Lạm quyền và tham nhũng là hai mặt của một vấn đề. Phật giáo không đề cao quyền lực mà đề cao khả năng nhiếp phục tâm. Vì vậy hãy tập nhìn những người thầy của chúng ta với hình ảnh của những người đã nhiếp phục tâm bằng chiến thắng dục vọng cao nhất. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục nhìn và “ngưỡng vọng” người thầy của mình bằng những chức vụ thật lớn và thật kêu trong Giáo hội thì chính cách nhìn nhận ấy của chúng ta đã làm gia tăng sự lạm quyền trong Giáo hội…
Ngay từ thời Đức Phật còn tại thế những vấn đề về tranh chấp quyền lực trong tăng đoàn đã xảy ra. Cụ thể là Đề Bà Đạt Đa đã có ý muốn tranh làm Giáo chủ. Và có những thời điểm Đề Bà Đạt Đa đã thu hút được một số đệ tử của Đức Phật về phía mình. Nhưng điều đáng nói người đứng đầu Tăng đoàn không phải là nhắm đến một quyền lực mà là sự tôn xưng của chúng đệ tử dành cho bậc đã chứng ngộ.
Nói ra bài học lịch sử này để thấy rằng, quyền lực từ cổ chí kim luôn hấp dẫn với con người, không loại trừ tôn giáo. Ở Nhật Bản, có những thời kỳ Phật giáo bị nhà nước nghi ngại đẩy ra khỏi các nơi thành thị, vì có những vị đứng đầu Phật giáo muốn giữ luôn cả vai trò đứng đầu chính quyền. Đó là những tham vọng quyền lực vượt quá giới hạn tôn giáo. Lịch sử Phật giáo Việt
Quyền lực dù ở cấp độ nào nó cũng đi liền với những lợi ích dù lớn hay nhỏ. Giáo hội là một tổ chức xã hội với những ban ngành được phân cấp từ trung ương đến địa phương, vì thế vấn đề lạm quyền trong bộ máy tố chức không thể không sớm được đặt ra một cách công khai, nghiêm túc và thẳng thắn.
Đặt ra vấn đề lạm quyền trong Giáo hội Phật giáo hiện nay để nhìn nhận đẩy đủ tính chất “trong họ ngoài làng” của chính bản thân nó với các mối tương quan xã hội dân sự khác, cũng là để thấy rằng vấn đề lạm quyền trong xã hội là một vấn đề chung không chừa tổ bất cứ một chức nào.
Lạm quyền là những việc làm vượt quá mức độ, tính chất quyền hạn của cá nhân, tập thể được quy định trong tổ chức ấy. Hậu quả của việc lạm quyền kéo dài sẽ dẫn đến cơ chế “xin-cho” và tham nhũng, hối lộ. Từ đó dần biến Giáo hội trở thành một “thiết chế” ứng xử bằng quyền lực, dần hình thành các thế lực, bè phái nhằm tranh giành ảnh hưởng, bài trừ lẫn nhau, tiến tới thâu tóm quyền lực tập trung và chi phối vào mọi ngóc ngách của sinh hoạt Giáo hội từ ban ngành đến tự viện.
Quyền lực để duy trì hình thức tồn tại là một điều tất yếu của mỗi tổ chức xã hội. Nhưng lạm quyền thì sẽ để lại cho Giáo hội và xã hội những hậu quả hết sức nặng nề, làm tổn thương đến uy tín tố chức của Giáo hội, phá vỡ tính đoàn kết, thống nhất của Tăng già trong mục đích cao cả là đem hòa bình và an lạc đến cho mọi người.
Có thể nói vấn đề lạm quyền trong Giáo hội hiện nay là một vấn đề “nhạy cảm” đầy gai góc và khó có thể cắt nghĩa trọn vẹn trong một phạm vi hay một tình huống cụ thể. Nhưng không phải vì không cắt nghĩa cụ thể mà chúng ta không thấy được những khoảng cách về những thiết lập ứng xử đạo đức tôn giáo với những biểu hiện thực tiễn của nó trong đời sống hàng ngày.
Khoảng cách này nếu đo lường cẩn thận thì thấy nó ngày một xa nhau. Có nghĩa rằng những vấn nạn về đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận tu sĩ có quyền đang thể hiện những ứng xử không khác với những ứng xử thế tục. Chẳng hạn, mỗi cơ sở tự viện khi muốn hoạt động theo những điều phú hợp với giáo lý của mình thì phải trải qua hầu hết các cơ quan hành chính của chính quyền và các cơ quan tương ứng trong Giáo hội. Có nghĩa rằng, so với người dân bình thường thì mỗi vấn đề đơn giản giải quyết đúng theo thủ tục pháp luật, thì các cơ sở tự viện còn phải thông qua tổ chức của mình mà nhiều khi những “luật”, “lệ” của tố chức còn quan trọng hơn cả pháp lý, pháp quyền. Chính điều này đã dẫn đến những vụ “chạy chọt” bằng cầu cạnh tiền bạc, bằng thỏa thuận lợi ích từ việc lắp đặt bảng tên chùa, việc bổ nhiệm trụ trì, việc mở khóa tu, việc tranh chấp kiện tụng, đến cả những việc liên quan tới “bổ nhiệm chức vụ” trong các ban ngành, hay tham gia vào Hội đồng Trị sự.
Tiếng than thở về tình trạng lạm quyền, “chạy chọt” trong các tự viện ngày một nhiều. Tuy nhiên điều đáng nói để có một lý do “tồn tại” mà không bị cô lập nào đó đã khiến cho những lời than ấy chưa trở thành những phản biện xã hội tích cực, nhằm làm trong sạch bộ máy của tố chức Giáo hội. Thế nên có nhiều những việc làm sai trái, không phù hợp với chánh pháp và tư tưởng Phật giáo nhưng vẫn được dung túng bao che trong một phạm vi quyền lực của địa phương, thậm chí là ở một số thành phần có chức vụ cao trong tổ chức.
Đó chính là những nguyên nhân day dứt khi những ứng xử “chạy chọt”, “xin cho” ở thế tục đang được nhập khẩu vào tổ chức Giáo hội, dẫn đến việc lạm dụng quyền hạn để tiến hành các hành vi tham nhũng một cách thản nhiên, công khai, giống như một quy luật bất thành văn mà các tự viện lớn nhỏ đều phải tự mình nhận ra và "chiêm nghiệm" bằng thực tế.
Đối với việc lạm quyền để tham nhũng ở bên ngoài xã hội, nếu bị phát hiện có thể phải chịu những mức án tù rất cao, nhưng ở trong Giáo hội, có những sự việc liên quan đến tiền triệu, tiền tỷ thì lại hoàn toàn vô can vì nó được núp dưới danh nghĩa “công đức”, “cúng dường”. Như vậy, rõ ràng về mặt quản lý nhà nước về tôn giáo đã có những kẽ hở về luật pháp, hoặc giả do tính chất “nhạy cảm” (không xen vào công việc "nội bộ") mà càng làm cho vấn đề tiêu cực trong Phật giáo phát sinh và gia tăng trong thực tế.
Cũng cần phải kể đến cả thái độ, tư duy, tâm lý và cả nhận thức của Tăng Ni, Phật tử, vì chính một thời gian dài sống trong lý tưởng, họ luôn nghĩ rằng đã là người tu thì không thể làm trái lương tâm, đã là những vị có chức sắc trong Giáo hội thì không thể sai lầm… Chính thái độ, tư duy, nhận thức này đã làm cho mọi việc tiêu cực ngày càng trở nên trầm trọng, ai có ý kiến phê bình thì bị xem là “phạm thượng” và bị cô lập, thậm chí vùi dập. Nỗi sợ hãi lâu ngày đã kìm chế, đè nén những phản ứng trực tiếp, dẫn tới những biểu hiện “nói xấu sau lưng”... Điều này không những không sửa chữa, cải thiện được cho hiện tại mà còn làm tăng cảm giác hoang mang và sự trơ trẽn của những người lạm quyền đến một mức không còn biết hổ thẹn.
Lạm quyền trong tổ chức Phật giáo là một vấn đề nhức nhối, làm mất niềm tin của Tăng Ni vào Giáo hội. Chính nó là nguyên nhân phá vỡ sự hòa hợp và đoàn kết của Tăng đoàn. Tuy nhiên, cũng cần phải xem lạm quyền trong xã hội nói chung và lạm quyền trong tổ chức tôn giáo nói riêng là sản phẩm của một thời mà từ vật chất đến tinh thần của con người đều được "bao cấp".
Con người chỉ biết sống bằng mệnh lệnh, được làm việc này mà không được làm việc kia, không kể rằng việc này là đúng là tốt đẹp, việc kia là sai là trái lương tâm. Mệnh lệnh đã điều khiển con người suốt nhiều thập kỷ nay, nhưng vì niềm tin cao cả thiêng liêng để không làm tổn hại đến hình ảnh cao đẹp của Phật giáo mà người Phật tử cúi đầu làm thinh. Trong khi nhẽ ra họ phải nhận thức dù là chức sắc hay người Phật tử bình thường thì cũng là con người, cũng có những cố gắng và cả những sai lầm chung quanh. Điều quan trọng là biết được việc làm của mình là sai lầm và kiên trì sửa chữa những sai lầm ấy.
Hầu hết mọi người có lương tâm và trách nhiệm đều thừa nhận một thực tế rằng, chưa bao giờ trong xã hội Việt
“Điều đáng nói là chính vì cái tệ nạn lạm quyền này cứ lan tràn phát triển theo cấp số nhân, nên xã hội Việt
Trong lúc sự lạm quyền trong đời sống xã hội gia tăng như vậy, nhẽ ra Phật giáo với vai trò đạo đức, văn hóa tôn giáo càng phải thể hiện mình như cái phanh để kìm hãm, làm điểm dừng lý tưởng cho cả xã hội trông vào, nhưng đáng tiếc, thực tế chúng ta đang bị cuốn vào vòng xoáy ấy, tạo ra nhiều thái độ nghi kỵ, dè dặt của những tầng lớp trí thức có tâm huyết với dân tộc. Trong khi đó, những trí thức Phật giáo có tâm huyết với đạo Pháp thì ngày càng lắc đầu với cái cảnh hội hè, đình đám xô bồ, bát nháo, nhưng có sức “ru ngủ” rất cao bằng chính những hình thức màu mè kể trên.
Một chi nhánh của một trường đại học Công giáo của Mỹ đang hoạt động ở Việt
Quyền lực để duy trì sự ảnh hưởng và cân bằng xã hội đã bị biến tướng vào các hành vi lạm quyền và tham nhũng dưới danh nghĩa “cúng dường” (một cách trắng trợn và thản nhiên) đã không được tòa án pháp lý nào nhắc đến. Nhưng chắc chắn một điều tòa án lương tâm thì không bao giờ tha thứ (Xem bài viết “Tòa án lương tâm” của Hòa thượng Thích Trí Quảng trên Giác Ngộ online).
Chính những hành vi lạm quyền lợi dụng vào niềm tin sự kính sợ của Tăng Ni, Phật tử mà những thế lực này đang thao túng và phần nào làm chệch đường hướng phát triển tích cực của Giáo hội.
Có thể kể ra những hậu quả như sau:
- Làm mất uy tín của tổ chức khi Giáo hội giao quyền hành vào tay những con người bảo thủ, thiếu tài đức.
- Nội bộ tăng đoàn xảy ra sự phân hóa, dẫn tới hành động liên minh bè phái, hạ cấp nhau.
- Không đủ năng lực để quản trị Giáo hội nếu bất kỳ một địa phương nào xảy ra sự cố.
- Khuyến khích sự lạm quyền và tham nhũng từ những người có quyền trẻ.
- Những người có tâm huyết và thẳng thắn thì bị o ép, chản nản dẫn đến không phát huy được khả năng (tức sống mòn).
- Lan truyền “vi-rút” ngụy quân tử, khẩu giáo mà thân không giáo đến các thế hệ tương lai (tội này vô cùng nặng).
- Làm cho các giá trị xã hội bị đảo lộn, đánh mất niềm tin của mọi người đối với vai trò “hộ quốc an dân” truyền thống của Phật pháp.
Để chấn chính Pháp nạn từ bên trong này, không có cách gì hơn là mỗi Tăng Ni, Phật tử phải ý thức nhiều hơn về vai trò và trách nhiệm của mình, biến tâm huyết trở thành những phản biện xã hội tích cực, không run sợ trước cái ác, cái bất công và các thế lực ưa dùng cường quyền, tiền bạc để bóp nghẹt chân lý.
Hôm nay, những thế lực ấy có thể lạm quyền từ một việc nhỏ để đạt được những mục đích ích kỷ, tư lợi cho bản thân mình thì ngày mai có thể dẫn đến những lạm quyền lớn, đòi làm “Giáo chủ”, làm “Vua” để thỏa mãn những tham vọng và dục vọng khác với những mức độ điên đảo tưởng lớn hơn.
Lạm quyền và tham nhũng là hai mặt của một vấn đề. Phật giáo không đề cao quyền lực mà đề cao khả năng nhiếp phục tâm. Vì vậy hãy tập nhìn những người thầy của chúng ta với hình ảnh của những người đã nhiếp phục tâm bằng chiến thắng dục vọng cao nhất. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục nhìn và “ngưỡng vọng” người thầy của mình bằng những chức vụ thật lớn và thật kêu trong Giáo hội thì chính cách nhìn nhận ấy của chúng ta đã làm gia tăng sự lạm quyền trong Giáo hội…
Trong Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim, Đức Phật dạy rằng:
Quốc vương mà buông thả
Để quốc dân làm ác
Thì chư thiên Đao lợi
Nóng bức cả tâm trí
Cha mẹ nói không cứ
Thì là người phi pháp
Phi vua phi hiếu tử
Nếu trong quốc gia mình
Thấy ai làm phi pháp
Phải trị phạt đúng phép
Không nên bỏ cho qua…
Giả sử mất ngôi vua
Gặp cảnh ngộ mất mạng
Cũng quyết không làm ác
Không thấy ác bỏ qua…
Lịch sử Phật Giáo Việt
Thật đáng tiếc!
Nguyễn Mai Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét