Thứ Năm, 29 tháng 10, 2009

LÁ THƯ LÀNG MAI SỐ 31 VÀ NHỮNG SUY DIỄN “LÀM CHÍNH TRỊ”



Sen Việt: Báo An Ninh Thế Giới cuối cùng cũng đã nói thẳng đến lá thư Làng Mai số 31, xem đây như là nguyên nhân chính của vụ việc “làm chính trị” của Làng Mai. Tuy nhiên, nếu đọc lại lá thư Làng Mai số 31 với hàng chữ mở đầu “CHO ĐẤT NƯỚC AN VUI” như một ký sự trong hành trình trai đàn chẩn tế với đầy đủ nội dung và ý nghĩa của nó, mới thấy thiền sư Nhất Hạnh có nhiều thao thức trăn trở với quê hương và Giáo hội Phật giáo Việt Nam qua tâm sự “nói ra cho lòng được nhẹ”. Sen Việt xin dẫn nguồn đến lá thư Làng Mai số 31 để độc giả nhận định. Đồng thời qua vụ trục xuất 400 tu sinh, Sen Việt xin giới thiệu bài Không Đúng để quý vị cùng rõ hơn về vụ việc Bát Nhã.


Chúng tôi là Phật tử, giữ năm giới, không nói dối. Chúng tôi có hình ảnh, âm thanh, tài liệu, văn bản và nhân chứng để chứng thực những điều chúng tôi nói (BBT Làng Mai)

1.  Ngày 07.08.2008, Công An Xã Damb’ri ra lệnh (bằng văn thư có đóng dấu ký tên) các tu sinh theo pháp môn Làng Mai phải ra khỏi Bát Nhã trong vòng 24 giờ đồng hồ. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Nguyễn Phương Nga ‘khẳng định hoàn toàn không có cái gọi là Việt Nam ép 400 người tu theo pháp môn Làng Mai phải rời khỏi tu viện Bát Nhã.’ Không đúng.

2.  Từ tháng 7.2009, Chính quyền ra lệnh cắt điện nước của tu viện Bát Nhã. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Dũng nói điện bị cắt vì tu sinh theo pháp môn Làng Mai ở Bát Nhã không trả tiền điện. Không đúng.

3.  Ngày 27.09.2009, Chính quyền Lâm Đồng có mặt tại tu viện Bát Nhã khi tu viện bị tấn công. Công an mặc thường phục đứng quay phim và chỉ huy cuộc tấn công. Các thầy các sư cô bị hành hung và xâm phạm đến nhân phẩm. Các thầy Pháp Hội và Pháp Sĩ, hai trong những vị lớn của tu sinh sau khi bị đánh đập, lôi kéo và quăng lên xe, mỗi vị được bốn nhân viên công an bắt chở đi. Thầy Pháp Tụ cũng bị quăng lên xe nhưng đã kịp nhảy xuống trốn thoát, hiện giờ không biết tin tức.

Ông Nguyễn Thanh Xuân, phó trưởng ban Thường Trực Ban Tôn Giáo Chính Phủ nói: ‘Chính quyền địa phương đã tích cực hòa giải các mâu thuẫn.’  Không đúng.
Ông Nguyễn Thanh Xuân nói: ‘Tôi cũng khẳng định từ trước, trong và sau khi xảy ra xung đột, không hề có một người nào bị chính quyền bắt giữ.’ Không đúng.
Ông Nguyễn Thanh Xuân nói: ‘Không có ai bị thương, bị đánh đập.’  Không đúng.

4.  Phát tin trên đài truyền hình Lâm Đồng, phát loa trong thị xã Bảo Lộc, tuyên truyền trong trường học tu sinh làm chính trị. Ông Trương Văn Thu, phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nói: ‘Chính quyền địa phương không can thiệp vào.’ Không đúng.

5.  Ngày 29.6.2009, công an đứng nhìn khi bao nhiêu máy quay phim và chụp hình của đoàn cúng dường trường hạ từ Sàigòn lên bị đập nát. Ngày 27.9.2009 công an đứng nhìn và quay phim khi máy vi tính bị nhúng nước, máy quay phim bị đập nát, người bị đuổi đi không đem được gì ngoài vật dụng cá nhân.

Ông Thu nhấn mạnh: "bảo đảm tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản của công dân." Không đúng.

6. Tu viện Bát Nhã tu học và tổ chức các khóa tu dưới sự bảo trợ của GHPGVN, ông Nguyễn Thanh Xuân tuyên bố là tu viện Bát Nhã tổ chức các khóa tu mà không xin phép. Không đúng.

7. Thượng tọa Đức Nghi bị áp lực của chính quyền và công an không bảo lãnh cho giáo thọ Làng Mai và tu sinh Bát Nhã tiếp tục ở lại Bát Nhã tu học. Chính quyền quyết tâm giải thể tu viện Bát Nhã bắt đầu từ trước Phật Đản 2008.  Ông Hoàng văn Châm  phó phòng nội vụ TX Bảo Lộc yêu cầu giáo thọ Làng Mai nói thầy Nhất Hạnh phải xin lỗi và rút lời đã đề nghị với chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao và Ban Tôn Giáo tuyên bố vấn đề Bát Nhã chỉ là vấn đề tranh chấp nội bộ giữa thầy Đức Nghi và các tu sinh. Không đúng.

8. Những việc bạo hành xảy ra tại Bát Nhã như ném phân, ‘phản ứng bằng gậy gộc, gạch đá’ (lời ông Nguyễn Thanh Xuân, phó TB thường trực phụ trách BTG chính phủ) vào thành viên ban trị sự Phật giáo tỉnh; đập phá cửa, quăng liệng kinh sách Pháp khí xuống đất bùn, mắng chửi, xúc phạm đến tăng sinh do những người nghèo khổ bị mua chuộc, thuê mướn hoặc lừa gạt mà chính quyền tuyên bố họ là Phật tử tu viện Bát Nhã. Không đúng.

9. Ngày 28.09.2009, Cảnh sát công an bao vây chùa Phước Huệ, buộc thầy Thái Thuận đuổi các tu sinh Bát Nhã ra khỏi chùa ngay đêm ấy. Các đoàn công an từ các tỉnh khác đến chùa Phước Huệ gặp tu sinh và buộc tu sinh phải rời Phước Huệ để về nguyên quán. Quyết tâm giải thể các tu sinh theo pháp môn Làng Mai của chính quyền rất rõ. Ông Võ Ngọc Hiệp, người phát ngôn của UBND tỉnh Lâm Đồng nói: ‘Đây là việc tranh chấp nội bộ giữa phật tử Tu viện Bát Nhã và số người tu theo pháp môn Làng Mai. Chính quyền địa phương không can thiệp vào.’ Không đúng.

Ông Hiệp nói: ‘ngày 06.10, Thượng tọa Thích Thái Thuận cho biết hoàn toàn không có chuyện gây rối, đe dọa những người tu theo pháp môn Làng Mai đang ở tại chùa Phước Huệ.’ Không đúng.

Bà Nguyễn Phương Nga cho hay ‘hoàn toàn không có việc gây rối, đe dọa những người này tại chùa Phước Huệ.’ Không đúng.



Tri Ngộ nói:

“Thưa các bác,

Khi thấy nước nhà nằm trong cơn lốc của những bất công lớn, một vị thiền sư chân chính không ngồi im, ông ta sẽ lên tiếng và vì vậy để giúp nhà cầm quyền CSVN có cơ hội lành mạnh hoá xã hội, giảm sự tha hoá, đem lại sự sống chung hoà hợp, hoà giải với tất cả những xấu xa hung bạo của quá khứ để làm mọi người dân VN thương yêu nhau hơn và xoá bỏ hận thù (vẫn còn đằng đằng!), để làm xã hội VN an lành hơn, ông đã không ngần ngại đóng góp ý kiến công dân của mình và đưa lên cho ông Chủ Tịch nhà nước 10 điểm để mong được thực hiện và làm cho nước VN tươi sáng hơn. Thế mà nhà cầm quyền đã đánh mất cơ hội đem 10 điểm này ra học tập nghiền ngẫm và phản hồi, hoặc cho ý kiến thẳng thắn...”. (Talawas)


Thứ Tư, 28 tháng 10, 2009

“SƯ BÀ CHÂN KHÔNG” LÀ CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THANH CHỈNH



Báo An Ninh Thế Giới số 903, ra ngày Thứ bảy, 24/10/2009, trong bài “Thêm những thông tin về sự việc ở tu viện Bát Nhã (Bảo Lộc – Lâm Đồng) đã nêu: “Thượng tọa Pháp Ấn đã 2 lần đề nghị Sư cô Chân Không, là không đưa lên mạng "Lá thư Làng Mai 31" vì nội dung của nó không đúng với tình hình thực tế ở Việt Nam. Thế nhưng, khi Sư cô đã quyết, thì có trời mà cản”.
Có thể nói sư bà Chân Không là điểm nhấn mạnh của bài viết này. Chính vì thế ngay trên trang nhất đã đưa hình ảnh với chú thích “BÀ CHÂN KHÔNG”.
Tuy nhiên, tấm hình đó không phải là sư bà Chân Không mà là cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Chỉnh, Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Chứng minh Ban Trị sự Thành Hội Phật giáo TP Hà Nội, Nguyên Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP Hà Nội. Hoà thượng là bậc cao tăng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngài viên tịch vào ngày 9/3/2009.


Không biết Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào trước sự “nhầm lẫn” nghiêm trọng này?
Và không biết báo An Ninh Thế Giới sẽ đính chính và đưa ra lời xin lỗi như thế nào với Giáo hội Phật giáo Việt Nam?
Sen Việt

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2009

QUYỀN LỰC SINH RA TỪ ĐE DỌA, ĐÒN ROI: THỨ QUYỀN LỰC BỊ THA HÓA



Bắt đầu từ việc “Có nên đưa đòn roi vào giáo dục học sinh?”, các thăm dò dư luận trên báo Vietnamnet đã chỉ ra có tới 80% ý kiến đồng ý với phương án “có thể” dùng đòn roi. Vậy thì làm sao để có được một môi trường giáo dục phi bạo lực để nâng tầm văn hóa ứng xử của người Việt?

Tác giả Hiệu Minh đã đưa ra một số ví dụ cụ thể về việc trẻ em bị áp dụng đòn roi và những chấn thương tâm lý kéo dài cho tới lúc trưởng thành: “Bị đòn roi từ bé, đứa trẻ với "ngọn rau muống đầu đời nuốt không trôi", lớn lên làm lãnh đạo, sẽ ít thay đổi về tư duy bạo lực vì những dư chấn tâm lý thời thơ ấu. Ai dưới quyền không nghe thì tìm cách dọa nạt, khống chế, xử lý và làm cho suốt đời không ngóc đầu lên được”.

Liên hệ đến một số hành xử khác trong xã hội, tác giả đã nêu bật các ảnh hưởng của một lối sống sính dùng bạo hành và tâm lý SỢ CÔNG AN: “Vì thế mới có chuyện thích dọa dẫm nhau bằng cách gọi công an. Mấy chị thi Hoa hậu Quí bà không được giải, lên án ban tổ chức không công bằng. Ông Phó Chủ tịch tỉnh gửi công văn sang Tổng cục An ninh đề nghị xử lý. Hồi bé chắc ông ta hay bị bố mẹ dọa công an đến bắt nên bây giờ ổng quen”.

Tuy nhiên, điều trái ngược nhất là sống trong một xã hội pháp quyền mà pháp luật vẫn chỉ là thứ yếu trước hành vi tai ngược của một nhóm người có đặc quyền đặc lợi nào đó: “Khi bị đưa ra tòa, không xử theo pháp luật mà dựa vào nhân thân, có cống hiến, có lý lịch tốt, và kể cả...thân nhân. Cấp càng cao càng được ưu ái mà lẽ ra phải làm ngược lại. Cầm cân nẩy mực, hiểu rõ pháp luật mà vẫn cố tình phạm tội, lẽ ra phải phạt nặng gấp đôi”.

Tác giả Hiệu Minh đi đến kết luận: “Muốn xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đất nước phồn vinh, hãy bắt đầu đơn giản với môi trường giáo dục phi bạo lực ở mọi nơi, mọi lúc. Quyền lực sinh ra từ đe dọa, đòn roi sẽ là thứ quyền lực bị tha hóa”.

Nên đặt vụ đàn áp 400 tu sinh Bát Nhã đặt vào trường hợp nào trong môi trường văn hóa, giáo dục, đạo đức của Việt Nam hiện nay? Nếu Vietnamnet thăm dò dư luận vụ việc này, không biết con số “có thể” đồng ý dùng bạo hành sẽ ở mức 80% hay 90%, hay có thể còn cao hơn nữa?
 
Sen Việt


Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009

ĐIỆN THƯ VĂN PHÒNG ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CHIA SẺ VÀ CẦU NGUYỆN CHO TĂNG THÂN BÁT NHÃ


Điện thư từ Chhime Rigzing
VĂN PHÒNG ĐỨC ĐẠT LẠI LA MA
Ngày: 2009/10/20
Về việc Tu Viện Bát Nhã ở Việt Nam

gửi thầy jñānabhadra Shākya nhờ chuyển giao

Thưa quý vị,
Cám ơn thư của các vị báo tin về sự đuổi xua các nam tăng và nữ tăng ra khỏi tu viện Bát Nhã ở Việt Nam. Quả thật, Đức Ngài Đạt Lại Lạt Ma rất buồn vì những sự kiện ấy. Ngài cầu mong chính quyền Việt Nam khéo léo giải quyết sự việc trên và cho phép quý thầy quý sư cô sớm trở về tu viện của họ để tu học. Quý thầy quý sư cô nên biết rằng hằng ngày, hình ảnh của quý vị đã hiện ra như những người sư anh sư chị sư em tâm linh Việt Nam trong lời cầu nguyện của Ngài và Ngài cầu mong cho chính quyền Việt Nam sẽ phục hồi sự tự do tu tập chung cho quý vị.
Như quý vị từng biết, Đức Ngài đã dạy ở Los Angeles do công đồng Phật tử Việt Nam thỉnh cầu và Ngài cũng đã dạy ở New York hôm ngày 4 tháng 10 năm nay cũng do Phật tử Việt Nam ở New York thỉnh mời.
Kính gửi những lời chúc tốt lành nhất của Ngài.
Chhime R Chhoekyapa
Thư ký Văn Phòng Đức Ngài Đạt Lại Lạt Ma

Đây là lời cầu nguyện hằng ngày của Đức Ngài:
Nguyện rằng suốt đời tôi từ bây giờ cho tới mãi mãi sẽ là người che chở cho người không được chở che, là người hướng dẫn cho những ai lạc lối, là chiếc tàu cho người vượt biển, là chiếc cầu đưa người sang sông, là nơi trú ẩn cho những người bị hiểm nguy, là ngọn đèn cho người không ánh sáng, là nơi nương náu cho người không nhà và là người phục vụ cho những ai cần đến. trích lời nguyện của Bồ Tát Bodhisatwacharyāwatāra [Tib. byang chub sems dpa'i spyod pa nyid 'jug pa bzhugs so; Ing. The Guide to the Bodhisattva Way of Life, Chapter III, Verse 18-19]~ Śhāntidewa.
“Hiểu biết là nền tảng và chìa khóa để mở ra cánh cửa của tình thương chân thật". TS Thích Nhất Hạnh.


Bản gốc thư từ Văn Phòng Đức Đạt Lại La Ma

Thank you for your email regarding the forced eviction of monks and nuns from Bat Nha Monastery in Vietnam. Indeed, His Holiness is deeply saddened by these developments. He prays that the Vietnamese authorities will exercise restraint in dealing with such situations and allow the monks and nuns to return to their monastery. Please rest assured that His Holiness will remember these Vietnamese spiritual brothers and sisters in his prayers and hopes that the Vietnamese authorities will restore their freedom to practice together.
As you may perhaps know, His Holiness was in Los Angeles last month to give a two-day teachings at the invitation of Vietnamese Buddhists and also half a day teachings in New York on October 4, 2009 by Vietnamese Buddhists in New York area.

With good wishes,

Chhime R. Chhoekyapa
Secretary jñānabhadra Shākya
His daily prayers:
"May I become at all times, both now and forever; a protector for those without protection; a guide for those who have lost their way; a ship for those with oceans to cross; a bridge for those with rivers to cross; a sanctuary for those in danger; a lamp for those without light; a place of refuge for those who lack of shelter; and a servant to all in need" - Bodhisatwacharyāwatāra [Tib. byang chub sems dpa'i spyod pa nyid 'jug pa bzhugs so; Ing. The Guide to the Bodhisattva Way of Life, Chapter III, Verse 18-19]~ Śhāntidewa
"Understanding is the ground and the key that unlocks the door to true love"
-Thich Nhat Hanh

http://nyanabhadra.wordpress.com

TRẢ LỜI VỀ VẬN NƯỚC



Vua Lê Đại Hành vì hiểu được mọi vận mệnh dân tộc không nằm trong quyết định của một bộ óc đặc thù nào nên mới hỏi Thiền sư về vận nước. Thiền sư lại đặt vận nước vào bài giải “vô vi”, có nghĩa rằng nằm ngoài thắng thua, được mất, và dĩ nhiên là nằm ngoài thù hận, định kiến... Vận nước là vận nhân, vận dân mà chiến tranh (thù trong, giặc ngoài), thiên tai, dịch bệnh luôn luôn chỉ ra rất nhiều những bất ổn trong ứng xử giữa con người và con người, giữa cá nhân và cộng đồng...

Khi được vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước sau chiến thắng quân Tống, Thiền sư Pháp Thuận (915-990) đã trả lời: “Quốc tộ như đằng lạc. Nam thiên lý thái bình. Vô vi cư điện các. Xứ xứ tức đao binh”. Đây là câu trả lời nghiêm túc và dũng mãnh, bởi nó vượt ra khỏi các suy nghĩ logic thông tục. Vượt ra khỏi những suy nghĩ thông tục vì vấn đề quan trọng và thường trực của dân tộc là luôn luôn phải sống trong tình trạng chiến tranh (nội chiến và ngoại xâm). Nghiêm túc và dũng mãnh vì điều đó được nói với một người đứng đầu đất nước. Chúng ta thấy cách nhìn về vận nước của Thiền sư Pháp Thuận một mặt đã thoát khỏi cái nhìn lấy chiến tranh làm điểm quy chiếu cho sự vận động của lịch sử, mặt khác không xem chiến thắng bằng mọi cách là điểm đến duy nhất của thái bình.

Trước khi đi vào tư tưởng của Thiền sư Pháp Thuận, chúng ta đọc lại lời hỏi đáp của Đức Phật và Tôn giả Tu Bồ Đề trong Kinh Kim Cương: Đức Phật hỏi ngài Tu Bồ Đề: “Ông nghĩ sao, một vị A la hán có nghĩ rằng mình đắc quả A la hán chăng?”. Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch Đức Thế Tôn! Không. Tại sao vậy? Bởi vì một vị A la hán không thấy mình chứng đắc quả A la hán mới gọi là A la hán”…

Câu trả lời của Tôn giả Tu Bồ Đề không có bóng dáng của người chứng đắc. Cũng như vậy, câu trả lời của Thiền sư Pháp Thuận không có bóng dáng của người chiến thắng. Tức là đã về nhà rồi thì đừng mất công hỏi con đường. Đã qua sông rồi thì đừng phí sức vác chiếc thuyền. Ngay từ thời xa xưa, các bản kinh, sử thi của Đông và Tây đều thống nhất cho rằng, chiến tranh dù là chính nghĩa hay phi nghĩa thì hậu quả nhân đạo, nhân văn để lại cho con người đều hết sức nặng nề. Có nghĩa rằng, nói đến chiến tranh là nói đến sự tranh giành hơn thua, làm rối loạn sự ổn định xã hội.

Thiền sư Pháp Thuận gợi ý cho vua Lê Đại Hành giữ thái độ “vô vi” để tập trung sức lực vào xây dựng đất nước, bởi chỉ có trụ vào chỗ “vô vi” thì cái ý nghĩa thanh bình mới thực sự có giá trị. Nói như Đạo gia: “Mất một mảy lông mà có lợi cho “thiên hạ” cũng không làm”, huống chi là chỉ nghĩ đến việc làm lợi cho riêng mình, bởi có “làm” là có góp cho phần “tranh” đó tăng lên. “Thiên hạ” là ai? Ai làm cho ai? Ai tranh với ai? Phải bước ra ngoài chữ “ai” đó thì mới có câu trả lời thích đáng. Và chỉ có tu vô tu, hành vô hành thì mới có thể thực sự “vong nhị kiến”. Nói như Thiền sư Huyền Quang: “Vong thân, vong thế dĩ đô vong”. Tạo ra sự thanh bình cho mọi người không phải để nổi sử, sôi danh…

Lịch sử cho thấy, Trung Quốc thường xuyên tiến hành những cuộc xâm lăng Việt Nam. Đó là tình thế khách quan, nhưng xảy ra với ai? Cố nhiên là với một dân tộc. Có xâm lấn thì có bảo vệ, có nội loạn thì có điều phục. Tuy nhiên, khó mà có câu trả lời công bằng và nghiêm túc cho những toan tính ích kỷ “vì mình”. Chính vì vậy mới có người quyết tâm bảo vệ dân tộc đến cùng, có người vọng ngoại (Trung Hoa...) “cõng rắn về cắn gà nhà”, có người buông xuôi… Ngoài những diễn biến khách quan, nội lực dân tộc, còn có những diễn biến “té nước theo mưa”, “may mắn” và đôi khi “láu cá”, nhờ vậy mà lịch sử cũng có phen được điểm tô. Nhưng dù thế nào, mọi điều cũng nhanh chóng cần phải được chuẩn hóa, chuẩn hóa từ trong cách nghĩ, cách đi đứng, nói năng và ra các quyết định hành chính.

Trong Hậu tự huấn, Nguyễn Trãi dạy thái tử: “Thi hành nên gắng sức, chăm chỉ chớ ham vui. Hòa thuận tôn thân, nhớ giữ một niềm hữu ái, thương yêu dân chúng, nghĩ làm những việc khoan nhân. Chớ thưởng bậy vì tư ân, chớ phạt bừa vì tư nộ. Đừng thích tiền của mà buông tuồng xa xỉ, đừng gần thanh sắc mà bừa bãi hoang dâm. Cho đến những việc dùng nhân tài, nghe can gián, ra một chính sách, một mệnh lệnh, phát một lời nói, một việc làm, đều giữ chính trung…”. Và ngay cả cái mong ước “Bốn dân nghiệp có cùng cao thấp. Đều hết làm tôi thánh thượng hoàng” của ông cũng không có gì là quá đáng. Nhưng cái điều minh quân lương tướng từ nghìn xưa vẫn còn là khát vọng. Không những thế, chính ông và dòng tộc của ông đã phải trả giá cho những khát vọng chính đáng ấy.

Nhưng ngược thay, cũng trong thời điểm đó, lịch sử dân tộc có một bài học khá sâu sắc cho vấn đề chiến tranh và hòa bình: “Hoàn Kiếm”. Nếu lịch sử không cố tình viết theo một ý thức “bào chữa” hành vi, thì hành động hoàn kiếm đã đạt và đã đẹp đến mức “vô vi”, “tức đao binh” (dừng chiến tranh). Nhưng nếu không phải vậy thì rất có thể xảy ra 2 trường hợp, một là tự mình ý thức việc dùng “kiếm thần” không còn cần thiết nữa nên trả lại, hai là bị đòi lại “kiếm thần” do sử dụng để thanh trừng lẫn nhau, sai với mục đích trị quốc an dân.

Trong bài phú Trảm xà kiếm có đoạn: “Kiếm ni, kiếm ni là vật chẳng lành, bậc thánh túng kế với dùng đến mi, phải đâu vật quý…”. Hóa ra, nhận thức được kiếm là “vật chẳng lành” ấy không xa lạ gì với con người. Nhưng vấn đề không phải ở “cái kiếm” mà ở “người cầm kiếm”. Riêng cái kiếm để đó thì chẳng thể hại được ai, nhưng động cơ của người cầm kiếm mới nói lên chuyện lành hay dữ. Dân tộc đã từng được thần Kim Quy “cho mượn” một cây kiếm, dĩ nhiên nó có giá trị hơn cả thượng phương bảo kiếm vì đó là “kiếm thần”. Nhưng những điều ngay gian, chính tà xưa nay vẫn chưa có lịch sử nào viết kịp. Phục tùng là ngay, là phe ta, chống đối là gian, là phe giặc… Không có một tương quan nhân bản nào thoát khỏi điều đó, nên công và tội, người hiểu thì ít, người “méo mó”, bào chữa thì nhiều, vì vậy những sai lầm, vọng động không được thực tế nhìn nhận để điều chỉnh. Nhưng đã là chuyện hơn thua, tranh giành của “cõi người ta”…, thì kiếm thần nhiều khi cũng phải “thua” quyền thần, gian thần, loạn thần…

Vua Lê Đại Hành vì hiểu được mọi vận mệnh dân tộc không nằm trong quyết định của một bộ óc đặc thù nào nên mới hỏi Thiền sư về vận nước. Thiền sư lại đặt vận nước vào bài giải “vô vi”, có nghĩa rằng nằm ngoài thắng thua, được mất, và dĩ nhiên là nằm ngoài thù hận, định kiến... Vận nước là vận nhân, vận dân mà chiến tranh (thù trong, giặc ngoài), thiên tai, dịch bệnh luôn luôn chỉ ra rất nhiều những bất ổn trong ứng xử giữa con người và con người, giữa cá nhân và cộng đồng. Chính vì vậy, vận nước không xa rời mệnh người, không xa rời sự ổn định, thanh bình. Lúc nào mệnh người trở nên mong manh, xã hội rối ren thì vận nước khó hưng thịnh và bền vững.

Nguyễn Trãi cũng đã từng phát biểu về thế nước: “Tuy từng lúc mạnh yếu khác nhau. Song hào kiệt đời nào cũng có”. Hào kiệt là chí khí của dân tộc, không phải sản phẩm độc tôn và lớn lao của bất kỳ triều đại nào, tư tưởng nào. Đó là một khái quát mang tính quy luật khi các điều kiện lịch sử xã hội hội đủ và các thế “phò”, “tranh” đã sẵn sàng. Nhưng lịch sử còn là một diễn biến có ý thức. Cho nên câu hỏi đặt ra là, những hào kiệt đó phục vụ ai, vì mục đích gì? Trước Nguyễn Trãi, Thiền sư Viên Thông (1080-1151) đã trả lời vua Lý Thần Tông về cách trị nước an dân: “Nước trị hay loạn cốt ở trăm quan. Được người thì nước trị, mất người thì nước loạn… Chưa từng có ai không dùng quân tử mà hưng được nghiệp, không dùng tiểu nhân mà bị tiêu vong… Sửa mình thì cẩn thận ở trong lòng, run sợ như giẫm trên băng mỏng. Yêu dân thì yêu mến người dưới, cẩn thận như cưỡi ngựa nắm dây cương sờn. Làm đúng thế thì nước không thể không hưng. Làm trái thế thì nước không thể không vong…”.

Bước ra ngoài những quan kiến sẵn có, Thiền sư Pháp Thuận nhấn mạnh vào tâm điểm “vô vi”. Đã “vô vi” thì không có “ai thắng ai”, “ai thua ai”. Đã “vô vi” thì không có ai phục vụ ai. Đã “vô vi” thì không có tham vọng ai đánh đổ ai… Còn mang nặng tâm lý thắng thua thì còn có chiến tranh, có binh đao, có việc ngấm ngầm chuẩn bị binh đao, thế lực và những rắp tâm điêu linh. Cách ứng xử “vô vi” là một “biện chứng vong thân”, làm mà không có lòng mong cầu, làm mà không thấy người làm và kẻ được làm. Đó chính là “Hậu kỳ thân nhi thân tiền, ngoại kỳ thân nhi thân tồn” (Đặt mình ra sau thì mình lên trước, đặt mình ra ngoài thì mình còn”. Đó chính là “Bất thượng hiền sử dân bất tranh” (Không đề cao “người hiền” khiến dân không tranh giành nhau). Bởi cả bên thắng và bên thua đều muốn kéo “dân” vào cuộc, nên sự tranh thủ lớn nhất của mọi thế lực là “dân”. Ai cũng phần nào ý thức được việc chở thuyền và lật thuyền là ở dân. Nhưng “dân” trong thời chiến và “dân” trong thời bình không bao giờ hoàn thiện hay đồng nhất trong nhận thức đối tượng qua tác dụng “chở” và “lật”. Chính vì thế “dân” là một liều thuốc thử cho những tham vọng quyền lực, chính trị cực đoan…

May thay, mọi kết cấu xã hội, mọi thành phần ưu liệt, mọi gianh giới địa vị… đều được nhà Phật khái quát bằng hai từ “chúng sinh” (tập chúng duyên sinh và tập chủng duyên sinh). Trong khi “sống với nhau”, trật tự ở mặt này, đảo lộn ở mặt kia và ngược lại đều là những diễn biến khác nhau của các trạng thái tâm thức, không phải là “định mệnh”, càng không phải là những mô hình “tiến bộ” hay “lạc hậu”. Chưa bước vào cửa vô vi thì còn có ta có người, có thắng có thua, có sang có hèn…, và không thể sống với nhau một cách thật bụng. Dĩ nhiên, cái thanh bình ấm no không bao giờ là tuyệt đối, bởi việc sống chết của con người luôn nằm trong giới hạn, việc thịnh suy của dân tộc cũng là lẽ vô thường. Và người nào càng sớm nhận ra điều đó thì càng đến gần với “vô vi”.

Trong “cõi người ta”, chỉ vì không có động cơ “vô vi” nên lịch sử “chuộng kiếm” mới dày lên, cho nên kiếm mới đầy trong thiên hạ và đầy cả trong bụng người. Sau chiến thắng quân Tống, những vết thương chiến tranh, những mất mát di sản, những thiếu hụt văn hóa, những thương tổn tinh thần còn đó, nên Thiền sư Pháp Thuận không khuyên vua “bế quan tỏa cảng” hay vội vã dựa thế đến “cầu hòa” với nước này, “giao hảo” với nước kia… mà Thiền sư khuyên vua đặt mình vào chỗ “vô vi” để bồi dưỡng lại lòng nhân, sức dân và nội lực dân tộc. “Vô vi” là chấm dứt ảo tưởng binh đao, ảo tưởng tranh danh đoạt lợi; là hòa kỳ quang đồng kỳ trần... Nếu không có một điểm tựa cho vận nước, không có nội lực tự thân, không thể đặt mình vào chỗ “vô vi”, thì cho dù “món ngon, vật lạ” có khắp trong trời đất Đông-Tây, nhưng “thuốc bổ” dành cho một thể trạng suy, nào có ích gì? Bài trả lời về vận nước của Thiền sư Pháp Thuận đáng để suy ngẫm. Phải chăng tư tưởng lớn của một nước nhỏ bé cũng là ở đây?

Thích Thanh Thắng 
(Theo Văn Hóa Phật Giáo)

THAM DỰ XÃ HỘI

Sinh hoạt tôn giáo thuộc về kiến trúc thượng tầng xã hội, bình đẳng với các sinh hoạt thượng tầng khác như chính trị, văn hóa, xã hội… Thông tin về sinh hoạt tôn giáo hoặc liên quan, cần được xem như sinh hoạt trên, không nên né tránh, kỳ thị vì cho là “nhạy cảm” như thường thấy trên các phương tiện truyền thông ở nước ta hiện nay, nếu không muốn làm cho đời sống xã hội tiếp tục phát triển mất cân bằng, tạo sự bất bình ổn ngấm ngầm, dẫn đến những tình huống nguy hiểm cho sự ổn định chung một cách khó lường trước được.

Những diễn biến xã hội được thể hiện đầy đủ hơn qua các phương tiện truyền thông, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, những bước tiến mới trong cải cách hành chính thời mở cửa hội nhập thị trường, và cả những nhận thức chính trị đã lan ra khỏi hội trường, ít nhiều tác động đến đời sống của người dân. Người dân không thể đứng ngoài các biến động xã hội vì mọi chính sách đều có thể tác động hai chiều (thuận nghịch) vào cuộc sống và ảnh hưởng vào các giai tầng ở những mức độ khác nhau.

Những biến động xã hội ngày nay không còn bị giới hạn ở một vùng, một tổ chức, một bài báo đơn thuần, mà sức lan tỏa nhanh của thông tin đa phương tiện đã tạo ra những dư luận xã hội rộng lớn, đòi hỏi sự điều chỉnh những biến động đó cũng phải trong phạm vi bao quát hơn. Mỗi tầng lớp trong xã hội tiếp nhận những biến động xã hội dưới cách nhìn chủ quan và khách quan khác nhau. Điều đó chứng tỏ rằng, ý thức về quyền lợi công dân càng trở nên rõ rệt trước các chính sách, diễn biến xã hội. Trong ý nghĩa tương quan, bất cứ một tác động của chính sách, hay những diễn biến xã hội phức tạp nào đều liên quan đến mọi người trong xã hội ấy. Chính vì thế, mọi tầng lớp xã hội đang trực tiếp hay gián tiếp tham dự vào những vấn đề xã hội, nên trong ý nghĩa tích cực nào đó, mọi chuyện lớn nhỏ đều là “chuyện của chúng ta”. Một xã hội hài hòa chính là xã hội mà lợi ích của người dân được đặt lên hàng đầu, tiếng nói của mọi người dân cần được tôn trọng.


Rõ ràng những vấn đề giáo dục, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng không còn đơn thuần là chuyện riêng trong kế hoạch của các vị bộ trưởng, của chủ trương chính sách, đường lối. Ngấm ngầm hay công khai thì những năm gần đây, người dân đã mạnh dạn hơn trong phản biện xã hội, dần tạo nên một không gian “tiếng nói” khác nhiều góc cạnh, đề cập đến những vấn đề nhạy cảm hơn và diễn biến cũng phức tạp hơn. Người dân đang tham dự trực tiếp với tất cả những hiện tượng tốt-xấu của xã hội và cũng không đứng ngoài những tiến bộ xã hội.


Và trong guồng quay của những diến biến phức tạp, vai trò phản biện và tham dự xã hội của các tầng lớp khác nhau vừa khu biệt vừa thâm nhập vào nhau, dưới tác động của các luồng thông tin khác chiều. Điều này cho thấy có sự chông chênh nhất định trong điều chỉnh và hướng dẫn dư luận ở tầm vĩ mô, kết quả là, hoặc thông tin đơn giản chỉ là “công cụ” làm chệch hướng khách quan của dư luận, xấu che tốt khoe, dẫn đến tính phản biện xã hội ngày càng thấp, hoặc để những thông tin tràn lan gây hoang mang đối với nhận thực thực tế, tình trạng đó đưa đến sự phân hóa sâu sắc trong nhận thức của quần chúng. Và không thể không kể đến những định kiến (tốt xấu) trong xã hội vẫn chưa có nhiều cải thiện: định kiến về giai cấp, thành phần xuất thân, sắc tộc, tôn giáo… Đây là xu thế vận động tất yếu của các nhóm xã hội khi thông tin bị hạn chế, thiếu cởi mở, vì anh chỉ nói chuyện (tốt) của anh mà quên chuyện (tốt) của tôi… Sự bất bình đẳng trong thông tin là nguyên nhân chính làm bùng nổ các dự luận thông tin “ngoài luồng”, điều đó vô hình trung đẩy tính minh bạch của thông tin vào “góc khuất”, tạo phản ứng “dây chuyền” bài thông tin “chính thống”.


Nghiên cứu và đánh giá đúng dư luận xã hội thì sẽ nâng cao sức phản biện của dư luận xã hội, vì dư luận xã hội là một hiện tượng thông tin đặc thù, ở những mức độ xa gần, trực tiếp hay gián tiếp đã tham gia đánh giá, thậm chí điều chỉnh thái độ của các nhóm xã hội đối với vấn đề có liên quan đến lợi ích chung. Những trao đổi, thảo luận công khai, trực tiếp được phổ biến thể hiện bản lĩnh thực sự của các đối tượng liên quan trong phản biện và hướng dẫn dư luận xã hội.


Những năm gần đây, thực tế cho thấy các giai tầng xã hội đang có những dịch chuyển nhiều bất ngờ, thâm nhập vào nhau, làm biến đổi các thành phần xã hội, kiến tạo nên một “tầng lớp mới” doanh nhân. Tầng lớp này có khả năng “ra vào” trong các tầng lớp, đòi hỏi phải có những lý giải và tôn trọng nhất định, vì chính khả năng “ra vào” trong các giai tầng của họ mà tính “linh động” của họ rất cao, mọi sự trói buộc hay kìm hãm đều có thể gây ra những tác dụng ngược. Sự tham dự xã hội của tầng lớp này đang trở thành những đề tài thời sự nóng hổi.


Chỉ hơn 10 năm trước, “doanh nhân”, “tiểu thương” có thể vẫn còn gắn với những hình thức xấu như chủ tư sản bóc lột, con buôn, bọn phe… với một tiếng nói xã hội rất thấp. Nay doanh nhân đang có một chỗ đứng quan trọng trong xã hội, trở thành tầng lớp tạo ra nhiều của cải, công ăn việc làm, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển, thông qua giao thương thúc đẩy giao lưu văn hóa, tham dự sâu rộng hơn vào các lĩnh vực xã hội, có tiếng nói quan trọng trong các diễn đàn phát triển.


Sự tham dự của “tầng lớp mới” này đang đặt ra nhiều vấn đề cần được nhìn nhận một cách trung thực và thẳng thắn. Việc theo đuổi các giá trị bằng nhiều mục đích và hướng đi khác nhau đang đặt ra những vấn đề về trách nhiệm, đạo đức, văn hóa… trong giới doanh nhân. Chính vì thế, những điều chỉnh quy mô không chỉ thể hiện ở một bài toán còn nhiều mâu thuẫn (vừa muốn thúc đẩy nó phát triển, vừa muốn giới hạn nó trong một khuôn khổ), mà còn phải tạo nên một thế mạnh “tri thức” thực sự trong giới này, và nguyên tắc tự điều chỉnh trên một căn bản ích mình, lợi người và ích lợi cho cả hai là tiên quyết.


Địa vị xã hội của giới doanh nhân trong cơ cấu xã hội, khiến họ ngày càng tham dự trực tiếp hơn vào đời sống chính trị, về căn bản đều điều này rất cần dựa trên các nguyên tắc kể trên để đem lại ích lợi cho cộng đồng. Bằng không sự thao túng kinh tế sẽ lan sang đời sống quyền lực và là nguyên nhân đầu tiên của rất nhiều những bất ổn xã hội phát sinh.


Sự bất bình đẳng trong tham dự xã hội đã tạo thế phân lập theo chủ lưu, số đông và mức ảnh hưởng. Vì vậy, trong các biến động xã hội, có những điều sẽ lặp đi lặp lại, tương đồng về bản chất, phong phú trong hình thức dù dưới danh nghĩa bạo động hay ôn hòa. Do đó, sự tham dự xã hội cao nhất chính là khả năng điều chỉnh “tin đồn” mạnh mẽ dựa trên một trách nhiệm xã hội cao, chứ không phải thái độ “che chắn”, “rào đón”, “cả vú lấp miệng em”, hay thiếu khả năng phân tích để mặc sự kiện diễn ra theo cách nghĩ: “khi số đông nói về một điều gì đó thì chắc chắn là điều đó phải có vấn đề…”. Dư luận xã hội không phải là “tin đồn” bởi nó xuất phát từ nhận thức thực tế, có độ phản biện chính xác cao. Xã hội càng mở rộng dân chủ thì dư luận xã hội càng có điều kiện phát huy, ở đó tính minh bạch, công khai sẽ là điều kiện để người tham dự thảo luận và kiểm chứng thực tiễn.


Tham dự xã hội về căn bản không tách rời khỏi phản biện xã hội và trách nhiệm xã hội. Khi có phản biện xã hội thì vấn đề có thể sẽ được gạn đục khơi trong. Khi có trách nhiệm xã hội thì sẽ tạo nên sự tin cậy cao của xã hội. Sự tin cậy đó là điều kiện để mọi người có thể tham dự vào các hoạt động nghị chính quan trọng của xã hội. Đây là nội dung quan trọng trong tiến trình hoàn thiện nền dân chủ, và động cơ tham dự của các thành phần xã hội sẽ là điều kiện quan trọng để xã hội đó phát triển hài hòa.


Sinh hoạt tôn giáo thuộc về kiến trúc thượng tầng xã hội, bình đẳng với các sinh hoạt thượng tầng khác như chính trị, văn hóa, xã hội… Thông tin về sinh hoạt tôn giáo hoặc liên quan, cần được xem như sinh hoạt trên, không nên né tránh, kỳ thị vì cho là “nhạy cảm” như thường thấy trên các phương tiện truyền thông ở nước ta hiện nay, nếu không muốn làm cho đời sống xã hội tiếp tục phát triển mất cân bằng, tạo sự bất bình ổn ngấm ngầm, dẫn đến những tình huống nguy hiểm cho sự ổn định chung một cách khó lường trước được.



(Theo Văn Hóa Phật Giáo số 54)

SOS: AN TOÀN CHO CÁI ĐẸP, CÁI THIÊNG



Những giá trị thần thiêng luôn hiện diện chung quanh cuộc sống chúng ta, không có gì là vô hồn, vô cảm. Đó là điều chúng ta luôn luôn phải học dù có buồn bã biết rằng nhận thức về việc sống chung với thiên nhiên, tôn kính các giá trị thiêng liêng, tự trọng với phẩm hạnh con người trong xã hội chúng ta vẫn đang ở trình độ vỡ lòng…
Từ chuyện “chiếu trải không ngay không ngồi”…
“Chiếu trải không ngay không ngồi”, 25 thế kỷ trước Khổng Tử đã là một người khách “kiêu” khi phát biểu như thế. Nhưng đó là cách ông làm cho dân chúng tiếp cận được với lễ, cũng như tôn trọng giá trị nhân cách trong quan hệ ứng xử. Điều này nhấn mạnh đến lòng tự trọng, mà lòng tự trọng thì gắn liền với nhu cầu được tôn trọng. Không có những chuẩn “ngay thẳng” trong cuộc sống hàng ngày, con người sẽ trở nên tùy tiện, dễ dãi, “mười tám cũng ừ, mười tư cũng gật”.
“Ra oai” về lòng tự trọng trong việc nhỏ trải chiếu ngồi như thế cũng đáng để cho người đời suy ngẫm. Thời đại nào cũng có những biểu hiện “không ngay” trong ứng xử. Nhưng người trải chiếu đã “ngay” thì dĩ nhiên người đến ngồi cũng không thể không “ngay” được. Chủ khách cùng “ngay” đó là tương kính. Tương kính là cùng kính trọng nhau, lắng nghe nhau, hiểu nhau và đối xử tốt với nhau.
Khổng Tử còn nói thêm: “khắc kỷ phục lễ vi nhân” (nén mình theo lễ là nhân). Từ quốc vương đến dân thường đều phải theo lễ. Theo lễ thì cần phải hiểu quốc pháp có “ngay” thì gia quy mới “ngay”, và gia quy có “trật tự” thì quốc pháp mới “trật tự”. Hai cái “ngay”, cái “trật tự” ấy bổ sung cho nhau thì đặt đâu cũng có thể đàng hoàng mà ngồi, mà nói chuyện tử tế với nhau được.
Nén mình theo lễ chẳng phải do sợ lễ mà vì kính trọng sự trang nghiêm. Trang nghiêm không chỉ ở những chỗ có thờ cúng, vái lạy. Trang nghiêm từ việc trải chiếu cho ngay. Trang nghiêm là phải chăm chút từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, cái mà người ta luôn nhắc nhở về sự tương quan giữa nội dung và hình thức.
Cái chỗ ngồi đã cần phải ngay thẳng như vậy rồi, thì cái chỗ ở cho đến tâm tính lại càng cần ngay thẳng nhiều hơn. Càng ngay thẳng thì càng trang nghiêm. Nói đến trang nghiêm là nói đến thể diện, thể diện ấy có sức mạnh hơn cả vũ lực. Kinh Kha là một kiếm khách đệ nhất, có nhiều huyền thoại về việc làm thích khách của mình. Một lần, Kinh Kha tìm mọi cách đột nhập vào cung để mưu sát Tần vương. Nhưng Kinh Kha đã thất bại, không phải vì võ công của mình mà vì sự uy nghiêm cẩn mật của triều đình. Bước vào trong triều, thấy cung điện hùng vĩ nguy nga, nghi trượng uy nghiêm, văn võ hai hàng kính cẩn, quốc phục, lễ nhạc phô bày, Kinh Kha đã run từ trong ruột run ra. Và thế là sự không thành. Chính sự uy nghiêm mà Tần vương thiết lập đã cứu sống ông ta.
Vậy ra, không chỉ có người tự biết nén mình theo lễ mà lễ (được đặt đúng chỗ) cũng khiến cho người phải nén mình. Bỏ hai điều này đi thì xã hội mất trang nghiêm, con người mất tự trọng. Nén mình theo lễ chẳng phải là hành vi nhục nhã gì, vì ai cũng biết trải cái chiếu mình ngồi cho thật ngay thì sẽ làm đẹp cho cái lễ chung của xã hội. Khi đã ngồi vào đúng chỗ ngồi của mình, đứng vào đúng chỗ đứng của mình thì phải ý thức sửa mình cho ngay, cho thẳng. Bởi vì cái chiếu ngay chỉ nên dành cho người ngay ngồi, nếu không thì sẽ phỉ báng vào cái chiếu, phụ cả lòng người trải chiếu.
Nói đến chữ “ngay”, vua Trần Nhân Tông nhắn nhủ: “Ngay thờ chúa, thảo thờ cha, đi đỗ mới trượng phu trung hiếu”. Trượng phu thì phải “ngay”, phải “thảo”, đừng hai lòng bốn dạ với nước, với dân. Giữ được cái “ngay” ấy thì không ai khinh mình mà phải nhục nhã. Cứ tưởng rằng người lươn lẹo hóa ra mình cũng không ngay. Không ngay vì không tìm thấy giá trị chung của lễ, không thể trang nghiêm mình. Dĩ nhiên, không trang nghiêm được mình thì cũng không trang nghiêm được người. Mọi người không thể trang nghiêm cho nhau thì lòng người rối loạn. Các giá trị không thể cùng trang nghiêm thì xã hội mạnh ai nấy sống, dẫn đến tranh quyền đoạt lợi, nghĩ ích cho riêng bản thân mình.
Muốn trải cái chiếu cho ngay cũng phải tập mà để tâm, để ý. Muốn nói một lời cho thẳng cũng phải luyện phải rèn. Xem phim Nhật Bản, Hàn Quốc người ta thấy cái trật tự tôn ti cao thấp được thể hiện trong gia đình rất rõ, từ chỗ ngồi, chỗ nằm, chỗ ăn cho đến cách chào hỏi, thưa gửi… Họ làm phim giải trí nhưng rất ý thức về việc khuyến khích cái văn hóa biết “ngay”, biết “chính” từ những việc nhỏ có “chuẩn” và rất tế nhị.
Người Việt thường nhìn cái nếp ăn, nếp ở qua cái bếp, xem cái bếp có sạch, có gọn gàng ngăn nắp hay không mà đoán tính tình, đoán việc làm của người phụ nữ, những người được gọi là “xây tổ ấm” trong gia đình. Có nghĩa rằng, những giá trị sống cần phải được xem xét, coi trọng ở từng cấp độ nhỏ. Giáo dục trẻ nhỏ, người làm cha mẹ, thầy cô càng nên chăm chút như thế. Một đứa trẻ khi được nhận quà của người khác có biết nói lời cảm ơn không? Một đứa trẻ khi làm lỗi với bạn có biết nhận lỗi và xin lỗi không? Một đứa trẻ khi nhìn thấy các bạn mình nghèo hơn mình có khởi lòng thương không? Một đứa trẻ khi nói dối biết hổ thẹn không? Một đứa trẻ có thản nhiên hưởng cái mà mình không đáng được hưởng hay không?... Đó là những giá trị căn bản để đứa trẻ ngay thẳng, lề nếp mà lớn lên, bởi bé không vin (ngay), thì cả sẽ gẫy cành, sẽ đánh mất lòng tự trọng.
Vin (ngay) không phải là ràng buộc vào một trật tự giáo điều mà là hướng đến một cái trật tự được mở ra bởi lòng tự trọng và tương kính. Thầy trò tương kính thì thầy ra thầy, trò ra trò, lớp nang ngay ngắn. Vợ chồng tương kính thì gìn giữ, bảo vệ cho nhau. Anh em tương kính thì như chân với tay, rách lành đùm bọc.
Nhưng có lẽ vì ít quan tâm đến việc tự trọng, ngay thẳng nên những chuẩn làm người đã bị bỏ quên, và do vậy những ứng xử xã hội cũng trở nên tùy tiện “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”. Nói hay thì thật là hay, nhưng nói hay được thì nên làm cho hay. Đừng nói hay, nói phải mà việc làm thì không thấy hay, thấy phải đâu.
Lòng tự trọng bây giờ được đặt sau đồng tiền, vật chất. Nên vì một mảnh đất (được quy ra vàng) mà cha con, anh em có thể giành giật, hận thù, kiện cáo nhau. Vì muốn thoát khỏi cảnh khổ vật chất tạm thời mà nhiều cô gái Việt Nam bỏ đi lòng tự trọng đứng xếp hàng cho người Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore xem mặt, xem mũi và bỏ tiền ra cưới (mua) về làm vợ, không cần đến tình yêu, không cần phải hiểu biết về phong tục và văn hóa ứng xử. Đó là những sự thật mà người Việt có lương tâm và trách nhiệm không thể không giật mình thảng thốt.

… đến việc nhận thức cuộc sống là tương quan
Nói vòng vo tam quốc quanh một câu nói “chiếu trải không ngay không ngồi” của Khổng Tử để liên hệ về quãng đời mà tôi đã từng được thấy, được nghe về những giá trị tương quan trong cuộc sống.
Mẹ tôi thường nói, nếu biết ơn thì hãy biết ơn những người sống có tình, có nghĩa với hàng xóm, những người biết tự trọng, biết trắc ẩn trước nỗi khổ, niềm đau của mọi người.
Mẹ tôi kể về người hàng xóm hiền từ, nhân hậu, mọi người vẫn gọi thân mật là cụ cả Cung. Cụ đã mất cách đây hơn chục năm, nhưng ký ức về cụ không phai trong tâm trí mẹ tôi. Trong lời kể, tôi nhận ra những điều tuyệt đối kính trọng của mẹ tôi về một người hàng xóm đáng để phải nhớ lâu, đáng để phải đi kể lại cho con cháu nghe. Mẹ tôi bắt đầu câu chuyện bằng tình tiết: Không bao giờ hàng xóm nghe thấy cụ to tiếng với ai bao giờ, lúc nào cũng ân cần, nhỏ nhẹ. Trẻ con thường thích “của miếng chín”, nên mỗi khi thấy cây roi (trong Nam gọi là mận) nhà cụ có quả chín là chúng trèo tường để hái. Nếu tình cờ ra vườn, thấy trẻ con trèo hái, cụ vẫy tay nói khẽ “Cháu muốn ăn thì cứ trái chín mà hái, đừng hái trái xanh rồi bỏ phí không ăn được, hái xong từ từ mà xuống kẻo ngã nhé!”. Mặc dù gần 80 tuổi, nhưng cứ khi cất bước chân ra đường là cụ rất cẩn thận nhặt những viên gạch, đá to, cành cây hay những mảnh thủy tinh vỡ mà người ta vô tình vứt ra. Nếu là gạch đá to, cụ lăn nó vào bên vệ đường, nếu là những mảnh thủy tinh cụ nhặt bỏ vào túi đem về. Ai hỏi, cụ chỉ trách nhẹ một câu “Không biết ai vô ý thế này, mảnh thủy tinh mà vứt ra giữa đường đi nhỡ có ai giẫm lên thì khổ”.
Mỗi khi phải nghĩ cho người, tôi thấm thía cái câu “thì khổ” của cụ. Nghĩ lợi cho bản thân mình còn để khổ lại cho người, ai có thể mặt dạn mày dày mà làm được? Tôi từng xúc động khi bước chân vào bưu điện Chợ Lớn và chứng kiến một thanh niên khi dán tem vào phong bì thư. Lúc đó hồ dán được mọi người bôi bê bết trên bàn, anh thanh niên đó bèn cầm khăn ướt (mà mọi người đến dán tem đều “quên” dùng mỗi khi dán tem xong) lau sạch cái bàn, sau đó còn cúi xuống nhặt hết những mảnh giấy mà người đi gửi thư vứt xuống nền nhà. Thường thì lau dọn là công việc của những nhân viên vệ sinh trong bưu điện, nhưng nếu ai cũng có hành vi như anh thanh niên kia thì cái đẹp sẽ càng đẹp hơn và ứng xử xã hội của chúng ta cũng sẽ văn minh hơn rất nhiều.
Và điều trùng hợp đã đến với câu “chiếu trải không ngay không ngồi”. Tôi chứng kiến một cậu bé Tây lai, khi bước vào một quán ăn gần bãi biển Nha Trang, nhìn thấy những vỏ tôm, vỏ cua, xương gà, xương heo vứt dưới đất, cậu bé nhất định không bước vào quán. Tôi thấy lạ, bèn để ý, đứa bé nói một thôi một hồi bằng tiếng Tây, một người đi cùng hỏi: “Nó làm sao thế?”. Một người đàn ông, hình như là bố của cậu bé nói: “Nó bảo, sao nhà hàng của mấy người bẩn thế, xả rác bừa bãi! Tôi không vào đâu”. Đúng là “nhà hàng không sạch không vào ăn”.
Cậu bé trách nhà hàng cũng đúng, nhưng chỉ mới đúng có một nửa, bởi chủ yếu còn do chúng ta có những thực khách thiếu ý thức vệ sinh chung, cậy có tiền nên làm mình làm mẩy, nuôi dưỡng thêm thói quen gọi thức ăn như quát và xả rác. Người Việt có thể đóng cửa ăn chơi chung kiểu “hội tu kín” với nhau thì những việc xả rác xuống chỗ mình ngồi ăn là chẳng có bẩn mắt, khó coi gì cả, nhưng người ngoài nhìn vào (một đứa trẻ lai Tây thôi), đã thấy lộ ra những điều không ổn ngay từ việc ăn uống rồi.
Vì sao, giáo dục của ta không thể bắt đầu bằng những việc nhỏ như thế? Vì vốn dĩ chúng ta ít chuẩn bị cho con cái làm tốt, làm cẩn thận từ những việc nhỏ. Chúng ta vẽ ra cho con cái quá nhiều những chuyện bay bổng cao xa, làm chúng quên đi những giá trị thiết thực, gần gũi của cuộc sống để biết yêu cái đẹp, cái thiện… chung quanh mình.
Tôi lại nhớ đến mẹ tôi, mỗi khi dọn cơm, bao giờ cũng để phần tươm tất, phần ngon dành cho người về sau, về muộn. Mẹ tôi cho rằng vì người đi làm xa, hay đi về muộn thường mệt hơn người ở nhà nên phải phần những thứ ngon nhất. Khi ăn thì mẹ thường chọn phần đầu, phần đuôi của con cá, nếu ăn thịt gà thì chọn miếng nhiều xương để ăn trước, khi gắp ăn thì gặp miếng nào ăn miếng đó, không lật qua lật lại, gắp lên bỏ xuống hay chú ý chọn miếng ngon. Miếng ngon chỉ được chọn khi gắp cho người già và trẻ con trong nhà. Khi ăn xong thì cẩn thận gom thức ăn xếp bát, xếp đũa cho gọn gàng, phần xương, phần cơm thừa căn cạnh không thể dùng được nữa thì để riêng cho người xin nước vo gạo về nuôi heo. Đó là những bài học bổ ích cho cuộc sống của tôi.
Ông bà ta vốn nuôi dưỡng trong đầu ý thức đa thần, xem sông núi, ao hồ, đất đá, cây cối đều có linh thần. Muốn chặt một cành cây xanh trong nhà cũng thắp hương khấn vái, cầu xin thần cây cho phép, hay những người khuất mặt khuất mày nếu có ngự ở đó thì cũng hoan hỷ bỏ qua. Muốn sửa chữa nhà cửa, động đất ban nền cũng phải cúng Thổ Địa Long Thần, ông tiền chủ bà tiền chủ của khu đất. Nay người ta chặt rừng, phá núi, lấp sông, chiếm phá di sản không thương tiếc, dẫn đến việc tam tài (Thiên-Địa-Nhân) phân rã, tính ích kỷ của con người tăng trưởng.
Người xưa nói “nhất cận thị, nhị cận giang”. Dòng sông là thần minh, là nguồn sống, có nước tưới, có cá tôm… Ông bà ta xem dòng sông là thiêng liêng, mỗi khi có lễ hội thì thường phải ra sông múc nước giữa dòng về tế lễ. Cúng thần sông, thần suối để mong đi xa về gần bình an. Nhưng bây giờ những người sống gần sông thì giết chết sông bằng cách dùng điện, dùng thuốc nổ để bắt tôm cá, lấp sông, lấn dòng để mở rộng nhà cửa, có bao nhiêu rác thải sinh hoạt thì đều tiện tay ném hết xuống sông, xuống ao hồ, kênh rạch. Sông, cây, núi, đồi… không còn là “thần” nữa, vì nếu là thần sao người ta bất kính với thần như vậy?
Một tâm thức “xả rác” ăn sâu vào nhiều tầng lớp xã hội đến thế thì hỏi sao các công ty lại không thể tranh nhau xả nước thải độc hại ra môi trường. Người dân sống chung quanh những dòng sông có thực sự yêu quý những dòng sông hay không? Đó là sự mất giá quá lớn. Hệ quả đó là sự tắc trách của giáo dục gia đình và nhà trường. Phải thừa nhận rằng, chúng ta không có đủ một thế hệ điển hình biết yêu cái thiện, nâng niu cái đẹp từ những việc nhỏ trong cuộc sống, và nếu không có tình yêu thương với thiên nhiên, môi trường thì tình yêu thương đồng loại cũng sẽ mai một. Làm sao, chúng ta có thể trông thấy những điều hủy hoại ấy mà không đau. Đau thì phải tìm cách chữa, và trước khi chữa cho người cần chữa cho mình trước. Biết “đau” trước những điều trông thấy thì mới biết quý trọng sức sống của cái đẹp, cái thiện. Căn bệnh mãn tính của xã hội chúng ta là tùy tiện, ăn xổi ở thì, nghĩ lợi trước mắt, “vất rác (vào) nhà người”, nên chính chúng ta cũng đã giết chết cái đẹp theo cách ứng xử đó.
Người Thái có cái chắp tay, người Nhật có cái cúi gập đầu, người Hàn thì lạy khi viếng thăm ông bà, cha mẹ… Họ rất chú trọng đến các chuẩn mực ứng xử gia đình, xã hội. Xưa chúng ta vào chùa thì đi cửa bên, không đi vào cửa giữa, cách xa chùa còn dựng bia ghi chữ “hạ mã” để nhắc nhở rằng đến đoạn đường này phải xuống ngựa để tỏ lòng kính Phật. Chắc chắn không phải vì Đức Phật muốn nhận sự tôn kính của nhân gian, mà vì bởi người xưa có dụng ý muốn xã hội biết dẹp đi lòng nhân ngã để đề cao giá trị của cái đẹp, cái thiêng, cái cao cả. Nay thì ngựa xe đủ loại đua nhau xông thẳng vào chùa bằng cửa chính chứ không phải cửa phụ. Và điều đáng buồn hành động đó lại xuất hiện ở một số Tăng Ni, Phật tử.
Xưa kia hoa cúng Phật, cúng thần được vất riêng một nơi không vất chung vào rác bẩn, trước khi thắp nhang cúng Phật, cúng tổ tiên phải rửa tay sạch, hoa trái trước khi dâng cúng phải được “tắm” sạch bằng thanh thủy. Khi dâng cúng ông bà, đợi tàn hương mới bưng xuống ăn… Nhưng nay những “chuẩn” ấy đang ngày càng hiếm, ít thấy có ai để ý giữ gìn.
Môi trường sống từ trong gia đình đến ngoài xã hội của chúng ta bị biến dạng vì sao? Vì không phải chúng ta không có cái khung pháp lý chặt chẽ hay do buông lỏng quản lý văn hóa mà vì tâm thức xã hội vẫn chưa chịu sống chung và sống hết mình với cái đẹp, cái thiện, cái cao cả. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy ra những điều nhếch nhác, nếu không nhếch nhác thì lại sạch sẽ một cách xa lạ, ích kỷ. Cứ thử hỏi người đứng đầu những công ty xả nước thải độc hại ra môi trường hàng chục năm nay xem trong nhà họ có rác, có chất thải để quá một ngày không? Những hình ảnh không đẹp mắt ấy năm này tháng nọ được mọi người bao biện, “hợp lý hóa”, dẫn đến cách ứng xử tàn tệ với môi trường thiên nhiên, dù mức sống con người có giàu lên, học vấn có cao hơn.
Báo động đỏ trong ứng xử xã hội đang được đặt ra. Có cách gì để chúng ta giữ gìn, bảo vệ sự an toàn cho nền văn hóa, cho cái đẹp, cái thiện, cái thiêng liêng, cái cao cả? Có một cách mà chúng ta phải làm ngay, đó là xác định tính tương quan sống còn giữa con người và môi trường sống, đặt các giá trị vào đúng chỗ đứng của nó. Những giá trị thần thiêng luôn hiện diện chung quanh cuộc sống chúng ta, không có gì là vô hồn, vô cảm. Đó là điều chúng ta luôn luôn phải học dù có buồn bã biết rằng nhận thức về việc sống chung với thiên nhiên, tôn kính các giá trị thiêng liêng, tự trọng với phẩm hạnh con người trong xã hội chúng ta vẫn đang ở trình độ vỡ lòng…
Nam Quốc

TRIẾT LÝ SỐNG TÌM TRONG VỐN CỔ


Trần Thái Tông, vị vua mở đầu triều Trần viết: “Lẽ nào ta không lấy trách nhiệm của bậc Tiên, Thánh làm trách nhiệm của mình, lấy giáo lý của Đức Phật làm giáo lý của mình ư !”…

Phật giáo là một hệ tư tưởng có tác động lâu dài và mạnh mẽ trong suốt diễn trình lịch sử dân tộc. Ở vào thời kỳ đầu, đất nước bước vào giai đoạn độc lập, tự chủ, Phật giáo đã trở thành quốc giáo. Sau khi nhà nhà Lý chuyển giao quyền lực cho nhà Trần, việc xúc tiến những khoa thi nhằm tuyển chọn những Nho quan cho bộ máy chính quyền, cũng không làm thay đổi nhiều mặt xác lập ý thức hệ (phương Đông) trong sự thúc ước, tương tác của ba hệ tư tưởng chính Nho-Phật-Đạo, ở đó Phật giáo là triết lý sống của đại đa số quần chúng. Việc khẳng định chỗ đứng chính trị xã hội trở nên bức thiết, nên tuỳ lúc mạnh yếu khác nhau, cả ba hệ tư tưởng trên đều nỗ lực thể hiện vai trò của mình.
Năm 1070, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu là một sự kiện lịch sử có ý thức, mô tả một diễn biến xã hội, nhưng không mới so với những diễn biến tư tưởng trước đó trong xã hội Trung Hoa. Điều này chỉ củng cố thêm ảnh hưởng mọi mặt của Tam giáo trong đời sống xã hội Á Đông. Tuy nhiên, thực tiễn của những dị đồng ấy luôn là mối thao thức của không ít những nhà chính trị có tầm nhìn sâu rộng, có sách lược. Triều đại nào, nhà lãnh đạo nào làm được điều đó thì sẽ ổn định được xã hội trong thời gian dài. Cần nói rằng “xu thế tất yếu”, thời đại nào cũng có, vấn đề khác nhau chỉ là sự nhận thức và điều chỉnh sao hợp lý.
Trần Thái Tông, vị vua mở đầu triều Trần viết: “Lẽ nào ta không lấy trách nhiệm của bậc Tiên, Thánh làm trách nhiệm của mình, lấy giáo lý của Đức Phật làm giáo lý của mình ư !”. Nói đến “giáo lý” và “trách nhiệm” là nói đến nhu cầu và bổn phận thực tiễn của con người trong xã hội. Có thể hiểu “giáo lý” là chiều sâu của một dân tộc, “trách nhiệm” là bề rộng của một đất nước. Xác định hai yếu tố căn bản đó trong thế thúc ước nhau chính là nhận diện rõ mâu thuẫn để điều chỉnh xã hội ở hai mặt đối nội và đối ngoại. Nhưng cho đến hiện nay, tính nguyên hợp và khả năng chi phối mềm dẻo của Phật giáo vẫn chưa được nhìn nhận ở góc độ mang tính định hướng và khả năng đối kháng văn hóa ở tầm quốc gia.
Đạt được sự nhất trí xã hội trong hoàn cảnh khác biệt của các khuynh hướng, tư tưởng là một thách thức không nhỏ đối với chính thể cầm quyền, trong đó quyền lực tối cao được xem là thuộc về vua. Sự xác định hai mặt căn bản đó của vua Trần Thái Tông không nhằm mô tả các mâu thuẫn giai cấp. Bởi ông hiểu hơn ai hết việc xác lập một cái quyền tuyệt đối bằng cách gò ép lịch sử vào một ý thức hệ phiến diện, không những là một ảo tưởng xã hội mà còn đặt lợi ích dân tộc, bản sắc văn hóa và chiều sâu  tính thiện sang một bên.
Nói chung, các tư tưởng đều tùy lúc bộc lộ những ưu điểm và khuyết điểm của mình, nhưng sự thúc ước nhau đó đã tạo cho xã hội một không khí “thảo luận” rõ ràng. Một số văn bia của nhà chùa còn viết những điều phê phán của nhà Nho. Nhưng nhược điểm trong phê bình của nhà Nho là nhìn nhận sự vận động của các diễn biến tư tưởng nặng về các nguyên tắc “đạo đức xã hội”. Trong khi về mặt triết lý, Phật giáo đã từng có thể đáp ứng nhu cầu của con người trên cả ba bình diện: tự nhiên, xã hội và tinh thần. Phật giáo tập trung vào xây dựng con người bắt đầu từ sự điều chỉnh của mỗi cá nhân, hơn là những lý thuyết xã hội ồn ào, nên tạo được một ảnh hưởng tâm thức rộng lớn, là “liều thuốc giải” cho không ít những trí thức được xem là cao cấp nhất trong hàng ngũ Nho sĩ. Nguyễn Trãi, ở vào thời Nho giáo phát triển có viết: “Ao quan thả gửi hai bè muống/ Đất Bụt ương nhờ một lảnh mùng”. “Ao quan” và “đất Bụt” trong cách nghĩ của Nguyễn Trãi cũng không khác nhiều với tâm thức dân gian: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”, và cũng không xa với sự “lệch chuẩn” và khả năng “xuất nhập” trong Tam giáo của người đứng đầu triều đình và các quan lại, trí thức tên tuổi khác. Đó không phải là cái gì quá lạ lẫm và ngạc nhiên trong một xã hội có khoan dung và thảo luận. Và việc tìm về với giáo lý của Phật giáo để tìm sự quân bình không phải là “bí số” khó giải, bởi dù có thế nào, Phật giáo cũng tập trung nhấn mạnh đến yếu tố “tự đốt đuốc để soi mình”, điều chỉnh tham-sân-si từ lời nói, hành động đến trong ý thức. Đặc biệt, Phật giáo có một sức mạnh nội tại và khả năng “miễn nhiễm” để không bao giờ đồng nhất với thể chế chính trị, ngay cả khi người lãnh đạo cao nhất đất nước xuất gia học Phật. Bởi tất cả mọi khác biệt về lý thuyết, quan niệm, bản ngã, không thể và vĩnh viễn không thể chạy đua được với “thế gian vô thường, quốc độ bở giòn”, nói như vua Trần Thái Tông: “Sự nghiệp các đế vương thuở trước thay đổi bất thường. Việc sống chết rơi vào hữu hạn”... 
 Bất ổn lớn nhất trong sự phân hóa của Tam giáo chính là khi Nho giáo cô lập, bài xích và tạo thế độc quyền về mặt tư tưởng. Bởi dù gì thì nhà Nho cũng không thể thay thế hoàn toàn yếu tố “giáo lý” mà nhà Phật vốn đảm nhận rất tốt xuyên suốt tiến trình lịch sử dân tộc, mặc dù có những lúc họ “gia công” bổ sung cho mình những yếu tố “hình nhi thượng”. Khi người lãnh đạo cao nhất (hoặc do sức ép từ nhiều phía) sử dụng Nho giáo làm ý thức hệ cấp triều đình đã đưa dân tộc vào một lực ép văn hóa, chính trị nặng nề, đồng thời gây ra một biến động lớn về văn hóa ở một đất nước không văn tự, không tư tưởng và không tôn giáo (nhìn từ nguồn gốc và sự đối kháng thường trực với Trung Hoa). Cụ thể, sau đó nhà Minh đã lợi dụng điều này để tiến hành các công cuộc thôn tính nước ta và gây ra một hậu quả văn hóa vô cùng khắc nghiệt, hầu hết những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc bị xóa sổ. Cho đến nay chúng ta vẫn còn “bơ vơ”, còn phải đặt ra quá nhiều những câu hỏi và những lời giải khập khiễng về chính dân tộc mình, đất nước mình ngay cả ở những triều đại, những danh nhân gần với chúng ta nhất. Sự mất mát quá lớn về mặt di sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình Hán hoá triều đình từ văn tự đến ý thức hệ, và cục diện “thảo luận” trên cả hai bình diện lý thuyết và thực tiễn đã bị hạn chế bằng những giáo điều khắc nghiệt hay bằng những tham vọng quyền lực, chính trị cực đoan.
Nhưng đây cũng là một liều thuốc thử, một bài học cay đắng, một sự mất thăng bằng lớn nhất mà nhiều danh Nho được chúng ta tôn sùng cũng phải suy ngẫm. Sự xâm lược của nhà Minh như một gáo nước lạnh dội vào hệ thống triều đình, gây ra một sự chia rẽ vô cùng sâu sắc, từ đó dẫn đến sự phân hóa mạnh mẽ trong hàng ngũ Nho giáo, tạo ra nhiều quan niệm và xu hướng sống khác nhau: quan niệm “dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng”, xu hướng “ẩn dật”, “cư Nho mộ Thích”... Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: “Thế sự mặc dù ai hỏi đến/ Bảo rằng ông đã điếc hai tai”. Nguyễn Trãi thì có lúc phải thốt lên: “Ta dư cửu bị Nho quan ngộ” (Bấy lâu ta đã bị cái mũ nhà Nho nó làm cho lầm lẫn), hay “Lân kỳ ngã diệc thượng thừa thiền” (Biết đâu một ngày nào đó tôi cũng sẽ đi tu thiền). Nguyễn Công Trứ: “Kiếp sau xin chớ làm người/ Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”... Những tâm sự đó không chỉ là sự hối tiếc, lầm lẫn mang tính thời cuộc của nhiều thế hệ nho sĩ mà còn phản ánh một sự “vay mượn” thiếu cân nhắc, một cái nhìn cạn cợt về văn hóa, làm khô cứng học thuật, văn chương nghệ thuật, phong tục, đưa con người vào hoàn cảnh an phận thủ thường, chỉ biết thuật lại mà không sáng tạo, có nguy cơ bị đồng hóa cao. Trong khi với tư cách là người chủ nhà, chúng ta có thể vận dụng, khai triển và làm sáng tỏ thêm đường lối trị quốc của ông cha như Nguyễn Trãi đã phát biểu “Đinh-Lê-Lý-Trần cùng Hán-Đường-Tống-Nguyên xưng đế một phương”. Bất hợp lý của Nho giáo Việt Nam chính là nhận thấy sự xuất hiện của những đường lối bất khả, nhưng lại được “hợp lý hóa” hay cố tình “hợp lý hóa” bằng cách nào đó để xoá nhòa, cô lập các vai trò trong một cục diện “bằng mặt mà không bằng lòng” của các mối quan hệ xã hội từ thân tộc, huyết tộc đến làng xã. Cách suy nghĩ “Thà chết một đống hơn sống một người”, “Xấu đều còn hơn tốt lỏi”, đã vô tình chối bỏ một trầm tích văn hóa đã được cả dân tộc này dùng xương máu của mình để thử, tạo ra một ngõ cụt mới trong việc đi tìm và xác định bản sắc. Khi lóng ngóng, loanh quanh trong việc xác định hướng đi, ý thức hệ mới không đủ sức cân bằng, dung hòa, và dĩ nhiên sẽ mất lực đối kháng văn hóa, bởi sự hiện diện của nó chỉ “giậm chân” ở tính hành chính quan phương, chưa trở thành triết lý sống và lối hành xử phổ biến của cả dân tộc.
Vua Trần Thái Tông đã khẳng định vai trò của con người giáo lý và con người trách nhiệm trong một ý thức “lấy làm của mình”. Sự phát biểu ở tầm mức quốc gia đó đã tạo nên sự hài hòa vì công cuộc chung, đưa đất nước đang “ngổn ngang trăm mối” bước vào một giai đoạn phát triển mới. Khi xác định được những yếu tố “của mình” thì những xâm thực ồ ạt cũng không làm cho “mình” nao núng, thụ động trước mọi tình huống. Ý thức hệ không phải chỉ là cái hiện diện ở ngai vàng, ở bộ máy cai trị hay ở những lý thuyết tạo dựng bộ mặt cho bản thân nó, mà phải gặp nhau trong một lợi ích chung vì cộng đồng: ý thức về độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, về chủ thể văn hóa và đạo đức dân tộc trong từng cá nhân.
Một dân tộc cần phải có một “giáo lý” làm chủ đạo, một đất nước phải có một “trách nhiệm” làm chủ đạo, không thể cào bằng hai yếu tố này. Xã hội phương Đông đã từng tồn tại hai cách cai trị khá phổ biến theo tư tưởng Pháp gia và Nho gia. Hai tư tưởng vẫn được xem là “kẻ thù” của nhau này, trong quá trình điều chỉnh để tồn tại đã phải thâm nhập vào nhau, dần dần tạo nên một đường lối cai trị kiểu: “nội Pháp ngoại Nho, ngoại Pháp nội Nho”. Nhưng xã hội phương Đông cũng xuất hiện một tôn giáo - Phật giáo không những có khả năng đứng ngoài mọi tranh chấp quyền lực mà còn dung hòa được các ý thức hệ tư tưởng, mang lại cho xã hội một bộ mặt khoan dung, thuần hậu.
Nếu theo đuổi một chính sách (nhất quán) trên bình diện đoàn kết và hòa hợp dân tộc mà không xóa dần những mặc cảm, những quán tính tiêu cực trong sự phân lập ý thức hệ, tôn giáo thì sẽ không bao giờ hòa giải được giữa mối quan hệ giữa con người và con người, vì dù có đưa ra bức bình phong nào về chủ nghĩa, dân tộc, tôn giáo thì tham-sân-si của con người vẫn còn đó, vẫn đang chờ được điều chỉnh theo hướng phục vụ cho lợi ích của chính con người: ích mình và lợi người. 
Mọi ý thức hệ tư tưởng đều xuất phát từ con người, và lịch sử còn là một diễn biến có ý thức. Chính vì thế, việc nhận diện và điều chỉnh mâu thuẫn ở tầm ý thức hệ là cần thiết, nhưng không có kiểu bình đẳng chiết trung, hay cô lập tách rời. Vua Trần Thái Tông, dù trong phát biểu của mình có thẳng thắn xác định vai trò của mỗi tư tưởng thì trong ông vẫn chứa đầy những thao thức về nhân sinh, để làm sao đó không chỉ có ông mà tất cả từ quan lại triều đình đến bách tính muôn dân đều có thể mang Phật trong lòng mà bước vào đời sống.
Thích Thanh Thắng
(Theo Văn Hóa Phật Giáo)

SOS AN TOÀN CHO CÁI ĐẸP, CÁI THIÊNG



Những giá trị thiêng liêng luôn hiện diện chung quanh cuộc sống chúng ta, không có gì là vô hồn, vô cảm. Đó là điều chúng ta luôn luôn phải học dù có buồn bã biết rằng nhận thức về việc sống chung với thiên nhiên, tôn kính các giá trị thiêng liêng, tự trọng với phẩm hạnh con người trong xã hội chúng ta vẫn đang ở trình độ vỡ lòng…

Từ chuyện “chiếu trải không ngay không ngồi”…


“Chiếu trải không ngay không ngồi”, 25 thế kỷ trước Khổng Tử đã là một người khách “kiêu” khi phát biểu như thế. Nhưng đó là cách ông làm cho dân chúng tiếp cận được với lễ, cũng như tôn trọng giá trị nhân cách trong quan hệ ứng xử. Điều này nhấn mạnh đến lòng tự trọng, mà lòng tự trọng thì gắn liền với nhu cầu được tôn trọng. Không có những chuẩn “ngay thẳng” trong cuộc sống hàng ngày, con người sẽ trở nên tùy tiện, dễ dãi, “mười tám cũng ừ, mười tư cũng gật”.

“Ra oai” về lòng tự trọng trong việc nhỏ trải chiếu ngồi như thế cũng đáng để cho người đời suy ngẫm. Thời đại nào cũng có những biểu hiện “không ngay” trong ứng xử. Nhưng người trải chiếu đã “ngay” thì dĩ nhiên người đến ngồi cũng không thể không “ngay” được. Chủ khách cùng “ngay” đó là tương kính. Tương kính là cùng kính trọng nhau, lắng nghe nhau, hiểu nhau và đối xử tốt với nhau.

Khổng Tử còn nói thêm: “khắc kỷ phục lễ vi nhân” (nén mình theo lễ là nhân). Từ quốc vương đến dân thường đều phải theo lễ. Theo lễ thì cần phải hiểu quốc pháp có “ngay” thì gia quy mới “ngay”, và gia quy có “trật tự” thì quốc pháp mới “trật tự”. Hai cái “ngay”, cái “trật tự” ấy bổ sung cho nhau thì đặt đâu cũng có thể đàng hoàng mà ngồi, mà nói chuyện tử tế với nhau được.

Nén mình theo lễ chẳng phải do sợ lễ mà vì kính trọng sự trang nghiêm. Trang nghiêm không chỉ ở những chỗ có thờ cúng, vái lạy. Trang nghiêm từ việc trải chiếu cho ngay. Trang nghiêm là phải chăm chút từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, cái mà người ta luôn nhắc nhở về sự tương quan giữa nội dung và hình thức.

Cái chỗ ngồi đã cần phải ngay thẳng như vậy rồi, thì cái chỗ ở cho đến tâm tính lại càng cần ngay thẳng nhiều hơn. Càng ngay thẳng thì càng trang nghiêm. Nói đến trang nghiêm là nói đến thể diện, thể diện ấy có sức mạnh hơn cả vũ lực. Kinh Kha là một kiếm khách đệ nhất, có nhiều huyền thoại về việc làm thích khách của mình. Một lần, Kinh Kha tìm mọi cách đột nhập vào cung để mưu sát Tần vương. Nhưng Kinh Kha đã thất bại, không phải vì võ công của mình mà vì sự uy nghiêm cẩn mật của triều đình. Bước vào trong triều, thấy cung điện hùng vĩ nguy nga, nghi trượng uy nghiêm, văn võ hai hàng kính cẩn, y phục, lễ nhạc phô bày, Kinh Kha đã run từ trong ruột run ra. Chính sự uy nghiêm mà Tần vương thiết lập đã cứu sống ông ta.

Vậy ra, không chỉ có người tự biết nén mình theo lễ mà lễ (được đặt đúng chỗ) cũng khiến cho người phải nén mình. Bỏ hai điều này đi thì xã hội mất trang nghiêm, con người mất tự trọng. Nén mình theo lễ chẳng phải là hành vi nhục nhã gì, vì ai cũng biết trải cái chiếu mình ngồi cho thật ngay thì sẽ làm đẹp cho cái lễ chung của xã hội. Khi đã ngồi vào đúng chỗ ngồi của mình, đứng vào đúng chỗ đứng của mình thì phải ý thức sửa mình cho ngay, cho thẳng. Bởi vì cái chiếu ngay chỉ nên dành cho người ngay ngồi, nếu không thì sẽ phỉ báng vào cái chiếu, phụ cả lòng người trải chiếu.

Nói đến chữ “ngay”, vua Trần Nhân Tông nhắn nhủ: “Ngay thờ chúa, thảo thờ cha, đi đỗ mới trượng phu trung hiếu”. Trượng phu thì phải “ngay”, phải “thảo”, đừng hai lòng bốn dạ với nước, với dân. Giữ được cái “ngay” ấy thì không ai khinh mình mà phải nhục nhã. Cứ tưởng rằng người lươn lẹo hóa ra mình cũng không ngay. Không ngay vì không tìm thấy giá trị chung của lễ, không thể trang nghiêm mình. Dĩ nhiên, không trang nghiêm được mình thì cũng không trang nghiêm được người. Mọi người không thể trang nghiêm cho nhau thì lòng người rối loạn. Các giá trị không thể cùng trang nghiêm thì xã hội mạnh ai nấy sống, dẫn đến tranh quyền đoạt lợi, nghĩ ích cho riêng bản thân mình.

Muốn trải cái chiếu cho ngay cũng phải tập mà để tâm, để ý. Muốn nói một lời cho thẳng cũng phải luyện phải rèn. Xem phim Nhật Bản, Hàn Quốc người ta thấy cái trật tự tôn ti cao thấp được thể hiện trong gia đình rất rõ, từ chỗ ngồi, chỗ nằm, chỗ ăn cho đến cách chào hỏi, thưa gửi… Họ làm phim giải trí nhưng rất ý thức về việc khuyến khích cái văn hóa biết “ngay”, biết “chính” từ những việc nhỏ có “chuẩn” và rất tế nhị.

Người Việt thường nhìn cái nếp ăn, nếp ở qua cái bếp, xem cái bếp có sạch, có gọn gàng ngăn nắp hay không mà đoán tính tình, đoán việc làm của người phụ nữ, những người được gọi là “xây tổ ấm” trong gia đình. Có nghĩa rằng, những giá trị sống cần phải được xem xét, coi trọng ở từng cấp độ nhỏ. Giáo dục trẻ nhỏ, người làm cha mẹ, thầy cô càng nên chăm chút như thế. Một đứa trẻ khi được nhận quà của người khác có biết nói lời cảm ơn không? Một đứa trẻ khi làm lỗi với bạn có biết nhận lỗi và xin lỗi không? Một đứa trẻ khi nhìn thấy các bạn mình nghèo hơn mình có khởi lòng thương không? Một đứa trẻ khi nói dối biết hổ thẹn không? Một đứa trẻ có thản nhiên hưởng cái mà mình không đáng được hưởng hay không?... Đó là những giá trị căn bản để đứa trẻ ngay thẳng, lề nếp mà lớn lên, bởi bé không vin (ngay), thì cả sẽ gẫy cành, sẽ đánh mất lòng tự trọng.

Vin (ngay) không phải là ràng buộc vào một trật tự giáo điều mà là hướng đến một cái trật tự được mở ra bởi lòng tự trọng và tương kính. Thầy trò tương kính thì thầy ra thầy, trò ra trò, lớp nang ngay ngắn. Vợ chồng tương kính thì gìn giữ, bảo vệ cho nhau. Anh em tương kính thì như chân với tay, rách lành đùm bọc.

Nhưng có lẽ vì ít quan tâm đến việc tự trọng, ngay thẳng nên những chuẩn làm người đã bị bỏ quên, và do vậy những ứng xử xã hội cũng trở nên tùy tiện “sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”. Nói hay thì thật là hay, nhưng nói hay được thì nên làm cho hay. Đừng nói hay, nói phải mà việc làm thì không thấy hay, thấy phải đâu.

Lòng tự trọng bây giờ được đặt sau đồng tiền, vật chất. Nên vì một mảnh đất (được quy ra vàng) mà cha con, anh em có thể giành giật, hận thù, kiện cáo nhau. Vì muốn thoát khỏi cảnh khổ vật chất tạm thời mà nhiều cô gái Việt Nam bỏ đi lòng tự trọng đứng xếp hàng cho người Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore xem mặt, xem mũi và bỏ tiền ra cưới (mua) về làm vợ, không cần đến tình yêu, không cần phải hiểu biết về phong tục và văn hóa ứng xử. Đó là những sự thật mà người Việt có lương tâm và trách nhiệm không thể không giật mình thảng thốt.

… đến việc nhận thức cuộc sống là tương quan




Nói vòng vo tam quốc quanh một câu nói “chiếu trải không ngay không ngồi” của Khổng Tử để liên hệ về quãng đời mà tôi đã từng được thấy, được nghe về những giá trị tương quan trong cuộc sống.

Mẹ tôi thường nói, nếu biết ơn thì hãy biết ơn những người sống có tình, có nghĩa với hàng xóm, những người biết tự trọng, biết trắc ẩn trước nỗi khổ, niềm đau của mọi người.

Mẹ tôi kể về người hàng xóm hiền từ, nhân hậu, mọi người vẫn gọi thân mật là cụ cả Cung. Cụ đã mất cách đây hơn chục năm, nhưng ký ức về cụ không phai trong tâm trí mẹ tôi. Trong lời kể, tôi nhận ra những điều tuyệt đối kính trọng của mẹ tôi về một người hàng xóm đáng để phải nhớ lâu, đáng để phải đi kể lại cho con cháu nghe. Mẹ tôi bắt đầu câu chuyện bằng tình tiết: Không bao giờ hàng xóm nghe thấy cụ to tiếng với ai bao giờ, lúc nào cũng ân cần, nhỏ nhẹ. Trẻ con thường thích “của miếng chín”, nên mỗi khi thấy cây roi (trong Nam gọi là mận) nhà cụ có quả chín là chúng trèo tường để hái. Nếu tình cờ ra vườn, thấy trẻ con trèo hái, cụ vẫy tay nói khẽ “Cháu muốn ăn thì cứ trái chín mà hái, đừng hái trái xanh rồi bỏ phí không ăn được, hái xong từ từ mà xuống kẻo ngã nhé!”. Mặc dù gần 80 tuổi, nhưng cứ khi cất bước chân ra đường là cụ rất cẩn thận nhặt những viên gạch, đá to, cành cây hay những mảnh thủy tinh vỡ mà người ta vô tình vứt ra. Nếu là gạch đá to, cụ lăn nó vào bên vệ đường, nếu là những mảnh thủy tinh cụ nhặt bỏ vào túi đem về. Ai hỏi, cụ chỉ trách nhẹ một câu “Không biết ai vô ý thế này, mảnh thủy tinh mà vứt ra giữa đường đi nhỡ có ai giẫm lên thì khổ”.

Mỗi khi phải nghĩ cho người, tôi thấm thía cái câu “thì khổ” của cụ. Nghĩ lợi cho bản thân mình còn để khổ lại cho người, ai có thể mặt dạn mày dày mà làm được? Tôi từng xúc động khi bước chân vào bưu điện Chợ Lớn và chứng kiến một thanh niên khi dán tem vào phong bì thư. Lúc đó hồ dán được mọi người bôi bê bết trên bàn, anh thanh niên đó bèn cầm khăn ướt (mà mọi người đến dán tem đều “quên” dùng mỗi khi dán tem xong) lau sạch cái bàn, sau đó còn cúi xuống nhặt hết những mảnh giấy mà người đi gửi thư vứt xuống nền nhà. Thường thì lau dọn là công việc của những nhân viên vệ sinh trong bưu điện, nhưng nếu ai cũng có hành vi như anh thanh niên kia thì cái đẹp sẽ càng đẹp hơn và ứng xử xã hội của chúng ta cũng sẽ văn minh hơn rất nhiều.

Và điều trùng hợp đã đến với câu “chiếu trải không ngay không ngồi”. Tôi chứng kiến một cậu bé Tây lai, khi bước vào một quán ăn gần bãi biển Nha Trang, nhìn thấy những vỏ tôm, vỏ cua, xương gà, xương heo vứt dưới đất, cậu bé nhất định không bước vào quán. Tôi thấy lạ, bèn để ý, đứa bé nói một thôi một hồi bằng tiếng Tây, một người đi cùng hỏi: “Nó làm sao thế?”. Một người đàn ông, hình như là bố của cậu bé nói: “Nó bảo, sao nhà hàng của mấy người bẩn thế, xả rác bừa bãi! Tôi không vào đâu”. Đúng là “nhà hàng không sạch không vào ăn”.
Cậu bé trách nhà hàng cũng đúng, nhưng chỉ mới đúng có một nửa, bởi chủ yếu còn do chúng ta có những thực khách thiếu ý thức vệ sinh chung, cậy có tiền nên làm mình làm mẩy, nuôi dưỡng thêm thói quen gọi thức ăn như quát và xả rác. Người Việt có thể đóng cửa ăn chơi chung kiểu “hội tu kín” với nhau thì những việc xả rác xuống chỗ mình ngồi ăn là chẳng có bẩn mắt, khó coi gì cả, nhưng người ngoài nhìn vào (một đứa trẻ lai Tây thôi), đã thấy lộ ra những điều không ổn ngay từ việc ăn uống rồi.


Vì sao, giáo dục của ta không thể bắt đầu bằng những việc nhỏ như thế? Vì vốn dĩ chúng ta ít chuẩn bị cho con cái làm tốt, làm cẩn thận từ những việc nhỏ. Chúng ta vẽ ra cho con cái quá nhiều những chuyện bay bổng cao xa, làm chúng quên đi những giá trị thiết thực, gần gũi của cuộc sống để biết yêu cái đẹp, cái thiện… chung quanh mình.

Tôi lại nhớ đến mẹ tôi, mỗi khi dọn cơm, bao giờ cũng để phần tươm tất, phần ngon dành cho người về sau, về muộn. Mẹ tôi cho rằng vì người đi làm xa, hay đi về muộn thường mệt hơn người ở nhà nên phải phần những thứ ngon nhất. Khi ăn thì mẹ thường chọn phần đầu, phần đuôi của con cá, nếu ăn thịt gà thì chọn miếng nhiều xương để ăn trước, khi gắp ăn thì gặp miếng nào ăn miếng đó, không lật qua lật lại, gắp lên bỏ xuống hay chú ý chọn miếng ngon. Miếng ngon chỉ được chọn khi gắp cho người già và trẻ con trong nhà. Khi ăn xong thì cẩn thận gom thức ăn xếp bát, xếp đũa cho gọn gàng, phần xương, phần cơm thừa căn cạnh không thể dùng được nữa thì để riêng cho người xin nước vo gạo về nuôi heo. Đó là những bài học bổ ích cho cuộc sống của tôi.

Ông bà ta vốn nuôi dưỡng trong đầu ý thức đa thần, xem sông núi, ao hồ, đất đá, cây cối đều có linh thần. Muốn chặt một cành cây xanh trong nhà cũng thắp hương khấn vái, cầu xin thần cây cho phép, hay những người khuất mặt khuất mày nếu có ngự ở đó thì cũng hoan hỷ bỏ qua. Muốn sửa chữa nhà cửa, động đất ban nền cũng phải cúng Thổ Địa Long Thần, ông tiền chủ bà tiền chủ của khu đất. Nay người ta chặt rừng, phá núi, lấp sông, chiếm phá di sản không thương tiếc, dẫn đến việc tam tài (Thiên-Địa-Nhân) phân rã, tính ích kỷ của con người tăng trưởng.

Người xưa nói “nhất cận thị, nhị cận giang”. Dòng sông là thần minh, là nguồn sống, có nước tưới, có cá tôm… Ông bà ta xem dòng sông là thiêng liêng, mỗi khi có lễ hội thì thường phải ra sông múc nước giữa dòng về tế lễ. Cúng thần sông, thần suối để mong đi xa về gần bình an. Nhưng bây giờ những người sống gần sông thì giết chết sông bằng cách dùng điện, dùng thuốc nổ để bắt tôm cá, lấp sông, lấn dòng để mở rộng nhà cửa, có bao nhiêu rác thải sinh hoạt thì đều tiện tay ném hết xuống sông, xuống ao hồ, kênh rạch. Sông, cây, núi, đồi… không còn là “thần” nữa, vì nếu là thần sao người ta bất kính với thần như vậy?

Một tâm thức “xả rác” ăn sâu vào nhiều tầng lớp xã hội đến thế thì hỏi sao các công ty lại không thể tranh nhau xả nước thải độc hại ra môi trường. Người dân sống chung quanh những dòng sông có thực sự yêu quý những dòng sông hay không? Đó là sự mất giá quá lớn. Hệ quả đó là sự tắc trách của giáo dục gia đình và nhà trường. Phải thừa nhận rằng, chúng ta không có đủ một thế hệ điển hình biết yêu cái thiện, nâng niu cái đẹp từ những việc nhỏ trong cuộc sống, và nếu không có tình yêu thương với thiên nhiên, môi trường thì tình yêu thương đồng loại cũng sẽ mai một. Làm sao, chúng ta có thể trông thấy những điều hủy hoại ấy mà không đau. Đau thì phải tìm cách chữa, và trước khi chữa cho người cần chữa cho mình trước. Biết “đau” trước những điều trông thấy thì mới biết quý trọng sức sống của cái đẹp, cái thiện. Căn bệnh mãn tính của xã hội chúng ta là tùy tiện, ăn xổi ở thì, nghĩ lợi trước mắt, “vất rác (vào) nhà người”, nên chính chúng ta cũng đã giết chết cái đẹp theo cách ứng xử đó.

Người Thái có cái chắp tay, người Nhật có cái cúi gập đầu, người Hàn thì lạy khi viếng thăm ông bà, cha mẹ… Họ rất chú trọng đến các chuẩn mực ứng xử gia đình, xã hội. Xưa chúng ta vào chùa thì đi cửa bên, không đi vào cửa giữa, cách xa chùa còn dựng bia ghi chữ “hạ mã” để nhắc nhở rằng đến đoạn đường này phải xuống ngựa để tỏ lòng kính Phật. Chắc chắn không phải vì Đức Phật muốn nhận sự tôn kính của nhân gian, mà vì bởi người xưa có dụng ý muốn xã hội biết dẹp đi lòng nhân ngã để đề cao giá trị của cái đẹp, cái thiêng, cái cao cả. Nay thì ngựa xe đủ loại đua nhau xông thẳng vào chùa bằng cửa chính chứ không phải cửa phụ. Và điều đáng buồn hành động đó lại xuất hiện ở một số Tăng Ni, Phật tử.

Xưa kia hoa cúng Phật, cúng thần được vất riêng một nơi không vất chung vào rác bẩn, trước khi thắp nhang cúng Phật, cúng tổ tiên phải rửa tay sạch, hoa trái trước khi dâng cúng phải được “tắm” sạch bằng thanh thủy. Khi dâng cúng ông bà, đợi tàn hương mới bưng xuống ăn… Nhưng nay những “chuẩn” ấy đang ngày càng hiếm, ít thấy có ai để ý giữ gìn.

Môi trường sống từ trong gia đình đến ngoài xã hội của chúng ta bị biến dạng vì sao? Vì không phải chúng ta không có cái khung pháp lý chặt chẽ hay do buông lỏng quản lý văn hóa mà vì tâm thức xã hội vẫn chưa chịu sống chung và sống hết mình với cái đẹp, cái thiện, cái cao cả. Đi đâu, nhìn đâu cũng thấy ra những điều nhếch nhác, nếu không nhếch nhác thì lại sạch sẽ một cách xa lạ, ích kỷ. Cứ thử hỏi người đứng đầu những công ty xả nước thải độc hại ra môi trường hàng chục năm nay xem trong nhà họ có rác, có chất thải để quá một ngày không? Những hình ảnh không đẹp mắt ấy năm này tháng nọ được mọi người bao biện, “hợp lý hóa”, dẫn đến cách ứng xử tàn tệ với môi trường thiên nhiên, dù mức sống con người có giàu lên, học vấn có cao hơn.

Báo động đỏ trong ứng xử xã hội đang được đặt ra. Có cách gì để chúng ta giữ gìn, bảo vệ sự an toàn cho nền văn hóa, cho cái đẹp, cái thiện, cái thiêng liêng, cái cao cả? Có một cách mà chúng ta phải làm ngay, đó là xác định tính tương quan sống còn giữa con người và môi trường sống, đặt các giá trị vào đúng chỗ đứng của nó. Những giá trị thiêng liêng luôn hiện diện chung quanh cuộc sống chúng ta, không có gì là vô hồn, vô cảm. Đó là điều chúng ta luôn luôn phải học dù có buồn bã biết rằng nhận thức về việc sống chung với thiên nhiên, tôn kính các giá trị thiêng liêng, tự trọng với phẩm hạnh con người trong xã hội chúng ta vẫn đang ở trình độ vỡ lòng…

Nam Quốc

(Theo Văn hóa Phật giáo)