Sau đây là bản chuyển Việt bài diễn văn của TT Obama đọc tại Đại Học Cairo, thủ đô Ai Cập ngày 04-06-09.
Khán giả mà Obama thực sự nhắm tới là hơn 1 tỷ người Hồi giáo trên khắp thế giới. Nhưng số người nghe Obama nhắm tới không phải là thế giới Hồi giáo, mà là thế giới Ả Rập với hoài vọng thay đổi bản chất của quan hệ Hồi giáo-Mỹ, hay đúng hơn, Hồi giáo với Tây phương đang ngày một tồi tệ vì cuộc chiến ở Iraq và tình hình ở Do Thái.
Văn học Việt
Sau bài diễn văn ngày 04-06-09 của TT Obama tại Đại Học Cairo, chúng tôi vẫn chờ đợi một bản dịch chính thức của các cơ quan có thẩm quyền về những chương trình dành cho người Việt của VOA, ACTD, BBC, CARITAS, SBS, Paris... Chờ đợi chỉ là công cốc, và cũng chẳng biết tại sao nữa?! Phải chăng vì những chương trình Việt ngữ này tránh không dịch bài chính luận rất chiến lược của TT Obama vì không muốn bị những kẻ mà chính TT Obama gọi là cực đoan tố ngược là hang ổ của những kẻ... cực đoan, tụt hậu ?!
Cố gắng chuyển Việt bài nói chuyện của TT Obama phát xuất từ những đợi chờ đầy thất vọng đó...
Điều chúng tôi lo ngại trong cộng việc chuyển Việt này là lạc vào lối mòn của những công trình dịch thuật rất trung thành và rất từ chương khoa bảng đầy dẫy những chữ thông thường như cái, sự, rằng, thì là mà, tính cách, tuy nhiên, nhưng mà, rồi ra nó sẽ, nghĩa là, vả lại...
Sau đây là kết quả của cố gắng chuyển Việt bài nói chuyện của TT Obama tại Đại Học
Hoàng Nguyên Nhuận dịch
Chào qúy vị,
Tôi rất hân hạnh đến với đô thị
Tôi rất cảm kích trước lòng hiếu khách của qúy vị và của nhân dân Ai Cập. Tôi cũng hân hạnh mang đến đây thiện chí của nhân dân Mỹ và của những cộng đồng Hồi giáo từ quê hương chúng tôi lời thân chào hiếu hòa: Assalamu-alaikum.
Chúng ta gặp nhau hôm nay trong khung cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Hồi giáo khắp nơi trên thế giới, những bức xúc bắt nguồn từ những năng động lịch sử vượt ngoài những tranh luận chính sách. Mối quan hệ giữa Hồi giáo và Tây phương không chỉ bao gồm nhiều thế kỷ chung sống hiền hòa và cộng tác nhưng còn bao gồm những tranh chấp và thánh chiến. Hơn nữa mới gần đây, những căng thẳng gây ra do chủ nghĩa thực dân vốn coi nhẹ quyền lợi và đồng đều cơ hội thăng tiến của nhiều người theo đạo Hồi và trong một Cuộc Chiến Tranh Lạnh trong đó đa phần những xứ Hồi giáo thường đã bị đối xử như chư hầu bất chấp những ước vọng thâm trầm của họ. Chưa kể là những biến đổi quay cuồng do trào lưu hiện đại hóa và toàn cầu hóa gợi cho nhiều tín đồ đạo Hồi có ý nghĩ là Tây phương kình nghịch với những truyền thống Hồi giáo.
Những kẻ cực đoan bạo hành đã tìm cách lợi dụng những bức xúc căng thẳng đó trong những nhóm tín đồ Hồi giáo nhỏ nhưng nhiều tiềm năng. Vụ tấn công ngày 11-09-2001 và những nổ lực bạo ngược liên tục của những kẻ cực đoan nhắm vào thường dân này đã khiến cho một số người trong xứ chúng tôi nhìn các tín đồ Hồi giáo như là kẻ thù nghịch đương nhiên không chỉ với Mỹ và các xứ phương Tây mà đối với quyền làm người nói chung.
Tất cả những thứ đó hậu quả là chỉ nuôi dưỡng sợ hãi và mất niềm tin vào nhau. Ngày nào mà mối quan hệ giữa chúng ta còn chịu ảnh hưởng của những khác biệt thì chúng ta vẫn sẽ là nạn nhân của những kẻ muốn nuôi dưỡng hận thù hơn là an bình, của những kẻ luôn hô hào đối nghịch hơn là cộng tác khả dĩ giúp đỡ mọi người chúng ta thực hiện phồn vinh và công bằng. Đã đến lúc vòng luẩn quẩn nghi ngờ và bất đồng ấy phải chấm dứt.
Hôm nay, tôi đến thủ đô Cairo này để mong tìm một khởi điểm mới cho Hoa Kỳ và những tín hữu Hồi giáo khắp thế giới, một khởi điểm xây dựng trên sự thực rằng Mỹ và Hồi giáo không loại trừ nhau và không cần phải ganh đua với nhau. Thay vào đó, chúng ta có những điểm tương đồng, có những nguyên tắc trùng hợp về công lý và tiến bộ, về lòng độ lượng và tôn trọng nhân phẩm.
Tôi thừa nhận đổi thay không phải là chuyện một ngày. Tôi cũng biết không thiếu gì lời qua tiếng lại về buổi nói chuyện hôm nay. Nhưng không có lời tuyên bố hay bài diễn văn nào có thể loại bỏ ngay những năm dài nghi kỵ lẫn nhau cũng như tôi không hề dám đảm bảo là trong chiều hôm nay tôi sẵn có câu trả lời cho những vấn đề đã đẩy đưa chúng ta tới tình cảnh này.
Nhưng tôi tin tưởng rằng, để có thể tiến tới, chúng ta phải công khai nói với nhau những điều chúng ta thường chỉ ấp ủ trong tim hay xầm xì trong cổng kín tường cao. Điều cần là chúng ta phải chịu khó nghe nhau, học hỏi nhau, kính trọng lẫn nhau và tìm những thế đứng tương đồng.
Như thánh kinh Quran thường dạy chúng ta chớ quên Thượng Đế và luôn luôn nói lên điều ngay thật. Đó là điều hôm nay tôi đang cố gắng hết mình, khiêm nhường trong sứ mạng trước mắt và tin chắc rằng những lợi lạc mà chúng ta cùng chia sớt với nhau như người với người còn mạnh hơn những đối lực làm chúng xa nhau.
Niềm tin tưởng ấy phát xuất từ kinh nghiệm của chính cá nhân tôi. Tôi là một tín đồ Ky-tô giáo nhưng thân phụ tôi gốc người
Chính những phát kiến của các cộng đồng Hồi giáo đã tiếp tay phát triển số học, giúp chúng tôi cải thiện la bàn nam châm và các dụng cụ hải hành, lối hành văn và nghề in ấn cũng như những hiểu biết của chúng tôi về việc lây lan bênh tật và cách chữa trị. Nền văn hóa Hồi giáo đã gợi hứng cho chúng tôi những vòm cổng những tháp giáo đường uy nghi hoành tráng, một nền thi ca vượt thời gian và nền âm nhạc đáng mến chuộng, những bút pháp bay bướm và những nơi chiêm niệm hài hòa. Và qua lịch sử Hồi giáo đã chứng tỏ không những bằng lời mà bằng hành động cụ thể rằng tôn giáo có thề tồn tại bên nhau trong tương nhượng và bình đẳng chủng tộc. Tôi cũng biết rằng Hồi giáo từ xưa là một phần của lịch sử Mỹ. Quốc gia đầu tiên thừa nhận Mỹ là
Trong dịp ký Thỏa Ước Tripoli năm 1796, vị Tổng Thống thứ hai của nước tôi là John Adams đã từng viết Mỹ không nuôi mầm kỳ thị luật pháp, kỳ thị tôn giáo và mối an lành của người Hồi. Và từ những ngày lập quốc, những người Mỹ theo đạo Hồi quả đã góp phần làm cho quốc gia này giàu mạnh. Họ đã chiến đấu trong những cuộc chiến, đã phục vụ trong những chính quyền, đã đứng lên đòi quyền công dân. Họ đã phát khởi việc kinh doanh. Đã giảng dạy trong các đại học và rực sáng trong các vận động trường thể thao. Họ đã đoạt giải Nobel, đã xây dựng những cao ốc ngất trời và châm lửa Thế Vận. Và khi người Mỹ Hồi giáo đầu tiên đắc cử vào Quốc Hội, kẻ ấy đã tuyên thệ bảo vệ Hiến Pháp Mỹ trên quyển thánh kinh Quran còn được giữ gìn trong tủ sách riêng của một trong những quốc phụ của chúng tôi là Thomas Jefferson.
Tôi đã có kinh nghiệm với Hồi giáo trên ba miền đại lục trước khi đặt chân đến miền đất phát nguyên của Hồi giáo. Kinh nghiệm đó điều hướng tôi tin tưởng rằng sự cộng hợp và cộng hoạt giữa Mỹ và Hồi giáo phải căn cứ trên cái mà Hồi giáo có chứ không phải là cái không phải là Hồi giáo. Và nhân danh một tổng thống Mỹ tôi tự thấy có trách nhiệm chống lại những hình ảnh rập khuôn tiêu cực bất cứ nơi nào hình ảnh này lộ diện. Nhưng tôi nghĩ nguyên tắc này cũng phải được áp dụng cho những lối nhìn của Hồi giáo đối với Mỹ. Nếu Hồi giao không phù hợp với bất cứ hình ảnh định lệ tiêu cực nào thì hình ảnh rập khuôn của Mỹ cũng không phải là một đế quốc ích kỷ vậy.
Mỹ từng là một trong những nguồn tiến bộ lớn lao nhất của thế giới. Chúng tôi đã được khai sinh từ cuộc cách mạng chống lại một đế quốc. Chúng tôi đã được dựng lập trên lý tưởng chúng sinh bình đẳng và hết thế kỷ này qua thế kỷ khác, chúng tôi đã đổ máu cho lý tưởng ấy trong vùng cương lãnh của chúng tôi cũng như khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi đã được định hình bằng mọi văn hóa, thu nhập từ khắp mọi miền thế giới lý tưởng phụng sự, tất cả là một, E pluribus unum. Và giờ đây lý tưởng đó đã thị hiện khi một người Mỹ da đen với cái tên Barack Hussein Obama được bầu làm Tổng Thống.
Nhưng kinh nghiệm riêng của cá nhân tôi không phải là duy nhất. Đành rằng giấc mơ đồng đều thăng tiến cho mọi người chưa trở thành thực tế cho mọi người Mỹ nhưng hứa hẹn đó vẫn có hiệu lực cho bất cứ ai đặt chân lên bờ nước chúng tôi. Kể cả gần 7 triệu người Mỹ Hồi giáo đang hàng ngày hưởng dụng những lợi tức và trình độ giáo dục có khi còn cao hơn người Mỹ thường.
Hơn nữa, nền tự do của Mỹ vốn bất phân ly với quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người. Thế nên tiểu bang nào cũng có đền thánh Hồi giáo và khắp nơi trong xứ hiện có trên 1.200 đền thờ loại đó. Trong khi chính quyền Mỹ vẫn ra tòa xin án lệnh để cho các bà các cô được quyền choàng khăn trùm đầu hijab và xử phạt kẻ nào phủ nhận quyền ấy.
Cho nên Hồi giáo hiển nhiên là một phần của nước Mỹ và tôi tin chắc rằng bất chấp những khác biệt chủng tộc, tín ngưỡng hay những quan điểm về cuộc đời, người Mỹ nào cũng ôm ấp một sự thật đó là lòng mong ước sống bình an, được hưởng dụng một nền giáo dục và một chế độ lao động hợp với nhân phẩm, là thương gia đình mình, cộng đồng Đấng Tối Cao của mình. Đó là điều người Mỹ đang san sẻ với nhau. Đó là hy vọng của toàn thể loài người.
Đã hẳn, công nhận là người ai cũng như ai là phần vụ đầu tiên của chúng tôi. Lời nói suông không thể đáp ứng nhu cầu của toàn dân Mỹ.
Trong thời gian tới, những nhu cầu đó sẽ chỉ được đáp ứng nếu chúng ta dám hành động táo bạo, nếu chúng tôi biết được rằng mình không đơn độc đối đầu với những thách thức đó và nếu thất bại thì tất cả đều lãnh đủ.
Chúng ta vừa học được từ thực tế mới đây rằng khi một hệ thống tài chính của một quốc gia suy yếu thì sẽ phương hại đến tình trạng thịnh vượng khắp nơi. Khi một dịch cúm mới lạ tác hại một cá nhân thì tất cả đều lâm nguy. Khi một quốc gia lao vào phát triển vũ khí nguyên tử thì mọi nước trên thế giới đều bị nguy cơ bị tấn công nguyên tử hăm dọa. Khi những kẻ cực đoan bạo động núp lén trong một dãy núi xa xăm ra tay hành động thì mọi người khắp thế giới đều phải chịu nguy hiểm. Khi những người vô tội ở
Đó là điều khi chúng ta nói tới việc san sẻ thế giới trong thế kỷ 21. Đó là trách nhiệm giữa người với người. Và đó là một trách nhiệm khó khăn vì lịch sử loài người thường không thiếu gì chuyện giành giựt lấn lướt kèn cựa nhau giữa các quốc gia, các bộ tộc, và dĩ nhiên là giữa tôn giáo, vì quyền lợi. Nhưng trong thời đại mới này, làm như vậy là tự hại mà thôi. Vì độc lập của chúng ta, mọi nền trật tự thế giới chèn ép một quốc gia hay một nhóm người tất nhiên sẽ thất bại.
Cho nên, chúng ta muốn nghĩ quá khứ là gì thì cứ nghĩ nhưng không nên tự biến mình thành tù nhân của ý nghĩ đó. Chúng ta phải giải quyết khó khăn của chúng ta qua thế cộng hợp, chúng ta phải chia sẻ những tiến bộ của mình.
Điều đó không có nghĩa là hiện nay chúng ta phải quên đi những những cội nguồn gây căng thẳng. Trái lại, phải nhớ kỹ thì hơn. Chúng ta phải trực diện với những căng thẳng đó. Và trong tinh thần đó, tôi xin cố hết sức thẳng thắn nói rõ những vấn đề đặc thù mà tôi nghĩ là trước sau gì chúng ta cũng phải cùng nhau đối đầu.
Vấn đề đầu tiên mà chúng ta phải trực diện đối đầu là chủ trương cực đoan bạo hành dưới mọi hình thức.
Ở
Tình hình ở
Bảy năm trước, Mỹ đã truy bức Al Qaida và Taliban với sự tiếp trợ quốc tế rộng rãi. Chúng tôi không đơn phương ra tay. Chúng tôi ra tay vì cần thiết.
Tôi biết là vẫn đang có một vài kẻ tỏ ý nghi ngờ hay tìm cách biện minh cho cuộc tấn công ngày 11/9. Nhưng đừng quên là trong ngày hôm đó Al Qaida đã giết hại gần 3.000 mạng người. Nạn nhân là đàn ông, đàn bà, trẻ em vô tội Mỹ cũng như nhiều quốc tịch khác không hề làm hại ai. Thế nhưng Al Qaida đã tàn sát họ rồi tự nhận là công của mình và cho đến giờ vẫn xác nhận là sẽ không ngần ngại tàn sát một mức độ lớn hơn. Những người đó đã cấy đồng bọn tại nhiều quốc gia và đang cố gắng nới rộng tầm ảnh hưởng.
Đó không phải là những ý kiến để mà bàn qua nói lại. Đó là những thực tại phải đối phó.
Xin nhớ cho là chúng tôi không hề muốn duy trì binh lính lại
Và đó là lý do tại sao chúng tôi thực hiện một liên minh gồm 46 quốc gia, và dù tốn kém đến đâu Mỹ vẫn không nao núng. Đương nhiên, không một ai trong liên minh đó đồng tình với những kẻ cực đoan kia. Những kẻ này đã ra tay giết hại trong nhiều quốc gia. Họ giết những người khác tôn giáo nhưng khác đời là họ cũng giết luôn cả những đồng đạo Hồi giáo. Hành động của họ thật không phù hợp chút nào với quyền làm người, với đà tiến bộ của các quốc gia, và với Hồi giáo.
Thánh kinh Quran dạy rằng giết một người vô tội chẳng khác nào giết cả loài người. Và thánh kinh Quran cũng nói cứu được bất cứ một người nào chẳng khác nào cứu cả nhân loại. Đức tin miên viễn của hơn một ngàn triệu người đương nhiên là to lớn hơn mối hận thù nhỏ nhoi của một thiểu số. Hồi giáo không phải là một phần của vấn đề chống lại chủ trương cực đoan bạo động. Hồi giáo là một phần trọng yếu trong việc xiển dương hòa bình.
Giờ thì ai cũng biết chỉ dựa vào sức mạnh quân sự thôi thì sẽ không giải quyết được những vấn đề ở
Giờ tôi xin nói về giải pháp ở
Dù nghĩ rằng, xét cho cùng, dân chúng Iraq sẽ khá hơn nếu không có nền chuyên độc của Saddam Hussein, nhưng tôi cũng nghĩ rằng những sự cố từng xảy ra ở Iraq đã nhắc cho người Mỹ thấy sự cần thiết bất cứ lúc nào có thể dùng ngoại giao và thế nhất trí quốc tế để giải quyết vấn đề thì phải dùng.
Đã hẳn, chúng ta có thể nhắc lại Thomas Jefferson là người từng nói tôi hy vọng càng mạnh chúng ta càng khôn và càng nhớ bài học là càng ít dùng đến sức mạnh thì hiệu lực của sức mạnh càng lớn.
Ngày nay Mỹ đang phải gánh một trọng trách kép là giúp Iraq xây dựng một tương lai tươi sáng hơn và trao Iraq lại cho người Iraq.Tôi đã nói rõ với người Iraq là chúng tôi không có dụng ý chiếm bất cứ phần lãnh thổ hay tài nguyên nào ở đây. Chủ quyền quốc gia
Và sau hết, vì nước Mỹ không bao giờ khoan nhượng bạo lực của những kẻ cực đoan, chúng tôi sẽ không bao giờ nhân nhượng hay dẹp qua một bên những nguyên tắc của chúng tôi.
Vụ 11 tháng 9 là một cú sốc tâm lý sâu đậm đối với đất nước chúng tôi. Lòng lo sợ và giận dữ do biến cố đó gây ra là điều dễ hiểu. Thế nhưng trong một vài trường hợp điều đó đã thúc đẩy chúng tôi có những hành động ngược với truyền thống và lý tưởng của chúng tôi. Chúng tôi đang làm những việc cụ thể để thay đổi tình thế đó. Chúng tôi đã nhất quyết cấm chỉ hành động Mỹ tra tấn và tôi đã ra lệnh dẹp trại tù
2. Giờ đây, cội nguồn căng thẳng thứ hai mà tôi cần thảo luận là tình thế giữa người Do Thái,
Mối liên hệ bền bỉ giữa Do Thái và Mỹ là điều chẳng lạ lùng gì với mọi người. Mối liên hệ đó sẽ không bao giờ đứt đoạn. Mối liên hệ đó xây dựng trên những ràng buộc lịch sử và văn hóa và sự thừa nhận rằng ước vọng về một quê hương Do Thái đã bắt mầm từ những bi thảm lịch sử hiện tiền. Hết thế kỷ này đến thế kỷ khác, người Do Thái đã bị bách hại khắp nơi trên thế giới. Và đỉnh cao của chính sách bài Do Thái ở Âu châu là cuộc diệt chủng vô tiền khoáng hậu. Ngày mai tôi sẽ đi viếng Buchenwald vốn là mắt xích trong một chuỗi những trại tập trung đã bắt làm nô lệ, hành hạ, bắn giết và giết bằng hơi ngạt mà Đệ Tam Cộng Hòa Đức Quốc Xã, The Third Reich, đã thực hiện. Sáu triệu người Do Thái đã bị giết, hơn cả dân số Do thái hiện nay. Phủ nhận sự kiện đó là thấp hèn. Đó là ngu ngốc, và đó là sân hận.
Vấn đề là phải ngăn chận cuộc thi đua vũ khí nguyên tử ở Trung Đông có thể lôi kéo cả vùng này cũng như thế giới vào đường vô cùng nguy hại. Không phải tôi không biết là hiện đang có kẻ phản đối tại sao nước này có vũ khí nguyên tử mà nước khác thì không có quyền. Nhưng không một quốc gia nào có quyền đơn phương quyết định nước này hay nước kia có quyền có khí giới nguyên tử.
Bất cứ một quốc gia nào, kể cả Iran, cũng có quyền sỡ hữu nguyên tử hòa bình nếu quốc gia đó tuân thủ những trọng trách theo Hiệp Ước Không Phổ Biến Nguyên Tử [Nuclear Non-Proliferation Treaty] quy định. Quyết định đó là cốt lõi của thỏa ước. Và quy định đó phải được tôn trọng bởi bất cứ quốc gia nào ràng buộc với thỏa ước đó. Và tôi hy vọng mọi quốc gia trong vùng cùng chia sớt mục tiêu đó.
Vấn đề thứ tư mà tôi cố gắng trả lời là dân chủ. Tôi thừa biết là trong mấy năm gần đây việc hô hào thực thi dân chủ đã gây ra lắm bất đồng. Và đa số những bất đồng này đều dính dáng đến cuộc chiến ở
Nước Mỹ không tự thị cho rằng mình biết cái gì là hay tốt cho mọi người cũng như chúng tôi không hề tự cho là sẽ biết trước hết mọi kết quả bầu cử không có xáo trộn vậy. Thế nhưng tôi tin tưởng kiên định rằng dân chúng nước nào cũng ôm ấp những nguyện vọng như tự do bày tỏ ý nghĩ của mình, được quyền có tiếng nói trong chính quyền, tin tưởng vào pháp quyền và bình đẳng trước pháp luật, chính quyền phải minh bạch và không ăn cắp, ai cũng tự do sống theo cách mình ưa thích. Đó không phải là những điều đặc thù của Mỹ. Đó là nhân quyền và đó là lý do tại sao chúng tôi hỗ trợ cho những ý kiến ấy khắp nơi.
Không có một đường hướng cứng nhắc nào để thực thi những hứa hẹn ấy. Nhưng điều hiển nhiên ai cũng thấy là nếu biết bảo vệ những quyền đó thì rốt cuộc chính quyền nào cũng vững vàng, thắng lợi và ổn định. Mưu định bóp nghẹt hoàn toàn nguyện vọng của thiên hạ không bao giờ thành công. Nước Mỹ tôn trọng quyền lên tiếng ôn tồn và hợp pháp bất cứ nơi nào trên thế giới ngay cả khi chúng tôi không đồng thuận với những ý kiến ấy. Và chúng tôi sẽ chào đón tất cả những chính quyền hiếu hòa được bầu lên, quý hồ là những chính quyền ấy tôn trọng tất cả người dân trong xứ họ.
Điểm sau cùng này cũng quan trọng không kém vì một số người chỉ hô hào dân chủ khi đã mất hết quyền lực. Khi còn chính quyền thì những kẻ này đã thẳng tay dẹp bỏ quyền của kẻ khác. Cho nên nói gì thì nói, chính quyền của dân do dân là chuẩn đích cho bất cứ ai có quyền hành. Phải duy trì quyền lực bằng thuận ý chứ không phải ép buộc. Phải tôn trọng quyền của những thiểu số và phải tham gia với tinh thần khoan nhượng và thỏa hiệp. Phải đặt quyền lợi của quần chúng trong xứ và hành động xứng hợp qua tiến trình chính trị vượt lên trên bè đảng của mình. Nếu không có những điều đó thì bầu cử chưa hẳn là dân chủ đích thực.
Điểm thứ năm chúng ta phải cùng nhắc đến là tự do tôn giáo. Hồi giáo tự hào về truyền thống khoan nhượng. Chúng ta thấy điều đó trong lịch sử Andalusia và Cordoba trong thời kỳ các giáo tòa thanh lọc, Inquisition. Tôi đích thân chứng kiến cảnh đó ở
Đó là tinh thần chúng ta đang cần hôm nay. Dân chúng bất cứ chân trời góc biển nào phải được tự do lựa chọn và sống với đức tin của mình căn cứ trên thuyết dụ của tâm linh và con tim, và linh hồn. Nhẫn nhịn là điều cần cho tôn giáo lớn mạnh. Lòng tương nhượng này đang bị thử thách từ nhiều phía. Giữa người Hồi giáo với nhau vẫn có một khuynh hướng đáng ngại là đo lường mức độ sùng kính của mình bằng sự chối bỏ đức tin của kẻ khác. Mức độ phong phú đa dạng của tôn giáo phải được khuyến lệ bất kể là trong những tín hữu phái Maronites ở Lebanon hay Copt ở Ai Cập. Và nếu thật lòng chân thành thì chúng ta phải nói rằng những rạn nứt phân rẽ giữa số tín đồ hai phái Sunni và Shia Hồi giáo vốn đã gây ra những bạo hành bi thảm, đặc biệt ở Iraq, phải được san bằng.
Tự do tôn giáo là cốt lõi giúp cho người chung sống với nhau. Chúng ta phải luôn luôn theo sát những cách thức người ta dùng để bảo vệ tự do tôn giáo. Ví dụ như ở Mỹ những luật lệ về hiến tặng từ thiện đã làm cho các tín đồ Hồi giáo cảm thấy khó khăn khi thi hành trách nhiệm tín ngưỡng của mình. Đó là lý do tại sao tôi cố làm việc với những đồng bào Hồi giáo để bảo đảm rằng họ có thể làm trọn điều luật zakat.
Tương tự như thế, điều quan trọng trong các nước phương Tây là tránh đừng gây phiền hà cho các công dân Hồi giáo mà họ thấy là thích, ví dụ như chuyện trang phục của phụ nữ Hồi giáo chẳng hạn. Chúng ta có thể dùng chiêu bài tự do để ngụy trang thái độ kỳ thị tôn giáo. Quả thực, tôn giáo phải làm cho chúng ta gần nhau hơn. Và đó là lý do tại sao ở Mỹ chúng tôi củng cố những phương án đem các người theo Ky-Tô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo đến gần nhau hơn. Tại sao chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực đối thoại liên tôn của Vua Abdullah xứ Saudi Arabia hay cố gắng liên hợp vì văn minh, Alliance of Civilizations, của giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.
Bất cứ ở đâu trên thế giới chúng ta có thể biến đối thoại thành hành động làm nhịp cầu nối kết quần chúng lại với nhau bất kề là để chống bệnh sốt rét ở Phi châu hay để cứu trợ thiên tai.
Điểm thứ sáu mà tôi muốn đề cập đến là nữ quyền.
Tôi thừa biết, và cứ nhìn vào số khán giả ở đây thì cũng biết, nữ quyền là một vấn đề thảo luận lành mạnh. Tôi phủ nhận một vài quan điểm Tây phương cho rằng phụ nữ trùm khăn quàng là thiếu bình đẳng. Nhưng tôi tin tưởng rằng một phụ nữ bị gạt ra ngoài giáo dục là không công bằng. Cho nên chẳng phải ngẫu nhiên gì là trong các quốc gia mà giới phụ nữ được học hành tới nơi tới chốn là những quốc gia phồn thịnh.
Giờ tôi xin được nói rõ vấn đề phụ nữ bình quyền không chỉ đơn thuấn là vấn đề Hồi giáo. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Bangladesh, Idonesia là những nước Hồi giáo chiếm đa số, phụ nữ đã được bầu vào chức vụ lãnh đạo. Trong khi cuộc đấu tranh cho phụ nữ bình quyền về nhiều phương diện vẫn tiếp tục ở Mỹ và trong nhiều quốc gia khắp thế giới. Tôi tin chắc rằng các cô con gái chúng tôi có thể đóng góp không thua gì các cậu con trai chúng tôi. Nền thịnh vượng chung của chúng ta của chúng ta sẽ tiến triển tốt đẹp bằng cách để cho mọi người, đàn ông đàn bà thi thố hết tiềm năng của mình. Tôi không tin rằng phụ nữ phải làm như nam giới để được bình đẳng. Và tôi kính trọng những phụ nữ quyết định sống theo lối sống truyền thống qúy hồ đó là tự họ quyết định. Đó là điều tại sao Mỹ lại hợp đồng với bất cứ quốc gia Hồi giáo đa số nào để phố biến việc biết đọc biết viết cho các cô gái và giúp cho hàng thiếu nữ theo đuổi nghề nghiệp qua những chương trình tài trợ nhỏ giúp mọi người theo đuổi mơ ước của mình.
Sau hết, điều tôi muốn nói là phát triển kinh tế và cơ may thăng tiến. Tôi thừa biết nhiều người nghĩ toàn cầu hóa là nghịch lý. Internet và truyền hình có thể cung cấp hiểu biết và tin tức nhưng cũng du nhập vào nhà chuyện tính dục chướng kỳ và bạo động mù quáng.
Giao thương có thể đem lại tiền của và cơ may mới nhưng cũng đem lại những đổ nát to lớn và xáo trộn trong cộng đồng. Ở khắp nơi, kể cả Mỹ, đà thay đổi đó có thể gây ra lòng lo ngại trào lưu đổi mới có thể dun dủi chúng ta đánh mất quyền kiểm soát kinh tế, chính trị, và quan trọng hơn cả là nhân cách của chúng ta, đó là những điều vô cùng thân thiết về cộng đồng, gia đình, truyền thống và đức tin của chúng ta. Nhưng tôi cũng biết rằng tiến bộ của loài người là điều không thể phủ nhận.
Mâu thuẫn giữa phát triển và truyền thống là điều không tất yếu. Những xứ như Nhật, Hàn quốc phát triển kinh tế lớn lao nhưng vẫn giữ được văn hóa đặc thù. Điều đó cũng là một ngạc nhiên về tiến bộ trong các quốc gia Hồi giáo đa số từ
Trong phạm vi giáo dục, chúng tôi sẽ mở rộng những đổi thay chương trình và gia tăng học bổng như thứ từng đem bố tôi đến Mỹ vậy. Đồng thời, chúng tôi cũng khuyến khích càng ngày càng có nhiều người Mỹ nghiên cứu các cộng đồng Hồi giáo và chúng tôi sẽ khuyến khích đà thi đua của các nhà nghiên cứu Hồi giáo ở Mỹ, gia tăng đầu tư vào việc học hàm thụ trên Internet cho thầy giáo và học trò khắp nơi trên thế giới và sẽ tạo dựng một hệ thống Internet mới nhờ đó mà một thanh niên ở Kansas có thể giao liên trực tiếp ngay với một thanh niên ở Cairo.
Về phương diện phát triển kinh tế, chúng tôi sẽ gầy dựng một chủ lực kinh doanh mới để cộng hợp với những đối tác của họ ở các xứ Hồi giáo đa số. Và trong năm nay tôi sẽ chủ trì một hội nghị thượng đỉnh về hợp tác kinh doanh để cố phát hiện những liên hệ sâu xa giữa giới lãnh đạo thương trường, các hiệp hội và những nhà hoạt động xã hội ở Mỹ và ở các xứ Hồi giáo khắp thế giới.
Về khoa học kỹ thuật, chúng tôi sẽ phát động một tài trợ ngân sách mới để hỗ trợ những phát triển kỹ thuật trong các xứ đa số Hồi giáo và giúp phổ biến ý niệm thị trường để tạo thêm công ăn việc làm. Chúng tôi sẽ khai diễn nhiều trung tâm tài năng khoa học ở Phi châu, Trung Đông, Đông Nam Á và chỉ định một đại diện lưu động mới về khoa học để điều hợp các chương trình khai thác các nguồn năng lượng mới, tạo thêm công việc hợp nhu cầu bảo quản môi sinh, điện tử hóa các dữ kiện, nước sạch, gieo trồng những giống ngũ cốc mới.
Hôm nay, tôi xin loan báo một nỗ lực toàn cầu mới với tổ chức Nghị Hội Hồi Giáo, Islamic Conference, để tiêu trừ bệnh sưng màng óc, polio. Và chúng tôi sẽ mở rộng thế hợp đồng với các cộng đồng Hồi giáo để xúc tiến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ và các bà mẹ.
Tất cả cố gắng đó đều sẽ được thực hiện trong thế hợp đồng. Dân Mỹ sẵn sàng liên kết với công dân và chính quyền, các tổ chức cộng đồng, các lãnh tụ tôn giáo, các nhà doanh nghiệp trong các cộng đồng Hồi giáo khắp nơi để giúp người ta theo đuổi một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Những vấn đề tôi vừa trình bày không dễ gì đáp ứng, nhưng trách nhiệm chung của chúng ta là cùng nhau cộng tác nhân danh một thế giới mà chúng ta mưu tìm, một thế giới trong đó những kẻ cực đoan không còn hăm dọa mọi người, và binh đội Mỹ hồi hương, một thế giới trong đó người Do Thái và người Palestine được sống an toàn trong quê hương của mình và năng lượng nguyên tử được dùng vào những mục tiêu hòa bình, một thế giới trong đó chính quyền phục vụ công dân của mình và quyền của các con Thượng Đế sẽ được tôn trọng. Đó là những lợi ích hỗ tương. Đó là thế giới chúng ta mưu tìm. Nhưng chỉ có thể cùng nhau thành đạt.
Tôi thừa biết có nhiều người, Hồi giáo cũng như không Hồi giáo, thắc mắc liệu chúng ta có thể hình thành khởi điểm mới hay không. Một số khác hăng say châm dầu và lửa chia rẻ và ngăn cản đà tiến. Môt số gợi ý là chẳng đáng phí sức và định mạng chúng ta là bất đồng kiến và văn minh va chạm là điều tất nhiên.
Một số đông chỉ bi quan rằng đổi thay thực sự là điều có thể xảy ra. Có quá nhiều lo ngại, quá nhiều hoài nghi được hun đúc từ bao nhiêu năm qua. Nhưng nếu chúng ta tự trói mình vào quá khứ thì chúng ta sẽ không tiến lên được.
Tôi đặc biệt ao ước được nói với lớp trẻ thuộc bất cứ tôn giáo nào trong bất cứ quốc gia nào rằng hơn ai hết các bạn là thành phần có khả năng để tưởng tượng lại thế giới, tái tạo thế giới này.
Tất cả chúng ta đều chia nhau thế giới nhưng chỉ là trong một lúc ngắn ngủi thôi. Cho nên vấn đề đặt ra là liệu ta nên chú tâm vào những gì làm chúng ta xa rời nhau hay nên dồn mọi nổ lực, một nổ lực dài lâu để tìm ra một đất đứng chung, để tập chú vào một tương lai mà chúng ta ao ước cho con cháu chúng ta và để tôn trọng nhân phẩm của mọi người.
Gây chiến dễ hơn ngưng chiến. Đổ lỗi cho người dễ hơn nhìn lại lỗi mình. Tìm ra khác biệt dễ hơn tìm điểm tương đồng. Nhưng chúng ta phải chọn lấy con đường đúng, không chọn con đường dễ đi. Một nguyên tắc trọng tâm của mọi tôn giáo là hãy làm cho người khác điều gì mình muốn người khác làm cho mình.
Đó là sự thật vượt quá mọi biên giới quốc gia và dân tộc, lòng tin đó chẳng mới lạ gì, chẳng phải của người đen hay trắng hay nâu, chẳng phải của Ky-tô giáo hay Hồi giáo, hay Do Thái giáo. Đó là lòng tin từng đẩy cái nôi văn minh và đang duy trì nhịp đập con tim của hàng tỷ người khắp thế giới. Niềm tin vào tha nhân. Và đó là điều đem tôi đến đây ngày hôm nay.
Chúng ta có sức mạnh để xây dựng thế giới mà chúng ta ước mơ, miễn sao chúng ta có can đảm phát động một khởi điểm mới, và luôn ghi khắc những gì đã được viết ra.
Thánh kinh Quran đã dạy chúng ta, hỡi nhân loại, ta đã tạo dựng các người thành đàn ông đàn bà và ta đã gom các người lại thành quốc gia và bộ tộc để cho các người hiểu nhau.
Talmud cũng nói với chúng ta rằng mục tiêu của toàn bộ thánh thư Torah là xiển dương hòa bình.
Thánh Kinh dạy chúng ta rằng phúc cho những ai phục vụ hòa bình vì những kẻ đó sẽ được gọi là con Thượng Đế.
Nhân loại có thể sống chung trong hòa bình. Chúng ta biết đó là viễn kiến của Đấng Tối Cao. Bây giờ chúng ta phải làm việc ở đây, trên địa cầu này.
Xin cám ơn qúy vị. Cầu mong Thượng Đế hòa bình ở cùng qúy vị. Xin hết lòng cảm tạ tất cả.
Xin cám ơn.
( Theo sachhiem.net)
► Xem nguyên văn Anh ngữ (Text of Obama's speech at Cairo University)
► mời đọc thêm
Barack Obama draws tough crowd in Cairo
Obama delivers historic speech in Cairo :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét