“Nước đứng dễ sinh trùng. Đá lăn không rêu mọc”.
Dù muốn dù không, khi chạm đến khái niệm “toàn cầu hóa”, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng những vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo đang tiến đến một không gian mới mang tính toàn cầu. Nhận thức toàn cầu là một nhận thức bao quát, vượt ra khỏi những thành kiến về sắc tộc, tôn giáo, tư tưởng để gặp nhau trong một bầu không khí đối thoại, tôn trọng và hiểu biết. Phật giáo là một hệ tư tưởng lớn của nhân loại, nên việc chủ động hội nhập chính là gửi đến thời đại một “nhận thức Phật giáo”, một thông điệp hòa bình, tiến bộ. Nhận thức đó chính là những gì con người thời đại chưa có cơ hội để chạm tới, chưa có cơ hội thấu hiểu và thực hành. Dĩ nhiên, Phật giáo cần cung cấp cho xã hội những phương thức tiếp cận gần gũi hơn, hòa hợp hơn, để mỗi con người có thể tự do lựa chọn cho mình một phong thái sống ích mình, lợi người.
“Nước đứng dễ sinh trùng. Đá lăn không rêu mọc”.
Triết lý đá lăn chính là một triết lý năng động. Nó ngược lại với thái độ ngồi yên và hưởng thụ. Nhiệt huyết và trách nhiệm là cơ sở căn bản để “đá” (thân vững chắc) không mọc “rêu” (những phiền não, bạc nhược, hèn yếu…), để dấn thân làm tăng trưởng những nỗ lực hóa giải, điều chỉnh tốt nhất của con người trước những sự vây bám gắt gao của định kiến, thù hận, ám muội, tự ti, ích kỷ…
Năng động thì không bị động. Không bị động thì có thể đứng thẳng, đối diện với bất kỳ “toàn cầu hóa” nào. Năng động không phải là để thân tâm bận rộn với danh lợi. Bởi thời đại có bộ mặt đổi khác thế nào đi chăng nữa thì những giá trị tốt đẹp căn bản nhất của con người vẫn không phải là “vị kỷ”. Một cái nhìn bao quát và toàn diện về mối liên hệ nhân quả sâu xa, mối tương quan rộng lớn giữa người với người cho phép chúng ta mở rộng mình trước bất cứ thách thức, bất đồng nào, vì thách thức, bất đồng là vấn đề chung.
Trong triết lý đá lăn, chúng ta cần có một niềm tin và sự kiên trì. Niềm tin con người là cơ sở đầu tiên để triển khai triết lý này. Vua Trần Thái Tông từng đặt câu hỏi khi khuyến phát Bồ đề tâm: “Trong ấp mười nhà còn có người trung tín, lẽ nào cả cõi đời lại không còn ai thông minh sáng suốt hay sao?”. Phải để tâm mình luôn luôn có sự hiện diện của người khác, đó không phải vọng tưởng, bởi chấp nhận sự hiện diện của người khác chính là chấp nhận sự tương quan chặt chẽ giữa ta và người, chấp nhận Phật tính giữa ta và người không khác. Bên cạnh đó, sự kiên trì chính là sử dụng hết thân tâm đừng để nó uể oải, lười mỏi, ngay cả khi ta phải sống trong những tình thế tưởng chừng như đơn độc, cô lập. Đó chính là tư tưởng mà quốc sư Phù Vân từng khuyến cáo vua Trần Thái Tông: “Lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình. Lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình”.
Sự khai phóng tư tưởng chính là bước vận động linh hoạt của Phật giáo trước mọi diễn biến của thời đại. Và đây cũng chính là yếu tố “độc lập”, “tự do” mà ngoài niềm tin cá nhân thiêng liêng thuộc về một truyền thống, Phật giáo có thể tiếp cận, ra vào trong các tư tưởng khác ở một không gian rộng lớn hơn. Cơ sở lý giải đã có sẵn từ trong lịch sử, đó chính là khả năng: “Hòa mọi vị làm vô thượng vị, dắt quần lưu vào bất nhị lưu”. Từ đó xây dựng con người trên những nguyên tắc tốt đẹp nhất. Đây chính là yếu tố đặc thù để Phật giáo không đi vào con đường cực đoan, không bị thế quyền hóa. Vì mục đích của mọi sự nỗ lực vận động chính là để tiến đến một thế giới nhiều lòng từ bi hơn, nhiều tình yêu thương hơn (đồng thể đại từ, đồng thể đại bi).
Triết lý đá lăn, không mâu thuẫn với sự “an cư”, bởi sự nghỉ ngơi “chân chính” không phải ngừng hết công việc, quên chuyện thế gian mà là điều chỉnh mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý để làm sao cho người bận mà tâm không bận, chứ không phải lục căn bất động nhưng tâm lại rộn ràng. Và nếu có thể điều chỉnh hợp lý thì trong công việc đã có nghỉ ngơi, trong nghỉ ngơi đã có công việc. Đó là công hạnh của Bồ tát Thường Tinh Tiến. Khi thân tâm hòa hợp thì “chốn chốn không tung tích, oai nghi ngoài sắc thanh”, biến việc nặng thành việc nhẹ, lấy ít chuyển hóa nhiều…
Phật giáo Việt Nam chỉ là Phật giáo Việt Nam khi tiếp nối tinh thần ấy. Nếu chưa thể hợp nhất thân tâm và hợp nhất những tồn tại còn đang phân hai, phân năm, phân bảy, trong một tình thế hình thành những “giáo quyền” tông phái, vùng miền cục bộ thì không thể có đủ tư cách để để bàn luận về những vấn đề hòa hợp và hòa bình lớn hơn sức lực của mình. Bởi nếu chưa có những điều chỉnh từ bên trong mà hướng ra ngoài quá nhiều thì đó chính là biểu hiện của việc “thêm bướu vào thân”, “đang yên tự chuốc nguy” mà Trần Thái Tông đã nói đến.
“Nước đứng dễ sinh trùng”.
Dù muốn dù không, khi chạm đến khái niệm “toàn cầu hóa”, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng những vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hóa, tôn giáo đang tiến đến một không gian mới mang tính toàn cầu. Nhận thức toàn cầu là một nhận thức bao quát, vượt ra khỏi những thành kiến về sắc tộc, tôn giáo, tư tưởng để gặp nhau trong một bầu không khí đối thoại, tôn trọng và hiểu biết. Phật giáo là một hệ tư tưởng lớn của nhân loại, nên việc chủ động hội nhập chính là gửi đến thời đại một “nhận thức Phật giáo”, một thông điệp hòa bình, tiến bộ. Nhận thức đó chính là những gì con người thời đại chưa có cơ hội để chạm tới, chưa có cơ hội thấu hiểu và thực hành. Dĩ nhiên, Phật giáo cần cung cấp cho xã hội những phương thức tiếp cận gần gũi hơn, hòa hợp hơn, để mỗi con người có thể tự do lựa chọn cho mình một phong thái sống ích mình, lợi người.
“Nước đứng dễ sinh trùng. Đá lăn không rêu mọc”.
Triết lý đá lăn chính là một triết lý năng động. Nó ngược lại với thái độ ngồi yên và hưởng thụ. Nhiệt huyết và trách nhiệm là cơ sở căn bản để “đá” (thân vững chắc) không mọc “rêu” (những phiền não, bạc nhược, hèn yếu…), để dấn thân làm tăng trưởng những nỗ lực hóa giải, điều chỉnh tốt nhất của con người trước những sự vây bám gắt gao của định kiến, thù hận, ám muội, tự ti, ích kỷ…
Năng động thì không bị động. Không bị động thì có thể đứng thẳng, đối diện với bất kỳ “toàn cầu hóa” nào. Năng động không phải là để thân tâm bận rộn với danh lợi. Bởi thời đại có bộ mặt đổi khác thế nào đi chăng nữa thì những giá trị tốt đẹp căn bản nhất của con người vẫn không phải là “vị kỷ”. Một cái nhìn bao quát và toàn diện về mối liên hệ nhân quả sâu xa, mối tương quan rộng lớn giữa người với người cho phép chúng ta mở rộng mình trước bất cứ thách thức, bất đồng nào, vì thách thức, bất đồng là vấn đề chung.
Trong triết lý đá lăn, chúng ta cần có một niềm tin và sự kiên trì. Niềm tin con người là cơ sở đầu tiên để triển khai triết lý này. Vua Trần Thái Tông từng đặt câu hỏi khi khuyến phát Bồ đề tâm: “Trong ấp mười nhà còn có người trung tín, lẽ nào cả cõi đời lại không còn ai thông minh sáng suốt hay sao?”. Phải để tâm mình luôn luôn có sự hiện diện của người khác, đó không phải vọng tưởng, bởi chấp nhận sự hiện diện của người khác chính là chấp nhận sự tương quan chặt chẽ giữa ta và người, chấp nhận Phật tính giữa ta và người không khác. Bên cạnh đó, sự kiên trì chính là sử dụng hết thân tâm đừng để nó uể oải, lười mỏi, ngay cả khi ta phải sống trong những tình thế tưởng chừng như đơn độc, cô lập. Đó chính là tư tưởng mà quốc sư Phù Vân từng khuyến cáo vua Trần Thái Tông: “Lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình. Lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình”.
Sự khai phóng tư tưởng chính là bước vận động linh hoạt của Phật giáo trước mọi diễn biến của thời đại. Và đây cũng chính là yếu tố “độc lập”, “tự do” mà ngoài niềm tin cá nhân thiêng liêng thuộc về một truyền thống, Phật giáo có thể tiếp cận, ra vào trong các tư tưởng khác ở một không gian rộng lớn hơn. Cơ sở lý giải đã có sẵn từ trong lịch sử, đó chính là khả năng: “Hòa mọi vị làm vô thượng vị, dắt quần lưu vào bất nhị lưu”. Từ đó xây dựng con người trên những nguyên tắc tốt đẹp nhất. Đây chính là yếu tố đặc thù để Phật giáo không đi vào con đường cực đoan, không bị thế quyền hóa. Vì mục đích của mọi sự nỗ lực vận động chính là để tiến đến một thế giới nhiều lòng từ bi hơn, nhiều tình yêu thương hơn (đồng thể đại từ, đồng thể đại bi).
Triết lý đá lăn, không mâu thuẫn với sự “an cư”, bởi sự nghỉ ngơi “chân chính” không phải ngừng hết công việc, quên chuyện thế gian mà là điều chỉnh mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý để làm sao cho người bận mà tâm không bận, chứ không phải lục căn bất động nhưng tâm lại rộn ràng. Và nếu có thể điều chỉnh hợp lý thì trong công việc đã có nghỉ ngơi, trong nghỉ ngơi đã có công việc. Đó là công hạnh của Bồ tát Thường Tinh Tiến. Khi thân tâm hòa hợp thì “chốn chốn không tung tích, oai nghi ngoài sắc thanh”, biến việc nặng thành việc nhẹ, lấy ít chuyển hóa nhiều…
Phật giáo Việt Nam chỉ là Phật giáo Việt Nam khi tiếp nối tinh thần ấy. Nếu chưa thể hợp nhất thân tâm và hợp nhất những tồn tại còn đang phân hai, phân năm, phân bảy, trong một tình thế hình thành những “giáo quyền” tông phái, vùng miền cục bộ thì không thể có đủ tư cách để để bàn luận về những vấn đề hòa hợp và hòa bình lớn hơn sức lực của mình. Bởi nếu chưa có những điều chỉnh từ bên trong mà hướng ra ngoài quá nhiều thì đó chính là biểu hiện của việc “thêm bướu vào thân”, “đang yên tự chuốc nguy” mà Trần Thái Tông đã nói đến.
“Nước đứng dễ sinh trùng”.
Một sự “tọa vị”quá lâu, một thái độ “ngồi trên” ban phát hiệu lệnh không cần biết đến “ý của thiên hạ”, “lòng của thiên hạ” là dấu hiệu của sự đi xuống, tụt hậu. Triết lý đá lăn không ngăn cản sự tự do chọn lựa, cống hiến và sáng tạo. Đó là nguyên tắc “bất phá bất lập”: không thay đổi và điều chỉnh mạnh mẽ thì không thể đem đến một bộ mặt mới hơn, sinh động hơn. “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” mà Khổng Tử nói chính là “nghệ thuật” quản lý, bởi trong khi đưa một “tay” ra quản lý người khác thì “tay” kia phải quản lý chính mình. Và cách quản lý “vô vi” mà lịch sử nói đến chính là tinh thần “đồng thể cộng sinh”. Thái độ “ta sống nó chết” trở nên lạc điệu ngay cả ở phạm vi đạo đức phổ thông, chứ đừng nói gì đến tinh thần khoan dung của Phật giáo. Muốn được như vậy, những thông điệp của chúng ta hàng năm nên bớt “chia rẽ hơn” và nên khơi dậy tinh thần “sống chết có nhau” như “tinh thần 1963” thì Phật giáo Việt Nam mới có thể tạo lập một kỳ tích trong hội nhập, mới có thể “hòa mọi vị làm vô thượng vị”.
Triết lý đá lăn là triết lý cổ vũ những thế hệ kế cận năng động, dấn thân. Triết lý ấy không khuyến khích sự nghi ngờ, bởi còn nghi ngờ là còn sợ, còn thiếu tự tin. Vua Trần Thái Tông nói: “Trong ảo sắc cũng là chân sắc. Nơi phàm thân cũng thực pháp thân”. Trong quản lý người, đã sử dụng thì không nghi ngờ, đã nghi ngờ thì không sử dụng. Một khi đã nhìn nhau bằng thái độ nghi hoặc thì Phật giáo đang mất đi nội lực chuyển hóa, bởi thực chất nếu những nhà lãnh đạo Phật giáo dùng người bằng nghi ngờ thì chính họ đang xa rời tâm linh và bị “chính trị hóa” trong cách nhìn và nhận thức. Bởi dù gì, cuối cùng chúng ta vẫn là những “người ảo hóa khoe thân ảo hóa”.
Triết lý đá lăn tạo sẽ là điều kiện tạo nên sự nhiệt huyết, niềm vui được cống hiến và thể hiện sức mình. Lòng nhiệt huyết ấy là động cơ hình thành và thúc đẩy lòng trung, sự gan dạ: dám nói, dám nghĩ, dám làm và dám tự chịu trách nhiệm. Không thể hội nhập mà thiếu những con người có “lòng trung thành” (niềm tin thiêng liêng, lý tưởng mà mình đang phụng sự). Người lãnh đạo thiếu bản lĩnh tâm linh chính là người nhiều lòng nghi ngờ, dùng kế sách để thăm dò lòng trung thành của người dưới... Sử dụng những phương cách như vậy sẽ thui chột tiềm lực con người, đó là nguyên nhân của những sự xa rời, chảy máu chất xám, thiếu sư tập hợp, quy tụ.
Triết lý đá lăn chính là trao quyền, trao việc hơn là can thiệp một cách máy móc. Người nhận nhiệm vụ ấy sẽ tự tin làm việc và dũng cảm nhận trách nhiệm về mình. Khéo quản lý được như vậy, thì “đồ tể” sao không thể thành “Phật”, “bại lính” sao không thể trở thành “dũng tướng” ngự tiền. Có bao nhiêu người lúc mới tập tu tràn đầy tính xấu, nhưng nhờ người lãnh đạo yêu thương, từ bi chuyển hóa mà người được tốt lên. Nếu nhìn thẳng vào sự thật thì chúng ta đang thiếu những nhà lãnh đạo tâm linh đúng nghĩa. Và như vậy không thể tạo ra những con người có thể “sớm nghe đạo chiều chết cũng được rồi” (Khổng Tử).
“Đá lăn không rêu mọc” là một triết lý tự điều chỉnh, năng động, mang giá trị nhân văn vị tha. Nếu được vận dụng tốt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ và tích cực như hiện nay thì câu hỏi: “Trong ấp mười nhà còn có người trung tín, lẽ nào cả cõi đời lại không còn ai thông minh sáng suốt hay sao?” của vua Trần Thái Tông gần như đã có câu trả lời.
Triết lý đá lăn là triết lý cổ vũ những thế hệ kế cận năng động, dấn thân. Triết lý ấy không khuyến khích sự nghi ngờ, bởi còn nghi ngờ là còn sợ, còn thiếu tự tin. Vua Trần Thái Tông nói: “Trong ảo sắc cũng là chân sắc. Nơi phàm thân cũng thực pháp thân”. Trong quản lý người, đã sử dụng thì không nghi ngờ, đã nghi ngờ thì không sử dụng. Một khi đã nhìn nhau bằng thái độ nghi hoặc thì Phật giáo đang mất đi nội lực chuyển hóa, bởi thực chất nếu những nhà lãnh đạo Phật giáo dùng người bằng nghi ngờ thì chính họ đang xa rời tâm linh và bị “chính trị hóa” trong cách nhìn và nhận thức. Bởi dù gì, cuối cùng chúng ta vẫn là những “người ảo hóa khoe thân ảo hóa”.
Triết lý đá lăn tạo sẽ là điều kiện tạo nên sự nhiệt huyết, niềm vui được cống hiến và thể hiện sức mình. Lòng nhiệt huyết ấy là động cơ hình thành và thúc đẩy lòng trung, sự gan dạ: dám nói, dám nghĩ, dám làm và dám tự chịu trách nhiệm. Không thể hội nhập mà thiếu những con người có “lòng trung thành” (niềm tin thiêng liêng, lý tưởng mà mình đang phụng sự). Người lãnh đạo thiếu bản lĩnh tâm linh chính là người nhiều lòng nghi ngờ, dùng kế sách để thăm dò lòng trung thành của người dưới... Sử dụng những phương cách như vậy sẽ thui chột tiềm lực con người, đó là nguyên nhân của những sự xa rời, chảy máu chất xám, thiếu sư tập hợp, quy tụ.
Triết lý đá lăn chính là trao quyền, trao việc hơn là can thiệp một cách máy móc. Người nhận nhiệm vụ ấy sẽ tự tin làm việc và dũng cảm nhận trách nhiệm về mình. Khéo quản lý được như vậy, thì “đồ tể” sao không thể thành “Phật”, “bại lính” sao không thể trở thành “dũng tướng” ngự tiền. Có bao nhiêu người lúc mới tập tu tràn đầy tính xấu, nhưng nhờ người lãnh đạo yêu thương, từ bi chuyển hóa mà người được tốt lên. Nếu nhìn thẳng vào sự thật thì chúng ta đang thiếu những nhà lãnh đạo tâm linh đúng nghĩa. Và như vậy không thể tạo ra những con người có thể “sớm nghe đạo chiều chết cũng được rồi” (Khổng Tử).
“Đá lăn không rêu mọc” là một triết lý tự điều chỉnh, năng động, mang giá trị nhân văn vị tha. Nếu được vận dụng tốt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ và tích cực như hiện nay thì câu hỏi: “Trong ấp mười nhà còn có người trung tín, lẽ nào cả cõi đời lại không còn ai thông minh sáng suốt hay sao?” của vua Trần Thái Tông gần như đã có câu trả lời.
Thích Thanh Thắng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét