sử và xem lịch sử như là “sự đã rồi”. Lãng quên quá khứ có thể vừa là sự bất công vừa là sự an ủi. Nhưng thiết nghĩ người Công giáo phải dũng cảm đối mặt với vấn đề đó, vì gần như càng dìm nó đi thì nó càng trỗi dậy một cách mãnh liệt, và còn bởi chúng ta không thể “sửa đổi” lịch sử theo ý muốn của mình được. Và những người không vượt qua được “mặc cảm” đó thì lại rơi vào một thái cực kiểu “đâm lao thì phải theo lao”: đối kháng đến cùng.
Đã nhiều năm rồi, cả xã hội, trong đó có người Phật tử, đang nhìn người Công giáo với một hình ảnh mới thì hành động của TGM Ngô Quang Kiệt đã gần như kéo cách nhìn của họ lui về 100 năm trước. Hiện tại luôn là cái điều mà người ta biết ít nhất về nó, giống như tấm màn nhung phủ lên sự thật, để chẳng bao giờ anh còn đủ tỉnh táo để biết được anh đã sống như thế nào. Và sự xung đột của lợi ích không loại trừ những tham vọng quyền năng.
Phản ứng của người Phật tử không phải là không có cơ sở trước những hành động ứng xử trong quá khứ của người Công giáo (gần nhất là thời kỳ đàn áp Phật giáo của gia đình trị Ngô Đình Diệm - 1963). Điểm đáng chú ý và cũng gần như là mấu chốt của vấn đề chính là một bộ phận người Công giáo đang cầu nguyện đã đặt lợi ích của mình lên trước lợi ích dân tộc.
Nếu những chức sắc Công giáo không nhìn nhận, điều chỉnh thích hợp để giải quyết được vấn đề này thì sẽ tạo ra cái nhìn “phòng bị” của những người ngoài Công giáo . Trong khi với những thông tin tràn ngập hiện nay, không khó để hiểu rõ về những chính sách thuộc địa và những can thiệp mới của Vatican vào nội tình của nhiều quốc gia phi Công giáo.
Nguyên do của những mặc cảm dẫn đến đối kháng không phải chỉ là một sự hiểu lầm nào đó (trong quá khứ lịch sử) hay thuần nhất là sự khác biệt của giáo lý, tín lý hay đạo đức, mà còn là sự khác biệt về văn hóa, lối tư duy, ứng xử không tách khỏi những “tranh chấp” quyền lợi, thậm chí quyền lực hiện tại.
Chúng ta lấy dẫn chứng về điều này qua thư của trí thức Công giáo Kim Nguyên-Bỉ Quốc gửi các Giám mục Việt Nam: “Là người công giáo Việt-Nam, con đau lòng khi đọc những nhận định của các nhà phân tích rằng: “Ngày nay, giáo hội Công giáo Việt Nam dường như đang chọn thái độ im lặng để được yên ổn sống đạo và truyền đạo”. Nếu đúng như vậy thì lịch sử đang lập lại: Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, GHCG Việt Nam được đặt dưới sự cai quản của những ông giám mục người Pháp. Giáo hội đã chọn thái độ im lặng trước những chính sách bạo ngược của thực dân đối với người dân Việt, đến nỗi người ta đã có một ấn tượng xấu về người Công giáo Việt Nam trong một thời gian rất dài.Hình ảnh của giáo hội Công Giáo vì vậy đã bị làm cho hoen ố khá nhiều. Khi biện hộ về thái độ của người công giáo trong thời Pháp thuộc, để chứng minh rằng người Công giáo cũng có chống lại chính sách của thực dân, người ta thường dẫn chứng bằng hai câu vè: Đày vua không Khả, Đào mả không Bài. Xin thưa: hai cụ Ngô Đình Khả và Nguyễn Hữu Bài là những sĩ phu công giáo, lập trường của hai cụ chỉ là lập trường của những cá nhân, nó không hề phản ảnh lập trường của khối công giáo đương thời”. (tiengnoigiaodan.net).
Đó không phải là một cái nhìn biệt lập của người Công giáo quan tâm đến sự phát triển của Giáo hội. Sự phản ứng của họ có thể không nhìn từ số lượng tín đồ cũng như lịch sử truyền bá tin mừng mà nhìn vào thái độ ứng xử. Nếu nhìn từ Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan, nói chung là châu Á (ngoại trừ Philippine) thì sự truyền giảng tin mừng trên đã không thành công vì số lượng tín đồ phát triển rất giới hạn.
Còn tại Việt Nam, mặc dù với con số khả quan 6 triệu tín đồ Công giáo, nhưng đó là con số bấp bênh, không bền vững trong một xã hội đang phát triển, bởi do “nỗ lực cải đạo” nhiều hơn là cách thức truyền giảng để người dân hiểu rõ và tình nguyện chấp nhận tin mừng (không thể không thừa nhận cách truyền đạo kiểu “đạo gạo”, nhằm vào sự nghèo đói, lạc hậu và những giàng buộc hôn nhân). Hơn nữa sự suy giảm đáng kể đạo Công giáo trên chính “quê hương” của họ là một thực tế cần được người Công giáo Việt Nam nhìn nhận.
Trong khi sự không thành công trên chưa được điều chỉnh thì những “khuyến khích” mạnh mẽ từ bên ngoài đã tạo nên một ảo tưởng “phát triển”, khiến người Công giáo Việt Nam quá nóng lòng với việc lập giáo hội địa phương, xây cất nhà thờ, gây ảnh hưởng với chính quyền.Có lẽ do trong lịch sử, nói theo một số nhà nghiên cứu, tâm thức “đế quốc” của người phương Tây đã ít nhiều bắt rễ vào tâm thức người Công giáo bản địa. Vì vậy đã từ lâu họ nghĩ rằng các nước bị đô hộ là yếu kém, lạc hậu, mê tín, dị đoan. Trong khi giới giáo sĩ thừa sai được tiếp thu những thành quả khoa học, kỹ thuật, kinh tế, sức mạnh quân sự nên phần nào họ nghĩ họ nổi trội và ưu việt hơn so với giới sư sãi, nho gia… Nhưng mấy ai nhận biết đó chỉ là một “chiêu bài” đô hộ mà các thừa sai chưng ra, bởi vốn dĩ những thành quả ấy chẳng ăn nhập gì với đạo của họ cả. Điều đáng nói, có một bộ phận trí thức “Tây học” vẫn còn đang ảo tưởng, lẫn lộn về cái gọi là “văn minh” này đằng sau những bước đi đầy toan tính của bạo lực.
Chỉ khi những con hổ, con rồng châu Á bừng tỉnh và cất cánh bay lên mới tạo ra sự ngỡ ngàng mà tư duy của nhiều người Công giáo vẫn còn chưa theo kịp. Sự vùng lên của Nhật Bản, Trung Quốc là một ví dụ điển hình cho những nỗ lực ngoài “văn minh khai sáng” phương Tây và ngoài Công giáo. Vì thế chính người Công giáo Việt Nam cũng cần thay đổi cách nhìn về thước đo “văn minh”, nếu không muốn bị tách ra khỏi cơ thể và sinh mệnh dân tộc khi cứ tiếp tục phê bình hay ứng xử ngược lại với văn hóa, phong tục, nếp sống...sinh hoạt truyền thống.
Bất cứ khi nào tôn giáo rơi vào vòng xoáy quyền lực chính trị là lúc tôn giáo bị tha hóa, mất bản sắc, gây nên bất ổn xã hội, tạo ra những vết thương khó lành.
Tại sao cứ “vọng ngoại” là phải đi đôi với chống tôn giáo dân tộc, chống nhà nước?
Nếu cứ tiếp tục mang những nhận thức này vào trong ứng xử thì mọi “hòa giải” chỉ là chiến thuật hoãn binh, mọi đối thoại chỉ là tấn tuồng giả câm, giả điếc. Và càng suy nghĩ thì ý nghĩ của người này càng xa rời ý nghĩ của người kia và ngược lại.
Có thể chúng ta vẫn đang tiếp tục viết lên hiện tại bằng thì quá khứ (50 năm hay xa hơn nữa). Nhưng nếu còn một tia hy vọng, xin đừng bi quan bởi không có gì là quá muộn, nếu lương tâm biết kịp thời cất lên tiếng gọi.

Nguyễn Mai Sơn

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2008

VỤ “TÒA KHÂM”: LƯƠNG TÂM CẦU NGUYỆN?


Trong một sự kiện tế nhị và nhạy cảm: (“cầu nguyện đòi đất”), dù không muốn bào chữa cho những sai lầm trong quá khứ thì ở đây - hiện tại này cái vốn dĩ có ích cho bản thân mình, cho dân tộc mình - có lẽ nào đã không còn giá trị lịch sử và lương tâm, hay vì bản thân nó đã bị lãng quên: cội rễ dân tộc-lịch sử?

Có thể chúng ta có hai lịch sử: lịch sử xã hội (sự kiện) và lịch sử con người (lương tâm). Do đó cách xử lý lịch sử được nhắc đến không chỉ tiếp nối để tạo ra một hiện thực mới mẻ và sinh động mà lịch sử từ trong chính nó cần được hiểu và phân tích như một tình huống hiện tại. Chỉ có thế chúng ta mới không quá đà vào “chủ nghĩa định mệnh lịch sử”.
Tất cả mọi người đều là một phần trong lời nói và hành động của chính mình. Dù là cá nhân, tổ chức hay nhà nước cũng đều phải đặt mình trong những tương quan lịch sử. Bởi có lẽ nào tôi không phải là chủ nhân của lịch sử khi lịch sử tuột mất khỏi tay tôi? Có lẽ nào tôi không còn là chủ nhân của chính tôi khi lương tâm không còn cất lên tiếng gọi?
Phải chăng có một ảo ảnh nào đó cho rằng hiện tại là “đặc quyền”, “đặc lợi” là thời kỳ quan trọng hơn hết của con người? Đã bao nhiêu lần con người cứ nghĩ rằng mình đã sống trong thời kỳ cuối cùng của loài người, tận thế. Nhưng rồi thì lịch sử vẫn tiếp diễn như một chuỗi những sự kiện có tương quan và liên hệ nhân quả với nhau. Bởi nếu có một cái gì đó kết thúc thì sẽ có một cái gì đó đang bắt đầu.
Chỉ có bình tâm khảo xét đời sống, chúng ta mới không ngạc nhiên khi có ai đó buông ra một câu hỏi rằng: lẽ nào tội ác đã qua là cái không có thật? lẽ nào sự cướp phá chùa chiền của giáo sĩ thực dân là không có thật?
Bước vào sự nhập nhằng đáng sợ của một “hiện thực” tranh tối tranh sáng mới thấy hết dư vị của thiện và ác, của cái gọi là “công lý”, “hòa bình” và những dục vọng ích kỷ. Vì sao, điều đó “buộc” chúng ta phải suy nghĩ như vậy? Vì hơn 100 năm trước, khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, đốt phá chùa chiền, chúng ta không thấy người giáo sĩ Công giáo nào đứng ra thắp nến cầu nguyện đòi công lý và hòa bình cho mảnh đất thân yêu này. Hơn 50 năm sau, khi chủ nghĩa thực dân không còn, chúng ta thấy người Công giáo cầu nguyện đòi tòa khâm (được định giá là tài sản thuần túy).
Nhưng điều đáng nói sự “tranh chấp” (một phía) “căn nhà” thuần túy ấy lại không bình thường như sự tranh chấp đất đai vốn phổ biến xưa nay. Sự tranh chấp đó được “xã hội hóa”, thậm chí “quốc tế hóa”: vì “công lý và hòa bình”. Một chuyện mới hoàn toàn trong lịch sử tranh chấp đất đai ở nước ta về một căn nhà.
Trong vụ việc này, nếu cứ chưng những bằng chứng pháp lý ra thì hẳn nhiên phải có người sai rồi. Còn nhắc đến công lý thì chúng ta buộc phải nhắc đến lương tâm và tình người. Khi nói đến từ “trả lại” thì người Công giáo đòi đất phải nên và rất nên hiểu mảnh đất đó đã được chiếm hữu như thế nào:
Một trong những thành tích phục vụ Pháp khá nổi tiếng của ông Nguyễn Hữu Độ là việc giúp Giám mục Puginier xây nhà thờ trên chùa Báo Thiên ở Hà Nội. Công sứ Pháp ở Hà Nội bấy giờ là Bonnal đã khen ngợi tinh thần hợp tác của ông Độ và kể lại một bằng chứng, như việc chiếm hữu đất chùa một cách “hợp pháp” như sau: “San bằng cái chùa và tịch thu miếng đất thật không có gì dễ bằng trong thời gian chiếm đóng…, tuy nhiên, công bình mà nói, tôi cảm thấy ít nhiều ái ngại trong việc phạm một sự lạm quyền kiểu đó, nên thấy nên nhờ ông tổng đốc Nguyễn Hữu Độ. Ông rất tâm đầu ý hiệp với vị giám mục [Purinier, NQT ct.] và muốn làm vừa lòng ngài cũng như tôi vậy…”. Và giám mục Purinier đã ca ngợi sự cúc cung tận tụy phục vụ thực dân của giáo dân Việt Nam như sau: “Không có giáo dân Việt Nam hỗ trợ thì Pháp như những con cua bị bẻ gãy hết càng, không có cách nào có thể xâm chiếm nổi Việt Nam” (André Masson, The Transformation of Hanoi, 1873-1888, Madison, WI: Center for Southeast Asian Studies. University of Wisconsin-Madison, 1983, 51, NQT dịch).
Trước khi qua đời, ông Độ đã gửi thư cho toàn quyền và khâm sứ Pháp với đoạn như sau: “Trong ba năm qua, nước chúng tôi bị sụp đổ. Uy quyền quốc gia lọt vào tay bọn phản quốc đã vì tham vọng riêng, mang lại tại họa cho đất nước chúng tôi. Ngôi báu đã bị khuynh đảo. May mắn thay, chính phủ Pháp vĩ đại đã không lìa bỏ chúng tôi. Họ đã hạ cố ban cho tôi lòng tin của họ, và tôi đã được cái ân trạch giao tiếp với những viên chức cao cấp của chính phủ ấy để giải quyết các vấn đề quốc gia, và tái tục bằng những hiệp ước mối giây liên lạc thân hữu giữa hai chính phủ. Nếu nước chúng tôi có được như ngày nay đó là nhờ lòng nhân đức của chính phủ Pháp. Tôi xin mang cái kỷ niệm êm đềm đó xuống nấm mồ và truyền nó vào thân xác của tôi. Than ôi! Tôi không thể nào bày tỏ tất cả lòng tri ân nồng nhiệt và chân thành của tôi…” (Dẫn theo Thế kỷ 21-số 172, tháng 8-2003, trang 46)
Chúng ta đang đọc lại “lương tâm” về sự “ái ngại” vì “lạm quyền” và sự cúc cung tận tụy phục vụ thực dân của giáo dân Việt Nam khi ấy để có một cái nhìn tương chiếu vào ngôi tòa khâm bị tịch thu trong Cải Cách Ruộng Đất và vụ “cầu nguyện đòi đất” đầu năm 2008. Chắc hẳn ai trong chúng ta (tối thiểu) cũng hiểu rằng một người đi cướp đất thì không bao giờ có thể trở thành sở hữu chủ được. Đó không chỉ là nguyên tắc pháp lý chung trên toàn thế giới, trên mỗi quốc gia mà đó còn là lương tâm trong mỗi con người. Mỗi khi chúng ta nghe báo chí nói về một vụ lấn chiếm nhà đất người khác, chúng ta bất bình lên tiếng. Chẳng lẽ những người đi chiếm phá chùa Báo Thiên chưa một lần tự vấn lương tâm mình hay sao? Còn những người không thể tự vấn được lương tâm của mình thì có lẽ những người Phật tử chúng ta không cần phải bàn nhắc đến nữa.
Với hai chữ “trả lại”, người Phật tử chỉ mong người Công giáo đang cầu nguyện đòi đất hãy suy nghĩ điều đó bằng chính lương tâm của mình. Chúng ta không nói đến vấn đề tranh chấp pháp lý vì hiến pháp và pháp luật nhà nước CHXHCNVN đã quy định rất rõ rồi. Chúng ta chỉ nhấn mạnh đến lương tâm và buộc phải nhắc lại một điều: một người cướp đất của người khác không thể trở thành sở hữu chủ được. Quá khứ cũng thế, hiện tại cũng thế và tương lai cũng sẽ như thế.
Người Phật tử lâu nay im tiếng vì nghĩ đến những lợi ích lâu dài cho dân tộc. Nhưng nếu người Công giáo cầu nguyện đòi đất cứ khăng khăng là nhà nước “chiếm” đất của họ. Vậy đem hai cái chiếm và tịch thu: 1 cái chiếm toàn bộ ngôi chùa Báo Thiên (một cách bất hợp pháp) và một cái tịch thu tòa khâm, 1 phần đất của chùa Báo Thiên xưa (một cách hợp pháp) để xem cái nào nặng nhẹ hơn cái nào. Và người Phật tử xin hỏi những người đang cầu nguyện đòi đất rằng họ có lương tâm hay không?
Tội ác là gì nếu chúng ta không những không biết hối tiếc mà còn cố tình quên bẵng đi tất cả những lỗi lầm mà chúng ta đã phạm phải? Có lẽ cần phải nói thêm rằng, sự xung khắc trong lương tâm con người còn sâu sắc hơn cả sự xung khắc giữa một chủ thể và đối tượng. Thời buổi “voi sinh mà cỏ không sinh” càng ngày càng tô đậm cho cái gọi là “nhu cầu” của con người lên một cách quá đáng. Lịch sử dân tộc bị rút gọn vào một vài biến cố, và biến cố lại được rút gọn vào trong những thiên kiến vị kỷ. Trong khi ấy lương tâm thì chống lại sự lãng quên lịch sử và lãng quên con người - như một chủ thể của cuộc sống.
Nhu cầu (liên tục) chăm chăm vào cái hiện tại thuần túy, thậm chí hoa hòe, trang sức cho những khái niệm đao to búa lớn đến nỗi nó vô tình đẩy quá khứ ra khỏi tầm mắt, tầm suy nghĩ và tầm tự vấn lương tâm (chúng ta đã làm gì?), trong khi lương tâm thì luôn hướng đến cái trường tồn, cái có thể nối liền giữa quá khứ và tương lai. Nếu lương tâm bị rút gọn vào cơ chế hiện tại và bỏ qua sự tự vấn thì chính bản thân nó chỉ là một biến cố thời sự, một hành vi không có ngày mai.
Lối “ve vãn” hiện tại mà bỏ quên quá khứ, tương lai và lương tâm là một lối ve vãn “xu thời” tệ hại, nếu không muốn nói đó là sự quá trớn của hành vi. “Bây giờ” đã là tương lai của quá khứ xưa và “bây giờ” sẽ là quá khứ của tương lai sau. Tất cả sẽ “phán xét” hành vi của chúng ta trong một mối tương quan nhân quả tiếp nối. Những cạm bẫy “hiện tại” mà chúng ta đang rơi vào đó chính là nhu cầu không có điểm dừng và lòng vị kỷ. Và đến đây buộc chúng ta phải đưa ra một câu hỏi nghiêm túc: “Đâu là khả năng còn lại của con người trong một thế giới mà những quyết định từ bên ngoài trở thành nặng trĩu đến nỗi những động cơ bên trong của chúng ta không còn chút trọng lượng nào? Không biết có còn ai phải đòi lương tâm được sinh ra không?
Chiến tranh, cướp phá, công lý, hòa bình là tính chất nước đôi của những cạm bẫy (nhu cầu, quyền lực, tổ chức, giáo hội…) và có lẽ nào nó lại chẳng liên quan đến lương tâm, đến anh, đến tôi, đến mọi người…? Và có lẽ nào lương tâm chúng ta lại không giống nhau: căm ghét cái ác, cái bất công và vô lý?
Quá khứ bắt đầu từ đâu? Tương lai kết thúc ở chỗ nào? Lương tâm không mách bảo chúng ta phải định lượng, định vị, đo đếm điều vô bổ đó mà lương tâm nói với chúng ta rằng, mọi cái thủ tiêu không bao giờ làm cho cái bị thủ tiêu ấy mất đi hoàn toàn, chí ít nó còn trong tâm thức, trong lương tâm, để một bài học sau đó được chúng ta rút ra một cách có ích nhất.
Chúng ta không thể quên qúa khứ, đẩy quá khứ vào khoảng trống vì ở đó chứa đựng tất cả những động cơ (và đã từng là động cơ) của nhiều cách ứng xử hiện tại. Quên quá khứ là thiếu trách nhiệm đối với lịch sử và sự thật.
Qua vụ cầu nguyện đòi đất của người Công giáo, điều khẳng định nhất quán của người Phật tử là chúng ta không xem điều đó như một sự tranh chấp và không bao giờ có ý muốn đòi lại mảnh đất mà thực sự khi xưa nó đã bị cướp phá. Nhưng chúng ta có quyền kêu gọi một lương tâm, bởi lời nguyện cầu nào có sự hiện diện của lương tâm, lời nguyện cầu ấy sẽ trở nên chính đáng và vô giá.
Nguyễn Chính

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2008

ƯỚC NGUYỆN CỦA PHẬT TỬ VỀ “THÀNH PHỐ VÌ HÒA BÌNH”

Khi thủ đô Hà Nội đặt chiếc đồng hồ đếm ngược để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, cảm xúc của người dân Việt Nam ngập tràn niềm yêu mến, sung sướng và tự hào. Người Phật tử càng tự hào hơn khi Hà Nội là nơi ghi đậm dấu ấn của thời hoàng kim Phật giáo với những vị vua Phật tử anh minh. Gần 1000 năm trước, được sự cố vấn của Thiền sư Vạn Hạnh, vua Lý Thái Tổ đã cho chuyển kinh đô Hoa Lư về Thăng Long (Rồng Bay), mở nền móng xây dựng một nền độc lập tự chủ và những giá trị tâm linh khoan dung, nhân ái vững bền cho đến tận hôm nay.
Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nhưng khí thiêng muôn đời vẫn hội tụ, để cháu con (dù trong đời có khi lầm đường lạc bước) vẫn còn có nơi quy ngưỡng, vọng về. Ước nguyện Việt Nam trở thành “Hổ”, thành “Rồng” đang trở thành hiện thực, tất cả được tiếp nối, được thắp lửa bởi tinh thần dựng nước và giữ nước của tiên tổ. Ước nguyện ấy còn nguyên vẹn và mới tinh: “Làm như thế (dời đô) để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ trung tâm, làm kế sách cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ hơn thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh” (Chiếu dời đô – Lý Thái Tổ)
Người Phật tử Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời “Hộ Quốc An Dân”. Nhiều các vị vua anh minh, nhiều những danh thần võ tướng có công lao to lớn với dân tộc đều là những Phật tử thuần thành. Danh nhân Nguyễn Trãi từng cáo với giặc Minh rằng “Nước Đại Việt ta, trải Đinh-Lê-Lý-Trần, cùng Hán-Đường-Tống-Nguyên xưng đế một phương”.
Sinh thời Hồ Chủ Tịch từng nói 80% dân số Việt Nam là theo đạo Phật. Trong tiếng súng xâm lăng của thực dân, đế quốc Pháp-Mỹ, vì truyền thống yêu nước biết bao người con Phật đã ngã xuống hy sinh, biết bao người mẹ hiền, người vợ tần tảo, người con thơ trong các gia đình Phật tử mất con, mất cha, mất chồng để giừ gìn từng tấc đất và cả lương tâm, công lý. Nhưng mọi sự mất mát đổi thay đều là lẽ vô thường, chỉ có tình nghĩa đồng bào đời này cho đến đời khác là còn mãi.
Trong thâm tâm người Phật tử lợi ích của đạo pháp và dân tộc là trên hết. Những bậc Thạc Đức, Trưởng Lão tinh thần của chúng ta luôn dạy rằng “dân tộc còn thì Phật pháp còn”, “phục vụ đạo pháp chính là phục vụ dân tộc, phục vụ dân tộc chính là phục vụ đạo pháp”. Từ trong những lời dạy ấy, chúng ta ngày đêm tâm niệm, bỏ qua những tranh giành, hơn thua để cùng hướng đến một tương lai tươi đẹp. Đứng trên mảnh đất mà tổ tiên chúng ta gầy dựng và nêu cao Nhân-Nghĩa này, người Phật tử có đầy đủ tư thế và nhân cách để không đứng ngoài bất cứ biến động nào của xã hội. Xưa vậy, nay vậy và mãi mãi mai sau cũng sẽ như vậy.
Tượng vua Lý Thái Tổ đã được dựng lên để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thủ đô đã vinh dự được đón nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. Hơn một lần chúng ta trào nước mắt khi nghe lại lịch sử Thăng Long và lời nhắn nhủ: “Thiếu nữ Tràng An nết na thùy mị. Luôn niệm một điều Phật ở trong Tâm”.
Phật ở trong Tâm, công lý cũng ở trong Tâm. Thế nhưng nỗi đau thương của quá khứ dân tộc còn chưa nguôi ngoai thì trên mảnh đất của anh linh sông núi, của khí thiêng tâm linh ngàn năm hội tụ này, chúng ta không khỏi ngậm ngùi khi chứng kiến cảnh người ta “cầu nguyện” đòi một tòa nhà mà khi xưa là mảnh đất bị giặc ngoại xâm, cướp phá xây lên. Mảnh đất ấy luôn gợi cho chúng ta nhớ đến một “Đệ nhất danh lam thắng cảnh” tại kinh thành Thăng Long xưa – chùa Báo Thiên.
Thăng Long là nơi xuất hiện danh xưng “Đại Cồ Việt” (Nước Phật Lớn – Cồ Quốc). Và cũng từ đây, ngôi chùa đầu tiên xuất hiện được lấy tên là Khai Quốc (Mở Nước).
Người Phật tử chúng ta từng là cháu con bao đời của những vì vua Phật có công mở nước, có công tạo dựng kinh thành Thăng Long (nay là thủ đô Hà Nội). Phật hoàng Trần Nhân Tông mở nước đến tận Huế. Chúa Nguyễn Hoàng một Phật tử thuần thành mở đất đến tận phương Nam.
Non sông Việt Nam luôn liền một dải, cho dù không phải đất ở kinh thành Thăng Long mà đất ở những nơi cha ông ta đã đổ mồ hôi, nước mắt máu xương gầy dựng, là con cháu, chúng ta không khỏi buồn lòng khi ai đó tự nhận mình là người Việt Nam nhưng lại đặt lợi ích dân tộc ra sau và ra ngoài. Người Phật tử luôn có tinh thần từ bi, khoan dung và sẵn sàng gác lại quá khứ, nhưng người Phật tử cũng có đủ lý - tình, nhân - nghĩa để nói lên tiếng nói của mình bằng trách nhiệm và lương tâm.
Người Phật tử càng không cho phép mình quay lưng lại với ước nguyện của tiên tổ về một đất nước độc lập, tự chủ, tươi đẹp, giàu thịnh, nhân ái và khoan dung.
Mong thay, mỗi người Việt Nam có thể bình tâm để mảnh đất Thăng Long-Hà Nội, thành phố vì hòa bình lúc nào cũng được bình yên khi đồng hồ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội sắp điểm.
Nhóm Phật tử Sen Việt

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2008

THƯ NGỎ GỬI NGÀI NGÔ QUANG KIỆT – TỔNG GIÁM MỤC ĐỊA PHẬN HÀ NỘI NHÂN VỤ VIỆC “TÒA KHÂM SỨ”

Khi giặc Pháp đánh cướp Hà Nội, dùng thủ đoạn để cướp đoạt, san phẳng khu chùa Báo Thiên rồi “dâng” cho nhà thờ Ca tô giáo, do đã cúc cung tận tụy phục vụ ngoại xâm, xây lên đó là nhà thờ Lớn bây giờ… Như vậy, sẽ là hồ đồ khi đòi lại và bất công khi trao lại...
Kính thưa quý Ngài!
Là con dân của nước Việt, được học rộng, biết nhiều và có yêu quê hương của mình, chắc hẳn Ngài động lòng đồng cảm khi cho rằng, nước Nam hôm nay, giang sơn liền một dải, tuy không thật rộng nhưng cũng đủ để cho người Việt ở muôn nơi tự hào đến nao lòng, trào nước mắt khi nhớ về đất Mẹ.
Lịch sử dân tộc Việt Nam có những trang oai hùng nhưng cũng đầy bi tráng và thương đau. Nay nhìn lại, đất nước và dân tộc vẫn còn rất nhiều trăn trở và nguy cơ. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là: Các triều đại có thể đi qua nhưng dân tộc là trường tồn, giang sơn có thể nhất thời bị chia cắt nhưng nhất thống là căn bản, người Việt có thể thế này thế khác nhưng đầu tiên và cuối cùng không thể mất gốc. Đó là sự thật và cũng là ước nguyện của con dân nước Nam ta.
Trong gần một tháng nay, khắp nơi rộ lên dư luận, bàn tán xôn xao về việc Ngài đã kêu gọi và lãnh đạo giáo dân tổ chức đông người diễu hành, cầu nguyện để đòi lại đất “tòa Khâm sứ” gần sát nhà thờ Lớn Hà Nội.
Trên các trang báo mạng, nhất là các trang có liên quan đến Ca tô giáo và các trang hải ngoại thấy có đăng tải tin, ảnh, bình luận về vụ việc đó.
- Một số trang đã đưa ra sự thật lịch sử, lai lịch, nguồn gốc của “tòa Khâm sứ” rằng: khu đó vốn là của nhà thờ từ năm 1923, có giấy tờ do giặc Pháp cấp, rồi năm 1950 cho Vaticano mượn làm tòa Khâm sứ; năm 1959, Ngài Khâm sứ bị trục xuất, nhà nước trưng dụng khu đó …. Nay cần “phải trả lại” cho giáo hội Thiên chúa.
- Một số trang khác thì đưa ra ý kiến cho rằng, khu đất đó vốn là của Việt Nam qua các triều đại. Từ năm 1057, dưới triều Lý Thái Tông đến năm 1883, trong khoảng 825 năm, khu đó được chính thống giao cho Phật giáo quản lý với tháo Báo Thiên lừng danh lịch sử.
- Khi giặc Pháp đánh cướp Hà Nội, dùng thủ đoạn để cướp đoạt, san phẳng khu chùa Báo Thiên rồi “dâng” cho nhà thờ Ca tô giáo, do đã cúc cung tận tụy phục vụ ngoại xâm, xây lên đó là nhà thờ Lớn bây giờ… Như vậy, sẽ là hồ đồ khi đòi lại và bất công khi trao lại.
Nhiều bài viết đã được đăng tải, nhiều diễn đàn đã được mở để rộng đường dư luận. Chúng tôi nghĩ rằng, website Phật tử Việt Nam (www.phattuvietnam.net) sẽ không đăng tải và mở diễn đàn về vấn đề chính trị nhạy cảm đó, nếu như nội tình của vụ việc đó không liên quan đến Dân tộc và Phật giáo Việt Nam. Nhưng, có thể bất đắc dĩ, họ đã phải làm việc đó vì một sự thật lịch sử hiển nhiên là khu đất ấy (và rộng hơn nữa) vốn chính thống thuộc quyền sử dụng của Phật giáo trong gần 1.000 năm và sự vụ do Ngài khởi sự có ảnh hưởng đến sự cố kết của dân tộc Việt Nam, đến biểu tượng hàng nghìn năm lịch sử, đến một trong “tứ đại khí” của dân tộc nay chỉ còn trong tâm thức của người Phật tử - vốn chiếm đại đa số dân số và luôn đồng hành cùng nền độc lập của nước nhà.
Sự thật lịch sử đó là hiển nhiên tuyệt đối. Lý do, lực lượng và quá trình để khu đất đó rơi vào tay Giáo hội Thiên chúa còn là một sự thật hiển nhiên hơn nữa. Tất cả các sự thật đó không ai và không bằng chứng nào có thể biện bác, thưa Ngài?
Khi những kẻ xâm lược bị tống tiễn ra khỏi bờ cõi, những trang sử đau thương dần dần được khép lại, con dân nước Nam mừng mừng tủi tủi, “một bỏ làm mười”, gắng tâm cố kết xây dựng lại quê hương. Không ngờ Ngài lại có cách tiếp cận vấn đề theo hướng khác.
Chúng tôi thiết tưởng, rồi đây tình huống điểm nóng chính trị - tôn giáo – lịch sử này sẽ được xử lý ở tầm của năm 2008, ở tâm thế của đất nước hôm nay (chứ không còn là năm 1883).
Nếu đồng bào Công giáo có nhu cầu chính đáng về đất đai và Quốc gia có khả năng, điều kiện đáp ứng nhu cầu ấy, thì có thể một miếng đất ở đâu đó hợp lý sẽ được nhà nước cấp để quý Ngài triển khai các mục vụ “kính Chúa yêu nước”.
Còn khu đất “tòa Khâm sứ”, sau sự vụ này, chắc chính quyền sẽ có phương án giải quyết dựa trên công quyền và lợi ích công cộng, lợi ích hoà hợp tôn giáo.
Còn khi nói đến “đòi lại” thì hẳn Ngài cũng biết, đó là công thổ Quốc gia. Không có bất kỳ một tổ chức hay cá nhân nào có quyền làm việc đó.
Và khi Ngài nói đến “công lý” thì hẳn Ngài biết rất rõ diễn trình lịch sử của khu đất đó và những chứng nhân liên quan đến nó từ năm 1883, và trước đó 826 năm – từ năm 1057.
Đất nước và nhân dân Việt Nam đang từng bước vượt qua các chướng ngại, trong đó có chướng ngại bởi chính mình để vươn lên ngày một hoàn thiện hơn, an lạc hơn. Hình ảnh về một dân tộc ngày càng cố kết cũng ngày một rạng hơn.
Là người có nhiều thông tin đối chiếu lại từng trải lịch thiệp, Ngài chắc hẳn không phủ nhận điều đó?
Là công dân của nước Việt ở đầu thế kỷ XXI, là người học rộng trải nhiều, là đấng chăn chiên nhân từ bác ái, Ngài hẳn sẽ để cho chúng tôi tin chắc rằng Ngài không bao giờ là người quay lưng lại với Dân tộc mình, không bao giờ là người không tôn trọng lịch sử khách quan, không bao giờ là người đưa giáo dân vào con đường hại Nước, hại Dân?
Xin gửi tới Ngài lời chào trân trọng.
Một nhóm độc giả của website Phật tử Việt Nam (www.phattuvietnam.net).

TÂM THƯ GỬI ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO ĐANG CẦU NGUYỆN

Trong vài tuần nay, tôi được biết một số giáo dân Hà Nội và ở một vài địa phương - những người đồng bào cùng máu đỏ da vàng, cùng chung dòng giống Lạc Hồng, chung cội nguồn đã xuống đường “cầu nguyện”, thắp nến đòi Nhà nước trả lại “Tòa khâm sứ”, đòi “công lý” để phục vụ Thiên chúa, phục vụ Giáo hội. Đó là lý do để tôi, một người Phật tử Việt Nam, từ trong tâm, từ tình cảm đồng bào, từ vị trí của người công dân Việt Nam viết bức thư này gửi đến quý vị.
Cứ mỗi lần từ phố Tràng Thi rẽ phải vào phố Nhà Chung, đi qua nhà thờ Lớn, lòng tôi lại trào dâng nỗi niềm xúc động, ngậm ngùi. Trên con đường này, mảnh đất này của Thăng Long ngàn năm văn hiến đã từng có một ngôi chùa, một ngôi chùa hết sức đặc biệt trong lịch sử dân tộc, trong tâm khảm của bao lớp người dân xứ kinh kỳ.
Năm Bính Thân (1057), vua Lý Thánh Tông cho làm chùa Sùng Khánh Báo Thiên, phát 1 vạn 2 nghìn cân đồng để đúc chuông lớn. Vua cho xây tháp Đại Thắng Báo Thiên 12 tầng, cao vài chục trượng. Đứng trên tầng cao nhất của tháp có thể trông thấy quang cảnh khắp Thăng Long. Ngôi tháp đã được coi là “An Nam tứ khí”. Cả Tháp, Chùa đều quay mặt về hướng đông nhìn ra chiếc hồ lớn màu xanh biếc tên gọi hồ Lục Thủy (đến thời Lê mới đổi là hồ Hoàn Kiếm), có nhiều người cũng gọi là hồ Báo Thiên. Trước mặt Tháp Báo Thiên có một bãi cỏ rộng chạy dài tới sát mép hồ. Bên kia hồ là là những ruộng dâu xanh ngắt trải dài đến tận bờ sông Cái.
Thời Trần, Tháp Báo Thiên là một tụ điểm lớn của kinh đô Thăng Long. Ngày Tết và tháng giêng, hội chùa Báo Thiên là một lễ hội tưng bừng bậc nhất kinh kỳ. Trải qua gần ngàn năm lịch sử, ngôi chùa, ngọn tháp đã trở thành một biểu tượng văn hóa, tâm linh, trở thành một di sản vật chất và tinh thần vô cùng quý báu của dân tộc.
Ấy thế rồi thực dân Pháp xâm lược, đô hộ nước ta. Ðến năm 1884, sau khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai, thực dân Pháp, dưới sự tiếp tay của tín hữu Ki-tô giáo đã tịch thu đất, cho phá Tháp và Chùa để xây dựng nhà thờ Thánh Josep, tức Nhà thờ Lớn Hà Nội ngày nay. Rồi những ngôi chùa khác quanh hồ Hoàn Kiếm, chùa thì bị Pháp triệt hạ (như chùa Báo Ân), chùa thì bị Pháp lấn chiếm cấp đất cho giáo dân (như chùa Bà Đá – trụ sở THPG Hà Nội ngày nay).
Trước một sự thực lịch sử như thế, được đặt chân đến một mảnh đất như thế, tôi như được giao cảm, được hòa mình vào cảnh cũ, chùa xưa, dù chỉ trong tâm thức. Cứ mỗi lần đi qua, tôi lại trào dâng niềm xúc động vì Phật giáo đã hòa mình vào lịch sử dân tộc, đã trở thành một thành tố làm nên nền độc lập, tự chủ và văn hiến của dân tộc. Tôi tự hào vì đạo Phật đã trở thành đạo của dân tộc Việt Nam. Người Phật tử trước hết là một người con Việt, vì đất Việt, theo đạo Phật để tu thân, tích đức, phụng sự tổ quốc và dân tộc.
Nhưng mỗi lần đi qua con phố ấy, mảnh đất ấy, tôi cũng không khỏi ngậm ngùi trước lẽ vô thường, trước sự biến thiên của lịch sử. Đất còn đó, Thăng Long còn đó mà Chùa, Tháp đâu còn. Thậm chí một phần trên mảnh đất ấy hiện diện nhà thờ Lớn của quý vị. Và tôi càng không biết phải nói thế nào khi chính trên mảnh đất ấy mới đây thôi, đồng bào Công giáo đã đem tượng Đức Mẹ đến, đặt hoa, thắp nến, cầu nguyện, gây áp lực để đòi đất về cho mình.
Nhiều lần tôi thầm ước, trên mảnh đất thiêng của Thăng Long ấy, người Hà Nội hôm nay sẽ phục dựng lại chùa Báo Thiên, tháp Báo Thiên để tìm về cội nguồn, khơi dòng tâm linh, phát huy truyền thống. Tôi sẽ thấy cả chùa, tháp Báo Thiên và nhà thờ Lớn cùng tồn tại như một biểu tượng về sự gắn kết và hòa hợp dân tộc, bởi vì dù là người Phật tử hay người Công giáo, cũng đều là người Việt Nam, vì dân tộc Việt Nam. Tôi đã từng ước mong đồng bào Công giáo sẽ đề nghị Nhà nước cấp một phần mảnh đất “Tòa khâm sứ” phục dựng lại chùa, tháp Báo Thiên, như một hành động tôn vinh công lý và hòa bình.
Tôi thấy quý vị nói nhiều về công lý trên các website Ki-tô giáo, thậm chí còn gây sức ép với Nhà nước bằng cách kiến nghị các nghị sĩ Mỹ can thiệp.
Nếu thực sự vì công lý và hòa bình, chắc hẳn người Pháp đã không xâm lược và đô hộ nước ta. Nếu thực sự vì công lý và hòa bình, hẳn là đồng bào Công giáo đã không xây nhà thờ trên chính những mảnh đất có những ngôi chùa cổ kính, lâu đời. Nếu vì công lý và hòa bình, hẳn là một bộ phận đồng bào Công giáo đã không tiếp tay cho người Pháp thống trị dân tộc Việt Nam... Nếu thực sự tôn trọng công lý, hẳn là quý vị đồng đào Công giáo đã không đòi đất “Tòa khâm sứ”, bởi vì trên phương diện lịch sử hay pháp luật hiện tại, mảnh đất đó không phải của riêng Phật giáo, Công giáo, hay của Nhà nước. Mảnh đất đó là máu, là xương mà cha ông (chứ không phải Chúa trời) đã đổ xuống để vun đắp, giữ gìn, mảnh đất đó là của Tổ quốc, của Nhân dân Việt Nam.
Tôi, một người Phật tử cũng như hầu hết những người Phật tử Việt Nam khác lên tiếng không phải để đòi, để tranh giành hay bênh vực, bảo vệ ai. Phật giáo chưa bao giờ có ý định đòi lại mảnh đất đó về mình. Phật giáo Việt Nam cũng không nhìn lịch sử mất mát và đau thương của bao nhiêu đất chùa biến thành đất nhà thờ như một mối hận thù hay nguồn gốc của chia rẽ. Nhưng sự thực lịch sử và pháp luật cần được tôn trọng. Nếu trong quá khứ đô hộ của thực dân xâm lược đã không có công lý, thì nay công lý cần được quý vị đồng bào Công giáo thừa nhận và tôn trọng.
Để kết thúc bức tâm thư này, một lần nữa tôi muốn chia sẻ với quý vị đồng bào Công giáo rằng mảnh đất “Tòa khâm sứ” cũng là biểu tượng, là di sản, là truyền thống của Dân tộc và Phật giáo. Hy vọng rằng ước mong của tôi ở trên, cũng như của quý vị đồng bào Công giáo sẽ cùng trở thành hiện thực. Đó mới thực sự là công lý và hòa bình. Hãy sống vì điều thiêng liêng nhất: sự trường tồn của dân tộc Việt Nam.
Kính chúc quý vị đồng bào Công giáo luôn “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, “kính Chúa, yêu nước”.
Phật tử Tâm Minh - Nguyễn Quốc Dũng (phattuvietnam.net)

TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ TRƯỚC CÁI GỌI LÀ “CẦU NGUYỆN” ĐÒI LẠI TÒA KHÂM SỨ (ý kiến mới nhất)


Trong khi gần đây cả nước đang đặc biệt quan tâm tới vụ Trung Quốc “đòi” quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thì ngay tại thủ đô Hà Nội, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã cố tình “cùng với” giáo dân (cũng bắt chước) “đòi” lại Tòa Khâm sứ. Dù được khích động dưới hình thức cầu nguyện và ký tên chung quanh khu vực nhà thờ Chính Tòa và khu vực Tòa Giám Mục thì hành động của những người giáo dân trong vụ việc trên trong những ngày vừa qua tại Hà Nội chẳng khác nào thái độ “biểu tình”, “yêu sách”, “đòi” một cách dại dột, thiếu nhận thức lịch sử, quay lưng lại với lợi ích dân tộc…

Khi nhắc đến từ “đòi”, chúng ta buộc phải nhắc đến “quyền sở hữu” mà ở đây là là quyền sở hữu đất đai: thuộc về ai?
Để tôn trọng lịch sử và sự thật, chúng ta nên nhắc lại chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn năm 1010 và việc mở mang, xây dựng kinh đô Thăng Long (bây giờ là thủ đô Hà Nội). Sau bao nhiêu năm gian khổ đối kháng với sự xâm lăng của giặc phương Bắc, chúng ta đã có một nhà nước độc lập tự chủ với một không gian rộng lớn đủ để tổ tiên ta “xưng đế một phương” đem lại niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước sâu xa. Khi danh xưng “hoàng đế” được xác lập cũng là lúc cương thổ được xác lập, quyền vương hữu được xác lập. Quyền vương hữu được xác lập từ cọng cỏ lá rau đến đất đai, sông núi, mây trời. Từ quyền hành ấy nhà vua mới phân phong cho các giai tầng trong xã hội quản lý và thu về bất cứ khi nào cần đến trong nguyên tắc vì lợi ích của vương triều và đời sống của nhân dân. Chúng ta không thể quên câu nói: “Sông núi nước Nam vua Nam ở” (tất cả mọi sự xâm lăng của ngoại bang, đế quốc đều vĩnh viễn không thể nằm trong quyền sở hữu này cho dù lúc này lúc khác chúng có thể giày xéo, đô hộ dân tộc ta). Thời thế dù thịnh suy đắp đổi thì những triều đại sau đó cũng áp dụng nguyên tắc độc lập, tự chủ ấy.
Cũng từ nhận thức về sự thật lịch sử ấy, chúng ta thấy trước năm 1883, khu vực Nhà thờ Lớn và Tòa Khâm sứ là đất của chùa Báo Thiên được vua Lý cho xây dựng lần đầu tiên vào năm 1057 (Tháp Báo Thiên là một trong An Nam Tứ Khí nổi tiếng của đất nước ta). Năm 1883 chính quyền thực dân đã âm mưu, cấu kết với Giám mục Puginier chiếm chùa Báo Thiên để xây nhà thờ Lớn. Tòa Khâm là trụ sở của Khâm mạng John Dooley (đại sứ của Vatican) vốn là một tên tay sai khét tiếng chống cộng, đàn áp khởi nghĩa. John Dooley người Ireland được Giáo hoàng Pio XII – mệnh danh là “giáo hoàng bạn của nazis” bổ nhiệm năm 1950.
Như vậy, xét một cách chính danh nhất thì Phật giáo mới đủ tư cách để đòi lại đất bị nhà thờ và thế lực tay sai xâm chiếm. Và cứ nếu xét theo sự thật lịch sử thì không chỉ có nhà thờ Lớn tại Hà Hội mà nhà thờ Lớn tại TP. HCM cho đến cái gọi là thánh địa La Vang cũng phải trả về cho Phật giáo. Nhưng bằng tinh thần khoan dung và vì lợi ích đoàn kết dân tộc, người Phật tử Việt Nam đã gác lại lịch sử đau thương để hướng về tương lai tốt đẹp. Trái với tinh thần đó, vụ việc trên của những người Công giáo bị khích động đã một lần nữa cắt vào nỗi đau chung của dân tộc và Phật giáo.
Người dân cày ruộng hàng năm thu hoạch mùa màng còn biết dâng cúng vật phẩm để nhớ ơn tiền hiền khai hoang, hậu hiền khai khẩn. Thế mà vẫn có nhiều kẻ coi mảnh đất mà tiền nhân đã đổ mồ hôi, nước mắt, xương máu gây dựng là nơi để xà xẻo, tranh đoạt, thật đáng buồn lòng.
Khi người Công giáo viện cớ “Tòa Khâm” là sỡ hữu của Giáo hội “hơn một trăm năm”, họ có nghĩ tới chủ sở hữu của khu vực này từ “gần một nghìn năm” không?
Nhẽ ra, bằng đạo đức phổ thông, từ lâu, người Công giáo nên học theo Giáo hoàng Joan Phao-lô II, nhìn nhận vào những nhận thức và hành động sai lầm của mình trong quá khứ để có một lời xin lỗi chân thành đối với dân tộc và Phật giáo và biết xấu hổ không lặp lại hành động tượng tự mà “cha”, “ông” họ đã làm khi cấu kết với tay sai nô dịch văn hóa, tàn phá quê hương, giết hại đồng bào. Bởi dưới thời thực dân, Giáo hội là “địa chủ” lớn nhất tại Việt Nam, có biết bao nhiêu người vì mảnh đất sinh nhai mà buộc phải cải đạo để đổi lấy một sự sinh tồn. Nếu cứ luận suy tùy tiện mà “đòi” như vậy thì nông dân Việt Nam sẽ còn bao nhiêu đất để cấy cày khi trước đó phần lớn đất đai là của địa chủ thực dân, phong kiến bị tịch thu đưa vào đất công.
Người Công giáo sẽ nghĩ gì, nếu những người Phật tử cũng thắp hương cầu nguyện, ký tên đứng bao quanh nhà thờ Lớn Hà Nội và những nơi người Công giáo đã chiếm đoạt để đòi lại những danh thắng nổi tiếng của dân tộc và Phật giáo đã bị chính nhà thờ và tay sai tàn phá? Nhưng người Phật tử sẽ không bao giờ làm thế nếu người Công giáo không tiếp tục có những hành động quá đáng như vậy.
Sau vụ việc “đòi” Tòa Khâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm tòa Tổng Giám mục. Mọi người đang đồn nhau về sự “thỏa hiệp” giữa Chính quyền và Giáo hội. Nếu có sự “thỏa hiệp” thì chính phủ nên “ban” cho họ một phần đất ở một nơi nào đó để sinh hoạt, bởi không có lý do chính đáng nào để gọi là “trả lại” Tòa Khâm. Nếu hành động “trả lại” Tòa Khâm xảy ra, tin chắc sẽ gặp phải những phản ứng quyết liệt của người Phật tử trong nước và nước ngoài. Và nếu điều đó xảy ra sẽ là tiền lệ nguy hiểm cho những hành vi học “đòi” một cách lố bịch như Trung Quốc và là một cách hành xử không công bằng đối với Phật giáo.
Trung Ngôn
Theo diễn đàn phattuvietnam.net
Phương Hạnh - TP. Hồ Chí Minh (luu_phuonghanh@yahoo.com)
Tôi là một người làm công tác giảng dạy văn học, tôi thấy tinh thần của người Phật tử như lúc này là một tín hiệu đáng mừng. Bởi đó cũng chính là tinh thần và thời đại Lý-Trần.
Tôi được các giáo sư chỉ dẫn và tôi nhớ không nhầm, ở thời đại đó có ba tôn giáo lớn Phật – Đạo – Nho cùng tồn tại (Phật giáo làm quốc giáo). Những vị Quốc sư là cố vấn quân sự chính trị quan trọng của triều đình, mỗi khi vận nước nguy nan, các hoàng đế thường đích thân đến hỏi đạo và tìm kế sách trị nước. Tôi buộc phải nhắc lại điều này vì tôi thấy cứ nói đến từ “chính trị” là nhiều người lắc đầu, xua tay và giãy nảy lên: “Người Phật tử không được nói chuyện chính trị”. Đó là cái lý ở đâu vậy? Chính trị không có gì xấu, chỉ có những động cơ xấu xuất phát từ lòng vị kỷ của con người mới làm cho nó xấu đi mà thôi.
Người dân và người Phật tử, theo tôi phải dấn thân mạnh hơn nữa vào những diễn biến của chính trị, xã hội để phụng sự đạo pháp và dân tộc.
Một điều khác mà tôi muốn nói thêm khi thấy một số người bước vào diễn đàn này và muốn mọi người Phật tử phải “im tiếng”. Đó là một điều hết sức vô lý mà nhiều ý kiến đã chỉ ra một cách thuyết phục. Có lẽ họ đã đánh giá quá thấp vai trò phản biện xã hội của Phật giáo trước khi đưa ra những quyết định “cầu nguyện đòi đất”.
Họ nghĩ rằng “mượn oai hùm” của nhân quyền, dân chủ, tự do gì đó của ngoại bang (cách họ vẫn làm xưa nay) để đánh bùn sang ao sự kiện, bất chấp những cứ liệu lịch sử, lương tâm và tình đồng bào. Diễn đàn thì phải có những ý kiến trái chiều, phải có phản ứng là lẽ đương nhiên.
Cũng ở điểm này mà tôi nhớ lại GS. Mai Cao Chương dạy tôi ở đại học KHXH&NV-TPHCM. Thầy nói vui: “Trong lịch sử đối thoại, chẳng có mấy nước nào trên thế giới mà buồn cười như mấy ông Thiền sư Việt Nam (xin lỗi vì dẫn lời). Có ai đời nhà Nho người ta chửa mình, bài xích mình thậm tệ thế mà còn cho khắc bia đá dựng ở trước chùa. Nhưng rồi thì vì vậy mà lạ, những ông nhà Nho bài xích sau này về già đều đến làm bạn với mấy ông Thiền sư và theo đạo Phật cả”.
Tôi nghĩ, chắc không phải nói gì nhiều, giá trị nhân văn sâu sắc nằm ở mấy điểm nhỏ như vậy. Những người Công giáo nên học cách lắng nghe nhiều hơn. Vì tôi thấy trên các trang web, báo chí của họ, gần như độc diễn đã quá nhiều rồi.
Cao Ngọc Thạch - Stockton, CA, USA (cao.ngocthach@yahoo.com)
Tôi không hiểu vì sao người Việt Nam ta hiện nay lại luôn tránh né những vấn đề liên quan đến tôn giáo như thế, luôn luôn xem tôn giáo là những vấn đề nhạy cảm, trong khi đó ở ngay chính nước Mỹ và các nước phương Tây lại không như vậy!
Với tinh thần tự do, người dân ở các nước này đã ghi lại sự thật lịch sử các cuộc thánh chiến do tôn giáo đem lại một cách công khai mà chẳng thấy họ bị hề hấn gì! Họ tự do đến nỗi ở nước Pháp – nơi mà Công giáo đã từng nở rộ, thì Cao Huy Thuần lại có thể làm được luận án tiến sĩ “Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam”, trong khi đó ở Việt Nam thì chúng ta lại tránh đụng chạm đến tôn giáo!
Tại sao chúng ta tránh đụng chạm đến tôn giáo một cách vô cớ như vậy? Chúng ta sợ mất đoàn kết dân tộc hay vì muốn che đậy lịch sử? Có phải vì Công giáo có thế lực hùng mạnh từ Vatican và Mỹ nên chúng ta “sợ”? Có nhất thiết phải sợ một thế lực viễn vông như thế hay không?
Chưa trả lời dứt khoát câu hỏi này thì chúng ta cứ mãi như con bệnh, suốt ngày chỉ biết đóng cửa nằm lì trong phòng, sợ hãi không dám đi ra ngoài. Chính vì chúng ta sợ hãi một cách viễn vông nên cứ mãi bị người bên ngoài lợi dụng vấn đề nhân quyền tôn giáo để quấy nhiễu.
Chính vì mù mờ đối với lịch sử nên hễ mở miệng nhắc đến tôn giáo là chúng ta không muốn bàn, hoặc có bàn thì chỉ nói bằng giọng xuề xoà với luận điệu “từ bi”, “bác ái”, “hỷ xả”, “bao dung” mà quên đi rằng “từ bi mà thiếu trí tuệ, thiếu dũng lực là nhu nhược, là mù quáng”!
Tôi không cổ vũ cho vấn đề khiêu khích đấu tranh tôn giáo, nhưng đã bàn đến vấn đề gì thì phải bàn cho tới, nhất là phải tôn trọng sự thật và mục đích phải nhắm đến lợi ích chung. Cũng do dân tộc của tôi đã trải qua bao dâu bể của lịch sử, nhất là biến cố tang thương dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 thì tôi luôn cân nhắc mình nên phải làm gì.
Tôi luôn cố gắng tìm hiểu lịch sử và mong hiểu đúng lịch sử và quá trình truyền bá các tôn giáo trên thế giới, nhất là tôn giáo tại Việt Nam để từ đó phân biệt cho được đâu là người bạn thân thích của dân tộc Việt Nam, đâu là kẻ “nguỵ quân tử” và đâu là kẻ vong ân bội nghĩa của dân tộc này. Và tôi luôn mong muốn tôi và tất cả những người bạn của tôi luôn biết giữ lấy cành Olive ngay chính trong nhà của mình. Không giữ lấy cành Olive trong nhà mình thì cho dù có nói nhân nói nghĩa thế nào thì tôi và những người bạn của tôi vẫn là kẻ có tội đối với dân tộc của mình.
Trần Văn Tường – Hà Nội (vantuong_tran@yahoo.com )
Chùa Báo Thiên là đệ nhất danh lam thắng cảnh của kinh thành Thăng Long xưa, đất của chùa còn rộng hơn cả nhà thờ Lớn và tòa Khâm sứ hiện nay. Trong sách: “Lịch sử thủ đô Hà Nội”, nhà sử học Trần Huy Liệu viết: “Sự phá hoại đáng kể đầu tiên của thực dân Pháp ở Hà Nội là chùa Báo Thiên xây dựng năm 1057. Cố đạo Puy-nhi-ê âm mưu với Công sứ Bô-nan và Nguyễn Hữu Độ để chiếm đoạt chùa Báo Thiên lấy địa điểm xây nhà thờ Lớn”.
Khuôn viên nhà thờ Lớn nay đã bị thu hẹp hơn trước do xây tường bao, còn đất của cả khu vực rộng lớn khi xưa đều là đất chùa Báo Thiên cả. Tôi còn nhớ báo Nguyệt san Giác Ngộ, số 104 (tháng 11 năm 2004) có bài viết và chụp hình rất rõ chiếc giếng đá cổ hình hoa sen chạm đá rất đẹp của chùa Báo Thiên xưa còn nằm ngoài khu vực nhà thớ Lớn hiện nay ở ngõ Nhà Chung. Thế nhưng sau khi bài báo đó được đăng, nhà thờ đã cho người đào chiếc giếng đó đi để xóa dấu tích (đây là một thái độ không tôn trọng đối với di sản) rồi chuyển nó vào năm trong khuôn viên nhà thờ Lớn.
Tiếp sau đó năm 2006, tạp chí Văn Hóa Phật Giáo cũng đăng một lại một bài về chiếc giếng đá cổ với lòng ngậm ngùi vì di sản chùa Báo Thiên chỉ còn có chiếc giếng đá này thôi. Thế mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng làm ngơ, và bên nhà thờ Lớn thì mục đích của họ đã đạt: giếng đá cổ chùa Báo Thiên không còn nằm ở dấu tích cũ nữa.
Tôi lạ lùng với thái độ của Tiêu Phong, khi vẫn tiếp tục cãi chày cãi cối và còn giở cái gọi là “luật lệ đất đai quốc tế”.
Tiêu Phong - Cali, USA (tieunamnhi@yahoo.com)
"Nếu hành động “trả lại” Tòa Khâm xảy ra, tin chắc sẽ gặp phải những phản ứng quyết liệt của người Phật tử trong nước và nước ngoài. Và nếu điều đó xảy ra sẽ là tiền lệ nguy hiểm cho những hành vi học “đòi” một cách lố bịch như Trung Quốc và là một cách hành xử không công bằng đối với Phật giáo."
Lời cuối của bài viết này nói lên cái tâm của tác giả. Viện cớ Phật giáo phẫn nộ để chính quyền tiếp tục thu giữ đất đai không thuộc về của mình. Một cái cớ rất vô lý trên luật lệ Quốc Tế, trên căn bản nhà Phật. Tác giả không có tâm của con nhà Phật và có ý giúp đỡ chính quyền vi phạm luật lệ đất đai Quốc Tế.
Trần Minh Khoa - Đà Nẵng (minhkhoa_tran2001@yahoo.com)
Tôi chỉ có dự định lắng nghe ý kiến. Nhưng khi nghe những ý kiến của Hoa Châu, Nguyễn Thái Đạt, Lương Minh Vũ, Tiêu Phong, tôi bèn lần mò theo chỉ dẫn của Nguyễn Thị Huyền vào google.com và gõ từ khóa tiếng Việt: “Cầu nguyện đòi lại tòa Khâm sứ” thì thấy thông tin trên khắp các trang web công giáo, blog công giáo. Không phải là mấy người Công giáo trên đến với diễn đàn này để dạy người khác về “Từ, Bi, Hỷ, Xả” chứ?
Nếu quý vị chỉ giữ được một điều kể trên thôi thì đã không có chuyện xảy ra rồi, và chẳng ai phải phí sức để lên ý kiến. Một điều lạ là những ý kiến trên cứ buộc người ta phải “tháo bài xuống”, “đừng nói”, trong khi mình thì được quyền nói “thả phanh”. Người ta nói đó là “hà tiện mồm người”. Nếu muốn người ta không biết trừ khi mình đừng làm. Còn nếu biết làm thì phải biết lắng nghe xem người khác nói sao về mình chứ.
Đó chính là tinh thần phản biện xã hội vừa đạo đức vừa khoa học mà con người hiện đại bây giờ đề cao. Tôi thiết nghĩ, diễn đàn rồi cũng có lúc kết thúc, tranh luận đúng sai nào thì mỗi người cũng rút ra một kinh nghiệm cho riêng mình. Riêng tôi thì thấy tôi học được nhiều điều từ những ý kiến trong diễn đàn này vì nó có cả “Bi”, “Trí” lẫn “Dũng”.
Tôi tán thành với ý kiến của Trương Thái Du: “Văn minh Phật giáo gắn liền với văn minh Việt Nam, tháp Báo Thiên là một ví dụ. Bất cứ người dân Việt Nam nào có ý kiến trái ngược với các giáo dân Kitô về sự kiện "cầu nguyện đòi đất" vừa rồi, không thể gọi là GIẢ DANH PHẬT GIÁO”.
Bình tĩnh trong tranh luận cũng là điều cần thiết. Xong tôi nghĩ, qua vụ việc “cầu nguyện đòi đất, ai thắt nút thì người đó hãy cởi nút. Lùi một bước trời sẽ yên, biển sẽ lặng. Đồng bào ta năm nào cũng hứng chịu lũ lụt, thiên tai, tin chắc chẳng ai muốn “sóng gió”. Người Phật tử càng như vậy.
Minh Ngọc - TP. Hồ Chí Minh (phngbinh1986@yahoo.com.vn)
Tôi viết lên đây với tất cả nỗi niềm của người con Phật tại miền Nam. Còn nhớ hơn mười năm trước, khi tôi đến chùa để thọ tam quy giới, thầy tôi có dạy rằng: khi là Phật tử, con không được tham sân si, không được tranh giành những thứ không phải của mình. Thầy còn dạy rằng: người Phật tử chân chính bao giờ cũng đặt quyền lợi cuả quốc gia dân tộc lên hàng đầu. Bởi lẽ dân tộc còn thì đạo pháp mới có thể đứng vững, mất dân tộc là mất tất cả. Lời dạy của người thầy khả kính ấy vẫn còn đứng vững trong lòng tôi cho đến ngày hôm nay.
Thế nhưng, vừa qua những người Kitô giáo quá kích động đã “biểu tình, cầu nguyện trong hòa bình” với thái độ hừng hực, dữ dội, càng lúc càng quá đà, lôi kéo nhiều giáo dân, giáo xứ đòi Nhà nước trao trả cho họ Toà Khâm sứ - di tích của một giáo sĩ tàn ác, chống phá cách mạng dân tộc. Tôi và mọi người đều thấy bất bình trước việc làm vừa lố bịch, vừa nhặng xị, buồn cười mà người khởi xướng là Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt - một vị chức sắc có uy tín trong Giáo hội Công giáo.
Thật nực cười. Tôi chẳng biết trước khi các linh mục thụ chức có học qua lịch sử Việt Nam hay không, có biết cội nguồn dân tộc, có biết được gốc gác của cái mà họ đang cố tình tranh giành, đòi Nhà nước trao trả hay không. Nếu các vị linh mục mà mù tịt lịch sử thì đúng là mối tai họa cho dân tộc, nguy hiểm cho hàng triệu giáo dân Việt Nam. Sinh thời Hồ Chủ Tịch có dạy:
Dân ta phải biết sử taCho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Các vị giáo sĩ, giáo dân có tường lịch sủ nước ta, hay chỉ quan tâm đến nước Chúa, đế Vatican? Đối với người Công giáo, dân tộc quan trọng hay Giáo hội quan trọng?
Các vị giáo sĩ quên hoặc không biết lịch sử như thế thì có đáng mặt để phục vụ Thiên chúa hay không?
Trong hai cuộc kháng chiến vừa qua, cũng có nhiều giáo dân hi sinh xương máu cho Tổ quốc, cho Dân tộc. Bên cạnh đó là một bộ phận không nhỏ tín đồ, chức sắc ôm chân giặc, quỳ gối bán nước cầu vinh. Điều đó thật đáng buồn thay, làm đau lòng những giáo dân chân chính, làm suy giảm hình ảnh thiên Chúa trong lòng dân tộc, và có tội với những tín đồ công giáo đã hi sinh xương máu của mình cho độc lập dân tộc.
Hòa bình lập lại, cả dân tộc hân hoan sung sướng bắt tay nhau nối vòng tay lớn, khép lại quá khứ đau lòng mà hướng tới tương lai tươi sáng phía trước. Thế nhưng các chức sắc Công giáo lại kích động tín đồ cầu nguyện đòi lại tài sản vốn không phải của mình làm nên, mà có được do đi chiếm đoạt của người khác. Việc làm này đã gây mất trật tự giao thông, làm giảm uy tín của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, làm cho đài Anh báo Mỹ đã kích nói xấu chế độ của ta. Thậm chí giáo dân người Việt hải ngoại còn kêu gào đòi nghị sĩ Mỹ can thiệp.
Việc đòi lại toà khâm đã làm rạn nứt tinh thần đoàn kết dân tộc, nó vô tình làm rớm máu vết thương lòng của dân tộc vừa mới được lành lại. Và nguy hiểm hơn nữa, việc làm thiếu suy nghĩ trên tạo điều kiện cho một số phần tử bôi nhọ Nhà nước, làm cho tình hình trở nên rối ren hơn.
Tôi thiết nghĩ nếu Giáo hội Công giáo cần có một miếng đất lớn hơn, rộng hơn thì cứ thẳng thắn xin với Nhà nước. Nhà nước đã chẳng ban cho họ một mảnh đất lớn ở ngoại thành Hà Nội để xây chủng viện.
Giáo hội Công giáo đừng vì lợi ích trước mắt của mình mà gây ảnh hưởng xấu đến Nhà nước, đến uy tín, danh dự của chính mình. Giáo hội công giáo đừng tự hạ thấp hình ảnh thiên chúa đáng kính của mình trong lòng dân tộc vì thái độ vừa ăn cắp vừa la làng, lợi dụng cầu nguyện, lợi dụng tôn giáo để mở rộng ảnh hưởng. Các giáo dân chân chính nếu có điều kiện hãy tham gia cứu trợ đồng bào nghèo, giúp đỡ các gia đình chính sách. Đó việc làm thiết thực đầy ý nghĩa, chứ đừng đi đòi chiếm dụng những thứ không phải cuả mình
Trần Trung Trực - Cà Mau (quangthiencamau@yahoo.com.vn)
Tôn giáo nào trong lịch sử cưỡng bức người khác cải đạo, đã không từ một tội ác nào, một thủ đoạn dã man nào để đạt mục đích của mình? Trên diễn đàn này, những người bất bình với thái độ ngang ngược "vừa ăn cướp vừa la làng" của người Kitô Rôma như bạn Thảo Nguyên, Hà Nội viết, đã lên tiếng nhằm cảnh tỉnh họ chớ mê muội mà làm điều xằng bậy. Vì làm vậy chỉ làm sống lại nỗi đau, nỗi nhục một thời làm tay sai bán nước mà thôi, cụ thể:
- Ki-tô giáo đã chủ động thuyết phục đế quốc Pháp tới ba lần trong việc xuất quân đánh chiếm và cùng thống trị Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1954 để chia phần. ...
- Năm 1886, cố đạo Puginier ra lệnh cho tên linh mục Việt gian Trần Lục ở Phát Diệm tăng viện cho Pháp dưới quyền đại tá Brissand 5 ngàn giáo gian binh để vây hãm chiến lũy Ba Đình. Đến sáng ngày 21 tháng 1, 1887, chúng chiếm được Ba Đình, và sau đó là sự trả thù dã man, ba làng chung quanh bị triệt hạ. Thành vỡ, Đinh Công Tráng chạy về Nghệ An, và bị tử trận ở làng Chính An.
- Hội truyền giáo Nam kỳ đã lập một giáo xứ; vào năm 1844 có giám mục Lafèbvre, cai quản toàn xứ Nam kỳ và hai tỉnh cuối của miền trung là Bình Thuận và Đồng Nai Thượng, nằm chờ tiếp tay cho quân thực dân. Lúc Pháp chiếm Gia định vào năm 1859 thì giáo xứ này có khoảng 27 ngàn giáo gian, đa số là giáo gian lánh nạn “sát tả” từ miền trung vào. Chính đội quân thứ 5 này đã giúp cho việc Pháp chiếm thành Gia định không mấy khó khăn.
Để đền công, năm 1863 đề đốc de Lagrandière ban phụ cấp niên liễm cho Hội truyền giáo. Sau khi cai trị được toàn xứ Nam kỳ vào năm 1867 thì bọn thực dân yểm trợ tối đa cho việc xây dựng nhà thờ lớn nhỏ đủ loại, nhà giòng, chủng viện, trường đạo, bệnh xá bà xơ vv... ở khắp nơi.
Ngay tại Sàigòn, việc xây dựng Nhà thờ đức bà cũng chiếm đất của một ngôi chùa. Hai tác giả Testeron và Percheron đã viết trong L’Indochine Moderne trang 237 như sau: “Từ ngày Pháp chiếm Sàigòn, đức cha (Colombert) hành lễ tại một ngôi chùa cổ và sửa tạm dùng làm thánh đường.” ..... (Vì nhà thờ hư hỏng quá nên) “Đô đốc Duperré truyền đem việc xây cất thánh đường ra đấu thầu, và sau rốt thì công việc tạo tác do ông Bouard được mời từ Paris qua đôn đốc.” Ngày 4 tháng 11 năm 1908 thì được khánh thành.
Quá nhiều tư liệu, chứng cứ lịch sử rành rành hiển nhiên. Người Phật tử, chính vì thấm nhuần tinh thần từ bi và trí tuệ nên đã không khơi gợi lại, đã không "cầu nguyện để đòi đất" vì đặt quyền lợi dân tộc lên trên, không muốn gây xáo trộn để ngoại bang lợi dụng.
Phật pháp bất ly thế gian. Chính vì nỗi khổ của nhân loại mà Đức Phật thị hiện. Người Phật tử chân chánh không quay lưng với cuộc sống. Phật dạy người Phật tử luôn ghi nhớ Tứ Ân, trong đó có Ân Quốc gia - Xã hội, vậy lên tiếng để tồi tà, hiển chánh, góp phần đẩy lùi âm mưu làm cho đất nước rối loạn, để dân tộc phải trở lại kiếp trâu ngựa chính là tinh thần Bi - Trí - Dũng của người Phật tử!
Gai Mồng Tơi - Australia (gai_mongtoi@yahoo.com)
Xin thưa quý vị! Chúng ta đang ở trên một diễn đàn về một vấn đề lịch sử. Nếu đã là vấn đề lịch sử thì mọi công dân Việt Nam, không cứ gì là người Phật tử, ai trăn trở đều sẽ không thể làm ngơ. Tôi cảm ơn tác giả Trung Ngôn đã thay chúng tôi nói lên những tiếng nói này. Tôi không đồng ý với ý kiến của Nguyễn Thái Đạt, Lương Minh Vũ và Hoa Châu ở những điểm như sau:
1. Cái gì gọi là đấu tranh công lý? Vì mảnh đất đó rõ ràng là mảnh đất của dân tộc Việt Nam bị cướp đoạt. Nếu là công lý và công bằng xã hội thì bản thân người Công giáo khi tự đề cao chuyện đó thì phải tự hiểu điều đó. Có nghĩa rằng tất cả những cơ sở Phật giáo bị chiếm như Nhà Thờ Đức bà TP.HCM, nhà thờ Lớn Hà Nội, nhà thờ La Vang Quảng Trị, nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên,… tình nguyện trả lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam, không phải để Phật giáo “cầu nguyện”, “đòi”… (vừa mất công sức và vừa mất lòng). Tôi đảm bảo nếu quý vị tự trả lại thư cảm ơn của Phật giáo mà quý vị nhận được sẽ đốt không hết đâu.
2. Các bạn đừng quên, trong tứ ân Phật giáo (1. ân quốc gia xã hội; 2 quốc vương, đại thần; 3. ân thầy tổ, cha mẹ; 4. Ân thập phương tín thí). Chính vì điều này mà Phật giáo Việt nam suốt trong truyền thống dựng nước và giữ nước chưa từng quay lưng lại với lợi ích dân tộc. Nên các bạn cũng đừng mong mà Phật giáo cũng nhân dịp này “cầu nguyện” đòi đất đòi cát (bởi đó mới chính là giậu đổ bìm leo).
Quý vị đâu có phải là “cái giậu” đang đổ đâu mà quý vị đang cầu nguyện “khí thế” đến kia mà. Cái khó cho nhà nước là bao nhiêu thông tấn, báo chí, truyền hình mà vẫn “im hơi, lặng tiếng” nhường nhịn để cho một mình quý vị độc diễn còn gì. Và Phật giáo có cách tiếp cận của Phật giáo không cần phải làm theo quý vị, với danh xưng đòi công lý gì gì đó.
3. Đất đai của Phật giáo bị chiếm thì “thuộc về lịch sử” còn “đất đai” (của quý vị-sic) thì không thuộc về lịch sử? Hơn nữa quý vị đừng nhập nhằng với cái gọi là đất đai theo cách nói: Sài gòn của Campuchia hay Quảng Đông, Quảng Tây là của Việt Nam để đồng nhất với sự kiện này. Vì sao? Vì đó là vấn đề giữa nhà nước và nhà nước. Vì bản chất của nhà nước phong kiến là “phong tước và kiến địa”, lấy đất đai làm “trao đổi” ngoại giao.
4. Phật giáo đã từng trải qua những pháp nạn do người Công giáo áp đặt lên. Vì vậy quý vị đừng cao giọng nói lại với người Phật giáo là “từ bi hỷ xả”. Dân gian có câu: “Đi với Bụt mặc áo cà sa. Đi với ma mặc áo giấy”. Quý vị cứ thử nhìn vào màn độc diễn của quý vị trên khắp các webside, Giáo sứ thì quý vị sẽ biết ngôn ngữ khích động, chia rẽ nó lớn nhường nào? Nếu quý vị không “ầm ĩ” và “chưa đánh đã đau” như thế thì ai thèm để ý.
Còn nói vì những ý kiến bài viết trên mà bên Công giáo khinh rẻ đạo Phật thì càng đi ngược với đạo đức phổ thông. Có nghĩa rằng quý vị độc quyền, không lắng nghe ý kiến trái chiều, tự cho rằng mình là phải, không nghĩ đến cảm xúc của người khác. Còn nói thêm về cái gọi là khinh rẻ hay kính trọng sẽ thấy ngay trên các phương tiện thông tin và bài giảng đạo của quý vị: lúc nào mà Phật giáo, giáo lý Phật giáo chẳng bị đem ra xuyên tạc, nói xấu nhằm tranh thủ tín đồ. Quý vị tự hỏi mình xem, quý vị tha mà không nói xấu Phật giáo đã là mừng cho chúng tôi lắm rồi, chứ đừng phải yêu cầu kính trọng.
5. Các ý kiến trên đều là quan điểm cá nhân của mỗi người, đồng ý hay không là do nhận thức của mỗi người. Tại sao các bạn cứ phải gắn nó vào “chia rẽ”, “đấu tranh” vì sao các bạn ám ảnh điều đó đến vậy. Trong một tổ chức, một công ty, ý kiến trái điều là đương nhiên. Ngay cả webside phattuvietnam.net, quý vị thấy có phải hoàn toàn ca ngợi, tôn xưng Phật giáo là nhất nhất đâu.
Nguyễn Thảo Nguyên - Hà Nội (thaonguyen_59@yahoo.com)
Qua bài diễn đàn: "Tiếng nói của Phật tử trước cái gọi là "cầu nguyện" đòi trả lại Tòa Khâm Sứ", tôi nhân thấy những phản ứng của mọi người là rất tốt. Rõ ràng hành vi trên của người Công giáo nói theo ngôn ngữ dân gian là "vừa ăn cướp vừa la làng".
Trần Hữu Ngọc - 134 Quang trung Cà Mau (huungoc_64@yahoo.com.vn)
Sự thật lịch sử là đây! Đọc bài viết của Bùi Lan tôi "rất ngỡ ngàng trước cách tiếp cận vấn đề của bài viết này" (chữ dùng của Bùi Lan) Một người "ngưỡng mộ tinh thần Từ Bi Hỷ Xả của Phật giáo" nhưng có lẽ chưa thấm nhuần tinh thần khiêm cung, vô ngã của Phật giáo nên mới vào đề đã xưng:" Tôi- một người làm khoa học...
Nêu mấy nhận xét trên để thấy rằng Bùi Lan hoàn toàn không phải là người làm khoa học, vì nếu là nhà khoa học thì phải biết tôn trọng các chứng cứ lịch sử hiển nhiên về bản chất của Kitô Rôma (quá nhiều tư liêụ để dẫn chứng, ngay trong diễn đàn này cũng đã có bạn đọc nêu lên hết sức thuyết phục) Bùi Lan đã viết bậy về Phật giáo khi cho rằng "Phật giáo đang tìm lại con đường đến với lương tâm và trí tuệ của nhân dân sau nhiều năm thăng trầm của lịch sử phát triển dân tộc".
Tôi không tin chắc Bùi Lan đang đứng trên quan điểm của Kitô Rôma, nhưng có thể tin chắc đó không phải quan điểm của 1 người ngưỡng mộ Phật Giáo! Phật giáo chính là lương tâm và trí tuệ của dân tộc, có bao giờ đánh mất đâu mà phải tìm lại? Thời đại đỉnh cao sự của dân tộc về trí tuệ cũng như sự thái bình thịnh trị chính là các triều đại mà Phật giáo gần như là quốc giáo.
Sự thật lịch sử là đây:
1) Lúc Pháp chiếm Gia định vào năm 1859 thì cố đạo Colombert biến một ngôi chùa cũ thành nhà thờ Ca-tô, rồi dần dần cho xây thành nhà thờ lớn mà nay gọi là Vương Cung Thánh Đường ngay giữa trung tâm Sàigòn.
2) Ở Bắc kỳ vào cuối năm 1883, có Nguyễn Hữu Độ, tay sai đắc lực cho Pháp. Lúc làm Hộ lý Tổng đốc Hà Nội-Ninh Bình, y đã lấy đất một ngôi chùa cổ (và tháp Báo Thiên) ở Hà Nội cho Pháp xây dựng nhà thờ lớn.
3) Năm 1886, sau khi Pháp đặt xong nền đô hộ trên tòan nước ta thì ở Dinh Cát, Quảng Trị cố đạo Caspar ra lệnh phá một ngôi chùa cổ có từ thời nhà Lê và cho xây nhà thờ La Vang ngay trên địa điểm đó rồi phao tin là nơi có bà Maria hiện ra. Đến thời tòan trị của nhà Ngô thì giáo hội Ca-tô nâng thành Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc từ ngày 8 tháng 8, 1961, và một tuần sau thì chính Diệm đã đến đấy dự lễ. Thưa nhà làm khoa học Bùi Lan! Đó là sự thật lịch sử bất khả phủ bác. Người Phật tử nêu vấn đề trên ra mà tâm không hề oán hận, không kích động lôi kéo nhừng người vô trí để "cầu nguyện đòi lại" chính là thấu hiểu lý duyên nghiệp, nhân quả của đạo Phật đó.
Phan Thu Hằng - Phú Yên (thu_hang738@yahoo.com)
Tôi nghĩ qua vụ việc xách động cầu nguyện đòi Tòa Khâm sứ này, nhà nước nên có một cuộc chưng cầu dân ý. Đặc biệt là tập hợp tất cả những nhà khoa học, sử học, khảo cổ học, văn hóa học và cả Giáo hội Phật giáo Việt Nam để đưa ra bằng chứng xác đáng nhất về mảnh đất này. Tránh tình trạng báo chí, webside Công giáo trong và ngoài nước lớn lối xuyên tạc, mượn vào Pháp lệnh tôn giáo của Chính phủ mới ban hành mấy gần đây để lấp liếm về cái gọi Tòa Khâm sứ là “cơ sở tôn giáo”. Và báo chí Phật giáo nên vào cuộc hơn nữa về vấn đề này. Chúng ta có đủ cơ sở chứng cớ, đủ lý và đủ tình để buộc họ phải nhận thức lại hành vi của mình trên nguyên tắc vì lợi ích của dân tộc. Tôi cũng xin thêm một ý kiến: Ở Phú Yên cũng có một ngôi chùa cổ từng bị nhà thờ cấu kết với tay sai cướp phá.
Nguyễn Tây Tiến - TP. Hồ Chí Minh (taytien_nguyen@yahoo.com)
Chính quyền bảo hộ là ai bảo hộ? Đó là một chính quyền tay sai, dùng vũ lực để chèn ép triều đình Huế, cướp nước ta. Cái gọi là “quan hệ ngoại giao” là ngoại giao với ai, vì lợi ích cho ai? Bản thân triều đình nhu nhược, nhưng có lúc họ cũng nằm trong thế ép phải ngoại giao, có lúc thâm tâm họ cũng muốn đánh đuổi nhưng không đủ sức, và có lúc họ đồng lõa để phân chia quyền lợi, bán nước.
Còn đối với toàn thể nhân dân Việt Nam (dĩ nhiên là trừ người Ki-tô giáo) đều muốn đánh đuổi kẻ thù ấy ra khỏi đất nước. Vatican đã thông đồng với Pháp để ăn chia lợi ích (trong đó có mồ hôi, nước mắt, máu xương đồng bào) và họ chưa bao giờ có một thái độ lợi ích nào đối với dân tộc này.
Khâm sứ do Giáo hòang Pio XII cử đến năm 1950 để “ngoại giao” với chính quyền bảo hộ tay sai, nhằm cấu kết chống Cộng điên cuồng và đàn áp nhân dân.
Chưa bao giờ có cái gọi là nhà nước Việt Nam bang giao và coi tòa Khâm sứ “như Lãnh sự quán”. Cái vở tuồng ngoại giao do đế quốc và tay sai dựng lên để đánh lừa dư luận quốc tế. Lúc đó chỉ có kẻ cướp nước “ngoại giao” với kẻ bán nước và cướp nước khác.
Chúng ta không thể không nhắc lại cái điều khủng khiếp nhất sau thất bại của người Pháp tại Việt Nam, đế quốc Mỹ nhảy vào, trong lúc cả nước dồn sức đánh đuổi kẻ thù thì đích thân Giáo hoàng đã cay cú xúi giục Mỹ bỏ bom nguyên tử miến Bắc. Chính những âm mưu và thủ đọan của Vatican và đế quốc đối với dân tộc Việt Nam như vậy, nên mặc dù đã bao nhiêu năm hòa bình, thống nhất, cái nhìn của chúng ta về người Công giáo đã thay đổi, nhưng Nhà nước vẫn chưa thiết lập ngoại giao với Vatican, mặc dù trong thâm tâm họ đang dùng đủ mọi chiêu bài “ngoại giao”, “diễn biến hòa bình” để mong muốn điều đó xảy ra càng sớm càng tốt.
Và khi chưa thiết lập quan hệ ngoại giao thì không thể có cái gọi là “trả lại” Tòa Khâm dưới bất cứ danh nghĩa gì “như một lãnh sự”. Và nếu có đi chăng nữa thì đó là chuyện của nhà nước Việt Nam với Vatican, họ có quyền cho đặt Tòa sứ quán ở một địa điểm khác. Và Vatican chắc gì đã muốn xin đặt lãnh sự ở đó bởi nó gắn với một lịch sử nhơ nhớp của họ trên mảnh đất hình chữ S này.
Tôi thiết nghĩ, khi chưa có quan hệ ngoại giao với Vatican mà người Công giáo đã mượn cớ “quậy” như vậy rồi. Thử hỏi khi có Vatican hiện diện thì bất cứ chuyện nhỏ gì cũng có thể khiến họ manh động. Điều đó cũng dễ hiểu, khi tại sao Trung Quốc, một cường quốc mới của thế giới, sức mạnh có đủ trên mọi phương diện mà vẫn từ chối thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican. Vì hơn ai hết họ hiểu và phân tích được những nguy cơ ẩn ngầm.
Thiết nghĩ Việt Nam cũng nên coi vụ “cầu nguyện” này là một bài học. Người Công giáo đã quá “nôn nóng” khi lợi dụng một điểm nhỏ này mà thổi bùng trên khắp các giáo phận và trên khắp các trang thông tin. Người Phật tử Việt Nam có truyền thống “Hộ Quốc An Dân”, chúng ta không chỉ treo điều đó lên như một bảng hiệu mà phải bằng hành động thiết thực đối với vụ việc này, vì nó liên quan đến một di sản thiêng liêng của chúng ta đã bị cướp phá. Chúng ta không đòi lại vì lòng khoan dung, vì nghĩ đến những điều tươi đẹp, nhưng chúng ta không im tiếng để họ muốn làm gì thì làm.
Lương Minh Vũ, Hà Nội (lanvu2007@yahoo.com)
Đề nghị ban quản trị mạng gỡ ngay bài này xuống nếu Quý vị nghĩ đến những thâm sâu căn cốt của lời Đức Phật từng dạy và nếu Quý vị thương nước Nam này, dân Nam này đã từng chịu biết bao chao đảo vì chiến tranh, vì áp bức và bạo hành.
Nhân danh Phật giáo để chống lại Công giáo là một ý đồ sai lầm và đáng nhất trong thế kỷ 21 này. Đức Phật dạy chúng ta hiểu để thương yêu, để nhận biết vạn pháp trong trùng trùng duyên khởi, để hiểu thấu cái tính Không của con người và Vũ trụ.
Các vị nhân danh ai, điều gì mà gây những nghiệp 'ai oán' nhường này? Các vị tưởng các vị tạo nghiệp thiện, nghiệp lành, bảo vệ công lý, sự thật sao? Bảo vệ sự thật, nếu có đúng là sự thật đi nữa, bằng cách này sao? Cái gì là thật, là Chân như trong cái thế giới hỗn mang điên đảo này, hẳn một người con Phật phải hiểu.
Đoàn kết dân tộc chống giặc ngoại xâm, hoằng dương Chính Pháp và mang ánh sáng Phật Pháp tới triệu triệu người dân Việt bằng cách khiêm cung, bằng tình yêu, bằng trí tuệ mới là việc các Quý vị nên làm trong giai đoạn nhạy cảm này của vận mệnh dân tộc. Xin quý vị chỉ ra lời nào trong kinh Phật dạy chúng ta 'đấu tranh' theo cách này, thương yêu theo cách này, trí tuệ theo cách này?
Trương Thái Du (truongthaidu@yahoo.com.vn)
Đại Cồ Việt = Vương quốc Phật giáo Đại Việt Theo một số nghiên cứu sử học gần đây, quốc danh Đại Cồ Việt do Đinh Tiên Hoàng đặt cách nay hơn 1000 năm mang ý nghĩa: Vương quốc Phật giáo Đại Việt. Các lý do viện dẫn như sau:
1. Cồ là họ của đức Phật, theo như ký âm bằng Hán tự của từ Gautama = Cồ Đàm. Hán Việt Từ Điển Dẫn chứng ( ĐTK ) : 瞿曇 Cù (âm khác là Cồ) Đàm, Kinh Phật gọi Phật 佛 là Cù Đàm 瞿曇 (âm tiếng Phạn là Gautama), còn gọi là Cừu Đàm 裘曇 hay Cam Giá 甘蔗 (nghĩa đen là cây mía). Nguyên trước họ Phật là Cù Đàm, sau mới đổi là họ Thích 釋.
2. Theo nhà ngôn ngữ học J De Francis, vua Đinh đã lập năm hoàng hậu, trong đó có bà Cồ Quốc (nước Phật).
3. Tên gọi Đại Cồ Việt được các triều đại sau này lược bớt thành Đại Việt. Quá trình này là hiển nhiên và tất yếu vì sự lên ngôi của nền chính trị Nho giáo.
Do đó có thể kết luận như sau:
1. Ý thức dân tộc trong hiến sử Việt Nam có từ TK 10, chứ không phải đợi đến Lý Thường Kiệt với bài thơ Nam Quốc Sơn Hà.
2. Đạo Phật khởi đi là quốc giáo của người Việt Nam từ lúc lập quốc. Một người dân bình thường nếu không là tín đồ cải đạo qua các tôn giáo khác thì thường tự nhận mình theo đạo Phật.
3. Văn minh Phật giáo gắn liền với văn minh Việt Nam, tháp Báo Thiên là một ví dụ. Bất cứ người dân Việt Nam nào có ý kiến trái ngược với các giáo dân Kitô về sự kiện "cầu nguyện đòi đất" vừa rồi, không thể gọi là GIẢ DANH PHẬT GIÁO.
Hoa Châu - TP. Hồ Chí Minh (anhdy1986@gmail.com)
Tôi lên án bài viết này có quan điểm kích động, phân biệt chia rẽ tôn giáo. Việc đòi lại đất đai đã bị nhà nước cưỡng đoạt là một hành động đấu tranh cho công lý và công bằng xã hội, xét về pháp luật Việt Nam thì hoàn toàn phụ hợp.
Đáng lẽ ra Giáo Hội Phật Giáo cũng nên nhân lúc này mà có hành động yêu cầu chính quyền trả lại những khu đất hoặc có hướng giải quyết những đất đai của Giáo Hội đã bị chiếm đoạt để cùng với người Công Giáo nói lên tiếng "Công bằng", đó mới là tinh thần đoàn kết, đó mới phù hợp với Giáo Lý của cả hai giáo hội.
Việc đất đai của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hiện nay trước kia là đất đai của Phật Giáo đã thuộc về lịch sử, còn việc nhà nước cưỡng đoạt đất đai của cả hai Giáo Hội sau khi giải phóng năm 1975 là trái với Pháp Luật. Không thể đem lịch sử quá khứ để phản bác lại với luật pháp hiện tại, chẳng hạn như Sài Gòn hiện nay trước kia là của Campuchia, vậy tại sao bây giờ họ không đòi lại? Tại sao Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc trong lịch sử là của Việt Nam, tại sao chúng ta không đòi lại?
Mong rằng các bạn trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nên sáng suốt tránh bị kích động bởi các thế lực gây chia rẽ làm tổn hại đến sự đoàn kết và mối quan hệ tốt đẹp của hai Đạo, điều đó đi ngược lại với giáo lý nhà Phật và ngược lại với những tư tưởng tiến bộ của nhân loại hiện nay.
Nguyễn Thái Đạt - Nơ Trang Long, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh (thaihien12345@yahoo.com)
Thân chào quý vị, nếu quý vị là những người con Phật hẳn phải có sự phân biết phải trái, đâu là việc làm của bậc có trí tuệ. Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, vậy tại sao quý vị lại cho đăng bài viết có tựa đề "Tiếng nói của Phật tử trước cái gọi là "cầu nguyện" đòi lại Tòa khâm sứ" lên đây để làm gì???
Quý vị có thấy đây là một việc làm sẽ gây ra chia rẽ tôn giáo hay không? Đạo Phật không bao giờ có chủ trương như thế, quý vị có biết làm vậy sẽ đánh mất niềm tin cho người con Phật hay không??
Chuyện đó là việc giữa nhà thờ và nhà nước, mình là con Phật nên từ bi hỷ xả, nếu thực sự muốn đòi lại đất bên nhà thờ tại sao từ trước giờ nội bộ Phật giáo không làm việc với bên Công giáo, chờ đến giờ đợi người ta lên tiếng quý vị xen vào? Người con Phật mà không có lập trường kiên định, a dua theo thế quyền mà không thấy được việc làm này sẽ gây ra hậu quả to lớn cho tín đồ Phật giáo nói riêng và làm cho bên Công giáo càng khinh rẽ nhà Phật mình.
Tiêu Phong - CA, USA (tieunamnhi@yahoo.com)
Dù sao đi nữa thì việc Pháp đô hộ VN lúc ấy được thế giới hiểu và công nhận [nôm na] là bảo hộ. Khi khu đất Tháp Báo Thiên được giao cho Vatican mà không có sự phản đối của VN, nó đã trở thành đất của Vatican trên phương diện quan hệ Quốc Tế, như lãnh sự quán của một nước.
Chuyện giữa Phật Giáo và chính quyền CS, là nội bộ. Chuyện giữa Công Giáo và chính quyền CS, là luật lệ Quốc Tế. VN hôm nay "vươn ra biển lớn" mới có cớ để đòi lại, nếu không thì lý luận cùng đối với chính quyền CS. Trên phương diện nội bộ trong nước, bài viết này đúng. Trên phương diện luật lệ quốc tế, bài viết này sai!!! Phật tử hay Giáo dân, xin hãy công bằng kẻo gây xích mích tôn giáo.
Trương Công Khanh - Autralia (truong_congkhanh@yahoo.com)
Đọc xong những ý kiến thẳng thắn trên, tôi mới thấy mình là người ít đọc. Nhưng tôi cũng xin nêu một ý kiến, mang tính bày tỏ quan điểm. Đạo Công giáo theo tiếng súng xâm lăng của thực dân Pháp tràn vào Việt Nam, cũng có phần làm thay đổi đời sống người dân bản địa, không hoàn toàn theo nghĩa tiêu cực.
Tuy nhiên, chính sách của đạo Thiên Chúa và Thực dân quyện chặt lấy nhau, thành ra yếu tố 2 mặt, “dựng xây” và “phá phách” còn nằm ẩn ngẩm trong cả nhận thức và nhân cách của nhiều người trong số họ.
Chẳng hạn, khi nói đến nhân vật Thiên Chúa giáo thì không ai không thừa nhận những yếu tố công và tội, con người tôn giáo và con người mưu toan chính trị ở những người như: Nguyễn Trường Tộ, Alexandre de Rhodes, Trương Vĩnh Ký, Ngô Đình Diệm, Trần Lục… Nếu tôi không nhầm thì một vài người trong số trên đã có những cuộc hội thảo để phần nào “minh oan” bằng những đóng góp của họ. Tính chất hai mang này là cách thế để tồn tại. Nếu trong một môi trường đối kháng, ai mạnh, là họ sẽ theo. Đây là cơ sở để chúng ta nhìn ngắm một con người.
Từ thời Tần – Hán, những con người kiểu này cũng đã được sử dụng. Những nhà lịch sử thường nhắc đến chính sách khai thác thuộc địa bao giờ cũng có một công thức dã man và vô nhân đạo gấp nhiều lần so với những sự bóc lột tại chính quốc. Cho nên dòng chảy lợi ích bao giờ cũng xuôi về chính quốc còn bần cùng hóa thì dân bản địa gánh chịu. Nếu xếp hết những mất mát từ con người, tinh thần, di sản văn hóa của dân tộc lên bàn cân, tôi nghĩ người Pháp dù hiện nay có tăng cường viện trợ lớn cỡ nào đi nữa còn chưa có thể bù đắp hết được, chứ chưa dám nói đến vấn đề “đòi” (từ dùng của tác giả bài viết).
Hiểu như vậy, tôi nghĩ người Công giáo nên thay đổi hình ảnh của mình, đồng lòng chung sức vào xây dựng đất nước. Sống vui vẻ chan hòa với các tôn giáo khác, thay vì phải cố chứng tỏ “sức mạnh” của mình bằng những hình ảnh không vui như vậy. Một tòa nhà, một miếng đất, dù có rộng thế nào đi chăng nữa cũng chỉ là vô thường tạm bợ, dễ đổi thay.
Lòng mình rộng thì không có không gian nào bó buộc được. Lòng mình hẹp thì cho dù có ở thiên đường cũng không vừa ý.
Minh Nhiên - TP. Hồ Chí Minh (minh_nhien@yahoo.com)
Không biết ở Căm-pu-chia, Khmer Đỏ có “cầu nguyện” để đòi lại những ngôi chùa mà Khmer Đỏ đã từng chiếm đóng hay không? Nếu bạn nào biết hãy mail cho tôi biết nhé.
Các bạn Phật tử đừng nên bắt chước kiểu này mà “cầu nguyện” nhé vì tranh giành, xâm lăng, không phải tính cách của người con Phật.
Thiếu gì những cơ sở của Phật giáo cũng bị chưng thu. Tôi lấy ví dụ về Việt Nam Quốc Tự ở TP.HCM, chẳng biết nó rộng bao nhiêu héc, nhưng nó bao gồm cả nhà hát Hòa Bình, khách sạn Hòa Bình…
Nếu cũng như người Công giáo làm vậy thì nước ta không chỉ phải đối mặt mới giặc ngoài mà thù trong cũng đang biến tướng, thay hình đổi dạng muốn lật úp bàn cờ. Loạn mất, loạn mất, loạn mất… Vài lời ý kiến vậy thôi. Xin đừng để bụng nhé!
Lưu Trọng Cường - Hoa Kỳ (trongcuong_luu@yahoo.com)
Trong bài: “Một vài suy tư nhân những buổi cầu nguyện trước tòa Khâm sứ tại Hà Nội” trên conggiaovietnam.net có đoạn: “Chúng ta chỉ thực hiện lẽ công bằng. Hà nội đang thắp nến cầu nguyện, những người Ki-tô giáo Việt nam trên thế giới cùng hướng về Hà nội, với những ước nguyện đơn sơ và chân thành: “Hãy trả lại cho César những gì thuộc về César và hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa!” (Mc 12,17). Tâm ý họ đã qúa rõ.
Không hiểu trước khi của César thì nó là của ai. Trước khi có nhà thờ Lớn thì có gì? Tại sao những người Ki-tô giáo chỉ biết nghĩ cho mình, cho Chúa của mình mà không nghĩ đến đất nước, dân tộc, đồng bào. Cái toà khâm sứ đó đâu phải của ai, mà là của nhân dân Việt Nam. Đòi đất của nhân dân Việt Nam dâng cho Chúa là sao?
Tôi cũng xin nêu ý kiến để quý vị tham khảo, rằng tại sao họ có thể đem tượng Đức Mẹ đến để cầu nguyện cúng vái. Vì đã từ lâu, trên toàn thế giới người dân Ki-tô có thói quen dâng tặng cho Đức Mẹ. Ngay cả trái đất này cũng được đích thân Giáo hoàng dâng cho Đức Mẹ. Họ dâng một sản phẩm không thuộc về họ, họ dâng những nơi mà tôi tin chắc rằng dù Chúa có sống lại cũng không biết đến.
Người Ki-tô giáo trên thế giới có hơn 1 tỉ tín đồ. Họ lấy quyền gì mà dâng trái đất cho Đức Mẹ. Nếu họ muốn dâng thì dâng những cái mình có. Lấy đồ của người khác để đem dâng, còn công lao thì mình hưởng, tôi mới thấy lần đầu.
Đạo Thiên Chúa mới xuất hiện cách đây 2000 năm. Trước khi người ta chưa phát minh ra Chúa, thế giới này đã tồn tại vậy mà họ bảo thế giới là vật phẩm mà Đức Mẹ ban tặng. Thế là Đức Mẹ tặng thế giới này cho con người và họ tặng lại thế giới này cho Đức Mẹ.
Cứ tặng qua tặng lại như vậy, chả trách mà họ nghĩ rằng cái gì mà họ đã đặt chân đến thì đều là của họ, chả trách mà “thà mất dân tộc, chứ không để mất Chúa”. Không những đối với nhà nước, tôi nghĩ đây là một điểm mang tính “bản chất” mà chúng ta buộc phải lưu tâm. Bằng không sẽ có ngày họ sẽ dâng cả những ngôi chùa của Đạo Phật chúng ta cho Đức Mẹ.
Vi Tiểu Bảo - Huế (vitieu_bao34@yahoo.com)
Có nhiều người Ki-tô giáo trong kháng chiến cũng là những tấm gương tốt trong phục vụ tổ quốc, đồng bào. Họ cũng hy sinh thầm lặng mà không có bất cứ đòi hỏi nào.
Việc làm “cầu nguyện” thực chất là gây sức ép với Nhà nước như vậy, trong lúc này đã làm xấu đi hình ảnh của những người Công giáo chân chính có lòng từ thiện, bác ái.
Bên ngoài nhìn vào, không hiểu sự tình sẽ cho rằng Chính quyền Việt Nam cướp đất của tôn giáo mà không trả lại. Tạo điều kiện cho các thế lực thù địch chống phá Nhà nước và sự ổn định xã hội.
Tôi nghĩ nếu phải trả thì Nhà nước hãy trả cho Phật giáo. Còn một lời xin lỗi của Ki-tô giáo đối với Phật giáo, có lẽ không cần đâu. Vì nếu lời xin lỗi không xuất phát từ lương tâm thì dù có trăm ngàn vạn lời cũng vô giá trị.
An Nguyen - Hoa Kỳ (mailto:annenguyen@yahoo.com
Thưa ông Vũ Huấn, qua ý kiến của ông, tôi thiết nghĩ nếu tất cả Phật tử nói chung đều như ông cả thì đã xóa hẳn Phật giáo và nước Việt Nam đã trở thành quốc giáo của Thiên Chúa Giáo rồi. Điển hình như ở Ấn Độ, Hồi Giáo đã xóa sạch Phật Giáo suốt mấy trăm năm. Phi Luật Tân thì không chỉ toàn là đạo chúa mà còn xóa tên để lấy tên của Hoàng tử Philiip đạt tên cho quốc đảo nầy. Rộng hơn là các nước nam Châu Mỹ đều phải xóa hết tất cả các nền văn hóa, các ngôn ngữ địa phương để chị nói một thứ tiếng Tây Ban Nha cho các thế lực đạo Chúa dễ bề truyền đạo.
Cho nên, đối với tôi, Đạo Phật là đạo Từ Bi, tức nhiên trong từ bi đó phải có Trí Tuệ, phải có Dũng Mãnh để diệt ma quân, xây dựng đất nước hòa bình, đem anh lành phúc đến cho con người được. Vì Phật Pháp bất ly thế gian giác. Trân trọng
Vũ Huấn - TP. Hồ Chí Minh (huandeo1979@yahoo.com)
Trước việc dân Ki-tô giáo cầu nguyện đòi Nhà Khâm sứ, tôi nghĩ người Phật tử chỉ nên tập trung về một chữ PHẬT. Làm sao để xứng đáng tu tập, hoằng dương Phật pháp, ban vui cho chúng sinh, để tất cả con Phật trở về thế giới của chư Phật, cõi đó mới thực sự là của những người con Phật.
Tôi luôn tin có sự chứng minh của các chư Phật, hộ pháp chư thiên ngày đêm nhiếp họ.
Còn đối với Ki-tô giáo, họ làm họ tự bôi nhọ, ô uế đạo của họ.
Điều cuối cùng tôi cũng mong sao đạo Phật của chúng ta không bao giờ bị để các tôn giáo khác bôi nhọ. Bởi vì đạo Phật khi nhắc đến là nói đến Đạo luôn mang lại sự an lạc cho chúng sinh, làm một chính đạo, bất suy, bất biến. Đây là lời góp ý của một người có thể xem như là một người con PHẬT, hoặc là một lời gợi ý cho Ban biên tập để xem xét, để cho mọi người hiểu rõ về tư tưởng cũng như là giải pháp về vụ trên.
Tôi cũng chỉ mong sao lịch sử vẫn là lịch sử, không có gì thay đổi được... Ki-tô giáo không được thêm bớt. Và Đạo Phật không có ý tranh giành....
Nguyễn Thị Huyền - Hải Dương (ngoc_huyen618@yahoo.com)
Đạo Phật không chỉ Từ Bi Hỷ Xả mà còn “Tồi tà, hiển Chánh”. Lịch sử cần phải được nhận thức nghiêm túc để trả lại đúng giá trị của nó. Tôi thấy tác giả bài viết đã nêu lên một vấn đề lịch sử nhạy cảm, nhưng cần thiết trong hoàn cảnh này.
Nếu các bạn vào google.com và gõ từ khóa: “cầu nguyện đòi lại Tòa Khâm Sứ”, các bạn mới thấy hết tất cả những “luận điệu” lịch sử mà người ta cố tình “hợp thức hóa” những sai lầm bằng một thái độ bẻ cong lịch sử.
Nếu các bạn vào nhiều trang web Công giáo, các bạn sẽ thấy người ta nói về đạo Phật một cách sai lạc như thế nào. Tôi là một Phật tử, đồng thời là giáo viên dạy lịch sử, tôi ngạc nhiên với ý kiến của Bùi Lan, một người làm khoa học mà sử dụng từ “Phật giáo đang tìm lại con đường đến với lương tâm và trí tuệ” (xin thưa Phật giáo chưa từng đánh mất điều này).
Lê Duy Công - Hội An, Quảng Nam (congduy_le@yahoo.com)
Có nhiều người đồn đại về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm nhà thờ và bảo Nhà nước sẽ nhanh chóng trả lại tòa khâm sứ vì Giáo dân bị khích động ngày càng trở nên cuồng tín, sẽ gây căng thẳng giống như Tin lành “Đề ga” gì đó.
Nhìn thấy họ “cầu nguyện” mà con mắt thì trong lòng thì hừng hực khí thế, một thanh niên như tôi mà còn thấy nổi da gà. Đúng như bạn tác giả nói, người Công giáo đang làm cho hình ảnh của mình trở nên buồn cười. Tôi thấy nếu cầu nguyện để chống lạm phát và tăng giá cả thì hay biết mấy, vì gần tết rồi, đụng việc gì cũng tiền cả.
Ngô Nguyễn Du - TP. Hồ Chí Minh (nguyen_du975@yahoo.com)
Tôi cũng không hiểu sao họ lại có thể có hành động trẻ con như thế. Họ lôi kéo hàng nghìn người từ người già đến trẻ con đội giá rét để làm cái việc “cầu nguyện” trông rất tội nghiệp. Chỉ tiếc người bị xách động không hiểu biết nguyên nhân của vụ việc này.
Sự thật lịch sử nếu đã quá rõ như vậy, chỉ mong Giáo hội Phật giáo có một tuyên bố, hội thảo về ngôi chùa Báo Thiên để trả lại vị thế của ngôi chùa này trong lòng dân tộc.
Tôi nghĩ, trong lúc giá cả leo thang, sự phân hóa giàu nghèo gay gắt như lúc này, thay vì tốn thời gian công sức đi “đòi” một cái vốn dĩ không thuộc về mình như thế, nên chăng họ để dành sức cầu nguyện cho những người nghèo khổ, những người không có nhà để che thân, những người chạy ăn từng bữa.
Tôi nghĩ sự cầu nguyện cho người nghèo ấy sẽ thiết thực hơn để lại giá trị nhân văn, vị tha sâu sắc hơn.
Bùi Lan - Hà Nội (phuonglanb@yahoo.com)
Tôi - một người làm khoa học và ngưỡng mộ tinh thần Từ Bi Hỷ Xả của Phật giáo - rất ngỡ ngàng trước cách tiếp cận vấn đề của bài viết này.
Phật giáo đang tìm lại con đường đến với lương tâm và trí tuệ của nhân dân sau nhiều năm thăng trầm của lịch sử phát triển dân tộc. Vậy, kính mong quý Ban Biên tập có sự cân nhắc trước khi đưa những bài viết có cách nói "động chạm" đến giá trị, tự tôn của các tôn giáo khác và những vấn đề mà quyền phán xét thuộc về lịch sử chứ không phải là riêng một cá nhân nào, dù là trích dẫn, không thực nói lên quan điểm, thái độ của những người biên tập mạng và quý đạo hữu.
Sự thật lịch sử chỉ có thể chiêm nghiệm, quan niệm trắng - đen phân minh thiết nghĩ không thực phù hợp với Giáo lý Duyên Nghiệp đầy nhân bản và công bằng của Phật Giáo.
Trân trọng biết ơn đã lắng nghe ý kiến của tôi. Kính chúc các quý vị dồi dào sức khỏe, trí tuệ và tình thương trong ánh sáng soi đường của Chính Pháp.
La Sơn Du Tử - Hòn Gai, Quảng Ninh (du_tu55@yahoo.com)
Trong “Thương thư” có viết: “Phổ thiên chi hạ mạc phi vương thổ, suất hải chi tân mạc phi vương thần” (Cái gì – dù cái đó tầm thường cách mấy – mà chẳng phải là của vua, ai dưới gầm trời mà không phải là bề tôi của vua?). Chính vì điều này mà Bá Di – Thúc Tề dù đã bất hợp tác với nhà Chu đến mức “bất thực cốc Chu gia” vẫn còn bị truy đuổi triệt để. Rau ví dù có đắng mấy cũng mọc lên trên đất (thiên hạ) của nhà Chu. Cái duy nhất mà hai vị gọi là “thánh chi thanh” này chỉ có thể làm là nhịn đói đến chết.
Triều đại nào sau khi được thiết lập cũng sẽ cũng cố cái quyền cai trị đó. Nếu người Công giáo có thể bất mãn với tất cả các triều đại thì hãy học theo Bá Di – Thúc Tề là nhịn đói đến chết mà thôi, chứ có quyền gì mà “đòi”.
Có biết bao nhiêu thuộc địa mà thực dân xâm chiếm còn đều phải trả về cho dân bản địa kia mà. Mượn cớ vì một khu đất mà trước đó thực dân xâm chiếm ban cho mình xây nhà thờ rồi để đòi lại thì tôi không hiểu trong đầu họ đang nghĩ gì? Có lẽ đất đai này không phải do tổ tiên chúng ta gầy dựng nên mà do người phương Tây “sáng tạo”, do Chúa "sáng tạo" ra?
Nguyễn Hiền - Ba Đình, Hà Nội (nguyen_hien2183@yahoo.com)
Lần đầu tiên tôi nghe nói người ta “đòi” một cái vốn dĩ không thuộc về mình, không phải của mình. Các bạn có buồn cười không khi một ai đó đến khu vườn xanh tươi thuộc sở hữu của người khác, sau đó chiếm phá khu vườn ấy và xây lên một ngôi nhà, rồi tuyên bố với mọi người rằng, ngôi nhà này là thuộc sở hữu của người vừa xây lên. Sau này người bị mất khu vườn xanh tươi tìm cách đánh đuổi kẻ kia ra khỏi ngôi nhà đó.
100 năm sau, mọi người lần lượt chết đi, ngôi nhà đó được các quan địa phương chưng thu. Không hiểu sao có kẻ tự nhận là “con” của người đến chiếm phá khu vườn xanh tươi đó và viết đơn kiện lên các quan đòi lại ngôi nhà của mình. Những người con cháu của khu vườn xanh tươi đó không hiểu nổi khu vườn xanh tươi của mình lại bị đòi một các trắng trợn như vậy. Họ chỉ còn biết vái Bụt mong sao Bụt có phép thần cử xuống cho họ một “Bao Thanh Thiên” để xứ vụ kiện này.
Phan Hữu Dương - Hà Nội (mailto:phanhuuduong113@yahoo.com))
Lịch sử công giáo trên đất nước Việt Nam là một lịch sử "gây đau thương", vì đã phạm không biết báo sai lầm với đất nước, dân tộc.
Tôi không có ý chống đạo Thiên Chúa - với tư cách là một tôn giáo, nhưng tôn giáo đó trong mấy trăm năm "đến mảnh đất này" đã có không ít ứng xử sai lầm, trong những biến cố của lịch sử đã quay lưng lại với dân tộc.
Lịch sử dẫu sao cũng là lịch sử, thiết tưởng trên tình thần hòa hợp tôn giáo, khoan dung....trong thời đại mới, đạo Công giáo ở Việt Nam đã có những "tư duy" mới, khắc phục và đoạn tuyệt với quá khứ "lỗi lầm"...
Nhưng không! Qua hành động "đòi" lại đất gần đây, cho thấy tư duy của họ vẫn là "đối lập" quyền lợi dân tộc, sự ích kỷ ngữ trị và sai lầm cỗ hữu vẫn "nguyên xi" bản chất.
Tôi đề nghị Giáo hội PGVN nên có văn bản chính thức với Nhà nước, và nêu lên quan điểm của Giáo hội về lịch sử các mảnh đất mà Đạo Thiên Chúa đã câu kết với thực dân Pháp "cưỡng chiếm". Chỉ cần nhìn nhận lại đúng lịch sử, người dân và cả thế giới sẽ một lần nữa thấy được lịch sử của Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam.