Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

LÀM GÌ TRƯỚC THÓI SÍNH DÙNG BẠO LỰC TRONG XÃ HỘI?


Tuần Vietnamnet vừa đăng tải bài viết: “Những tiếng khóc phía sau cánh cửa” của Vũ Lụa nói về nạn bạo hành gia đình. Trong đó có những câu chuyện mà “nạn nhân đã nếm đủ những đắng cay bởi nạn bạo lực gia đình. Tuy nhiên, “dư âm và những ảnh hưởng của nó vẫn khiến cho nhiều phụ nữ không thể không lên tiếng...”.

Trong một bài viết khác, cũng trên Vietnamnet, tác giả Hiệu Minh đã nói: “Muốn xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đất nước phồn vinh, hãy bắt đầu đơn giản với môi trường giáo dục phi bạo lực ở mọi nơi, mọi lúc. Quyền lực sinh ra từ đe dọa, đòn roi sẽ là thứ quyền lực bị tha hóa”.
Vấn đề bạo lực xảy ra mọi lúc, mọi nơi với mọi đối tượng, mọi giới trong xã hội. Không khó để nhận ra điều này, trước những thông tin phổ biến về nạn giết người và ưa dùng bạo lực.
Mới đây nhất là việc dùng bạo lực để đánh đuổi và trục xuất gần 400 tu sinh Bát Nhã ra khỏi chùa trong mưa bão, không chút tình người xót thương. Ai có tội? Ai làm chính trị? Chuyện đó có quan trọng bằng chuyện hình ảnh những người tu sĩ vô tội bị xúc phạm về nhân phẩm danh dự? Trong lịch sử Lê Ngọa Triều từng dóc mía trên đầu sư, cho đến ngàn năm sau vẫn còn bia miệng.
Trở lại thông tin về bạo hành phụ nữ trước một hiện thực xã hội sính dùng bạo lực, tác giả Vũ Lụa đã nhắc đến mô hình “Ngôi nhà bình yên”. Mô hình “ngôi nhà bình yên” được xây dựng để làm nơi “các chị em phụ nữ, nạn nhân của bạo hành gia đình có thể tạm lánh sau những cơn cuồng nộ của các ông chồng, đồng thời được các cán bộ tâm lý tư vấn hỗ trợ để ổn định về mặt tinh thần.

Thiết nghĩ, trước nạn bạo hành tu sinh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng nên đề đạt đến Ban Tôn giáo Chính phủ để xây dựng mô hình “Ngôi chùa bình yên”, để các Tăng Ni bị bạo hành có thể tạm lánh sau những cơn cuồng nộ mất nhân tính của bọn côn đồ.
Đó là nguyện vọng chính đáng của Tăng Ni, Phật tử, hy vọng mô hình này sớm trở thành hiện thực để những tu sinh Bát Nhã được ổn định tinh thần, vững tâm tu học, và cũng để  nhằm giảm bớt thời gian phải “bảo vệ, che chở” của chính quyền tỉnh Lâm Đồng.
Nếu thực hiện tốt mô hình “Ngôi nhà bình yên”, “Ngôi chùa bình yên” thì chúng ta có cơ sở thực tiễn để xây dựng “Con đường bình yên”, “Ngõ xóm bình yên”, “Ngôi trường bình yên”, “Chợ bình yên”, “Trạm bình yên”, “Bệnh viện bình yên”… cho đến mục đích cao cả nhất là “Lãnh thổ bình yên. Quốc gia bình yên”.
Trần Điều

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009

MỘT SỰ KIỆN VĂN HÓA PHẬT GIÁO TẠI NHA TRANG LÀM NỨC LÒNG TĂNG NI PHẬT TỬ



Một sự kiện lớn của PGVN trong năm 2009, tại xứ Trầm Hương, tuần lễ văn hóa Phật giáo đã được Ban Văn Hóa Phật giáo Trung Ương kết hợp với Ban Trị Sự Phật giáo Khánh Hòa tổ chức vào ngày 29/11 đến ngày 5/12/2009.

Du khách trở lại Khánh Hòa, nếu năm năm gần đây không có dịp thăm viếng sẽ ngạc nhiên sự thay đổi kỳ diệu của một thành phố biển. Con đường mới mở từ Cam Ranh về Nha Trang chạy qua eo biển và đồi núi, cảnh trí mang vẻ thơ mộng không thua gì một hình ảnh của nước Pháp hay xứ hoa tuyết vào thập niên 1950.
Vào đến ngoại biên Nha Trang, một số áp phích và cờ chạy dọc những đại lộ làm cho du khách phải quan tâm. Tuần lễ văn hóa  được khai diễn tại số 7 Trần Phú. Tuy là ngày cuối để ra mắt buổi lễ trọng đại, nhưng hình như trong nội thất và hội trường vẫn còn trống trải. Có chứng kiến mới thấy được sự năng động của chư tăng trẻ, học tăng học ni Khánh Hòa và Chư Tôn Đức Huế nhiệt tình đóng góp.

Một số Phật tử chuyên nghiệp thiết kế pano và quần chúng địa phương quên cả những bữa ăn thường lệ để sớm hoàn thành công tác giao phó. Những tấm áo dài nâu bạc, các Tăng sinh trẻ khuân vác các vật liệu cho công việc, họ vui vẻ một cách lạ thường mà từ lâu, tại thành phố Hồ Chí Minh chưa hề được thấy sự lao động cật lực của các tu sĩ trẻ như thế.

Bên trong sân, một dãy cột cờ phất phới tung bay ngũ sắc như là bảo vệ một màu đỏ sao vàng nằm chính giữa cột chính. Ở hội trường, một thiết kế đặc biệt trưng bày như vô tình nhưng có lưu tâm mới thấy được sự tinh tế của Ban Tổ Chức trong phòng triển lãm. Gian chính diện đã trình bày hình ảnh Phật Giáo và thành phố Nha Trang xưa và nay mà một thời Phật Giáo đã đóng góp không nhỏ cho đất nước cũng như Phật Giáo miền Trung. 

Phía bên tay mặt của gian triển lãm là những tấm ảnh do ĐĐ. Minh Hiền phơi bày nét đẹp của tuyết và hoa theo triết lý Tây Đông. Những nụ cười phúc hậu mang vẻ hoang sơ  của cô gái miền núi cũng như pháp khí của chư Tăng Bhutan hòa quyện với cây rừng và hoa dại, làm cho người  xem chìm vào thế giới nguyên thủy, đành rằng ngày nay cuộc sống Bhutan ít nhiều  đã hòa quyện với kỷ nguyên tin học.
Phía bên tay trái của văn phòng đưa người xem vào thời đại thập niên 30 khi Phật Giáo bắt đầu trỗi dậy cuộc sống. Năm 1959, khi ĐĐ. Narada đến viếng Việt Nam đã vinh hạnh chụp chung tấm hình lưu niệm với Ôn Hải Đức, Cố HT. Thiện Minh và học tăng. Hải Đức luôn là cơ sở đào tạo tăng tài mà từ đó, những học tăng  biến thành những nhà lãnh đạo Phật giáo vượt qua nhiều gian nan thử thách vào năm 1963 mà thời kỳ Ngô triều lãnh đạo. 

Tuy thời gian đã trôi qua trên 50 năm thế mà những tấm hình đó không thể bị thời gian xóa nhòa để hậu lai vẫn còn nhiều ấn tượng. Cảm động nhất là gian phòng phía sau trưng bày di bút của cố Bồ tát Thích Quảng Đức nói lên tâm nguyện của Ngài để cảnh tỉnh các nhà lãnh đạo lúc bấy giờ. Thế nhưng anh em Ngô Đình Diệm vẫn không cảm nhận được tâm từ đó nên Cố Bồ tát đã biến thân mình làm ngọn đuốc soi sáng lòng người, đã đánh động được toàn thế giới và cũng từ đó nhân loại đã nhìn được tâm vô úy và từ ái từ các tu sĩ Phật giáo.
Tiếp những tấm hình của Bồ tát Quảng Đức là hình ảnh của Ôn Giác Nhiên, Ôn Trí Thủ và Ôn Thiện Siêu là những thạch trụ, lương đống Phật Giáo trong thế kỷ XX.

Trước ngày khai mạc chính thức, chiều 28/11, du khách được thăm viếng trường TCPHKH tại chùa Long Sơn. Tuy trời vào hoàng hôn, thế mà ngôi chùa cổ kính nằm ẩn chân núi vẫn chưa  chìm vào bóng đêm bức tượng Bổn Sư trên đỉnh núi, làm cho ta liên tưởng đến Hải Đức như một nội viện nằm ẩn mà Long Sơn là một ngoại viện ẩn thị. Có lẽ không phải là vô tình mà Chư Tôn Đức đã thể hiện nơi hai già lam đáng tôn kính này một  sự sắp xếp hài hòa.

Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung vẫn có cái gì đó về phong cách kiến trúc, sinh khí và tâm linh mà trong ba miền đã có một đặc thù cố  định. Nếu gọi Huế là cái nôi văn hóa Phật Giáo Việt Nam thì Nha Trang hẳn phải là một tiềm năng hiện thực của Phật Giáo Trung bộ đủ khả năng làm phát ngôn viên  chính thức của Phật giáo Việt Nam.

Qua khung cảnh tổ chức buổi lễ tuần văn hóa, ta mới thấy được sự đoàn kết chặt  chẽ của Chư Tôn Đức và Tăng chúng, cho phép chúng ta tin rằng gần 40 năm ngủ quên, Phật Giáo có thể tự mình vực dậy để minh chứng sự  tồn tại và phát triển trong lòng dân tộc vào  kỷ nguyên XXI. 

Minh Mẫn


TỪ CHUYỆN THẢM SÁT Ở PHILIPPINNES…


"Câu hỏi duy nhất bây giờ là liệu sự phẫn nộ của người dân về vụ thảm sát có đủ mạnh để chính quyền thật sự đưa những kẻ thủ ác ra trước công lý".

LTS: Dư luận trên toàn thế giới hết sức giận dữ bởi cuộc thảm sát con tin vừa xảy ra ở Philippines. Nội vụ của hành động thảm sát con tin man rợ này được báo giới bình luận đã vượt khỏi logic thông thường, trong đó đã hé lộ ra những mối quan hệ quyền lực và lợi ích đan xen, chồng chéo rất phức tạp! Công luận đang dõi theo các động thái của chính quyền. Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài bình luận thể hiện góc nhìn riêng của GS Tương Lai.

Thế giới bàng hoàng với tin thảm sát con tin ở Philippines. Đó là vụ thảm sát 57 người tại tỉnh Maguindanao, trong đó có 27 nạn nhân là nhà báo. "Thẻ nhà báo không chặn được đạn"! Đó là lời một phóng viên truyền hình ở Philippines mà hãng Reuters vừa dẫn ra sau vụ thảm sát nói trên. Theo hãng này, "đó là chuyện khó có thể tưởng tượng nổi, dù là ở các chiến trường như Iraq, Afghanistan, hay Somalia".

Theo CNN, nghi phạm chính là Andal Ampatuan "con", thị trưởng thị trấn Datu Unsay, tỉnh Maguindanao nơi mà bố của y, Andal Ampatuan từng ngồi ghế thống đốc vừa rời nhiệm sở đầu năm 2009. Ông này lại là liên minh chính trị gần gũi với Tổng thống Arroyo! Vào thời điểm xảy ra vụ thảm sát, thống đốc Ampatuan đang ở Manila, gặp Tổng thống Arroyo. Trong bài viết gửi cho báo "Tuổi Trẻ", nhà báo Philippines Alan C. Robles đặt câu hỏi: "Liệu có thật ông ta không hề biết 100 người đàn ông có vũ trang đang lượn lờ ở tỉnh mình? Ai tin được điều đó? Tất cả mọi tin tức về gia tộc Ampatuam có chung một thông điệp: họ kiểm soát Maguindanao và sẽ không an toàn cho bất kỳ ai chống lại họ".

Thông điệp ấy đã có hiệu lực: những người bị thảm sát gồm vợ ông Mangudadatu, người sẽ ra tranh chức Thống đốc tỉnh Maguindanao cùng các nhà báo địa phương đang trên đường đăng ký tranh cử cho phó thị trưởng Mangudadatu vào chức thống đốc trong cuộc bầu cử tháng 5.2010. Tranh cử cũng đồng nghĩa là đối thủ của gia tộc Ampatuan đầy quyền lực, mà riêng Andal Ampatuan đã giữ chiếc ghế thống đốc này ba nhiệm kỳ liên tiếp. Ông ta rời cương vị này đầu năm nay và đã xếp đặt để một người con trai lên thay. Một người con trai khác là Zady, hiện là thống đốc khu tự trị Hồi giáo Mindanao rộng lớn bao gồm sáu tỉnh của Philippines. Nhiều thành viên khác trong gia tộc Ampatuan là thị trưởng và quan chức chính quyền. Bản thân ứng viên Mangudadatu đã từng bị dọa giết nhiều lần. Vì vậy, ông ta cử vợ và hai chị gái cùng nhiều tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động cùng các nhà báo thay mặt mình đi tranh cử. Và thế là vụ thảm sát man rợ đã được tổ chức nhằm triệt hạ đối thủ.

Trước áp lực của cuộc tấn công quân sự nếu gia tộc Ampatuam không giao nộp Ampatuan "con", tên này đã phải ra trình diện nhưng lại tuyên bố "lương tâm tôi trong sạch"(!) cho dù một số người chứng kiến vụ thảm sát đã tận mắt nhìn thấy y ra lệnh giết người, thậm chí tự tay bắn chết một nạn nhân! Hiện Andal Ampatuan "con" đã bị khởi tố về bảy tội giết người.

"Câu hỏi duy nhất bây giờ là liệu sự phẫn nộ của người dân về vụ thảm sát có đủ mạnh để chính quyền thật sự đưa những kẻ thủ ác ra trước công lý", Robles kết luận bài viết của mình. Câu hỏi ấy cũng đặt ra một khuyến cáo đối với người dân Philippines: làm sao cho sự phẫn nộ của dân chúng đủ mạnh buộc nhà cầm quyền không được bao che tội ác để cho công lý được thực hiện. Hiện Chính quyền Philippines đã chính thức cáo buộc Ampatuan tội giết người hàng loạt và cũng đã truy tố năm nhân vật khác có liên quan, trong đó có ba cảnh sát. Bộ trưởng Nội vụ nước này cũng cho biết có tổng cộng 100 người liên quan đến vụ thảm sát, và chính quyền sẽ đưa tất cả ra vành móng ngựa!

Có lẽ còn phải có thời gian để theo dõi hành trình gian nan của công lý trên con đường gập ghềnh với bao thách đố khó lường, khi mà nội vụ của hành động thảm sát con tin man rợ vượt khỏi logic thông thường kia, trong đó đã hé lộ ra những mối quan hệ quyền lực và lợi ích đan xen, chồng chéo rất phức tạp! Càng phức tạp và khốc liệt hơn khi cuộc tranh giành chiếc ghế quyền lực đang vào hồi gay cấn.

Ở đây, đừng quên sự đúc kết của Lord Acton "quyền lực có xu hướng tha hóa, quyền lực tuyệt đối thì tha hóa cũng tuyệt đối". [Trong tiếng Anh, corruption vừa có nghĩa là tham nhũng, vừa có nghĩa là tha hóa, đồi bại, ở đây cần hiểu theo nghĩa tha hóa hay đồi bại]. Sự tha hóa ấy có thể dẫn đến những tội ác như Alan C. Robles đã nói đến trong bài viết của mình về "những suy nghĩ có vẻ logic đã dẫn đến sai lầm chết người: "hoàn toàn không thể nghi ngờ kẻ thủ ác lại có thể liều lĩnh tấn công phụ nữ và nhà báo"!
Có lẽ chẳng phải ở Philippines mới có thể chứng kiến những màn trình diễn "phi logic" kiểu như vậy! Khi mà những thế lực cầm quyền thao túng luật pháp và chà đạp lên công lý thì không thiếu gì những thủ đoạn "phi logic", thất nhân tâm được thực thi.

Một mặt khác, câu hỏi trên cũng đặt ra đối với sứ mệnh của nhà báo, trước hết là nhà báo Philippines. Nhưng đâu phải chỉ có họ, cho dù chưa tính đến vụ thảm sát này, từ năm 2001 đến nay đã có 59 nhà báo bị sát hại tại Philippines. Điều ấy cho thấy, công việc của nhà báo, người truy tìm sự thật để đưa những thông tin đến công chúng luôn phải đương đầu vói những thế lực muốn bưng bít thông tin, che dấu sự thật. Để thực hiện điều đó, chúng sẵn sàng ngăn chặn dòng thông tin chuyển tải sự thật dưới mọi hình thức. Tệ hại hơn, khi người cố tình che dấu sự thật lại là kẻ nắm quyền lực trong tay, thì chúng có đủ trăm phương nghìn kế để bịt miệng nhà báo. Và không chỉ bịt miệng. Theo tờ Philippines Star, phần lớn các nhà báo bị sát hại từ trước đến nay là nạn nhân của các quan chức địa phương tham nhũng!

Vụ thảm sát man rợ vừa rồi càng cho thấy, để che dấu những sự thật nhơ nhớp, khi quyền lực chịu sự thao túng của những lợi ích mờ ám với lòng tham vô đáy, nó không chỉ bịt miệng các nhà báo mà còn sẵn sàng thực thi những thủ đoạn không giới hạn. Điều này không chỉ là sự cảnh báo đối với người Philippines. Sự cảnh báo không chỉ nhằm thúc đẩy sự phẫn nộ của dân chúng dâng lên đủ sức buộc nhà cầm quyền phải đưa kẻ thủ ác ra trước công lý, mà còn nâng cao sự cảnh giác và dũng khí cho các nhà báo Philippines. Đương nhiên, đây cũng là sự cảnh báo cho tất thảy những nhà báo chân chính hiểu rõ sứ mệnh cao quý của mình không chịu lùi bước trước bất kỳ sự đe dọa nào.

Phải chăng, cần phải nhắc lại đây cảnh báo của Các Mác: "tự do chính trị chỉ là tự do hình thức, nhằm tạo ra bằng chứng ngoại phạm cho những người thực sự nắm giữ sức mạnh kinh tế và là những người duy nhất có thể sử dụng quyền tự do chính trị để củng cố sự thống trị của họ"*. Lời tâm sự của một phóng viên truyền hình Philippines mà Reuter vừa dẫn: "vụ Maguindanao đã phơi bày sự thật là thẻ nhà báo không thể bảo vệ chúng tôi. Nó chỉ là một mảnh giấy và không chặn được đạn" cần phải được lý giải từ sự cảnh báo ấy!

Ngẫm nghĩ kỹ, sự cảnh báo ấy còn có ý nghĩa lớn hơn thế nhiều!

*Dẫn lại theo Georges Burdeau trong "Đại Bách khoa toàn thư Pháp" xuất bản năm 1990.

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2009

TUẦN VĂN HÓA PHẬT GIÁO TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG



Ngày 29.11, Tuần văn hóa Phật giáo chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội do Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức, sẽ khai mạc tại Nha Trang với hai triển lãm về ảnh nghệ thuật Tây Đông - Tuyết và hoa (của Minh Hiển) và ảnh panorama chủ đề Xứ trầm hương với 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (của Nguyễn Thịnh và Ngô Thúy Hồng). 

Các ngày tiếp đó (từ 2.12 đến 5.12) các học giả, nhà hoạt động văn hóa, nhà nghiên cứu uy tín trong và ngoài nước sẽ tham gia hội thảo và thuyết trình nhiều đề tài văn hóa theo 3 lĩnh vực. Một là, về lĩnh vực văn học nghệ thuật với: Âm nhạc truyền thống Phật giáo Việt Nam (GS-TS Nguyễn Thuyết Phong), Tổng quan về văn học Phật giáo Việt Nam (GS-TS Lê Mạnh Thát). Hai là, về lịch sử - di sản văn hóa và kiến trúc với: Luật Di sản (TS Nguyễn Thế Hùng), Di sản chùa Việt: làm sao để bảo tồn và phát huy (KTS Nguyễn Hữu Thái), Những ngôi chùa đã mất thời Pháp thuộc (nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn), Kinh nghiệm bảo tồn các công trình kiến trúc tôn giáo (KTS Ngô Viết Nam Sơn). Ba là, về giáo dục và đời sống với: Thiền và sức khỏe (BS Đỗ Hồng Ngọc), Văn hóa và giáo dục Phật giáo (GS TS Lý Kim Hoa). Giao lưu về Thiền trà - nét đẹp của văn hóa dân tộc sẽ mở vào đêm 4.12. Ngày hôm sau, vào 5.12, sẽ có lễ cầu nguyện tại Cam Ranh, thảo luận và tổng kết tại Nha Trang, bế mạc với chương trình hòa nhạc đặc biệt. Đây là một trong những hoạt động mở đầu đợt kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 - 2010) trên quy mô toàn quốc.


Giao Hưởng
Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/200948/20091125232204.aspx

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2009

HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GHPGVN PHÊ DUYỆT ĐƠN BẢO LÃNH TĂNG THÂN BÁT NHÃ CỦA HAI VỊ VIỆN CHỦ TU VIỆN TOÀN GIÁC (ĐỒNG NAI) VÀ THIỀN VIỆN VẠN HẠNH (LÂM ĐỒNG)



Ngày 9/11/2009 HĐTS GHPGVN đã ký hai công văn quyết định cho Thượng tọa Thích Minh Nghĩa - Viện chủ Tu viện Toàn Giác tỉnh Đồng Nai và Thượng tọa Thích Viên Thanh - Viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng được bảo lãnh cho 192 tu sinh Bát Nhã về một trong hai nơi kể trên để được tiếp tục tu học theo pháp môn Làng Mai.
Hai vị Thượng tọa Viện chủ đều đã cam kết với Chính quyền các cấp và Trung ương GHPGVN rằng sẽ: "hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc đăng ký tạm trú theo đúng quy định của pháp luật, và hướng dẫn tu sinh tu học theo đúng Hiến chương, Nội quy Ban Tăng Sự Trung Ương, và Quy chế Ban Trị Sư tỉnh, thành hội Phật Giáo".



Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2009

BẢO VỆ LÃNH THỔ BẰNG CHÍNH SÁCH ‘NHU VIỄN’



Điểm hay nhất của vương triều Lý, tuy là chế độ quân chủ tập quyền, nhưng lại quản lý đất nước, cai trị dân bằng phương thức mềm mỏng, với quan điểm rất cởi mở. Chính sách của nhà Lý với dân là chính sách "thân dân" rất thiết thực - GS Phan Huy Lê.
Dựa vào dân giữ yên bờ cõi
Nhiều người đã ca ngợi quyết định định đô tại Thăng Long của Lý Thái Tổ - vị vua sáng lập ra vương triều Lý đã mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử Việt Nam. Ngoài quyết định lịch sử này, GS có thể tổng kết những công lao lớn của vương triều Lý trong tiến trình lịch sử dân tộc, trước thềm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long?
GS Phan Huy Lê: - Các vương triều Ngô, rồi Đinh - Tiền Lê đã có công giành lại và gây dựng nền độc lập, bước đầu xác lập chính quyền trung ương. Sứ mạng của triều Lý là xây dựng vương quốc giàu mạnh, mở ra kỷ nguyên phát triển văn minh thực sự cho đất nước. Việc định đô tại Thăng Long là công lớn đầu tiên, chọn đúng vị thế và xây dựng cơ sở vững chãi để trở thành "nơi thượng đô kinh sư muôn đời" như chính vua Lý Thái Tổ viết trong Chiếu dời đô.
Công lớn thứ hai của nhà Lý là xây dựng một quốc gia độc lập với một nhà nước quân chủ tập quyền cao hơn, đủ khả năng quản lý lãnh thổ đất nước và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Thời Ngô-Đinh-Tiền Lê, miền núi rừng còn do các thủ lĩnh nắm quyền chi phối. Nhà Lý đặc biệt quan tâm đến miền núi rừng biên cương phía bắc, lúc đó giáp với nước Nam Chiếu- Đại Lý và nước Tống. Nhà Lý áp dụng chính sách "nhu viễn" rất thành công. Một mặt kiên quyết đàn áp những cuộc nổi dậy mang tính cát cứ, mặt khác ra sức phủ dụ với nhiều giải pháp mềm mỏng như phong chức tước, gả công chúa, biến các thủ lĩnh miền núi thành những người mang danh nghĩa triều đình để quản lý, bảo vệ vùng biên cương, tuy rằng trên thực tế, họ vẫn giữ quyền cai quản vùng đất cư trú của các tộc thiểu số.
Nhiều tù trưởng đã trở thành phò mã của nhà vua, trong đó nổi bật có dòng họ Thân ở vùng Lạng Giang ba đời liên tục là phò mã của nhà Lý, từ Thân Thừa Quý, Thân Thiệu Thái đến Thân Cảnh Phúc và rất trung thành với nhà Lý. Gần đây, tại Bắc Giang đã tìm thấy di tích một số cung điện của các phò mã-công chúa với những viên gạch mang niên hiệu và phong cách trang trí thời Lý. Chính các thủ lĩnh/tù trưởng này nắm quyền cai quản các sách, động vùng biên cương, đã phát huy vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ vùng biên giới.
Trong kháng chiến chống Tống, các đạo quân do Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc, Lưu Kỷ, Vi Thủ An, Hoàng Kim Mãn chỉ huy đều là các tù trưởng miền núi và quân lính là lực lượng vũ trang của dân chúng gọi là "quân thượng du" mà sử Tống chép là họ kéo cả nhà đi chiến đấu. Trong các tù trưởng này, Thân Cảnh Phúc là người chiến đấu ngoan cường nhất, thật xứng đáng là một Anh hùng, cần được đặt tên đường phố tại Hà Nội.
Nhờ thế, cả vùng biên giới phía Bắc giáp với Nam Chiếu-Đại Lý và nhà Tống được đặt dưới quyền quản lý thực sự của nhà Lý. Trước đây, các thủ lĩnh vùng núi rừng này là các thế lực cát cứ rất mạnh, khi theo bên này, khi theo bên kia. Cương giới phía bắc đến thời nhà Lý đã thực sự được đưa vào lãnh thổ quốc gia dưới quyền quản lý của vương triều Lý. Đấy là một cống hiến và thành công lớn của nhà Lý trong việc xác lập, quản lý lãnh thổ và trên sở đó, đã đánh thắng quân xâm lược Tống, bảo vệ độc lập, lãnh thổ, chủ quyền quốc gia.
Một số học giả nước ngoài không coi chế độ nhà Lý là quân chủ tập quyền, nước Đại Việt là một quốc gia thống nhất, cho rằng nhà Lý chỉ mới quản lý được vùng đồng bằng và phần nào vùng trung du. Ở đây có quan niệm khác nhau về chế độ quân chủ tập quyền, quốc gia thống nhất và nhận thức về đặc điểm cụ thể của lịch sử Việt Nam. Việt Nam nói chung cũng như nước Đại Việt thời Lý, là một quốc gia đa tộc người (thường gọi là đa dân tộc) nên quá trình thống nhất quốc gia-dân tộc thực hiện trong quá trình lâu dài với những phương thức và giải pháp phù hợp với từng thời kỳ lịch sử.
Nhà Lý đã chia nước thành các đơn vị lộ, phủ, châu..., kể cả miền núi. Nhưng miền núi là địa bàn sinh tụ của các tộc thiểu số mà thời Lý, các tù trưởng tồn tại như các thủ lĩnh địa phương có thế lực mạnh và ảnh hưởng lớn trong vùng. Trong bối cảnh đó, quản lý miền núi thông qua các tù trưởng với chức châu mục của triều đình, đặt dưới quyền kiểm soát của nhà nước trung ương là phương sách phù hợp và có hiệu quả nhất, vừa bảo đảm được quyền lực quản lý, bảo vệ lãnh thổ quốc gia, vừa giữ gìn được sự đoàn kết dân tộc.
Chính sách thân dân và hạt nhân dân chủ làng xã
Vậy GS đánh giá nhà Lý khi so sánh với các triều đại phong kiến rất hưng thịnh sau đó (như nhà Trần, nhà Lê) như thế nào?
GS Phan Huy Lê: - Tất nhiên, mỗi vương triều đều có vai trò lịch sử, đều có lúc thịnh lúc suy, nên trước hết, chúng ta cần trân trọng sự cống hiến tích cực của các vương triều trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Trong thời chế độ quân chủ thì triều Lý, triều Trần, triều Lê sơ là những vương triều mà thời thịnh đạt là những đỉnh phát triển cao của đất nước, tiêu biểu cho sự cường thịnh của một quốc gia độc lập, đạt tới trình độ văn minh cao của thời đó. Nhưng riêng tôi, tôi có ấn tượng sâu sắc, có thể nói là rất thú vị về chế độ của vương triều Lý.
Điểm hay nhất của vương triều Lý, tuy là chế độ quân chủ tập quyền, nhưng lại quản lý đất nước, cai trị nhân dân bằng phương thức mềm mỏng, với quan điểm rất cởi mở. Chính sách của nhà Lý với dân là chính sách "thân dân" rất thiết thực. Người dân sống trong các hương, thôn, thực chất là các công xã nông thôn, và nhà Lý rất coi trọng quyền tự quản của các thôn làng. Họ chỉ phải làm nghĩa vụ thần dân với nhà nước qua tô thuế, lao dịch, quân dịch..., người dân sống trong các cộng đồng mang tính tự trị rộng lớn với quyền quản lý và phân chia ruộng đất công theo tục lệ, với những tín ngưỡng, lễ hội dân gian phong phú, trong đó ngôi chùa giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh.
Thời Lý Thái Tổ, lập cung Long Đức ở ngoài Hoàng thành cho Thái tử ở để có điều kiện gần dân, thấu hiểu đời sống của dân. Đó là cách chuẩn bị làm vua thật đặc sắc của nhà Lý. Trong Cấm thành Thăng Long lại đặt Lầu chuông, người dân khi có việc oan ức có thể vào đánh chuông để kêu lên triều đình. Có những lễ hội như hội đèn Quảng Chiếu được tổ chức trong Hoàng thành, thậm chí trong Cấm Thành; hội thề cũng có lúc tổ chức ở Long Trì (Sân Rồng), mở rộng cửa cho dân chúng vào dự.


Vương triều Lý cũng rất chăm sóc phát triển nông nghiệp, đắp đê, làm thủy lợi, cày tịch điền (là lễ nghi nông nghiệp có từ thời Lê Hoàn, bày tỏ sự tôn trọng của nhà vua với nền kinh tế nông nghiệp). Tuy coi trọng nông nghiệp nhưng nhà Lý cũng quan tâm đến sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp chứ không chủ trương "ức thương" như một số triều đại sau này. Chính sách mậu dịch đối ngoại rất cởi mở, nhà Lý cho mở chợ biên giới dọc theo biên giới phía Bắc với nhà Tống, dọc theo bờ biển thì thành lập cảng Vân Đồn, nằm trên con đường hàng hải quốc tế, là một trung tâm mậu dịch đối ngoại rất quan trọng.  Đặc biệt, với đời sống văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, thái độ của nhà Lý rất bao dung cởi mở.
Các hệ tư tưởng chung sống hoà bình
Phải chăng vì nhà Lý gắn bó mật thiết với Phật giáo, thiền sư Vạn Hạnh chính là người có công mở ra vương triều Lý, sau này là cố vấn của triều đình, nên đây chính là giai đoạn đạo Phật phát triển toàn thịnh nhất?
GS Phan Huy Lê: - Đúng là triều Lý ngay từ khi thành lập, đã gắn bó mật thiết với Phật giáo, nhưng nói chung chung như vậy chưa đủ. Thời nhà Lý là thời cực thịnh của Phật giáo ở Việt Nam, là bệ đỡ tinh thần của vương triều. Từ nhà vua, quý tộc, quan lại đến dân chúng đều tôn sùng đạo Phật, chùa tháp được xây dựng nhiều nơi, số người theo đạo Phật rất đông. Nhưng điều đáng lưu ý là vào thời Lý, đồng thời tồn tại và phát triển, thậm chí dung hợp cả phái Thiền tông với phái Mật tông và Tịnh độ tông. Ba giáo phái chủ yếu này có sự khác biệt trong giáo lý và hành lễ, nhưng thời Lý đều được coi trọng, dù Thiền tông là chủ yếu.
Nhà Lý còn thành lập phái Thảo Đường do một nhà sư từ Champa ra Thăng Long sáng lập, được phong làm Quốc sư, và vua Lý Thánh Tông là thế hệ thứ nhất. Phật giáo thời Lý rất đa dạng, nhiều giáo phái tồn tại, không có xung đột tôn giáo. Phật giáo thời Lý mang đậm tính dân tộc, tính nhập thế, đi sâu vào cuộc sống, được nhân dân rất mến mộ, giữ vai trò chi phối trong đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng. Một số nhà sư được phong làm Quốc sư, làm cố vấn cho nhà vua.


Bên cạnh Phật giáo, triều đình nhà Lý cũng tôn trọng Nho giáo. Chính nhà Lý đã lập ra Văn miếu, mở Quốc tử giám, tổ chức những khoa thi đầu tiên, tuy mới mở được 6 khoa thi. Phật giáo mang tinh thần nhân ái, là bệ đỡ tinh thần quan trọng để nhà Lý đi vào dân chúng, nhưng để xây dựng thiết chế quân chủ tập quyền thì Nho giáo ưu thế hơn, nên nhà Lý bắt đầu coi trọng Nho giáo, kết hợp chặt chẽ Nho giáo và Phật giáo. Cả Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian đều được nhà Lý ứng xử với thái độ rất cởi mở, bao dung. Nhà Lý chủ trương Tam giáo đồng nguyên. Tất cả các tôn giáo, tín ngưỡng đều tồn tại chung, có nhiều chỗ hội nhập với nhau trong đời sống tín ngưỡng của người dân, dù đây thường là lĩnh vực tâm linh có khía cạnh phức tạp, dễ xảy ra bất đồng và xung đột nhất.
Phục hưng văn hoá Việt
Về nghệ thuật kiến trúc, thời Lý cũng "nổi bật" so với triều Trần, triều Lê phải không, thưa GS?
GS Phan Huy Lê: - Về kiến trúc, thời Lý xây dựng nhiều công trình bề thế, phần lớn là kiến trúc cung đình và kiến trúc tôn giáo.
Về kiến trúc cung đình, di tích khảo cổ học ở khu Hoàng thành Thăng Long gồm nhiều lớp, thuộc nhiều giai đoạn Đại La, Lý, Trần, Lê... nhưng theo kết quả nghiên cứu của giới khảo cổ học thì lớp di tích Lý phong phú nhất, nhiều kiến trúc cung điện lớn, qui mô bề thế, nghệ thuật tạo hình độc đáo.
Ngoài ra còn có các chùa tháp lớn như chùa Phật Tích, chùa Đọi, tháp Chương Sơn, tháp Tường Long... là những chùa tháp lớn thời Lý. Rất tiếc là trong phạm vi Thăng Long cũng có rất nhiều chùa tháp lớn, trong đó nổi bật nhất là tháp Báo Thiên, nhưng nay hoàn toàn không còn dấu tích. Chùa Một Cột là một kiến trúc độc đáo, thời Lý cũng bề thế, nhưng đã nhiều lần tu sửa và ngôi chùa Một Cột hiện còn mới được xây dựng lại năm 1955.
Có thể khẳng định, nghệ thuật kiến trúc phát triển trên nền tảng kinh tế phát đạt, đời sống nhân dân ổn định, tôn giáo phát triển nên nhiều kiến trúc có quy mô lớn, bề thế, nghệ thuật tạo dáng rất đẹp, nghệ thuật trang trí tinh tế, như rồng thời Lý rất mềm mại, uyển chuyển, trau chuốt, chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Kiến trúc cung đình tập trung ở kinh thành, kiến trúc tôn giáo, nhất là chùa tháp, rải rác khắp mọi vùng. Tiếc là di tích trên mặt đất không còn gì nguyên vẹn, nhưng dấu tích khảo cổ học và số lượng di vật khổng lồ mà khảo cổ hoc đã phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long và một số chùa tháp như Phật tích, Chương Sơn, Tường Long...cũng đủ cho ta hình dung.
Trải qua thời kỳ dài của 1000 năm Bắc thuộc, vương triều Lý đã "khẳng định chủ quyền" trong đời sống văn hóa, đời sống xã hội ra sao, thưa GS?
GS Phan Huy Lê: - Giới sử học coi đây là thời kỳ mở đầu công cuộc phục hưng văn hóa dân tộc, sau khi trải qua hơn nghìn năm Bắc thuộc, di sản văn hóa mai một, dân tộc ta đứng trước nguy cơ bị đồng hóa. Công cuộc phục hưng văn hóa thời Lý, một mặt trở về cội nguồn của thời đại dựng nước trước Bắc thuộc, mặt khác sáng tạo và nâng cao bằng sức lao động và trí tuệ của dân tộc, bằng mở rộng giao lưu để tiếp nhận và dung hóa nhiều giá trị tư tưởng, văn hóa của các nền văn hóa-văn minh phương Đông.
Ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài biểu thị rất rõ trên nhiều phương diện như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, như nghệ thuật tạo hình và âm nhạc Champa, như chữ Hán, nghề khắc mộc bản từ Trung Quốc... Có thể nói, trên cơ sở tiếp nối cội rễ sâu xa và nền tảng vững chắc bên trong, nhà Lý rất cởi mở tiếp thu những ảnh hưởng văn minh xung quanh, làm phong phú, đa dạng nền văn hóa đất nước nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc. Đó là một thành công lớn trong sự nghiệp phục hưng văn hóa thời Lý.
Có thể tóm tắt về những điểm mạnh của vương triều Lý: dù là chế độ quân chủ tập quyền nhưng với miền núi thì thi hành chính sách "nhu viễn", với nhân dân thì "thân dân", với văn hóa thì có thái độ rất cởi mở, dung hợp tất cả luồng văn hóa khác nhau, tạo nên cuộc sống phong phú, đa dạng, hài hòa.
Bài học hay của nhà Lý là tôn trọng...
Vậy ở thời đại hôm nay, sau 1000 năm, chúng ta có thể học được gì từ vương triều Lý, thưa GS?
GS Phan Huy Lê: - Lẽ đương nhiên, mỗi thời mỗi khác, không thể học tập y nguyên bất kỳ điều gì từ quá khứ, nhưng lịch sử để lại cho chúng ta một di sản vô giá mà từ đó chúng ta có thể rút ra những bài học rất có ý nghĩa trong cuộc sống ngày nay. Theo tôi, đây là vài bài học đáng lưu ý:
Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, hiện nay ta có 54 dân tộc. Một nhà nước mạnh, một quốc gia hùng cường trong đặc điểm đa tộc người ở Việt Nam là phải rất coi trong chính sách và cách ứng xử với các dân tộc thiểu số miền núi. Nước ta không phải là nước lớn, càng không phải là đế chế, nên không thể xây dựng một quốc gia tập quyền và thống nhất theo chế độ "chuyên chế, cực trị", dùng quyền lực mạnh của trung ương để áp đặt và đàn áp các dân tộc thiểu số (dĩ nhiên trừ trường hợp phản loạn, cát cứ). Bài học hay của nhà Lý là tôn trọng các dân tộc miền núi, tôn trọng văn hóa, phong tục tập quan của từng dân tộc, tập hợp họ lại trong một quốc gia thống nhất bằng chính sách mềm mỏng phù hợp với bối cảnh lúc đó, được họ chấp thuận. Nhà Lý đã thực hiện thành công chính sách đoàn kết dân tộc, nên thời bình thì giữ được an ninh vùng biên cương, khi có giặc ngoại xâm thì toàn dân tham gia kháng chiến, và các thủ lĩnh miền núi giữ vai trò cực kỳ quan trọng.
Ta cũng có thể học cách ứng xử của nhà Lý với các tôn giáo khác nhau. Dưới thời Lý, đời sống văn hóa tín ngưỡng phong phú, đa dạng với sự chung sống, cùng tồn tại đan xen của nhiều tôn giáo, tín ngưỡng, không có sự áp đặt, không có xung đột, tạo nên đời sống cởi mở, hài hòa trên một tinh thần dân tộc rất cao.


Kinh nghiệm lớn nhất của nhà Lý và cả lịch sử nước ta là muốn độc lập tự cường thì nhà nước và quân đội giữ vai trò cực kỳ quan trọng, nhưng chưa đủ. Sức mạnh trường tồn của đất nước, nhất là khi đứng trước mối đe dọa hay nguy cơ xâm lược của nước ngoài, sức mạnh tiềm tàng, vô tận của Việt Nam là sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc, sức mạnh của trí tuệ, sức mạnh toàn dân thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa yêu nước và các giá trị văn hóa dân tộc. Điều đó không chỉ thể hiện bằng lời kêu gọi chung chung mà phải bằng những chính sách cụ thể tạo nên sự thuận hòa của xã hội, đời sống ổn định cho toàn dân. Thời thịnh Lý, nước Đại Việt đã trở thành một quốc gia văn minh và cường thịnh theo hướng đó với những đặc điểm của bối cảnh chế độ quân chủ lúc bấy giờ.
 Xin cảm ơn GS.
Khánh Linh (thực hiện)

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2009

Một tiếp cận có vẻ khả tín hơn: Số lượng Phật tử trên Thế giới không phải là 500 triệu mà từ 1,2 đến 1,6 tỉ người



Thedhamma.com / Trí Tánh ĐHT dịch

Số lượng Phật tử trên thế giới đã từng bị lượng định quá thấp. Những thống kê mà ta đọc được trong các Từ điển Bách khoa hoặc trong các Bảng Niên giám thường ghi con số nầy vào khoảng 500 triệu người. Con số nầy đã không kể đến hơn một tỉ người Trung Quốc hiện đang sống tại nước Cọng hòa Nhân dân Trung Quốc. Trung Quốc chính thức là một nước Cọng sản (dầu nhiều điều kiện của một nền kinh tế tự do đã hình thành) và họ không lưu giữ những con số thống kê các tín đồ tôn giáo. Cũng vậy, nhiều nguồn thông tin của các nước phương Tây không thừa nhận rằng một người có thể theo nhiều hơn một tôn giáo. Tại châu Á, tình trạng một người theo hai, ba, hay thậm chí nhiều tôn giáo là điều bình thường. Tại Trung Quốc, trong nhà có bàn thờ với hình tượng và biểu tượng của Lão giáo, Khổng giáo và Phật giáo chung nhau cũng là chuyện bình thường trong một gia đình.
Số Phật tử tại Trung Quốc: Hiện nay [2009], có khoảng 1,3 tỉ người Trung Quốc sống tại nước Cọng hòa Nhân dân. Những điều tra (như Gach-Alpha Books, Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ về Trung Quốc, Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Trung Quốc Hiện đại, Thông tấn BBC News, tạp chí China Daily, và một phúc trình của những nhà Truyền giáo Tin Lành tại Trung Quốc) đã phát hiện ra rằng có khoảng từ 8% đến 91% người Trung Quốc xác nhận rằng Phật giáo là một trong những tôn giáo của họ. Nếu chúng ta dùng con số gần với số bách phân cực đại của những điều tra nầy, nghĩa là lấy 80%, thì cũng đã là khoảng 1,1 tỉ Phật tử Trung Quốc. Không lý đến hơn một tỉ người là một sai lầm ghê gớm và lạc dẫn trong nỗ lực đo đếm số lượng tín đồ Phật giáo. Một Diễn đàn Phật tử Trung Quốc (bskk.com) mà thôi đã có khoảng 60.000 hội viên đăng ký và có hơn 2 triệu người tham dự. Con số nầy thì gấp đôi con số của một diễn đàn Phật giáo lớn nhất bằng Anh ngữ (mà trong đó có cả Phật tử Trung Quốc tham gia cuộc thảo luận). Nhưng để cho sòng phẳng, ta [sẽ không chỉ lấy bách phân 80%, mà sẽ] dùng thêm một ước lượng bảo thủ hơn (xin xem bảng bên dưới).

 Dưới đây là một vài nghiên cứu đã phân tích và định lượng số Phật tử tại Trung Quốc và Bách phân của nó [khi so với tổng dân số nước nầy]:
- Phúc trình của Bộ Ngơại giao Mỹ: Khoảng 8% đến 40% (Phúc trình ghi 8%, nhưng ghi chú thêm    rằng có  cả  “hàng trăm triệu” người Trung Quốc theo nhiều tôn giáo cùng một lần, kể cả Phật giáo).
- BBC News, 2007: Khoảng 16% đến 23%.
- ChinaDaily.com, 2007: Khoảng 16% đến 21%.
- Seanetwork.org, bài viết của Tiến sĩ A. Smith, 2004: Khoảng 50% đế 80%.
- Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Trung Quốc Hiện đại: Khoảng 23% đến 98% (Phúc trình ghi 23% nhưng ghi chú thêm rằng có 98% người Trung Quốc theo nhiều hơn một tôn giáo, trong đó có Phật giáo).
- Băng tần Buddhist Channel, bài viết “Phật giáo phát triển mạnh tại Trung Quốc” ngày 7-7-2009.
- Gach, Nhà Xuất bản Alpha Books: Khoảng 91%.

Số Phật tử tại Mỹ: Xác định số Phật tử tại Mỹ cũng có vấn đề vì Văn phòng Thống kế Dân số Hoa Kỳ (US Census Bureau) không hỏi dân Mỹ theo tôn giáo nào. Nhiều công trình nghiên cứu cho rằng bách phân Phật tử khi thì khá thấp, vào khoảng 0,5%, khi thì khá cao, vào khoảng 3%. Vài nghiên cứu với kết quả bách phân thấp khẳng định rằng một nữa số Phật tử Mỹ nầy thuộc dân da trắng, nguồn gốc Âu châu. Điều nầy chứng tỏ rằng những nghiên cứu đó có thể sai lầm. Ai đã từng tiến hành điều tra tình hình Phật giáo tại Mỹ bằng cách thực tế đến các Tự viện và Thiền đường thì đều thấy rằng đa số Phật tử đều chủ yếu là người Á châu hoặc có gốc Á châu. Luồng di dân từ Á châu đến Mỹ thì rất cao nhờ các cơ hội kinh tế và nhờ chính sách nhập cư cởi mở của Mỹ cho những người có kỹ năng như trong khu vực Y khoa. Số lượng di dân từ châu Á đến Mỹ là trong khoảng từ 0,5 triệu đến 7 triệu mỗi năm, và chắc rằng một số lượng lớn những người di dân nầy là Phật tử

[Một lý do khác khiến cho] các điều tra có số bách phân thấp là vì họ căn cứ vào những phúc trình thống kê của  một Tổ chức Phật giáo mà thôi. Tổ chức đó có tên là “Những Giáo hội Phật giáo của Mỹ”, BCA: Buddhist Churches of America, (vốn là một trong hiếm hoi những tổ chức chịu thổng kê số hội viên của mình). [Nhưng] BCA chỉ là một nhánh trong Tịnh Độ tông, vốn chỉ là một tông phái  trong hệ thống Đại Thừa, vốn cũng chỉ là một thừa trong toàn bộ Phật giáo. Cách đây gần 15 năm, vào năm 1995, một công trình nghiên cứu đã xác định rằng 1,6% dân Mỹ là Phật tử. Chỉ vài năm sau đó, số Phật tử tăng lên gấp đôi; điều nầy cho phép ta ước lượng một con số bách phân là từ 2% đến 4% (xem R. Baumann, Đại học Hannover).  Giáo sư Tiến sĩ C. Prebish đã xác nhận rằng 2% dân số Mỹ là Phật tử, và đa số những Phật tử Mỹ đó (80%) có nguồn gốc Á Châu, nghĩa là 4,8 triệu trên 6 triệu (xem Đại học Tiểu bang Utah, 2007). Trong Bảng Tổng kết ở dưới, chúng tôi sẽ dùng bách phân 2% bảo thủ nầy cho số Phật tử tại Mỹ.

Cập nhật vào tháng Ba năm 2007: Nhờ những cuộc tranh luận [để xác định số lượng Phật tử trên thế giới] , cuối cùng, vài Nguồn tài liệu và Bách khoa Từ điển đã thừa nhận có Phật tử tại Trung Quốc. Những tài liệu nầy cho rằng cuộc điều tra nào xác định 91% thì quá lố, nhưng vài nguồn tài liệu cũng đã ghi một bách phân đáng kể, như Wikipedia chẳng hạn, ghi trên 60%. Vì vậy, cho Bảng Tổng kết bên dưới, chúng tôi sẽ dùng bách phân “lạc quan”  80% và bách phân “bi quan” 50% [cho số Phật tử tại Trung Quốc].

Cập nhật vào tháng Bảy năm 2009:  Bách phân số Phật tử tại Ấn Độ đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây nhờ có nhiều buổi quy y tập thể của giai cấp Cùng đinh (Dalit), đổi đạo từ Ấn Độ giáo sang Phật giáo. (Xin xem Lễ Đổi đạo 50.000 người và Tài liệu của tạp chí Newsweek, 3/2008, với tựa đề “Ngày nay, 3,25% Phật tử tại Ấn Độ”).



Ngoài ra, xin xem thêm bài viết “Sự quyến rũ của Phật giáo” (The Appeal of Buddhism) trong tạp chí The Dhamma Encyclopedia để có thêm dữ liệu thống kê, các trang Web Phật giáo và các nguồn tài liệu khác.

Bảng Tổng Kết: Dưới đây là bảng Tổng kết tương đối chính xác hơn, ghi chú số lượng Phật tử trên toàn thế giới [7/2009] sau khi đã thêm vào những dữ liệu ở trên. (Bách phân số Phật tử trên tổng dân số quốc gia / vùng / châu lục được ghi trong ngoặc đơn):
                        
Quốc gia / Vùng / Châu lục
Số Phật tử
(Bách phân)
Trung Quốc (ước lượng “lạc quan”)
1.070.893.447
(80.00%)
Trung Quốc (ước lượng “bi quan”)
669.308.405
(50.00%)
Nhật Bản
122.022.837
(96.00%)
Thái Lan
62.626.649
(95.00%)
Ấn Độ
37.913.134
(3.25%)
Tích Lan
14.933.050
(70.00%)
Những nước Á châu khác
280.209.398
(21.00%)
Á CHÂU (ước lượng “lạc quan”)
1.588.598.515

Á CHÂU (ước lượng “bi quan”)
1.187.013.473

Hoa Kỳ
6.135.071
(2.00%)
Canada và các Quốc gia đảo Bắc Mỹ
368.447
(1.10%)
BẮC MỸ
6.503.518

Đức Quốc
905.657
(1.10%)
Pháp Quốc
773.215
(1.20%)
Anh Quốc
733.394
(1.20%)
Những nước Âu châu khác
785.700
(0.15%)
ÂU CHÂU
3.197.966

CHÂU MỸ LATINH & NAM MỸ
868.929
(0.15%)
ÚC CHÂU VÀ ÚC ĐẠI LỢI
618.752
(1.80%)
PHI CHÂU
194.550
(0.02%)



TOÀN THẾ GIỚI (ước lượng “lạc quan”)
1.599.982.230
Khoảng 1.6 tỉ
TOÀN THẾ GIỚI (ước lượng “bi quan”)
1.198.397.188
Khoảng 1.2 tỉ

(Xin xem thêm “Định nghĩa thế nào là một Phật tử” của Tiến sĩ David N. Snyder)

Kết luận: Như vậy, số lượng Phật tử hiện nay trên thế giới là khoảng từ 1.2 tỉ đến 1.6 tỉ. Số lượng nầy thì gần bằng số lượng tín đồ của hai tôn giáo lớn nhất thế giới là Hồi giáo và Thiên Chúa giáo [gồm Công giáo, Tin Lành, Anh giáo và Chính Thống giáo]. Ngay cả với số lượng “bi quan” (1.2 tỉ), con số nầy cũng cao hơn rất nhiều con số “300 đến 500 triệu” thường được ghi chú trong các tài liệu trích dẫn. Điều quan trọng khi biết được con số thực sự là để viết sử cho chính xác, và để biết rằng chúng ta không “cô đơn” khi chúng ta tư duy và hành xử.  Điều chúng ta phấn đấu không phải là có thêm nhiều Phật tử mà là có thêm nhiều “Phật đà” (kẻ thức tỉnh) hầu nội tâm chúng ta cũng như nhân loại được bình an.

Trí Tánh ĐHT dịch




Buddhists around the world

The number of Buddhists around the world is grossly underestimated. The statistics found in nearly all encyclopedias and almanacs place the number of Buddhists at approximately 500 million. This figure completely ignores over one billion Chinese people who live in the People's Republic of China. China is officially communist (although many free market conditions are already in place) and does not keep records on religion statistics of adherents. Also, many western reference sources refuse to accept that a person can belong to more than one religion. In Asia it is quite common for one person to have two, three, or more religions. In China, it is common for a family to have a shrine in their home with statues and icons from Daoism, Confucianism, and Buddhism.

Currently there are about 1.3 billion Chinese living in the People's Republic. Surveys (Gach-Alpha Books, U.S. State Dept. report on China, Global Center for the Study of Contemporary China, BBC News, China Daily, and a report by Christian missionaries in China) have found that about 8% to 91% identify with Buddhism as one of their religions. If we use a percent near the upper end of this estimate, of about 80% it works out to about 1.1 billion Chinese Buddhists. To ignore over one billion people as if they do not count is a terrible mis-count and very misleading in the reporting of adherents. A Chinese Buddhist forum (bskk.com) currently has about 60,000 registered members and over 2 million posts, which is about double the amount of the largest English language Buddhist forum (which also has Chinese Buddhists participating in the discussions). But to be fair, a more conservative estimate is also shown (see below).

 
Here are some studies that have analyzed or counted the number of Buddhists in China and the percentage found in the study:


U.S. State Dept. report   Approx. 8% to 40% (the report lists 8% but then states that there are "hundreds of millions" of Chinese who practice various religions together, which includes Buddhism).
BBC News, 2007   Approx. 16% to 23%

ChinaDaily.com, 2007   Approx. 16% to 21%

Seanetwork.org article by Dr. A. Smith, 2004   Approx. 50% to 80%

Global Center for the Study of Contemporary China   Approx. 23% to 98% (the report lists 23% but states that as many as 98% follow more than one religion, which includes Buddhism).

Buddhist Channel article, July 7, 2009   Buddhism thrives in China

Gach, Alpha Books, 2001   Approx. 91%


The counting of Buddhists in America is also a little problematic since the U.S. Census Bureau does not ask religious affiliation. There are studies that suggest the percentage of Buddhists in America is as low as 0.5% and others that suggest over 3%. Some of the lower estimates claimed that about half of all Buddhists in America are white, European ancestry, which shows that the study was flawed. Any personal observation survey of Buddhism in America by attending meditation groups and temples will demonstrate that the vast majority of Buddhists in the U.S. are still predominantly Asian or Asian ancestry. Immigration to the U.S. from Asia has been very high due to favorable economic opportunities and more open immigration for those with technical skills, such as in the medical fields. Immigration from Asia ranges from about 0.5 million to 7 million per year and certainly a sizeable percentage of these immigrants are Buddhist.

 See: Asian immigration to U.S.

Some other reports at the low end are going by official statistics from Buddhist organizations that count and in many of these estimates it is based on counting only one group, The Buddhist Churches of America (which is one of the few that counts their members). The BCA is just one sect inside the Pure Land school of Buddhism, which is a further sub-set of Mahayana, which is a sub-set of Buddhism in general. As far back as 1995 a study showed that 1.6% of the U.S. is Buddhist. Only a few years later the number of Buddhist centers doubled, which suggests that the actual percent of Americans who are Buddhist is from 2% to 4%. See: R. Baumann, Univ. of Hannover Professor C. Prebish, Ph.D. has stated that 2% of the U.S. population is Buddhist and that most, about 80% of American Buddhists are of Asian descent (about 4.8 million out of 6 million American Buddhists), See: Utah State Univ., 2007
A conservative estimate of 2% is used for the number of Buddhists in America in the table below.

March 2007 update: Due to the debates and discussions that have occured, some reference books and encyclopedias are finally recognizing that there are Buddhists in China. Some have stated that the survey suggesting that 91% are Buddhist is exaggerated, but at least some are now showing a sizeable percentage, such as over 60% over at wikipedia. Therefore, included below is a liberal estimate using 80% and a more conservative estimate using a 50% figure.

Here is the Wikipedia estimate, which is compatible to the numbers shown here: Wikipedia List of religious populations

July 2009 update: The percentage and numbers for Buddhists in India has increased dramatically over recent years because there have many recent mass conversions of the dalit (untouchables) from Hinduism to Buddhism. See: One of several mass conversions of over 50,000
and also this report: Newsweek, March 2008 India now 3.25% Buddhist

 See also this article at The Dhamma encyclopedia for more statistics, links and sources: The appeal of Buddhism

The following is the more accurate listing of Buddhists around the world with the inclusion of the above-mentioned people (percentage of the total population who are Buddhist is shown in parentheses):

China, liberal estimate (80.00%)
1,070,893,447
China, conservative estimate (50.00%)
669,308,405
Japan (96.00%)
122,022,837
Thailand (95.00%)
62,626,649
India (3.25%)
37,913,134
Sri Lanka (70.00%)
14,933,050
Other Asian countries (21.00%)
280,209,398
Total Buddhists in Asia, liberal estimate
1,588,598,515
Total Buddhists in Asia, conservative estimate
1,187,013,473


USA (2.00%)
6,135,071
Canada and N. Amer. islands (1.10%)
368,447
Total Buddhists in N. America
6,503,518


Germany (1.10%)
905,657
France (1.20%)
773,215
United Kingdom (1.20%)
733,395
Other European countries (0.15%)
785,700
Total Buddhists in Europe
3,197,966


Total Buddhists in Latin America and S. America (0.15%)
868,929


Total Buddhists in Australia and Oceania (1.80%)
618,752


Total Buddhists in Africa (0.02%)
194,550
_______________________________________________________
Total Buddhists in the world, liberal estimate
1,599,982,230
(about 1.6 billion)
Total Buddhists in the world, conservative estimate
1,198,397,187
(about 1.2 billion)

last updated: July 2009

See also Definition of a Buddhist by David N. Snyder, Ph.D.

The current number of Buddhists is therefore, about 1.2 to 1.6 billion which places it nearly equal with each of the two largest religions of Christianity and Islam. Even with the conservative estimate, it is still much higher than the 300 to 500 million still being placed in many references. It is important to know the true number to provide an accurate history and to know that we are not “alone” in our thinking and our practice. What we really strive for is not more Buddhists, but more “buddhas” (enlightened ones) so that we can have true peace inside and for the world.