Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2008

QUAN ĐIỂM CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM VỀ TGM NGÔ QUANG KIỆT


Ngày 23-9-2008, UBND TP. Hà Nội đã có văn thư số 1437/UBND-NC gửi Hội đồng Giám mục Việt Nam do Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký. Nội dung văn thư nói về những hành vi vi phạm pháp luật của ông Ngô Quang Kiệt và một số linh mục tại giáo xứ Thái Hà và chính sách tôn giáo của nhà nước như những thông tin mà báo chí truyền hình đã đưa tin.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Không thể theo giáo luật mà bất chấp luật pháp

http://www.vietnamnet.vn/chinhtri/2008/10/806499/

- Trao đổi về toàn văn phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt

http://huongsenviet.blogspot.com/2008/09/ton-vn-li-pht-biu-ca-tgm-ng-quang-kit.html

- Nghĩ về "Thượng tôn pháp luật"

http://sachhiem.net/THOISU_CT/ThienLoi6.php

- Đọc "Đơn khiếu nại khẩn cấp"

http://huongsenviet.blogspot.com/2008/09/c-n-khiu-ni-khn-cp-ca-tgm-ng-quang-kit.html

Điều đáng chú ý trong văn thư này, chính quyền TP. Hà Nội đưa ra hai kiến nghị:

1. Vận động các giáo sĩ, giáo dân chấp hành đúng quy định của nhà nước, hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật, giữ gìn và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức, chung lòng xây dựng và bảo vệ quê hương đầt nước.

2. Xem xét, xử lý và đề nghị xứ lý nghiêm minh theo đúng quy định của giáo hội đối với Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, linh mục Vũ Khởi Phụng, các giáo sĩ Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong; đồng thời yêu cầu thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của các vị này ra khỏi giáo phận Hà Nội.

Đáp lại văn thư của UBND TP. Hà Nội, ngày 25-9-2008, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam Nguyễn Văn Nhơn đã gửi văn thư số 10/GHVN trả lời như sau:

“Chúng tôi đã nhận được văn thư số 1437/UBND-NC, do ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ký ngày 23-9-2008, về việc “xử lý những vi phạm của một số giáo sĩ thuộc giáo phận Hà Nội”.

Trong văn thư này, quý Ủy ban có kiến nghị Hội đồng Giám mục Việt nam “xem xét, xứ lý và đề nghị xử lý nghiêm theo qui định của Giáo hội đồi với Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt, linh mục Vũ Khởi Phụng, các giáo sĩ Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong”.

Sau khi xem xét, chúng tôi thấy các vị này không làm bất cứ điều gì ngược lại giáo luật hiện hành của Giáo hội Công giáo.

Vì thế chúng tôi xin thông báo để quý Ủy ban được rõ; đồng thời xin gửi kèm theo đây bản Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay, để quý vị tham khảo thêm”.

Như vậy là quan điểm đã rất rõ. Một công dân “có vai vế” vi phạm pháp luật Việt Nam bị chính quyền cảnh cáo, nhưng không hề vi phạm vào "giáo luật" nào của giáo hội. Phải chăng giáo hội (tổ chức) ấy đang đào tạo ra những con người (cho phép được) vi phạm pháp luật quốc gia, mà không vi phạm giáo luật? Không hiểu ông Nguyễn n Nhơn đang gửi thư phúc đáp chính quyền hay đang công khai lôi Giáo hội Công giáo và con chiên của mình vào chống đối lại chính quyền, cụ thể là giáo dân từ nay trở đi có làm bất cứ việc gì miễn là tuân thủ "giáo luật" nhà thờ là được rồi, không cần phải quá chú ý vào pháp luật nhà nước mà làm gì. Thực ra phát biểu này không những không khôn ngoan mà còn cho thấy một giáo hội bảo thủ và thừa hưởng những phát ngôn mang nặng tính chất thời ngoại thuộc.

Không những thế, thư phúc đáp còn gửi đính kèm một bản gọi là “Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vần đề trong hoàn cảnh hiện nay”. Nghe có vẻ rất hùng hồn nhưng ngây thơ, rỗng tuếch và không kém phần thách thức. Thực chất khi chính quyền Hà Nội gửi thư yêu cầu xử lý cũng là một nước cờ khôn ngôn, để nói cho hết nhẽ thôi. Nếu tiếp tục vi phạm pháp luật, đe dọa chính quyền và phát ngôn bừa bãi như vừa rồi thì pháp luật sẽ xứ lý ngay mà không cần phải hỏi đến cái thứ “giáo luật” ấy nó quan trọng như thế nào. Đừng thấy vậy mà tỏ vẻ “oai”. Và cũng là dịp để chính quyền biết đã có một cái thứ “giáo luật” trời ơi đang trôi nổi ở Việt Nam. Phát ngôn của Hội đồng Giám mục Việt Nam như vậy sẽ tạo ra một tiền lệ không hay có tính chất cổ vũ người vi phạm pháp luật và tạo ra những vụ việc lặp lại tương tự.

Sau đây chúng tôi xin phân tích một số điều trong bản “Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vần đề trong hoàn cảnh hiện nay”.

I. TÌNH HÌNH

1.Giáo hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội”.

- Câu nói này mâu thuẫn với những hành động của Hội đồng Giám mục khi gửi đơn cho chính quyền với giọng điệu rất dỏm và có tính chất ngụy biện: “chúng tôi thấy các vị này không làm bất cứ điều gì ngược lại giáo luật hiện hành của Giáo hội Công giáo”. Thế ra cả xã hội Việt Nam không thấy gì hết nên những giáo sĩ kia mới vi phạm pháp luật. Nếu “không có chức năng làm chính trị” thì nên giữ chức năng làm đạo đức mà trước khi hoàn thiện đạo đức tôn giáo thì nên hoàn thiện đạo đức công dân, có nghĩa rằng đừng vi phạm pháp luật, đừng miệt thị dân tộc, đừng chiếm phá tài sản của người khác. Và nếu “không đứng bên lề xã hội” thì rất nên tuân thủ pháp luật của nhà nước, hoàn thiện tứ cách đạo đức của người công dân.

Nói tóm lại câu nói trên là bao biện, lươn lẹo.

2.Luật về đất đai tuy đã sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp đà biến chuyển trong đời sống xã hội, đặc biệt là chưa quan tâm đến quyền tư hữu chính đáng của người dân. Thêm vào đó nạn tham nhũng và hối lộ càng làm cho tình hình tệ hại hơn. Thiết nghĩ không thể có một giải quyết tận gốc nếu không quan tâm đến những yếu tố này ”.

- Phần trên “thấy các giáo sĩ không ngược với giáo luật”, “không làm chính trị”, nhưng phần này mở miệng ra thì lại sặc mùi chính trị vì thấy toàn chuyện chính trị không à.

Nói đến “Luật đất đai” là nói đến phạm vi và quyền hành của cơ quan lập pháp: Quốc hội. Chuyện sửa đổi pháp luật về đất đai nếu có thì cũng phải đợi kỳ họp quốc hội trình bày việc sửa đổi và tiến hành bỏ phiếu tán thành. Mọi người dân đều có quyền tham gia phát biểu đóng góp ý kiến, nhưng trước khi trình quốc hội thông qua việc sửa đổi luật đất đai, tất cả các quy định về luật đất đai trước đó vẫn còn hiệu lực thi hành thì tất cả công dân Việt Nam không kể là thành phần nào đều phải tuân thủ. Không lẽ cả Hội đồng Giám mục Việt Nam mà không hiểu chuyện này.

Qua vụ cầu nguyện “đòi đất”, cho thấy không có một công dân “giáo dân” nào được giáo dục điều này. Mảnh đất “Tòa khâm sứ” đã được bàn giao cho nhà nước quản lý từ 50 về trước trong chính sách cải tạo nhà cửa ở miền Bắc, với đầy đủ những quy định pháp luật kèm theo những nghị định, thông tư, công văn hướng dẫn thi hành luật vừa bao quát vừa cụ thể. Những tài liệu trên Hội đồng Giám mục có thể tham khảo một cách không mấy khó khăn qua các phương tiện truyền thông trên internet.

Chính quyền Hà Nội dù trực tiếp quản lý thì cũng chỉ có thể xem xét, trình duyệt và cấp đất đai theo quy định mới, chứ không có một cơ sở pháp lý nào để giải quyết việc “đòi đất”, nhất là đất đó do chính quyền thực dân bảo hộ cấp, đã hết hiệu lực khi chính thể cầm quyền thay đổi. Và đặc biệt họ không thể xé luật đất đai để giải quyết riêng cho người Công giáo. Vì chính sách đất đai thời điểm đó có ảnh hưởng trên phạm vi rộng, liên quan đến nhiều tổ chức, tập thể và cá nhân khác. Nếu ai cũng vùng lên cầu nguyện “đòi đất” một cách bất chấp pháp luật như vậy thì chẳng khác Việt Nam là nhà nước vô chính phủ.

Quyền tư hữu chính đáng của người dân được nhà nước bảo vệ theo khuôn khổ pháp luật và theo quy định của hiến pháp tùy theo mức độ và tính chất của từng thời kỳ. Nếu giáo hội thấy người dân nào trong xã hội bị xâm phạm vì quyền “tư hữu” thì Giáo hội cứ việc kiến nghị lên các cơ quan pháp luật của nhà nước. Kể mà Giáo hội lên tiếng từ cái vụ “dân oan đòi đất” mà Hòa thượng Thích Quảng Độ cầm đầu ấy thì hay biết mấy. Sao lúc đó không thấy ai trong Hội đồng Giám mục Việt Nam lên tiếng vậy ta? Máu “anh hùng” để quên ở đâu mất rồi?

Còn chuyện tham nhũng, hối lộ là chuyện mà mọi người, mọi nhà quan tâm chứ chẳng riêng gì Giáo hội Công giáo, nên đưa nó vào vụ tranh chấp “đòi đất” này chẳng phải là “đánh bùn sang ao” với chế độ sao. Không “đòi đất” được cho mình thì quay sang nói xấu, xuyên tạc chứ không phải lời góp ý chân thành. Bởi nếu là sự quan tâm và góp ý chân thành thì từ xưa tới nay, năm nào Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng phải gửi văn thư phê bình, chấn chỉnh nạn tham nhũng hối lộ và đừng để cho giáo dân của mình tham gia vào việc đó chứ. Nhưng nếu nhà nước mà “trả đất” lại cho mình thì không khéo lại “Việt Nam vạn vạn tuế”, “Đảng cộng sản muôn năm và sáng suốt”.

3.Trong tiến trình giải quyết những tranh chấp, một số phương tiện truyền thông thay vì là nhịp cầu liên kết và cảm thông thì lại gieo rắc hoang mang và nghi kỵ

- Nói đến gieo rắc hoang mang và nghi kỵ thì truyền thông Công giáo trong gần một năm qua là giữ ngôi quán quân. Có thể Hội đồng Giám mục Việt Nam toàn là những người già cả, có lướt web được thì cũng không thể ngồi lâu mà đọc tin tức lên không thấy truyền thông Công giáo chia rẽ như thế nào bằng việc “hiệp thông” đánh phá, bôi xấu chế độ, miệt thị pháp luật nhà nước. Thậm chí ngay từ những ngày cầu nguyện đầu tiên năm 2007 đã đe dọa rằng 6 triệu người Công giáo vùng lên có thể làm rung chuyển xã hội và dẫn đến sự sụp đổ của một chế độ. Nào là “máu đã chảy”, nào là “chúng ta phải đấu tranh tới cùng”, nào là “đòi đất cho bằng được”, nào là những người không ủng hộ việc đòi đất thì đều bị kết tội là “quỷ xa-tan”… Như vậy chắc không phải là giao rắc hoang mang và lo sợ?

Nhà nước Việt Nam quá nhường nhịn với các tin tức như vậy, chỉ đến khi ông Ngô Quang Kiệt “lỡ lời” miệt thị dân tộc (được người Công giáo lôi vào ngữ cảnh mong muốn đất nước phát triển) thì truyền thông mới thực sự vào cuộc. Và như đã thấy, cả nước đã phẫn nộ trừ những người Công giáo “hiệp thông” với ông Ngô Quang Kiệt là “khen thơm”. Đã vậy, người ta còn được thực mục sở thị những hình ảnh rất hài hước. Ông Ngô Quang Kiệt ngay sau khi viết “Đơn khiếu nại khẩn cấp” đe dọa chính quyền: “Chúng tôi có quyền sử dụng những khả năng có thể để bảo vệ tài sản của chúng tôi đã cho “giáo dân” bắc loa công suất lớn để phổ biến tinh thần “mong đất nước phát triển này”. Rồi sau ngày “lỡ lời”, ông ta cũng dùng loa công suất lớn phát lại đoạn băng nói chuyện với UBND TP. Hà Nội còn “giáo dân” thì ngồi đầy sân vỗ tay tán thưởng vì ngài Tổng nói "hay" quá.

4. “Các phương tiện truyền thông chỉ thực sự mang lại lợi ích cho con người và cộng đồng xã hội khi phục vụ sự thật và phản ánh thực tại một cách trung thực”.

- Không biết truyền thông Công giáo có được bao nhiêu chuyện “trung thực” trong đó khi không phản ánh một sự thật rằng: chùa Báo Thiên, một ngôi chùa nổi tiếng của Phật giáo đã bị Giám mục Puginier cấu kết với giáo gian Nguyễn Hữu Độ cướp phá. Đây chỉ nêu ra một ngôi chùa nằm trong vụ tranh chấp “đòi đất”, chứ nếu nói trắng ra thì có rất nhiều ngôi chùa trên toàn quốc bị các giáo sĩ chiếm phá. Đó là “công lý và hòa bình” của thời ngoại thuộc chăng? Đó là phục vụ sự thật chăng? Và nếu là sự thật thì tại sao các linh mục khuyến khích giáo dân không nên đọc và tiếp xúc với các thông tin ngoài các trang web Công giáo. Phải chăng là “phục vụ sự thật” nhưng lại sợ sự thật? Vậy thì người ta buộc phải nghi ngờ tính “trung thực” của truyền thông Công giáo. Vì đã là “trung thực” thì sợ gì người ta nói khác mình.

- Và “trung thực” nhất chính là “hợp thức hóa” khu đất lùm xùm cỏ cây làm “linh địa Đức Bà”, rồi tung tin đồn nhảm “Đức Bà hiện hình”, “Đức Bà hiển linh” để thu hút giáo dân ngoại tỉnh về “hiệp thông chiếm đất”…

Cũng như phần trước kéo chuyện “tham nhũng” vào cuộc, nay kéo đến chuyện “giáo dục”.

5.Ngày nay một trong những điều gây nhiều nhức nhối lương tâm là sự gian dối trong nhiều lĩnh vực, kể cả trong môi trường cần đến sự thật nhiều nhất là giáo dục học đường. Chắc chắn tất cả những ai tha thiết với tiền đồ của đất nước và dân tộc không thể không quan tâm đến tình trạng này

- Ôi chao, vĩ đại quá! Đúng như mong ước to lớn của ông Ngô Quang Kiệt cho dân tộc Việt Nam. Cứ như thể rằng trao Bộ Giáo dục cho Hội đồng Giám mục Việt Nam là sẽ có ngay sự thật không bằng. Nếu khi nào Hội đồng Giám mục Việt Nam được vinh dự thay thế Bộ Giáo dục thì không cần dạy quá nhiều sự thật đâu. Chỉ cần dạy cho thật tốt môn lịch sử và đừng giấu giếm gì cả về những chính sách của đạo Công giáo Việt Nam trong quá trình tiếp tay thực dân đế quốc xấm chiếm Việt Nam. Có lẽ cũng không cần phải dạy nhiều sự thật lịch sử làm gì không khéo lại “tẩu hỏa nhập ma” chỉ cần dạy ba câu nói này là đủ:

- “Không có sự hộ trợ của giáo dân Việt Nam, quân Pháp như con cua bị bẻ gẫy hết càng, không có cách gì để có thể xâm chiếm nổi Việt Nam” (Giám mục Puginier)

- “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” (Linh mục Hoàng Quỳnh)

- “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam(Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt).

6.Bạo hành và bạo lực bắt nguồn từ chính tâm hồn con người… Nếu không được hướng dẫn và thực tập, con người sẽ dễ dàng chiều theo những tham vọng ích kỷ của mình, và cái ác sẽ lan tràn trong đời sống xã hội”.

- Đáng khen một điều là Hội đồng Giám mục Việt Nam đã nhận thức được hành vi là “từ chính tâm hồn con người”, chứ nếu do “ý Chúa” thì không biết sao mà nói. Không biết “cầu nguyện” bằng vác kìm búa, xà beng đi phá phách, chiếm đất một cách bất chấp pháp luật có được xếp vào “bạo hành, bạo lực” không?

Có lẽ “ý tứ” bạo hành, bạo lực này để ám chỉ việc công an dùng hơi cay để trấn áp những thành phần “cầu nguyện” quá khích. Có một quốc gia nào có luật pháp, dân chủ mà để cho công dân của mình làm gì thì làm như vậy không? Cứ thử nhìn sang Mỹ xem một năm họ dùng bao nhiêu lần hơi cay để trấn áp những người gây rối. Xin Hội đồng Giám mục Việt Nam đừng nhầm lẫn giữa việc “đăng ký biểu tình” tức xin phép chính quyền và việc bất chấp cả pháp lệnh tín ngưỡng, pháp luật để gây mất trật tự anh ninh xã hội.

Trước khi bị công an dùng “hơi cay” tát vào “má trái” thì HĐGMVN nên giáo dục giáo sĩ và con chiên của mình đừng quá khích, đừng bất chấp pháp luật để chiếm đất của người khác. Nếu được như vậy thì dù có muốn đưa “má phải” ra cho người ta tát, người ta cũng chẳng thèm tát đâu.

II. QUAN ĐIỂM

Phần này nói là “Quan Điểm” nhưng gần như trình bày lại những gì mà chúng tôi đã nêu trong phần “Tình Hình”. Chỉ có điều khác cơ bản là giọng văn được đôn lên ở mức “kiến nghị”, chứ không lên gân “làm ngay”, “chấm dứt ngay”… theo kiểu đe dọa như “Đơn khiếu nại khẩn cấp” của ông Ngô Quang Kiệt.

1. “Trước hết về luật đất đai còn nhiều bất cập thì nên sửa đổi cho hoàn chỉnh. Việc sửa đổi này cần phải quan tâm đến quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn quốc tế của Liên hợp quốc về nhân quyền đã khẳng định: “Mọi người đều có quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình một cách độc đoán (số 17)”

Luật đất đai trước tình hình mới hiện nay quả thực là cần phải chỉnh sửa cho thích hợp nếu không Việt Nam sẽ mất hết đất vào tay những nhà đầu cơ nước ngoài. Họ mua dự án, lên quy hoạch, tiền chưa đổ vào Việt Nam thì chính người dân Việt Nam đã đổ xô vào mua hết đất dự án đó rồi. Vô hình chung đất của dân mình, dân mình bỏ tiền ra mua, còn người ngoại quốc hưởng lợi.

Có vân vân chuyện về đất đai như vậy mà nhà nước phải nhanh chóng sửa đổi và đưa vào luật. Còn quyền tư hữu của người dân quy định rất rõ trong luật đất đai hiện hành rồi. Không có quyền ấy thì ai được phép bán nhà mua nhà… Chắc chắn không có chuyện sửa đổi luật đất đai là nhà nước phải thừa nhận quyền tư hữu đất đai của chính quyền bảo hộ thực dân. Điều này là một ảo tưởng.

Từ chuyện về chỉnh sửa về luật đất đai mà HĐGMVN phải dẫn Tuyên ngôn quốc tế của Liên Hiệp quốc về nhân quyền thì quả thực to tát. Luật đất đai là thuộc lĩnh vực pháp lý mang tính ràng buộc, mọi công dân trong quốc gia đó phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thi hành. Còn Tuyên ngôn quốc tế của Liên Hiệp quốc về nhân quyền như một thúc đẩy và khuyến khích, không có tính ràng buộc về pháp lý. Vả lại khái niệm "tài sản" là một khái niệm rộng, không bó rọ vào lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, ở vụ việc cầu nguyện “Tòa khâm” nhà nước đã làm đúng với những quy định của pháp luật mà quốc hội đã phê chuẩn và ban hành. Không ai bị tước đoạt tài sản trong vụ việc này cả. Nếu nói thiệt hại thì Công ty may chiến thắng với mấy trăm công nhân thực sự mới là những người thiệt hại vì bị chiếm phá đất, ngưng trệ sản xuất.

Còn mảnh đất “Tòa khâm” từ trong lịch sử bị giáo sĩ và thực dân chiếm phá như thế nào, có phải là tước đoạt tài sản của người khác một cách độc đoán hay không, chắc HĐGMVN không phải không rõ.

2.Trong thực tế đã có những thông tin bị bóp méo và cắt xén… Nếu đã phổ biến những thông tin sai lạc thì cần phải cải chính”.

- Trong một cuộc họp quan trọng với những nhân vật quan trọng của cả hai phía Chính quyền Thành phố Hà Nội và Tòa Tổng giám mục như vậy, mọi phát ngôn đều phải hết sức cẩn trọng.

Chúng ta không những phải đặt câu nói bất hủ của ông Ngô Quang Kiệt trong ngữ cảnh ông mong đất nước phát triển, đoàn kết, được người ta kính trọng mà chúng ta phải đặt nó trong một hoàn cảnh chung của cuộc phát động đòi đất do chính ông Ngô Quang Kiệt phát động, đặc biệt là “Đơn khiếu nại khẩn cấp” của ông trước đó một ngày. Bằng không thì sẽ dính chặt vào ngữ cảnh “ngôn ngữ” mà quên đi ngữ cảnh “tâm địa” (thực bụng hay không). Nếu coi tất cả những hành động mà ông ta đã làm thì thật khó mà người ta có thể tin được những gì ông ta "mong muốn" cho đất nước, trong khi tình hình xã hội lạm phát tăng cao, tranh chấp Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp...

Xin thưa câu nói thật 100% của ông Ngô Quang Kiệt, một người có vai vế, địa vị không nhỏ trong xã hội dù trong ngữ cảnh nào, nếu ở phương Tây cũng sẽ trở thành tít lớn trong trang nhất của báo chí.

Tôi chỉ xin lấy một bài học trong lịch sử dân tộc. Trong Hậu tự huấn, Nguyễn Trãi dạy thái tử: “Đừng thích tiền của mà buông tuồng xa xỉ, đừng gần thanh sắc mà bừa bãi hoang dâm. Cho đến những việc dùng nhân tài, nghe can gián, ra một chính sách, một mệnh lệnh, phát một lời nói, một việc làm, đều giữ chính trung”.

Chỉ cần “một lời nói” thôi, không cần phải cả câu, cả đoạn làm gì cho mệt. Vì ai mà chả biết sau câu nói “lỡ lời”, ông Ngô Quang Kiệt mới ứng tác ngay một bài thơ phát triển, lớn mạnh, được kính trọng ở phần sau. Vả lại ngay khi ông Ngô Quang Kiệt phát ra lời nói đó, ông Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã nhắc nhở ngay việc ông phát ngôn cho cẩn thận. Vậy thì báo chí truyền hình có thông tin sai sự thật không?

Trong khi người dân cả nước đang phẫn nộ, đòi ông Ngô Quang Kiệt phải ra lời xin lỗi thì HĐGMVN lại bảo phải “cải chính”. Cải chính cái gì đây. Chắc phải đổi ngược câu “nhục nhã” mà ông Ngô Quang Kiệt phát ra bằng câu “vô cùng vinh dự và tự hào” thì HĐGMVN mới hỷ hả chăng?

3. “Cuối cùng truyền thống văn hóa và đạo đức của dân Việt vốn nhấn mạnh đến tình tương thân tương ái và sự hài hòa trong xã hội. Tuy nhiên khi giải quyết những tranh chấp gần đây, đáng tiếc là đã có những hành vi sử dụng bạo lực, làm mất đi tương quan hài hòa trong cuộc sống. Vì thế chúng tôi tha thiết ước mong mọi người hãy chấm dứt mọi hình thức bạo lực trong hành động cũng như trong ngôn từ. Cũng không nên nhìn những tranh chấp này theo quan điểm chính trị và hình sự”.

- Sự hài hòa trong xã hội chỉ có được khi mỗi người dân biết sống vì xã hội, vì lợi ích chung chứ không phải vì ích kỷ, hay vì một sự “tự ái”, "hiếu thắng" nào đó. Một tôn giáo sống trong một xã hội mà không mang “ân huệ” xin cho gì mà chỉ nhất định “đòi” và dùng mọi cách có thể để bảo vệ cái “đòi” ấy thì không biết xã hội này có thể hài hòa được không. Coi trọng sự hài hòa trong xã hội nhưng phần lớn những giáo dân cầu nguyện ấy không coi cộng đồng chung quanh ra gì, bất chấp pháp luật của nhà nước để chiếm đất. Chính quyền và các ban ngành đoàn thể nhiều lần đến vận động trên tinh thần xây dựng thì không ai nghe cả, nhưng chỉ cần một lá thư từ Vatican gửi về thôi thì vụ việc chấm dứt. Không biết chữ hài hòa này để dành cho những công dân và những thành phần, tổ chức nào trong xã hội?

- Không nên nhìn những tranh chấp này theo quan điểm chính trị, những cứ nhìn vào truyền thông Công giáo có chỗ nào, từ ngữ nào mà không chính trị không. Thậm chí kêu gọi, gửi thư cho chính phủ Mỹ nhờ can thiệp, vận động các Giám mục nước ngoài “hiệp thông” chiếm đất. Chủ chăn của nhiều giáo phận, cũng như giáo dân từ các tỉnh đổ về gây sức ép lên chính quyền. Đe dọa về việc có thể dẫn đến việc lật đổ chế độ bằng cách dùng “mọi khả năng có thể”… Vân vân và vân vân những ngôn ngữ xuyên tạc, mạ lị chính quyền Hà Nội, nhà nước và pháp luật Việt Nam đầy trên các website công giáo với toàn những ngôn ngữ hằn học, bực tức, kích động thậm chí gọi người khác là “sa-tan”, “quỷ dữ”, đó là chưa kể đến những hành vi kéo Chúa xuống đất để làm chính trị bằng cách bê tượng, cắm mốc thánh giá, phá cổng, đạp đổ tường rào… Không biết HĐGMVN có thể gọi những ngôn ngữ và hành động đó là hành vi gì không? Nhưng chỉ có một điều thống nhất trong cách nghĩ chung của toàn xã hội đó là những hành vi vi phạm pháp luật, những đòi hỏi vô lối, những xuyên tạc trắng trợn, những hành vi xấu đời và xấu cả đạo, bởi không có hành vi xấu đời nào mà lại đẹp đạo cả vì đạo cũng từ đời mà ra…

Còn không nhìn sự việc bằng hình sự có nghĩa là những hành vi đập phá tài sản của người khác, gây mất ổn định chính trị xã hội… là hành vi chấp nhận được “không thấy vi phạm giáo luật” gì cả phải không?

4. “Phát xuất từ ước mong góp phần tích cực vào việc phát triển đất nước một cách ổn định và vững bền, những suy nghĩ này mong gửi đến tất cả anh chị em đồng đạo cũng như mọi người thành tâm thiện chí. Chúng tôi xác tín rằng khi tất cả chúng ta cùng nhau xây dựng đất nước trên nền tảng công bằng, sự thật và tình yêu, thì quê hương Việt Nam sẽ ngày càng giàu đẹp, mang lại hạnh phúc ấm no cho mọi người…”.

- Ước mong này cũng to lớn như ước mong của ông Ngô Quang Kiệt sau khi đã “lỡ lời”. Và HĐGMVN mà cụ thể là Giám mục Nguyễn n Nhơn muốn xây dựng một xã hội hài hòa nhưng liên tục “hiệp thông” cổ vũ hành vi vi phạm pháp luật nhà nước và “không thấy vi phạm giáo luật gì cả”. Có nghĩa rằng có một thứ “giáo luật” mà dù có vi phạm pháp luật nhà nước cỡ nào thì cũng chấp nhận được cả. Phải chăng với những ước mong này, HĐGMVN cũng đã “lỡ lời” khi “thấy không có vi phạm giáo luật gì cả”. Có một thứ giáo luật ngoài pháp luật hay phải chăng khi “thấy các giáo sĩ vi phạm giáo luật” thì HĐGMVN mang tiếng là giáo bất nghiêm, quản người không chặt?

Tạm kết:

Nhà nước muốn giữ gìn kỷ cương phép nước thì phải thực thi pháp luật. Người ta thường nói, khó mà nhổ cỏ dại trong ruộng mà không làm hại lúa má, nhưng vì cái lợi về sau nên vẫn phải làm, không những làm mà còn phải làm một cách kiên quyết, dứt điểm nữa.

1. Với những mong ước xã hội hài hòa xin các vị đọc lại một đoạn lá thư sau đây của Rheinart gửi Thống sứ Le Myro de Vilers:

Không nghi ngờ gì nữa, nguyên nhân đầu tiên cũng là nguyên nhân quan trọng nhất, đó là ý muốn can thiệp vào các vấn đề chính trị của các kẻ truyền đạo. Các quan chỉ yêu cầu họ một điều: chỉ sử dụng quyền hạn mà hiệp ước đem lại cho họ, tự do lưu thông, tự do giảng đạo, tự do tài sản, nhưng đừng can thiệp vào các vấn đề công cộng vốn không thuộc quyền họ. Thói quen can thiệp phi pháp này, trước kia đã đưa đến việc áp dụng luật pháp mà người ta gọi một cách sai lầm là “đàn áp”, lúc nào họ cũng gây nên hận thù, oán giận, ghen ghét, thù hằn giữa hai nhóm dân chúng. Một số kẻ truyền đạo như Linh mục Geoffroy ở Bình Định cố ý phạm các tội nặng nhất: nổi loạn chống chính quyền, xúi giục nổi loạn, cướp bóc, bạo hành, phá hoại, tự ý bắt người…

(19-8-1879, Thư khố Trung ương Đông Dương, Đô đốc 12877 – Theo luận án tiến sĩ của GS. Cao Huy Thuần).

2. Với những gì mà truyền thông Công giáo đang vẽ ra một cách đau đớn xin HĐGMVN bình tâm đọc lại đôi điều:

Sự yên tĩnh cũng hoàn toàn tại các tỉnh khác, kể cả tại Quảng Bình và Quảng Trị mà mới đây các nhà truyền giáo đã vẽ nên tình hình chính trị bằng màu đen. Các biến cố đã cho thấy là những nỗi nghi ngờ của họ căn cứ vào những sự hiểu lầm, các sai lầm đã phạm phải do các tín đồ Thiên Chúa giáo đã làm bậy vì lòng nhiệt tình thái quá…

(Thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại, A20 (34) hộp 7 - sđd).

Tôi không thấy và không có vị công sứ nào ở Trung Kỳ thấy có các dấu hiệu thật sự của chiến tranh tôn giáo. Các cảnh hỗn loạn mà một vài tỉnh đã là nơi diễn trường, như tôi trình bày, không có tính chất của một cuộc chiến tranh phục khởi giữa dân giáo và dân lương. Nhưng các nhà truyền đạo luôn luôn có khuynh hướng căn cứ vào các tin tức được phóng đại để tin rằng những vụ lộn xộn kinh khủng năm 1885 lại sắp bùng nổ. Đó là một trạng thái tinh thần đáng tiếc nơi họ, nhất là họ đã khiến cho báo cáo của họ về các việc nội bộ trong vùng ít có sức mạnh và uy tín hơn là khi họ thoát khỏi mọi bận tâm và lo âu dự tưởng

(Báo cáo của Khâm sứ Trung Kỳ gửi Toàn quyền 17-10-1890, Thư khố Bộ Pháp quốc Hải ngoại, A20 (32) hộp 6 – sđd).

3. Với những gì đã nói đã hành động với một đất nước xin HĐGMVN đọc lại đôi lời nhắn nhủ của vua Tự Đức:

Các ngươi có đạo, dù các ngươi theo đạo của mình, bản chất các ngươi lại không giống những người dân khác hay sao? Tất nhiên là giống. Nếu các ngươi không giữ lễ và lòng trung, các ngươi sẽ không thành người được. Đạo nghĩa vua tôi, cha con vẫn có. Các ngươi nỡ lòng nào bỏ cha mẹ, huống chi là bỏ trẫm, người đã biết tha thứ cho các ngươi, dạy dỗ các ngươi, nuôi nấng các ngươi, đối xử với các ngươi bằng tấm lòng nhân đạo như đối với mọi người dân khác. Mới đây các ngươi được phép đi thi để làm việc theo khả năng, và trẫm mở lòng thương đối với các ngươi. Các ngươi có thấy điều đó chăng?

Các ngươi còn dám xâm phạm đến lễ nghi, Lễ. Vậy thì thi cử và việc nước còn ra thể thống gì? Há không phải chính tự các ngươi đứng ra bên ngoài. Ai chịu trách nhiệm? Lúc nào các ngươi cũng kêu gào, kiêu căng, ngạo mạn đến độ những kẻ phản loạn lấy cớ đó để đốt làng các ngươi, buộc trẫm phải tìm mọi cách để cứu các ngươi. Chi phí của nhà nước và tổn thất của công dân vì thế thật là to lớn. Sau hòa bình, các ngươi không xứngđáng với công ơn của trẫm. Nhưng trẫm vẫn không tiếc gì với các ngươi. Trẫm đã miễn thuế thân, thuế ruộng đất cho các ngươi…

Nếu các ngươi không biết giữ gìn địa vị mình mà chỉ lo tìm các chuyện tranh chấp và giành giật, và nếu các ngươi không lo sửa mình, các ngươi sẽ là kẻ có tội. Các ngươi bội bạc ân nghĩa của trẫm là người đã nuôi nấng các ngươi. Qua những lời dài như thế này, các ngươi hãy biết rằng dù có việc gì xảy đến, các ngươi cũng chỉ là người của dân tộc… Nếu các ngươi không sửa mình liệu Khâm sứ của Tây sẽ không bực bội vì các ngươi sao? Một kẻ đã không trung thành và không hy sinh cho đất nước mình thì không đâu người ta dùng cả. Cũng giống như người con gái bị mất trinh sẽ bị bỏ và bị mọi người khinh bỉ. Nhất định phải như thế. Vì thế hãy làm ăn sinh sống như mọi người, hiếu hòa là đúng, đừng làm việc gì xấu xa…

(Chỉ dụ gửi Thống đốc Nam Kỳ Dupré, Thư khố Trung ương Đông Dương, Đô đốc 12774, sđd).

Trần Điều

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2008

KẺ THẤT TIẾT CỦA LỊCH SỬ


Để tưởng nhớ lời nguyền của tổ ngoại Phạm Vụ Mẫn, Án sát sứ Sơn Tây, người đã anh dũng bỏ mình trong một trận phục kích của liên quân Pháp – Công giáo bản xứ, cuối thế kỷ 19.


Thế giới blog, truyền hình, báo in, báo mạng Việt Nam cả tuần nay ầm ào về câu nói của ông Ngô Quang Kiệt trong cuộc gặp gỡ với giới chức Hà Nội hôm 21 tháng 9. Trừ báo chí chính thống đi đường một chiều, bất cứ ở đâu để ngỏ khả năng trao đổi đều rất nóng, đôi khi nóng đến mức thô tục. Chẳng hạn trong blog Tắc Kè, gần 1000 comment chia làm hai phe xỉ vả nhau không thương tiếc. Đến độ blog nhà báo Bố Cu Hưng phải chua xót treo blast: “Ơ hay, sao lại vào nhà tớ để cau có và chửi bới loạn xạ chỉ vì tớ nghĩ khác cậu? Tiếc là Nam Cao đã mất!”.

Nguyên văn một đoạn nói vo của ông Ngô Quang Kiệt như sau, tôi không bỏ dấu ngắt câu: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét chúng tôi buồn lắm chứ chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi không ai xem xét gì cả anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết thật sự tốt đẹp để cho đất nước chúng ta mạnh đi đâu chúng ta cũng được kính trọng[1]”.

Derrida, triết gia Giải cấu trúc/ Hủy cấu trúc nổi tiếng đã đề xuất cách đọc/hiểu giải kiến tạo (deconstructive readings). Ông nhận định phát ngôn/văn bản không bao giờ chỉ chứa một nội hàm đơn độc.

Về mặt cá nhân, phát ngôn của ông Ngô Quang Kiệt là thăng hoa của diễn ngôn trong tinh thần chính ông. Về mặt giáo hội công giáo, lời của tổng giám mục giáo phận Hà Nội trong cuộc gặp gỡ với nhà chức trách phải mang tiếng nói của số đông giáo dân, chứa đựng nguyện vọng của giáo hội/giáo phận. Cho nên những ai bênh vực ông đều không sai và những ai nghi ngờ ông vẫn có thể đúng.

Ben Stocking, nhà báo hãng thông tấn Mỹ AP đã dùng từ “vụng về” khi đề cặp đến câu nói nóng hổi kia của ông Kiệt. Nguyên văn "State media called Kiet's patriotism into question when he made a clumsy statement on television[2]”.

Đại sứ của Tổng thống Bush về vấn đề Tự do Tôn giáo, John V. Hanford cũng có ý kiến: “Một trong những vấn đề là tài sản được sang tay nhiều lần. Trong trường hợp miếng đất nhiều người biết đến ở Việt Nam, tôi nghĩ trước đây của người Phật giáo sau nhờ người Pháp mới thành của người Công giáo cho nên rất phức tạp[3]''.

Trên diễn đàn BBC có một ý kiến rất sáng tỏ, trả lời cho phần câu nói của ông Kiệt mà truyền thông nhà nước không dẫn: “Lấy ẩn dụ đi nước ngoài bị nhục nhã tôi thấy không ổn. Việc kiểm tra an ninh chuyến bay hiện rất khó chịu, phải tụt giày, tháo nịt, đứng lên bục giăng thẳng hai tay cho máy rà vào nách vào háng, có nơi còn sờ bằng tay nữa. Vì an ninh chung đành vậy thôi. Còn việc miễn visa thì không dính líu đến đẳng cấp quốc gia. Mỹ có miễn visa cho Nga đâu[4]”. Như vậy ông Kiệt đã đánh đồng đẳng cấp quốc gia, sự văn minh, hùng mạnh với việc thân Âu – Mỹ, là đồng minh chí cốt với Âu – Mỹ chăng? Là tổng giám mục Hà Nội, chắc chắn ông đã đi các nước tây dương là chủ yếu. Không nói thì ai cũng hiểu thủ tục visa, sự soi xét bực mình trên thế giới diễn ra chủ yếu tại các nước Âu – Mỹ. Hướng về đỉnh cao văn minh, giàu có của nhân loại chẳng có gì sai. Song người Việt Nam có lý do để lo lắng ở sự “hướng tới” này.

Tuy vậy chủ điểm chính tôi muốn bàn thảo ở đây là có nên đánh đồng những người có ý kiến phản đối ông Kiệt với truyền thông chính phủ, cuộc cờ chính trị của ông Kiệt sai ở nước nào?

Hiển nhiên truyền thống của Ca tô giáo là can dự chính trị. Truyền thống ấy vẫn còn nhưng Ca tô giáo Việt Nam đang thiếu những con người có bản lĩnh chính trị. Nếu có bản lĩnh chính trị ông Kiệt đã không lỡ miệng. Nếu có bản lĩnh chính trị giáo phận Hà Nội đã không chọn mảnh đất Tòa Khâm Sứ cũ đầy dấu ấn lịch sử và cực kỳ nhạy cảm để “đòi đất”. Nếu họ khởi đi bằng Thái Hà hoặc các khu khác và sau cùng là Tòa Khâm Sứ thì có khi nhà nước đã nhượng bộ ở mức độ nào đó, như đã từng nhượng bộ tại La Vang chẳng hạn.

Cơ hội cho những đối thoại “hòa bình” giữa chính quyền và giáo hội công giáo là không còn ở tương lai gần. Không chỉ vì chiến dịch truyền thông “dữ dội” của nhà nước Việt Nam xung quanh phát ngôn của ông Kiệt. Không chỉ vì những “vận động” lương dân xung quanh Thái Hà tập trung phản đối hành động của nhà thờ. Không chỉ vì tổng giám mục lỡ lời. Không chỉ vì giáo phận Hà Nội chọn sai thời điểm và địa điểm “đòi đất”. Chính quyền Việt Nam vẫn chưa dùng con bài tẩy là giáo hội Phật giáo “quốc doanh” như ai đó từng phòng xa.

Những người phản bác ông Kiệt, khi phải chọn lựa, đã chọn ý hướng hơi thiên về chính quyền. Vì nói cho cùng, với Tòa Khâm Sứ và những lùm xùm xung quanh, giáo phận của ông Kiệt đã đánh thẳng vào nỗi hận lịch sử của lương dân Việt Nam với công giáo và thực dân từ thế kỷ 19.

Ở Tòa Khâm Sứ cũ, kẻ mạnh đã thắng, kẻ bản lĩnh hơn đã thắng. Đó là chân lý, là nhân – quả của đời sống thực. Sẽ có người vặn tôi về công bằng, công lý. Xin viện dẫn những lời ở cuối cuốn sách “Chủ nghiã nhân vị” (do Trung tâm đào tạo Chủ Nghĩa Nhân Vị  Vĩnh Long xuất bản với sự đỡ đầu của Liên đoàn công chức thuộc Phong trào Cách mạng Quốc gia, sách do các linh mục Nguyễn Văn Tất, Thiên và Trần Mục Đích viết, cựu Bộ trưởng Nội vụ (VNCH) Lâm Lễ Trinh đề tựa): “Xã hội chỉ tốt đẹp nếu có những bất bình đẳng. Các nhà bác học mới có thể dậy cho những người ngu dốt. Người giàu mới có thể làm công việc từ thiện.  Nếu như tất cả những bất bình đẳng đó đều không tồn tại, thì tìm ở đâu ra lòng từ thiện, ở đâu ra sự công bằng? Ở đâu ra sự hào hiệp?

Lẽ thường, một cô gái thất tiết nên cẩn thận khi đề cập đến trinh phẩm trước mặt những người đàn ông nhạy cảm. Vì chỉ trong phép Chúa mới có biểu tượng trắng trong vĩnh hằng! Thật nặng nề và hơi quá đáng nếu nói giáo hội công giáo là kẻ thất tiết với lịch sử của dân tộc Việt Nam, nhưng bản thân kém cỏi không giúp tôi tìm được hình ảnh so sánh nào thích hợp hơn.

 

Trương Thái Du

(Theo sachhiem.net)

9.2008

[1] Theo Vietcatholic.net

[2] http://www.philly.com/philly/wires/ap/news/nation_world/20080922_ap_ hanoichurchmustendvigilsorfacelegalaction.html

[3] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080923_ hanfordpresser.shtml

[4] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/09/080922_ hanoi_warnings.shtml

 

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2008

“NGỮ CẢNH” LỜI PHÁT BIỂU CỦA TGM NGÔ QUANG KIỆT


Sen Việt: Sau khi Sen Việt đăng một số bài về vụ “Tòa khâm”, đã có rất nhiều email gửi về không chấp nhận lời nói của ông Ngô Quang Kiệt dù ở bất cứ ngữ cảnh nào. Nhưng cũng có người xem đó là “sẩy miệng”, có người còn “chứng minh” tấm hộ chiếu không tương đồng với ám chỉ “người Việt”. Và có người còn xem đó là một phát biểu “anh hùng” khi dám nói lên một sự thật đáng nhục nhã của người Việt Nam… Sau đây Sen Việt xin giới thiệu ý kiến của tác giả Trần Quang Trung vừa gửi tới như một gợi ý.

- Lươn lẹo và tráo trở:

- Nghĩ về phát biểu "toàn văn":
http://www.sachhiem.net/XAHOI/MinhLuan.php

- Vụ cầu nguyện "đòi" đất: Nhà nước nhắc đền chùa Báo Thiên

- Tâm địa và khẩu khí

- Cử tri quận Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm đồng tình với quyết định cảnh cáo TGM Ngô Quang Kiệt

- Xem: Ông Ngô Quang Kiệt hãy xin lỗi hơn 80 triệu người Việt Nam
http://www.hanoimoi.com.vn/vn/41/181385/

Tôi nhận thấy, ở câu nói gây xôn xao dư luận vừa rồi của TGM Ngô Quang Kiệt, với báo chí phương Tây, nó đã trở thành tít lớn trên các mặt báo. Và tin chắc những người làm chính trị, văn hóa… sẽ có một cơ hội để bình luận.

Thực tế chứng minh đã có những Tổng thống, Giáo hoàng, Bộ trưởng, người nổi tiếng… thỉnh thoảng cũng đưa ra những câu nói mang tính “sẩy miệng” gây nhiều tranh cãi, bất bình, giận giữ, thậm chí dẫn đến mất cả chức vụ, quyền hành…

Tục ngữ Việt Nam có câu “sẩy chân dễ chữa, sẩy miệng khó chữa”. Trong chuyến thăm cố hương, Giáo hoàng Benedict XVI đã trích đọc lời một hoàng đế theo Thiên Chúa giáo hồi thế kỉ 14 nói rằng Đấng tiên tri Mohammad chỉ mang lại cho thế giới này những điều "đen tối và bất nhân". Vị Giáo hoàng này cũng động chạm tới khái niệm Jihad, hay thánh chiến, của Hồi giáo và mô tả ý tưởng về thánh chiến, theo lời ông, là mâu thuẫn với lý trí cũng như ý muốn của Thượng Đế. Và cả thế giới Hồi giáo đã tức giận…

Sau đó dù rất nhiều người trong đó có cả Thủ tướng Đức đã cố tình bào chữa cho “ngữ cảnh” lời nói của Giáo hoàng thì cũng không ngăn cản được làn sóng chống Chúa khắp thế giới Hồi giáo. Và Giáo hoàng vì không chịu đựng được sức ép ấy và vì danh dự của một người đứng đầu Giáo hội Công giáo toàn cầu đã phải chính thức ra lời xin lỗi. Chỉ “dẫn lời” người khác nói thôi mà đã ra nông nỗi thế rồi huống gì là tự mình phát biểu.

Với câu nói của ông Ngô Quang Kiệt, dù bất cứ ở quốc gia nào, nhất định sẽ gặp sự phản đối và biểu tình chống đối của người dân. Xem ra ở nước ta, người dân có truyền thống hòa hiếu nên mức độ không có gì là quá căng thẳng. Tuy vậy, là một người đứng đầu một giáo phận ở Hà Nội, ông Ngô Quang Kiệt không phải vì thế mà không đóng cửa tự vấn lương tâm.

Qua câu nói thiếu chín chắn và kín kẽ của TGM Ngô Quang Kiệt “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam” (trong tình thế nóng giận, khích động cầu nguyện chiếm phá đất, chống đối pháp luật nhà nước và qua ngữ cảnh mong muốn đất nước lớn mạnh, được người ta kính trọng), tôi thử đưa ra những câu nói mà danh từ đã được thay thế như sau để chúng ta cùng suy nghĩ thêm cho khách quan và hiểu được cảm xúc của mình khi ai đó đang giận quốc gia, dân tộc, tổ chức của mình mà phát ngôn như vậy:

Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Nhật Bản”.
Với câu nói này người Nhật Bản nghĩ gì?

Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái bằng chứng nhận mình là người Công giáo”.
Với câu nói này người Công giáo nghĩ gì?

Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái thẻ quy y chứng nhận mình là người Phật tử”.
Với câu nói này người Phật tử nghĩ gì?

Trần Quang Trung

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2008

TRAO ĐỔI TOÀN VĂN PHÁT BIỂU CỦA TGM NGÔ QUANG KIỆT


Sen Việt: Trong bài viết “Vụ Tòa Khâm: đối thoại bất thành” trên BBC, chúng tôi nhận thấy BBC đã cố tính lấp liếm sự thật và hoán chuyển ngữ cảnh lời phát biểu của ông Ngô Quang Kiệt. Bởi thực chất sau khi nói câu: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”, ông ta mới chữa cháy bằng cách nói mong rất đất nước chúng ta mạnh, đi đâu cũng được kính trọng.
Sau đây Sen Việt xin dẫn lại nguyên văn lời phát biểu đã được ghi lại bằng văn bản của ông Ngô Quang Kiệt và tin bài của BBC đăng tải để quý độc giả tiện theo dõi và nhận xét xem BBC và Ngô Quang Kiệt là ai, trong chiến dịch đòi đất gây mất ổn định chính trị xã hội tại Thủ đô Hà Nội…

-Bất ngờ và bất bình:

- Ý kiến của độc giả phattuvietnam.net về việc nhà nước xây công viên tại khu đất chùa Báo Thiên xưa:

- Nhà nước cần phải làm gì?:

- Xem bài trên BBC thanh minh cho ông Ngô Quang Kiệt:

Sau đây là nguyên văn phát biểu của ông Ngô Quang Kiệt trong buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội sáng ngày 20-9-2008, tức là sau một ngày mà ông Ngô Quang Kiệt cho công bố “Đơn khiếu nại khẩn cấp”, được chúng tôi ghi lại và lần lượt trao đổi như sau.

Muốn hiểu bản chất vụ việc cầu nguyện này phải xem những lời nói và hành động của ông Ngô Quang Kiệt bằng không sẽ thiếu khách quan. Vụ cầu nguyện diễn ra vào cuối năm 2007 với danh xưng “công lý và hòa bình” do đích thân ông Ngô Quang Kiệt khởi xướng và tham dự tích cực; trả lời những bài phỏng vấn xuyên tạc chế độ, pháp luật của nhà nước trên một số trang thông tin nước ngoài; đưa ra câu nói: “Nếu ai cầu nguyện mà phải ngồi tù, tôi sẽ ngồi tù thay”; đi “công du” nước ngoài kêu gọi các giám mục nước ngoài hiệp thông đòi đất; khi về Việt Nam đến thăm những người cầu nguyện phá phách bị bắt giam khởi tố, cổ vũ cho những giáo dân đang quá khích; viết “Đơn khiếu nại khẩn cấp” với nội dung xuyên tạc và đe dọa chính quyền…
Tất cả những điều kể trên được đúc kết bằng bài phát biểu trước báo giới và UBND TP. Hà Nội. Và cũng chỉ có so sánh như vậy thì mới có thể hiểu được bụng dạ nói một đằng làm một nẻo của người có danh vị Tổng Giám mục này.

- NQK: “Tôi hết sức là cám ơn ông Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng như tất cả các ban, ngành trong TP. Hà Nội đã dành cho tôi một buổi tiếp xúc vừa trân trọng, vừa cởi mở và chân tình. Những cái lời ông Chủ tịch nói kết thúc thật là đẹp. Và tất cả chúng ta ai cũng mong muốn làm sao có sự hài hòa trong một cái khối đoàn kết thống nhất. Tuy nhiên muốn có được hài hòa trong cái khối thống nhất thì đâu phải chỉ có cái tình mà nó còn phải có cái lý nữa.
Tục ngữ Pháp có nói những cái tính toán nó đúng mực thì nó mới làm những người bạn tốt được. Muốn bạn tốt với nhau thì cũng phải tình lý phân minh chứ không phải chỉ có tình mà thôi. Chính vì thế tôi cũng xin có vài lời cuối cùng trước cái lời kết thúc của ông Chủ tịch. Trước hết, ông Chủ tịch có nói UBND Thành phố đã tạo rất nhiều điều kiện cho Giáo hội Công giáo trong những năm qua, đặc biệt qua dịp tổ chức Noel vân vân. Chúng ta phải công nhận những năm gần đây có nhiều điều kiện.
Tuy nhiên khi nói như thế, khi nói là tạo điều kiện, chúng ta còn mang nặng cái tâm lý xin cho, tức là cái này là ân huệ tôi ban cho anh đó. Nhưng mà cái tôn giáo là cái quyền tất nhiên con người được hưởng, và nhà nước vì dân do dân thì phải có trách nhiệm tạo điều kiện đó cho người dân, chứ không phải cái chúng tôi ân huệ, chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ xin cho. Đó là cái thứ nhất.
Cái thứ hai, ông Chủ tịch có nói mọi cư xử phải vừa trên pháp luật và thứ hai vừa trên tình người và công dân. Cái điều đó tôi rất đồng ý, rất là tâm đắc. Thế tuy nhiên trong cái thực hiện chúng ta phải làm như thế. Về phương diện pháp luật chúng ta phải làm theo pháp luật. Thế thì cái gì cũng phải có cơ sở pháp lý.

- Thường Trung: Ông Ngô Quang Kiệt cám ơn nhà nước những năm gần đây tạo rất nhiều điều kiện cho Công giáo, nhưng đó không phải ân (ơn) huệ gì, xin - cho gì. Vậy thì ông ta việc gì phải “cảm ơn” cho tốn lời và bị người ta cho là giả tạo, bởi muốn cám ơn ai cho thật bụng thì chí ít phải biết người đó có ơn gì với mình chứ.

Sống trong một quốc gia, được bình an, được hưởng lợi từ biết bao chính sách của nhà nước mà bảo không ân huệ gì. Vậy thì thưa ông Ngô Quang Kiệt, ông nghĩ sao khi những sinh viên bình thường với chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh luôn hát vang bài ca “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”? Dân tộc này không chấp nhận cho bất cứ ai vô ơn, không vun đắp và quay lưng lại với nó. Chỉ cần ông sống trên mảnh đất Việt Nam này một ngày thôi thì ông cũng phải ghi nhớ câu này “một đêm nằm bằng một năm ở”.

Ông có thể không có "ơn huệ", "xin-cho" gì với nhà nước Việt Nam (mà người Cộng sản lãnh đạo), nhưng nói thế cũng thật khó chấp nhận, bởi mỗi mảnh đất Việt Nam đều in dấu tâm huyết, máu xương nhiều đời của các tôn giáo, tín ngưỡng, thể chế khác nhau vun đắp xây dựng nên, để nay có một cái tên chung thống nhất đó là Việt Nam. Có một mảnh đất hình chữ S thiêng liêng để người ta hiểu đó là chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Thưa ông Ngô Quang Kiệt, trong cái khối “hài hòa, thống nhất” đó, ông đang nắm cái hay ông đang nắm cái tình?

Theo giọng nói của ông thì cái tình đang bị ông “phê phán” rồi. Có nghĩa rằng người ta vận động, khuyên bảo, rồi tạo điều kiện lựa chọn đất nơi khác, nhưng ông không cần “cái tình” ấy, tức là chỉ đi “đòi” thôi chứ không “xin”. Vậy ông đang nắm “cái lý” chăng? Nhưng ai cũng thừa hiểu cái “lý” của ông là những mảnh giấy tờ của chính quyền thực dân cấp và nó đã hết hiệu lực khi chính thể cầm quyền thay đổi.

Ông nói “Về phương diện pháp luật, chúng ta phải làm theo pháp luật”. Thưa ông Ngô Quang Kiệt không biết ông đang kêu gọi làm theo pháp luật nào? Bởi nhà nước nói rằng “Tòa khâm” được linh mục Nguyễn Tùng Cương bàn giao cho nhà nước quản lý trong chính sách cải tại xã hội, nay không có cơ sở pháp luật nào để giải quyết. Luật đất đai năm 2003 cũng quy định rõ không giải quyết khiếu nại về đất đai do quá trình thực hiện chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc kể từ năm 1991 trở về trước. Vậy chính quyền quận có thể xé luật để làm theo yêu cầu của ông không? Ông gây sức ép lên chính quyền bằng hành vi cầu nguyện bất chấp những quy định rất rõ ràng của pháp luật và pháp lệnh về tín ngưỡng tôn giáo, như vậy đó là làm theo luật gì vậy?

Cũng xin thưa thêm với ông, quyền được theo tôn giáo và không theo tôn giáo đã được quy định rõ trong pháp luật, không ai cấm cả. Nhưng không có nghĩa là có cái quyền ấy thì có thể ngang nhiên rời tượng, cắm mốc thánh giá, tung tin Đức Mẹ hiển linh, dùng hành vi phá phách để chiếm đất của người khác. Ông có thấy ở nước nào trên thế giới này có cái quyền “tự do tôn giáo” như vậy không? Ông có thấy nước nào cho phép làm ầm làm ĩ lên bằng các loa công suất lớn kích động như vậy không? Ông có thấy nước nào nhượng bộ gần cả năm trời để cho những hành vi như vậy càng ngày càng quá khích không? Ông cứ hỏi nước Mỹ xem dân chúng có chịu đựng cái cảnh tắc nghẽn đường phố, ồn ào suốt năm như vậy mà không lên tiếng khởi kiện không? Vậy phải chăng cái quyền mà ông đưa ra là quyền được hưởng thụ đất đai mà nhà nước phải làm một cách vô điều kiện và vô ân huệ? Khoan nói đến chuyện trên thực tế nhà thờ rất hay ép người khác cải đạo bằng hôn nhân, vi phạm quyền được theo và không theo tôn giáo, chỉ cần nói đến chuyện xâm chiếm đất đai của người khác thôi thì lịch sử Giáo hội Việt Nam có biết bao nhiêu chuyện để đáng phải nói rồi.

Hồ Chủ tịch khi còn là một thanh niên trẻ, chứng kiến tình hình thực tế tại Việt Nam, vào tháng 7 năm 1924, tại Đại hội V Cộng sản Quốc tế, đã từng lên tiếng cảnh cáo chủ nghĩa thực dân bóc lột và vai trò của Giáo hội Công giáo trong chuyện này: “Chỉ một mình Nhà Chung Công Giáo mà chiếm hết một phần tư đất trồng trọt ở Nam Kỳ. Phương thế chiếm hữu các đất đai đó rất là đơn giản: Dùng tham nhũng, hối lộ và cưỡng ép. Đây là một vài ví dụ rõ ràng. Nhà Chung lợi dụng khi mất mùa để cho nông dân vay tiền. Tiền lời cho vay rất nặng, nên con nợ sẽ không thanh toán nổi khi tới ngày trả, và như thế là đất cầm trở thành đất Nhà Chung. Giáo Hội không từ một việc nào để nắm những giấy tờ hệ lụy bí mật và nhờ đó dọa dẫm các quan chức, bắt họ phải làm theo ý mình muốn. Giáo Hội cũng liên minh với những tay tài phiệt để khai thác các vùng đất nhượng cho không và những thửa ruộng cướp được của nông dân. Giáo Hội có người của mình nắm giữ những vai trò thế giá trong chính quyền thuộc địa…”.

Và không kể Phật giáo bị chiếm phá, cưỡng ép bàn giao rất nhiều chùa chiền để xây nhà thờ mà lịch sử vẫn còn nguyên vẹn chỉ ra, chỉ cần nói ngay đến mảnh đất “Tòa Khâm sứ” và khu vực nhà thờ Lớn thôi thì đủ biết đó là mảnh đất đó được Giám mục Puginier và giáo gian Nguyễn Hữu Độ cấu kết chiếm phá như thế nào rồi. Chúng tôi không phải kể lại nữa (Sen Việt đã viết quá nhiều), bởi vì một mảnh đất đi chiếm phá của người khác bằng quyền lực thực dân thì vĩnh viễn không thể xứng danh sở hữu chủ và tính pháp lý. Vậy thì cái lý mà ông nói có phải chính là cái lý của kẻ cướp không? Đối với những mảnh đất tranh chấp mà ông Ngô Quang Kiệt đưa ra chúng ta có thể đặt câu hỏi: Ai bán cho giáo dân, ai ban phát cho giáo dân, và ai cướp đất cho giáo dân?, là nhất định sẽ có ngay sự trả lời cho cái gọi là “pháp lý” mà ông Ngô Quang Kiệt đang cố tình rêu rao ấy.

- NQK: "Ông Chủ tịch có nói rằng đất đai từ ngàn xưa, không biết nguồn gốc từ đâu. Nhưng mà đến đời Công giáo được trao, được cấp cái đó thì chúng tôi công nhận cái đó. Thế nhưng ít ra khi cấp như thế người ta có một mảnh giấy công nhận là đây là được cấp. Và đến đời chính quyền sau có thể được thay đổi nhưng phải có giấy tờ để chứng minh cái sự thay đổi đó còn nếu không ai cũng vào thay đổi được thì sao. Thế thì trân cái mảnh đất thứ hai chúng tôi chưa có một văn bản nào của nhà nước nói về cái sự thay đổi đó. Đó. Không có đi vào cái diện cải tạo tư sản. Không có đi vào cái diện cải tạo nông nghiệp, cũng không có một văn bản nói lên cái sự tịch thu hay trưng thu trao cho cái cơ quan nào đó, hoàn toàn không có. Thành ra có thể nói việc quản lý của cơ quan nào đó là chưa có hợp pháp.
Trên căn bản chúng ta phải có giấy tờ. Chứ bây giờ có một kẻ cướp vào nhà chúng tôi rồi cứ ngang nhiên ở đó, rồi không có giấy tờ gì hết mà họ mạnh chúng tôi không đuổi ra được, thì đương nhiên họ chiếm hay sao?".


- Thường Trung: Ông Ngô Quang Kiệt đã tự tố cáo bằng chính phát biểu của mình: "Chứ bây giờ có một kẻ cướp vào nhà chúng tôi rồi cứ ngang nhiên ở đó, rồi không có giấy tờ gì hết mà họ mạnh chúng tôi không đuổi ra được, thì đương nhiên họ chiếm hay sao?"

Đây chính là những gì mà Giám mục Puginier đã sử dụng để chiếm chùa Báo Thiên. Và không hiểu sao cái mớ giấy tờ được họ hợp thức hóa sau đó đến nay vẫn còn giá trị nhỉ? Phá một ngôi chùa để xây nhà thờ trên đó chắc là có tính pháp lý nhiều hơn là nhà nước tịch thu để giao cho các cơ quan khác khai thác sử dụng chăng?

Lúc chiếm chùa Báo Thiên, Giám mục Puginier cho giáo dân đến kiểm định ngôi chùa và sau đó phá sập, xây lên đó là thờ có xin phép ai đâu ngoài cái tên giáo gian Nguyễn Hữu Độ. Không hiểu sao một ngôi nhà thờ được mọc lên do chiếm phá thì là cái ý Chúa và cái ơn mưa móc của chính quyền thực dân ban cho. Thậm chí chưa kịp ban cho thì đã xúm nhau thúc giục rồi. Có lẽ do ngôi chùa đó tọa lạc tại trung tâm và vì bởi mục tiêu triệt phá chùa chiền trong chính sách thuộc địa của các giáo sĩ là luôn nhất quán. Đến nỗi ở vụ cưỡng chiếm chùa Báo Thiên, Giám mục Puginier phải thúc giục công sứ Bonal nhiều lần, nhưng vị công sứ này phải tỏ ra ái ngại vì sự lạm quyền trơ trẽn kiểu ấy nên mới khuyên Puginier đến Nguyễn Hữu Độ để hắn ban ơn, ra tay hợp thức hóa cho bằng một mảnh khoán.

Và người Công giáo đòi đất bây giờ không cần biết nguồn gốc của mảnh đất đó như thế nào, chỉ công nhận những gì được cấp thôi. Đây là "công lý và hòa bình" hay sao? Đây là mong muốn đoàn kết và hòa hợp hay sao? Mình đi chiếm đất để xây nhà thờ phục vụ cho mình thì thản nhiên, còn nhà nước trưng thu thì có vấn đề, và vì quên không đưa cho mảnh giấy trưng thu, chỉ có giấy bàn giao nhà thôi nên không đủ pháp lý, không hợp pháp.

Vốn dĩ nhà thờ đi chiếm đất có thủ đoạn và hệ thống rất rõ nên bao giờ họ cũng ra sức thủ tiêu bằng chứng cũ và nhờ quyền lực thực dân để hợp thức hóa giấy tờ, để biến sự ăn cướp thành pháp lý. Quả là tuyệt chiêu của thực dân và nhà thờ.

- NQK: "Phải có giấy tờ, có văn bản pháp lý. Thế thì về vấn đề pháp luật, thì có thể cái bước thứ hai chúng tôi chưa hài lòng với câu trả lời của ông, thì chúng ta sống theo pháp luật thì chúng ta phải có văn bản giấy tờ của chính quyền. Chính quyền này có thể thay đổi, chính quyền sau có thể thay đổi nhưng phải có văn bản rõ ràng, thì chúng tôi thấy cái đất 42 chưa có cái văn bản đó".

- Thường Trung: Ông đòi hỏi làm gì cũng phải có văn bản giấy tờ để ngụy biện rằng nhà nước có thể thay đổi nhưng giấy tờ cũng phải có.

Vậy xin thưa ông, Công ty may Chiến Thắng, Nhà Văn hóa quận có giấy tờ nhà nước cấp quyền sử dụng ngay từ khi có chính sách cải tạo nhà cửa, và họ đã khai thác mảnh đất đó 50 năm nay. Chủ quyền nhà nước giao cho họ chắc chắn là hợp pháp rồi phải không. Vậy tại sao giấy tờ của họ do nhà nước cấp thì không có giá trị pháp lý, còn giấy tờ của chính quyền thực dân ký thì có giá trị pháp lý? Nếu Công ty may Chiến Thắng hay Nhà văn hóa họ cũng nói họ không cần biết nguồn gốc đất đó từ đâu, của nhà thờ hay của ai (cũng như các ông bảo không cần biết nguồn gốc mảnh đất trước đó vốn là chùa Báo Thiên), chỉ biết họ được nhà nước hiện nay công nhận thì họ biết cái đó thôi thì sao? Vậy thì có cái cớ gì khi chưa đối thoại đàng hoàng với nhà nước, ông lại xách động giáo dân đến đập phá tài sản của họ.

Nhẽ ra thì các ông phải kéo đến đập phá Phủ Thủ tướng hay Tòa nhà Quốc hội, chứ tại sao lại kéo đến đập phá tài sản của một Tổ chức tương đồng với các ông về mặt chủ thể và chịu sự quy định chung của pháp luật nhà nước Việt Nam.

Khi tương đồng về chủ thể, giáo xứ có làm ăn, buôn bán hay không, hay chỉ quyên tiền tín đồ, hay chuẩn bị bán đất, sang nhượng… cũng không phải quan tâm của họ. Vậy thì khi họ được nhà nước trao quyền sử dụng, họ có làm ăn buôn bán tạo ra lời lãi để chi trả cho công nhân cũng là những mục đích của họ. Tại sao lại xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của họ? Phục vụ giáo dân không thôi thì là “công ích” còn phục vụ đời sống thu nhập của công nhân của họ thì không phải là “công ích” hay sao?

Cả hai chủ thể Công ty và Nhà thờ đều là những chủ thể phải chịu sự quy định của pháp luật. Vậy thì đều có quyền lợi và cả nghĩa vụ trước pháp luật, chứ không phải chỉ có “quyền” thôi đâu thưa ông Ngô Quang Kiệt.

- NQK: "Cái vấn đề thứ hai, ông chủ tịch nói ngoài cư xử pháp lý chúng ta phải có cái tình người, nguyện vọng của người dân thì chúng tôi thấy cũng chưa được. Biết bao nhiêu nguyện vọng của chúng tôi nêu lên, ít nhất qua 15 lá đơn của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội và Hội đồng Giám mục bao nhiêu lần nữa. Cái nguyện vọng của chúng tôi với cái đất đó là nó gắn bó với chúng tôi, nó gần gũi với chúng tôi. Nguyện vọng thật là chính đáng nhưng không bao giờ được giải quyết.
Cho nên có thể nói đó, chúng tôi thấy cái lý thuyết, nguyên tắc ông Chủ tịch đưa rất hay nhưng chưa thực hiện được cái nguyện vọng cũng như cái pháp lý. Và điểm cuối cùng ông Chủ tịch có nói rằng nhà nước quản lý tất cả, nhà nước không có tranh chấp với ai hết. Chúng tôi rất đồng ý với điều đó. Chúng tôi không tranh chấp với nhà nước, bằng chứng là biết bao nhiêu như ông Chủ tịch nói trong các cơ sở giấy tờ kê khai của linh mục Nguyễn Tùng Cương lúc đó là quản lý của Tòa Tổng Giám mục. Có 95 cơ sở, chúng tôi có đòi cơ sở nào đâu vì thực sự những cơ sở đó dùng vào lợi ích chung. Chẳng hạn như cái trường Hoàn Kiếm, chúng tôi không bao giờ dám nói tới, cái bệnh viện Xanh-pôn chúng tôi không bao giờ dám nói tới, cái bệnh viện Bài Lao chúng tôi không bao giờ dám nói tới vì sử dụng vào mục đích chung.
Nhưng cái khách sạn Láng Hạ chúng tôi sẽ nói tới bởi vì sử dụng vào mục đích kinh doanh. Và cái tòa khâm sứ đã thành cái nơi sàn nhảy, đã thành cái nơi kinh doanh buôn bán, đã có cái dấu hiệu buôn bán chia trác để làm cái trung tâm thương mại. Chúng tôi nói bởi vì nó không phải của nhà nước mà nó rơi vào tay tư nhân, cho nên chúng tôi nói, chúng tôi không có tranh chấp với nhà nước. Nhưng chúng tôi nói lên tiếng nói của công lý. Đó, bằng chứng là cái trường Hoàn Kiếm chúng tôi có bao giờ dám đòi đâu, bởi vì nó phục vụ lợi ích chung. Các bệnh viện cũng phục vụ lợi ích chung".

- Thường Trung: Xin thưa ông Ngô Quang Kiệt, không chỉ có Công giáo mới có nguyện vọng chính đáng đâu, mà bất cứ tổ chức tôn giáo, đoàn thể, cá nhân nào cũng đều có. Còn nói mảnh đất đó gần gũi và gắn bó với các ông thì chưa đủ đâu. Bởi mảnh đất đó còn gắn bó với thăng trầm lịch sử của dân tộc và của Phật giáo suốt 700 năm cho đến ngày nó bị Giám mục Puginier cưỡng chiếm.

Mảnh đất đó không chỉ gần gũi, gắn bó mà còn trở nên thiêng liêng đối với Phật giáo và từng là niềm tự hào của toàn dân tộc. Bởi chùa Báo Thiên là ngôi chùa nổi tiếng nhất kinh thành, với lễ hội Báo Thiên được xem là lớn nhất cả nước, vua Lê còn thường xuyên tổ chức rước tượng Pháp Vân về đây để tổ chức cầu mưa. Nếu Phật giáo yêu cầu phục dựng lại chùa Báo Thiên song song với nhà thờ Lớn để hòa hợp và gắn kết tôn giáo thì thưa ông Ngô Quang Kiệt, việc làm đó có chính đáng không. Tôi dám chắc rằng nếu ông hỏi hết tất cả những người Phật tử trên mảnh đất Việt Nam này thì họ đều đồng thanh nhất trí với nguyện vọng đó. Nhưng không lẽ, nguyện vọng đó của người Phật tử là phải vác bùa, xà beng cầu nguyện gây sức ép lên chính quyền và tạo mâu thuẫn với người Công giáo để bằng mọi cách có được hay sao?

Xin thưa thêm với ông Kiệt, không chỉ có Công giáo mới có những cơ sở phục vụ mục đích chung thôi đâu. Phật giáo và tôn giáo khác cũng vậy. Tôi xin đơn cử để ông tham chiếu. Việt Nam quốc tự tại Thành phố Hồ Chí Minh rộng mấy mẫu, nếu tính hết thì cả khách sạn và nhà hát Hòa Bình đều là đất của chùa. Cũng là nhảy múa vui chơi, cũng là khách sạn nhà hàng cả chung quanh chùa..., nhưng nếu Phật giáo cũng vì thế mà vùng lên cầu nguyện, gây sức ép với chính quyền, ông nghĩ Việt Nam này đang là cái gì? Các tôn giáo chung tay xây dựng đất nước như vậy sao? Mong muốn phát triển mà quậy tung trời như vậy sao? Phật giáo nhượng bộ một số chuyện về đất đai thì nhà nước cũng hiểu ra mà tùy nguyện vọng xem xét, cấp cho Phật giáo một vào khu đất khác để xây dựng cơ sở tôn giáo. Đó cũng là những điều ứng xử vừa có tình vừa có lý. Nếu ai cũng chỉ nghĩ cho riêng mình thì cộng đồng này làm gì có chữ “hòa hợp”, “đòan kết” để mà cho ông mong muốn như phát biểu của ông. Và nếu quả thực các ông không có ý kiến gì với những cơ sở phục vụ lợi ích chung, vậy tại sao khi vừa nghe tin quy hoạch đất “Tòa khâm” làm công viên cây xanh và thư viện đọc sách thì ông Ngô Quang Kiệt lại làm đơn khiếu nại khẩn cấp bằng những lời lẽ đe dọa, thiếu đoàn kết như vậy?

Ông đòi giấy tờ trưng thu của nhà nước là ông chỉ biết có chữ “đòi” mà thôi. Nhưng ông không hiểu rằng vào thời điểm ông sinh ra năm 1952?, đất nước đang trong tình hình chiến tranh chia cắt. Giấy tờ, văn thư lưu trữ trong những điều kiện hòan cảnh ấy (nếu có) cũng không hẳn đã giữ gìn được toàn vẹn, bởi ngay tận đến năm 1972, Mỹ trải thảm bom miền Bắc, Hà Nội bị đánh tan hoang. Nếu như những giấy tờ do chạy bom hay do bom phá hủy bị mất và thất lạc chẳng hạn thì không biết ông có “ép đòi” bằng được nhà nước phải đưa ra cái mảnh giấy “trưng thu” hay “tịch thu” gì gì đó không. Nhưng nếu nhà nước nói mất thì các ông sẽ bảo là nhà nước nói sai, ngụy biện. Nhà nước không đưa ra thì ông bảo nhà nước không có tính pháp lý về mặt giấy tờ tịch thu, trưng thu.

Nhưng nếu nhìn vào những điều kiện lịch sử lúc đó với những nghị định, thông tư, luật đất đai, cũ thể là Luật Cải cách ruộng đất, cũng như những chính sách cải tạo nhà cửa thì ông phải hiểu rằng không có cơ sở tôn giáo nào là được đặt mình ra ngoài cả. Chính vì vậy năm 1961 linh mục Nguyễn Tùng Cương mới bàn giao lại cho nhà nước quản lý. Hơn nữa, quả thực tâm lý sợ hãi của tôn giáo không phải không có nhất là sau những vụ tố khổ trong cải cách ruộng đất. Nếu lấy cái tâm lý, pháp lý và vân vân thứ thời đó để đưa vào điều kiện hoàn cảnh hiện tại thì vĩnh viễn không cách gì có thể đối thoại với nhau được.

Đó cũng là lý do vì sao hơn 50 năm trước các ông chẳng ai đòi nhà nước giao giấy tờ trưng thu, tịch thu… Nay không thấy có những giấy ấy tờ ấy trong tài liệu nhà thờ bèn tìm cách lật ngược lại. Quả thực là rất tuyệt chiêu. Và các ông cũng biết chắc, dù lịch sử có chứng minh rõ rằng chùa Báo Thiên bị giám mục Puginier chiếm phá, nhưng vì nó không có giấy của chứng quyền thực dân chứng nhận, thì các ông cũng sẵn sàng phủ nhận bất chấp lương tâm. Quả thực chứng nhận sao được khi dưới thời phong kiến quan niệm: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”. Nhân dân ngầm hiểu chùa là của làng nên cần gì phải giấy tờ. Vả lại chính quyền thực dân và các ông là một giuộc, chính sách đập phá chùa chiến là nhất quán, làm gì có chuyện cấp giấy chứng nhận cho chùa. Do vậy, trong đầu các ông, giấy tờ đã bị nhét vào đó quá nhiều rồi nên khi tranh cãi các ông thường hay phun giấy tờ ra làm luận điệu, nhưng khốn nỗi đó là những giấy tờ không còn hiệu lực khi chính thể cầm quyền thay đổi. Giấy tờ ấy có phải được hợp thức hóa bằng “công lý và hòa bình” hay không cả dân tộc Việt Nam này đều biết rõ, và chính các ông cũng biết rõ. Có lẽ không cần phải nói nhiều nữa, vì nói nhiều e rằng tất cả những điều người Công giáo đã từng đối xử với Phật giáo chỉ gợi thêm những buồn đau, tan nát, mất mát mà thôi.

Thưa thêm với ông, làm sao ông có thể tranh chấp với nhà nước khi ông không phải là chủ thể tương đồng, ngang hàng mà chỉ là người công dân như bao người công dân khác. Và không phải ông chỉ có quyền mà còn phải có cả nghĩa vụ với pháp luật và nhà nước. Quyền của ông là được nhà nước bảo vệ, nghĩa vụ của ông là phải tuân thủ pháp luật. Ông ăn nói trịch thượng, đòi hỏi vô điều kiện như vậy phải chăng ông cũng là người đặt ra "pháp luật"? Ông hãy suy nghĩ thêm về những đòi hỏi vô lối của Công giáo dưới thời thực dân, tương chiếu vào hiện tại thì lời giải cho "công lý và hòa bình" sẽ có ngay thôi.

- NQK: Và bây giờ chúng tôi xin nhắc lại chúng tôi rất mong muốn xây dựng một khối đại đoàn kết dân tộc. Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam. Đi đâu cũng bị soi xét chúng tôi buồn lắm chứ. Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Thật ra cái anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu nó đi là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta.
Tôi cũng mong đất nước lớn mạnh mà làm sao phải thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng. Thế nhưng chúng ta không chỉ có tình cảm mong muốn mà được, phải có những lý luận xây dựng thật là vững chắc, cái căn bản pháp lý.
Một lần nữa, chúng tôi hết sức cám ơn ông Chủ tịch và tất cả UBND TP. Hà Nội đã dành cho chúng tôi một buổi tiếp đón thật là trân trọng, thân tình, hứa hẹn những trao đổi khác, chúng tôi hy vọng mới có thể chúng ta hiểu nhau hơn. Và mới có thể làm cho TP. Hà Nội chúng ta nói riêng tiến tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long được vui vẻ, xứng đáng là thành phố Hòa bình và trong hòa bình phải có công lý. Và làm cho đất nước chúng ta càng ngày càng phát triển. Cám ơn!”.

- Thường Trung: Thưa ông Ngô Quang Kiệt, không hiểu ông muốn xây dựng xã hội tốt đẹp như thế nào, nhưng khi vụ cầu nguyện “Tòa Khâm sứ” xảy ra đến mức phá đổ cổng, đánh người trọng thương, rời tượng Đức Mẹ, cắm mốc thánh giá, dựng lều bạt chiếm “Tòa Khâm sứ”, Chính quyền Thành phố Hà Nội mỏi miệng khuyên can thì ông nhất mực không nghe. Tức ông muốn thực thi cái “công lý và hòa bình” bằng tham vọng riêng của ông. Nhưng điều đáng nói, nếu những hành vi chiếm phá đó là đúng, hợp phápcông lý thì bức thư gửi kêu chấm dứt hành vi cầu nguyện quá khích của Quốc vụ khanh Vatican phải chăng là không phù hợp với cái “công lý” đang được ông lên gân ấy?

Thế thì người ta buộc phải đặt câu hỏi, tại sao ông mong Việt Nam có hòa bình, công lý, phát triển mạnh, được tôn trọng mà Chính quyền nói ông bỏ ngoài tai, còn lá thư của Quốc vụ khanh Vatican thì ông nghe một cách vô điều kiện và không bàn cãi gì như thế? Chắc là các ông cùng nhau làm "thánh" hết cả rồi lên lời phán mới có giá trị như thế?

Vatican đã từng làm những lợi ích gì cho dân tộc này? Hay ở ngay những thời điểm cả nước dồn sức đánh đuổi ngoại xâm, Giáo hoàng của Vatican liên tục thúc giục Mỹ bỏ bom nguyên tử tại miền Bắc. Bởi lúc đó những người nghe tin Đức Mẹ vào Nam đã kéo nhau bỏ vào theo, nên ngoài Bắc không còn “dân Chúa” nữa, nếu kẻ nào đó “theo Chúa” mà còn ở lại (có thể đó là những người không thể đi, những người có lòng yêu nước, chung vai góp sức với vận mệnh của dân tộc) thì cũng có nghĩa là họ phản bội, họ đáng được nhận hình phạt bom nguyên tử chung với Cộng sản? Và mới đây thôi, trong Đại hội của những người Công giáo trẻ trên thế giới được tổ chức tại Úc, ông Giáo hoàng Benedict XVI đã chính thức quàng trên cổ mình chiếc lá cờ ba sọc của chế độ Sài Gòn cũ. Ông Ngô Quang Kiệt có vì vậy mà phản đối Giáo hoàng để xây dựng khối đại đoàn kết cho dân tộc Việt Nam này không?

Chỉ có một điều đơn giản có thể hiểu mà không cần phải dài dòng với quá nhiều “mong muốn” đãi đuôi sau khi ông đã nói gần như mất trí một câu: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”. Ông Ngô Quang Kiệt là một công dân Việt Nam, trước cái quyền của công dân còn có nghĩa vụ của người công dân. Ông hãy làm tốt cái nghĩa vụ của ông là tuân thủ pháp luật thì cái quyền của ông không ai lại không tôn trọng.

Khi ông miệt thị dân tộc bằng cách so sánh với Nhật Bản, Hàn Quốc, những nước phát triển để tự hạ thấp dân tộc mình, ông ta đã chứng tỏ rằng mình không phải là “công dân” Việt Nam. Ông có thể xấu hổ phần nào với những hình ảnh người Việt Nam khi đối xử không đẹp mắt nơi đất khách quê người... chứ ông không thể nhục nhã khi mang quốc tịch Việt Nam được. Người Việt có câu “Chồng em áo rách em thương, chồng người áo gâm xông hương mặc người”. Đó là cái tình chung thủy. Và đúng là đất nước này chỉ mạnh khi người dân biết tôn trọng pháp luật và chung thủy sống chết với nó thôi thưa ông. Còn nếu cứ đem luật rừng (chiếm đất trước, đối thoại sau) của riêng mình ra ca tụng là “công lý và hòa bình” bất chấp luật pháp quốc gia thì cái mong muốn của ông là cái mong muốn hão huyền, giả tạo.

Ông hãy nghe lại những gì mà ông đã đe dọa: “Chúng tôi có quyền sử dụng những khả năng có thể để bảo vệ tài sản của chúng tôi” (Đơn khiếu nại khẩn cấp) thì rõ ngay tâm ý của mình thôi. Đó cũng chính là những hô hào đồng thanh tương ứng trên khắp các thông tin của Công giáo rằng sẽ có một cuộc lật đổ làm thay đổi chính quyền. Và ông hãy thử bình tĩnh dạo khắp một vòng thông tin trên các trang nhà Công giáo xem có chỗ nào không có những lời khích động “hiệp thông” chiếm đất tới cùng, xuyên tạc, bôi nhọ nhà nước Việt Nam… không? Đó là những mong muốn cho đất nước phát triển của ông sao? Để đất nước này nằm trong tay Cộng sản thì mong phát triển sao được phải không thưa ông? Đó chẳng phải là điều các ông đang rêu rao hay sao? Vậy thì để chạy tội cho câu nói hớ miệt thị dân tộc của ông, ông lại nhanh chóng chuyển lời bằng một “bài ca” phát triển, lớn mạnh và được tôn trọng ở phía sau, chẳng phải rất buồn cười và rất xa vời với những hành động đang diễn ra của các ông hay sao?

Và điều đáng nói sau câu nói hớ ấy (theo phân tâm học thì chẳng hớ đâu vì đó là những gì mà trong tâm mình bấy lâu suy nghĩ nên chẳng thể kiểm soát được thôi) nhiều người đã thương cảm mà biện hộ cho ông trước dư luận đang phẫn nộ. Người ta thường bảo “tâm nghĩ, miệng nói, thân hành động”, và ai cũng nhận ra đó là một thể thống nhất ở trong ông lúc này. Đã vậy khi phát biểu như thế ông không tự chiến thắng mình để nhận lỗi với người dân Việt Nam lại còn để con chiên khắp nơi ngụy biện và lại tiếp tục một bài ca: nhà nước chơi trò cắt xén ngữ cảnh lời phát biểu của ông. Ông biết không, câu nói ấy ở người bình thường thì khác nhưng ở miệng những người có vai vế và đang hăng say “cầu nguyện” chiếm đất như ông thì càng ở ngữ cảnh đó càng là một sự mỉa mai với chính ông.

Nhưng với những hành động thống nhất từ đầu cho tới cuối và với những đe dọa trong đơn khiếu nại khẩn cấp của ông, hẳn ông tự trả lời được với chính mình rằng ông mong đất nước này phát triển tới đâu phải không thưa ông Ngô Quang Kiệt. Và trong lúc đất nước còn ngổn ngang trăm mối, lạm phát tăng cao, người dân nghèo vô cùng khó khăn, giặc ngoại xâm tung tin đồn đánh chiếm, thực tế tranh chấp Biển Đông là đáng quan ngại… Thế mà ngay tại thủ đô Hà Nội ông xách động giáo dân quậy phá. Đó là những gì ông mong đất nước phát triển phải không thưa ông?

Ông có nhớ không, ngày 27-8-1964, linh mục Hoàng Quỳnh đưa ra khẩu hiệu “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” để hô hào giáo dân liều chết phục hồi chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm mới bị lật đổ vào ngày 1-11-1963. Và hôm nay những lời đe dọa, xách động, xuyên tạc của ông cũng đã hợp thức hóa cho câu nói này: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”, trở thành lịch sử. Cũng như câu nói nổi tiếng của Giám mục Puginier: “Không có sự hộ trợ của giáo dân Việt Nam, quân Pháp như con cua bị bẻ gẫy hết càng, không có cách gì để có thể xâm chiếm nổi Việt Nam”. Những vết xe đổ đã dần hiện ra. Sự tương đồng đến kinh ngạc. Và mỉa mai thay đó lại được thể hiện trong ngữ cảnh “mong muốn” đất nước phát triển, lớn mạnh, được người khác tôn trọng của ông mà những con chiên của ông đang cố tình bào chữa. Xin ông hiểu thêm điều này, trước khi muốn được dân tộc khác tôn trọng phải chăng mỗi người Việt Nam phải tự biết tôn trọng mình, tôn trọng đồng bào mình, tôn trọng dân tộc mình.

Thường Trung