Trong khi gần đây cả nước đang đặc biệt quan tâm tới vụ Trung Quốc “đòi” quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thì ngay tại thủ đô Hà Nội, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã cố tình “cùng với” giáo dân (cũng bắt chước) “đòi” lại Tòa Khâm sứ. Dù được khích động dưới hình thức cầu nguyện và ký tên chung quanh khu vực nhà thờ Chính Tòa và khu vực Tòa Giám Mục thì hành động của những người giáo dân trong vụ việc trên trong những ngày vừa qua tại Hà Nội chẳng khác nào thái độ “biểu tình”, “yêu sách”, “đòi” một cách dại dột, thiếu nhận thức lịch sử, quay lưng lại với lợi ích dân tộc…
Khi nhắc đến từ “đòi”, chúng ta buộc phải nhắc đến “quyền sở hữu” mà ở đây là là quyền sở hữu đất đai: thuộc về ai?
Để tôn trọng lịch sử và sự thật, chúng ta nên nhắc lại chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn năm 1010 và việc mở mang, xây dựng kinh đô Thăng Long (bây giờ là thủ đô Hà Nội). Sau bao nhiêu năm gian khổ đối kháng với sự xâm lăng của giặc phương Bắc, chúng ta đã có một nhà nước độc lập tự chủ với một không gian rộng lớn đủ để tổ tiên ta “xưng đế một phương” đem lại niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước sâu xa. Khi danh xưng “hoàng đế” được xác lập cũng là lúc cương thổ được xác lập, quyền vương hữu được xác lập. Quyền vương hữu được xác lập từ cọng cỏ lá rau đến đất đai, sông núi, mây trời. Từ quyền hành ấy nhà vua mới phân phong cho các giai tầng trong xã hội quản lý và thu về bất cứ khi nào cần đến trong nguyên tắc vì lợi ích của vương triều và đời sống của nhân dân. Chúng ta không thể quên câu nói: “Sông núi nước Nam vua Nam ở” (tất cả mọi sự xâm lăng của ngoại bang, đế quốc đều vĩnh viễn không thể nằm trong quyền sở hữu này cho dù lúc này lúc khác chúng có thể giày xéo, đô hộ dân tộc ta). Thời thế dù thịnh suy đắp đổi thì những triều đại sau đó cũng áp dụng nguyên tắc độc lập, tự chủ ấy.
Cũng từ nhận thức về sự thật lịch sử ấy, chúng ta thấy trước năm 1883, khu vực Nhà thờ Lớn và Tòa Khâm sứ là đất của chùa Báo Thiên được vua Lý cho xây dựng lần đầu tiên vào năm 1057 (Tháp Báo Thiên là một trong An Nam Tứ Khí nổi tiếng của đất nước ta). Năm 1883 chính quyền thực dân đã âm mưu, cấu kết với Giám mục Puginier chiếm chùa Báo Thiên để xây nhà thờ Lớn. Tòa Khâm là trụ sở của Khâm mạng John Dooley (đại sứ của Vatican) vốn là một tên tay sai khét tiếng chống cộng, đàn áp khởi nghĩa. John Dooley người Ireland được Giáo hoàng Pio XII – mệnh danh là “giáo hoàng bạn của nazis” bổ nhiệm năm 1950.
Như vậy, xét một cách chính danh nhất thì Phật giáo mới đủ tư cách để đòi lại đất bị nhà thờ và thế lực tay sai xâm chiếm. Và cứ nếu xét theo sự thật lịch sử thì không chỉ có nhà thờ Lớn tại Hà Hội mà nhà thờ Lớn tại TP. HCM cho đến cái gọi là thánh địa La Vang cũng phải trả về cho Phật giáo. Nhưng bằng tinh thần khoan dung và vì lợi ích đoàn kết dân tộc, người Phật tử Việt Nam đã gác lại lịch sử đau thương để hướng về tương lai tốt đẹp. Trái với tinh thần đó, vụ việc trên của những người Công giáo bị khích động đã một lần nữa cắt vào nỗi đau chung của dân tộc và Phật giáo.
Người dân cày ruộng hàng năm thu hoạch mùa màng còn biết dâng cúng vật phẩm để nhớ ơn tiền hiền khai hoang, hậu hiền khai khẩn. Thế mà vẫn có nhiều kẻ coi mảnh đất mà tiền nhân đã đổ mồ hôi, nước mắt, xương máu gây dựng là nơi để xà xẻo, tranh đoạt, thật đáng buồn lòng.
Khi người Công giáo viện cớ “Tòa Khâm” là sỡ hữu của Giáo hội “hơn một trăm năm”, họ có nghĩ tới chủ sở hữu của khu vực này từ “gần một nghìn năm” không?
Nhẽ ra, bằng đạo đức phổ thông, từ lâu, người Công giáo nên học theo Giáo hoàng Joan Phao-lô II, nhìn nhận vào những nhận thức và hành động sai lầm của mình trong quá khứ để có một lời xin lỗi chân thành đối với dân tộc và Phật giáo và biết xấu hổ không lặp lại hành động tượng tự mà “cha”, “ông” họ đã làm khi cấu kết với tay sai nô dịch văn hóa, tàn phá quê hương, giết hại đồng bào. Bởi dưới thời thực dân, Giáo hội là “địa chủ” lớn nhất tại Việt Nam, có biết bao nhiêu người vì mảnh đất sinh nhai mà buộc phải cải đạo để đổi lấy một sự sinh tồn. Nếu cứ luận suy tùy tiện mà “đòi” như vậy thì nông dân Việt Nam sẽ còn bao nhiêu đất để cấy cày khi trước đó phần lớn đất đai là của địa chủ thực dân, phong kiến bị tịch thu đưa vào đất công.
Người Công giáo sẽ nghĩ gì, nếu những người Phật tử cũng thắp hương cầu nguyện, ký tên đứng bao quanh nhà thờ Lớn Hà Nội và những nơi người Công giáo đã chiếm đoạt để đòi lại những danh thắng nổi tiếng của dân tộc và Phật giáo đã bị chính nhà thờ và tay sai tàn phá? Nhưng người Phật tử sẽ không bao giờ làm thế nếu người Công giáo không tiếp tục có những hành động quá đáng như vậy.
Sau vụ việc “đòi” Tòa Khâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm tòa Tổng Giám mục. Mọi người đang đồn nhau về sự “thỏa hiệp” giữa Chính quyền và Giáo hội. Nếu có sự “thỏa hiệp” thì chính phủ nên “ban” cho họ một phần đất ở một nơi nào đó để sinh hoạt, bởi không có lý do chính đáng nào để gọi là “trả lại” Tòa Khâm. Nếu hành động “trả lại” Tòa Khâm xảy ra, tin chắc sẽ gặp phải những phản ứng quyết liệt của người Phật tử trong nước và nước ngoài. Và nếu điều đó xảy ra sẽ là tiền lệ nguy hiểm cho những hành vi học “đòi” một cách lố bịch như Trung Quốc và là một cách hành xử không công bằng đối với Phật giáo.
Trung Ngôn
Khi nhắc đến từ “đòi”, chúng ta buộc phải nhắc đến “quyền sở hữu” mà ở đây là là quyền sở hữu đất đai: thuộc về ai?
Để tôn trọng lịch sử và sự thật, chúng ta nên nhắc lại chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn năm 1010 và việc mở mang, xây dựng kinh đô Thăng Long (bây giờ là thủ đô Hà Nội). Sau bao nhiêu năm gian khổ đối kháng với sự xâm lăng của giặc phương Bắc, chúng ta đã có một nhà nước độc lập tự chủ với một không gian rộng lớn đủ để tổ tiên ta “xưng đế một phương” đem lại niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước sâu xa. Khi danh xưng “hoàng đế” được xác lập cũng là lúc cương thổ được xác lập, quyền vương hữu được xác lập. Quyền vương hữu được xác lập từ cọng cỏ lá rau đến đất đai, sông núi, mây trời. Từ quyền hành ấy nhà vua mới phân phong cho các giai tầng trong xã hội quản lý và thu về bất cứ khi nào cần đến trong nguyên tắc vì lợi ích của vương triều và đời sống của nhân dân. Chúng ta không thể quên câu nói: “Sông núi nước Nam vua Nam ở” (tất cả mọi sự xâm lăng của ngoại bang, đế quốc đều vĩnh viễn không thể nằm trong quyền sở hữu này cho dù lúc này lúc khác chúng có thể giày xéo, đô hộ dân tộc ta). Thời thế dù thịnh suy đắp đổi thì những triều đại sau đó cũng áp dụng nguyên tắc độc lập, tự chủ ấy.
Cũng từ nhận thức về sự thật lịch sử ấy, chúng ta thấy trước năm 1883, khu vực Nhà thờ Lớn và Tòa Khâm sứ là đất của chùa Báo Thiên được vua Lý cho xây dựng lần đầu tiên vào năm 1057 (Tháp Báo Thiên là một trong An Nam Tứ Khí nổi tiếng của đất nước ta). Năm 1883 chính quyền thực dân đã âm mưu, cấu kết với Giám mục Puginier chiếm chùa Báo Thiên để xây nhà thờ Lớn. Tòa Khâm là trụ sở của Khâm mạng John Dooley (đại sứ của Vatican) vốn là một tên tay sai khét tiếng chống cộng, đàn áp khởi nghĩa. John Dooley người Ireland được Giáo hoàng Pio XII – mệnh danh là “giáo hoàng bạn của nazis” bổ nhiệm năm 1950.
Như vậy, xét một cách chính danh nhất thì Phật giáo mới đủ tư cách để đòi lại đất bị nhà thờ và thế lực tay sai xâm chiếm. Và cứ nếu xét theo sự thật lịch sử thì không chỉ có nhà thờ Lớn tại Hà Hội mà nhà thờ Lớn tại TP. HCM cho đến cái gọi là thánh địa La Vang cũng phải trả về cho Phật giáo. Nhưng bằng tinh thần khoan dung và vì lợi ích đoàn kết dân tộc, người Phật tử Việt Nam đã gác lại lịch sử đau thương để hướng về tương lai tốt đẹp. Trái với tinh thần đó, vụ việc trên của những người Công giáo bị khích động đã một lần nữa cắt vào nỗi đau chung của dân tộc và Phật giáo.
Người dân cày ruộng hàng năm thu hoạch mùa màng còn biết dâng cúng vật phẩm để nhớ ơn tiền hiền khai hoang, hậu hiền khai khẩn. Thế mà vẫn có nhiều kẻ coi mảnh đất mà tiền nhân đã đổ mồ hôi, nước mắt, xương máu gây dựng là nơi để xà xẻo, tranh đoạt, thật đáng buồn lòng.
Khi người Công giáo viện cớ “Tòa Khâm” là sỡ hữu của Giáo hội “hơn một trăm năm”, họ có nghĩ tới chủ sở hữu của khu vực này từ “gần một nghìn năm” không?
Nhẽ ra, bằng đạo đức phổ thông, từ lâu, người Công giáo nên học theo Giáo hoàng Joan Phao-lô II, nhìn nhận vào những nhận thức và hành động sai lầm của mình trong quá khứ để có một lời xin lỗi chân thành đối với dân tộc và Phật giáo và biết xấu hổ không lặp lại hành động tượng tự mà “cha”, “ông” họ đã làm khi cấu kết với tay sai nô dịch văn hóa, tàn phá quê hương, giết hại đồng bào. Bởi dưới thời thực dân, Giáo hội là “địa chủ” lớn nhất tại Việt Nam, có biết bao nhiêu người vì mảnh đất sinh nhai mà buộc phải cải đạo để đổi lấy một sự sinh tồn. Nếu cứ luận suy tùy tiện mà “đòi” như vậy thì nông dân Việt Nam sẽ còn bao nhiêu đất để cấy cày khi trước đó phần lớn đất đai là của địa chủ thực dân, phong kiến bị tịch thu đưa vào đất công.
Người Công giáo sẽ nghĩ gì, nếu những người Phật tử cũng thắp hương cầu nguyện, ký tên đứng bao quanh nhà thờ Lớn Hà Nội và những nơi người Công giáo đã chiếm đoạt để đòi lại những danh thắng nổi tiếng của dân tộc và Phật giáo đã bị chính nhà thờ và tay sai tàn phá? Nhưng người Phật tử sẽ không bao giờ làm thế nếu người Công giáo không tiếp tục có những hành động quá đáng như vậy.
Sau vụ việc “đòi” Tòa Khâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm tòa Tổng Giám mục. Mọi người đang đồn nhau về sự “thỏa hiệp” giữa Chính quyền và Giáo hội. Nếu có sự “thỏa hiệp” thì chính phủ nên “ban” cho họ một phần đất ở một nơi nào đó để sinh hoạt, bởi không có lý do chính đáng nào để gọi là “trả lại” Tòa Khâm. Nếu hành động “trả lại” Tòa Khâm xảy ra, tin chắc sẽ gặp phải những phản ứng quyết liệt của người Phật tử trong nước và nước ngoài. Và nếu điều đó xảy ra sẽ là tiền lệ nguy hiểm cho những hành vi học “đòi” một cách lố bịch như Trung Quốc và là một cách hành xử không công bằng đối với Phật giáo.
Trung Ngôn
Theo diễn đàn phattuvietnam.net
Phương Hạnh - TP. Hồ Chí Minh (luu_phuonghanh@yahoo.com)
Tôi là một người làm công tác giảng dạy văn học, tôi thấy tinh thần của người Phật tử như lúc này là một tín hiệu đáng mừng. Bởi đó cũng chính là tinh thần và thời đại Lý-Trần.
Tôi được các giáo sư chỉ dẫn và tôi nhớ không nhầm, ở thời đại đó có ba tôn giáo lớn Phật – Đạo – Nho cùng tồn tại (Phật giáo làm quốc giáo). Những vị Quốc sư là cố vấn quân sự chính trị quan trọng của triều đình, mỗi khi vận nước nguy nan, các hoàng đế thường đích thân đến hỏi đạo và tìm kế sách trị nước. Tôi buộc phải nhắc lại điều này vì tôi thấy cứ nói đến từ “chính trị” là nhiều người lắc đầu, xua tay và giãy nảy lên: “Người Phật tử không được nói chuyện chính trị”. Đó là cái lý ở đâu vậy? Chính trị không có gì xấu, chỉ có những động cơ xấu xuất phát từ lòng vị kỷ của con người mới làm cho nó xấu đi mà thôi.
Người dân và người Phật tử, theo tôi phải dấn thân mạnh hơn nữa vào những diễn biến của chính trị, xã hội để phụng sự đạo pháp và dân tộc.
Một điều khác mà tôi muốn nói thêm khi thấy một số người bước vào diễn đàn này và muốn mọi người Phật tử phải “im tiếng”. Đó là một điều hết sức vô lý mà nhiều ý kiến đã chỉ ra một cách thuyết phục. Có lẽ họ đã đánh giá quá thấp vai trò phản biện xã hội của Phật giáo trước khi đưa ra những quyết định “cầu nguyện đòi đất”.
Họ nghĩ rằng “mượn oai hùm” của nhân quyền, dân chủ, tự do gì đó của ngoại bang (cách họ vẫn làm xưa nay) để đánh bùn sang ao sự kiện, bất chấp những cứ liệu lịch sử, lương tâm và tình đồng bào. Diễn đàn thì phải có những ý kiến trái chiều, phải có phản ứng là lẽ đương nhiên.
Cũng ở điểm này mà tôi nhớ lại GS. Mai Cao Chương dạy tôi ở đại học KHXH&NV-TPHCM. Thầy nói vui: “Trong lịch sử đối thoại, chẳng có mấy nước nào trên thế giới mà buồn cười như mấy ông Thiền sư Việt Nam (xin lỗi vì dẫn lời). Có ai đời nhà Nho người ta chửa mình, bài xích mình thậm tệ thế mà còn cho khắc bia đá dựng ở trước chùa. Nhưng rồi thì vì vậy mà lạ, những ông nhà Nho bài xích sau này về già đều đến làm bạn với mấy ông Thiền sư và theo đạo Phật cả”.
Tôi nghĩ, chắc không phải nói gì nhiều, giá trị nhân văn sâu sắc nằm ở mấy điểm nhỏ như vậy. Những người Công giáo nên học cách lắng nghe nhiều hơn. Vì tôi thấy trên các trang web, báo chí của họ, gần như độc diễn đã quá nhiều rồi.
Cao Ngọc Thạch - Stockton, CA, USA (cao.ngocthach@yahoo.com)
Tôi không hiểu vì sao người Việt Nam ta hiện nay lại luôn tránh né những vấn đề liên quan đến tôn giáo như thế, luôn luôn xem tôn giáo là những vấn đề nhạy cảm, trong khi đó ở ngay chính nước Mỹ và các nước phương Tây lại không như vậy!
Với tinh thần tự do, người dân ở các nước này đã ghi lại sự thật lịch sử các cuộc thánh chiến do tôn giáo đem lại một cách công khai mà chẳng thấy họ bị hề hấn gì! Họ tự do đến nỗi ở nước Pháp – nơi mà Công giáo đã từng nở rộ, thì Cao Huy Thuần lại có thể làm được luận án tiến sĩ “Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam”, trong khi đó ở Việt Nam thì chúng ta lại tránh đụng chạm đến tôn giáo!
Tại sao chúng ta tránh đụng chạm đến tôn giáo một cách vô cớ như vậy? Chúng ta sợ mất đoàn kết dân tộc hay vì muốn che đậy lịch sử? Có phải vì Công giáo có thế lực hùng mạnh từ Vatican và Mỹ nên chúng ta “sợ”? Có nhất thiết phải sợ một thế lực viễn vông như thế hay không?
Chưa trả lời dứt khoát câu hỏi này thì chúng ta cứ mãi như con bệnh, suốt ngày chỉ biết đóng cửa nằm lì trong phòng, sợ hãi không dám đi ra ngoài. Chính vì chúng ta sợ hãi một cách viễn vông nên cứ mãi bị người bên ngoài lợi dụng vấn đề nhân quyền tôn giáo để quấy nhiễu.
Chính vì mù mờ đối với lịch sử nên hễ mở miệng nhắc đến tôn giáo là chúng ta không muốn bàn, hoặc có bàn thì chỉ nói bằng giọng xuề xoà với luận điệu “từ bi”, “bác ái”, “hỷ xả”, “bao dung” mà quên đi rằng “từ bi mà thiếu trí tuệ, thiếu dũng lực là nhu nhược, là mù quáng”!
Tôi không cổ vũ cho vấn đề khiêu khích đấu tranh tôn giáo, nhưng đã bàn đến vấn đề gì thì phải bàn cho tới, nhất là phải tôn trọng sự thật và mục đích phải nhắm đến lợi ích chung. Cũng do dân tộc của tôi đã trải qua bao dâu bể của lịch sử, nhất là biến cố tang thương dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 thì tôi luôn cân nhắc mình nên phải làm gì.
Tôi luôn cố gắng tìm hiểu lịch sử và mong hiểu đúng lịch sử và quá trình truyền bá các tôn giáo trên thế giới, nhất là tôn giáo tại Việt Nam để từ đó phân biệt cho được đâu là người bạn thân thích của dân tộc Việt Nam, đâu là kẻ “nguỵ quân tử” và đâu là kẻ vong ân bội nghĩa của dân tộc này. Và tôi luôn mong muốn tôi và tất cả những người bạn của tôi luôn biết giữ lấy cành Olive ngay chính trong nhà của mình. Không giữ lấy cành Olive trong nhà mình thì cho dù có nói nhân nói nghĩa thế nào thì tôi và những người bạn của tôi vẫn là kẻ có tội đối với dân tộc của mình.
Tôi là một người làm công tác giảng dạy văn học, tôi thấy tinh thần của người Phật tử như lúc này là một tín hiệu đáng mừng. Bởi đó cũng chính là tinh thần và thời đại Lý-Trần.
Tôi được các giáo sư chỉ dẫn và tôi nhớ không nhầm, ở thời đại đó có ba tôn giáo lớn Phật – Đạo – Nho cùng tồn tại (Phật giáo làm quốc giáo). Những vị Quốc sư là cố vấn quân sự chính trị quan trọng của triều đình, mỗi khi vận nước nguy nan, các hoàng đế thường đích thân đến hỏi đạo và tìm kế sách trị nước. Tôi buộc phải nhắc lại điều này vì tôi thấy cứ nói đến từ “chính trị” là nhiều người lắc đầu, xua tay và giãy nảy lên: “Người Phật tử không được nói chuyện chính trị”. Đó là cái lý ở đâu vậy? Chính trị không có gì xấu, chỉ có những động cơ xấu xuất phát từ lòng vị kỷ của con người mới làm cho nó xấu đi mà thôi.
Người dân và người Phật tử, theo tôi phải dấn thân mạnh hơn nữa vào những diễn biến của chính trị, xã hội để phụng sự đạo pháp và dân tộc.
Một điều khác mà tôi muốn nói thêm khi thấy một số người bước vào diễn đàn này và muốn mọi người Phật tử phải “im tiếng”. Đó là một điều hết sức vô lý mà nhiều ý kiến đã chỉ ra một cách thuyết phục. Có lẽ họ đã đánh giá quá thấp vai trò phản biện xã hội của Phật giáo trước khi đưa ra những quyết định “cầu nguyện đòi đất”.
Họ nghĩ rằng “mượn oai hùm” của nhân quyền, dân chủ, tự do gì đó của ngoại bang (cách họ vẫn làm xưa nay) để đánh bùn sang ao sự kiện, bất chấp những cứ liệu lịch sử, lương tâm và tình đồng bào. Diễn đàn thì phải có những ý kiến trái chiều, phải có phản ứng là lẽ đương nhiên.
Cũng ở điểm này mà tôi nhớ lại GS. Mai Cao Chương dạy tôi ở đại học KHXH&NV-TPHCM. Thầy nói vui: “Trong lịch sử đối thoại, chẳng có mấy nước nào trên thế giới mà buồn cười như mấy ông Thiền sư Việt Nam (xin lỗi vì dẫn lời). Có ai đời nhà Nho người ta chửa mình, bài xích mình thậm tệ thế mà còn cho khắc bia đá dựng ở trước chùa. Nhưng rồi thì vì vậy mà lạ, những ông nhà Nho bài xích sau này về già đều đến làm bạn với mấy ông Thiền sư và theo đạo Phật cả”.
Tôi nghĩ, chắc không phải nói gì nhiều, giá trị nhân văn sâu sắc nằm ở mấy điểm nhỏ như vậy. Những người Công giáo nên học cách lắng nghe nhiều hơn. Vì tôi thấy trên các trang web, báo chí của họ, gần như độc diễn đã quá nhiều rồi.
Cao Ngọc Thạch - Stockton, CA, USA (cao.ngocthach@yahoo.com)
Tôi không hiểu vì sao người Việt Nam ta hiện nay lại luôn tránh né những vấn đề liên quan đến tôn giáo như thế, luôn luôn xem tôn giáo là những vấn đề nhạy cảm, trong khi đó ở ngay chính nước Mỹ và các nước phương Tây lại không như vậy!
Với tinh thần tự do, người dân ở các nước này đã ghi lại sự thật lịch sử các cuộc thánh chiến do tôn giáo đem lại một cách công khai mà chẳng thấy họ bị hề hấn gì! Họ tự do đến nỗi ở nước Pháp – nơi mà Công giáo đã từng nở rộ, thì Cao Huy Thuần lại có thể làm được luận án tiến sĩ “Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam”, trong khi đó ở Việt Nam thì chúng ta lại tránh đụng chạm đến tôn giáo!
Tại sao chúng ta tránh đụng chạm đến tôn giáo một cách vô cớ như vậy? Chúng ta sợ mất đoàn kết dân tộc hay vì muốn che đậy lịch sử? Có phải vì Công giáo có thế lực hùng mạnh từ Vatican và Mỹ nên chúng ta “sợ”? Có nhất thiết phải sợ một thế lực viễn vông như thế hay không?
Chưa trả lời dứt khoát câu hỏi này thì chúng ta cứ mãi như con bệnh, suốt ngày chỉ biết đóng cửa nằm lì trong phòng, sợ hãi không dám đi ra ngoài. Chính vì chúng ta sợ hãi một cách viễn vông nên cứ mãi bị người bên ngoài lợi dụng vấn đề nhân quyền tôn giáo để quấy nhiễu.
Chính vì mù mờ đối với lịch sử nên hễ mở miệng nhắc đến tôn giáo là chúng ta không muốn bàn, hoặc có bàn thì chỉ nói bằng giọng xuề xoà với luận điệu “từ bi”, “bác ái”, “hỷ xả”, “bao dung” mà quên đi rằng “từ bi mà thiếu trí tuệ, thiếu dũng lực là nhu nhược, là mù quáng”!
Tôi không cổ vũ cho vấn đề khiêu khích đấu tranh tôn giáo, nhưng đã bàn đến vấn đề gì thì phải bàn cho tới, nhất là phải tôn trọng sự thật và mục đích phải nhắm đến lợi ích chung. Cũng do dân tộc của tôi đã trải qua bao dâu bể của lịch sử, nhất là biến cố tang thương dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 thì tôi luôn cân nhắc mình nên phải làm gì.
Tôi luôn cố gắng tìm hiểu lịch sử và mong hiểu đúng lịch sử và quá trình truyền bá các tôn giáo trên thế giới, nhất là tôn giáo tại Việt Nam để từ đó phân biệt cho được đâu là người bạn thân thích của dân tộc Việt Nam, đâu là kẻ “nguỵ quân tử” và đâu là kẻ vong ân bội nghĩa của dân tộc này. Và tôi luôn mong muốn tôi và tất cả những người bạn của tôi luôn biết giữ lấy cành Olive ngay chính trong nhà của mình. Không giữ lấy cành Olive trong nhà mình thì cho dù có nói nhân nói nghĩa thế nào thì tôi và những người bạn của tôi vẫn là kẻ có tội đối với dân tộc của mình.
Trần Văn Tường – Hà Nội (vantuong_tran@yahoo.com )
Chùa Báo Thiên là đệ nhất danh lam thắng cảnh của kinh thành Thăng Long xưa, đất của chùa còn rộng hơn cả nhà thờ Lớn và tòa Khâm sứ hiện nay. Trong sách: “Lịch sử thủ đô Hà Nội”, nhà sử học Trần Huy Liệu viết: “Sự phá hoại đáng kể đầu tiên của thực dân Pháp ở Hà Nội là chùa Báo Thiên xây dựng năm 1057. Cố đạo Puy-nhi-ê âm mưu với Công sứ Bô-nan và Nguyễn Hữu Độ để chiếm đoạt chùa Báo Thiên lấy địa điểm xây nhà thờ Lớn”.
Khuôn viên nhà thờ Lớn nay đã bị thu hẹp hơn trước do xây tường bao, còn đất của cả khu vực rộng lớn khi xưa đều là đất chùa Báo Thiên cả. Tôi còn nhớ báo Nguyệt san Giác Ngộ, số 104 (tháng 11 năm 2004) có bài viết và chụp hình rất rõ chiếc giếng đá cổ hình hoa sen chạm đá rất đẹp của chùa Báo Thiên xưa còn nằm ngoài khu vực nhà thớ Lớn hiện nay ở ngõ Nhà Chung. Thế nhưng sau khi bài báo đó được đăng, nhà thờ đã cho người đào chiếc giếng đó đi để xóa dấu tích (đây là một thái độ không tôn trọng đối với di sản) rồi chuyển nó vào năm trong khuôn viên nhà thờ Lớn.
Tiếp sau đó năm 2006, tạp chí Văn Hóa Phật Giáo cũng đăng một lại một bài về chiếc giếng đá cổ với lòng ngậm ngùi vì di sản chùa Báo Thiên chỉ còn có chiếc giếng đá này thôi. Thế mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng làm ngơ, và bên nhà thờ Lớn thì mục đích của họ đã đạt: giếng đá cổ chùa Báo Thiên không còn nằm ở dấu tích cũ nữa.
Tôi lạ lùng với thái độ của Tiêu Phong, khi vẫn tiếp tục cãi chày cãi cối và còn giở cái gọi là “luật lệ đất đai quốc tế”.
Tiêu Phong - Cali, USA (tieunamnhi@yahoo.com)
"Nếu hành động “trả lại” Tòa Khâm xảy ra, tin chắc sẽ gặp phải những phản ứng quyết liệt của người Phật tử trong nước và nước ngoài. Và nếu điều đó xảy ra sẽ là tiền lệ nguy hiểm cho những hành vi học “đòi” một cách lố bịch như Trung Quốc và là một cách hành xử không công bằng đối với Phật giáo."
Lời cuối của bài viết này nói lên cái tâm của tác giả. Viện cớ Phật giáo phẫn nộ để chính quyền tiếp tục thu giữ đất đai không thuộc về của mình. Một cái cớ rất vô lý trên luật lệ Quốc Tế, trên căn bản nhà Phật. Tác giả không có tâm của con nhà Phật và có ý giúp đỡ chính quyền vi phạm luật lệ đất đai Quốc Tế.
Trần Minh Khoa - Đà Nẵng (minhkhoa_tran2001@yahoo.com)
Tôi chỉ có dự định lắng nghe ý kiến. Nhưng khi nghe những ý kiến của Hoa Châu, Nguyễn Thái Đạt, Lương Minh Vũ, Tiêu Phong, tôi bèn lần mò theo chỉ dẫn của Nguyễn Thị Huyền vào google.com và gõ từ khóa tiếng Việt: “Cầu nguyện đòi lại tòa Khâm sứ” thì thấy thông tin trên khắp các trang web công giáo, blog công giáo. Không phải là mấy người Công giáo trên đến với diễn đàn này để dạy người khác về “Từ, Bi, Hỷ, Xả” chứ?
Nếu quý vị chỉ giữ được một điều kể trên thôi thì đã không có chuyện xảy ra rồi, và chẳng ai phải phí sức để lên ý kiến. Một điều lạ là những ý kiến trên cứ buộc người ta phải “tháo bài xuống”, “đừng nói”, trong khi mình thì được quyền nói “thả phanh”. Người ta nói đó là “hà tiện mồm người”. Nếu muốn người ta không biết trừ khi mình đừng làm. Còn nếu biết làm thì phải biết lắng nghe xem người khác nói sao về mình chứ.
Đó chính là tinh thần phản biện xã hội vừa đạo đức vừa khoa học mà con người hiện đại bây giờ đề cao. Tôi thiết nghĩ, diễn đàn rồi cũng có lúc kết thúc, tranh luận đúng sai nào thì mỗi người cũng rút ra một kinh nghiệm cho riêng mình. Riêng tôi thì thấy tôi học được nhiều điều từ những ý kiến trong diễn đàn này vì nó có cả “Bi”, “Trí” lẫn “Dũng”.
Tôi tán thành với ý kiến của Trương Thái Du: “Văn minh Phật giáo gắn liền với văn minh Việt Nam, tháp Báo Thiên là một ví dụ. Bất cứ người dân Việt Nam nào có ý kiến trái ngược với các giáo dân Kitô về sự kiện "cầu nguyện đòi đất" vừa rồi, không thể gọi là GIẢ DANH PHẬT GIÁO”.
Bình tĩnh trong tranh luận cũng là điều cần thiết. Xong tôi nghĩ, qua vụ việc “cầu nguyện đòi đất, ai thắt nút thì người đó hãy cởi nút. Lùi một bước trời sẽ yên, biển sẽ lặng. Đồng bào ta năm nào cũng hứng chịu lũ lụt, thiên tai, tin chắc chẳng ai muốn “sóng gió”. Người Phật tử càng như vậy.
Minh Ngọc - TP. Hồ Chí Minh (phngbinh1986@yahoo.com.vn)
Tôi viết lên đây với tất cả nỗi niềm của người con Phật tại miền Nam. Còn nhớ hơn mười năm trước, khi tôi đến chùa để thọ tam quy giới, thầy tôi có dạy rằng: khi là Phật tử, con không được tham sân si, không được tranh giành những thứ không phải của mình. Thầy còn dạy rằng: người Phật tử chân chính bao giờ cũng đặt quyền lợi cuả quốc gia dân tộc lên hàng đầu. Bởi lẽ dân tộc còn thì đạo pháp mới có thể đứng vững, mất dân tộc là mất tất cả. Lời dạy của người thầy khả kính ấy vẫn còn đứng vững trong lòng tôi cho đến ngày hôm nay.
Thế nhưng, vừa qua những người Kitô giáo quá kích động đã “biểu tình, cầu nguyện trong hòa bình” với thái độ hừng hực, dữ dội, càng lúc càng quá đà, lôi kéo nhiều giáo dân, giáo xứ đòi Nhà nước trao trả cho họ Toà Khâm sứ - di tích của một giáo sĩ tàn ác, chống phá cách mạng dân tộc. Tôi và mọi người đều thấy bất bình trước việc làm vừa lố bịch, vừa nhặng xị, buồn cười mà người khởi xướng là Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt - một vị chức sắc có uy tín trong Giáo hội Công giáo.
Thật nực cười. Tôi chẳng biết trước khi các linh mục thụ chức có học qua lịch sử Việt Nam hay không, có biết cội nguồn dân tộc, có biết được gốc gác của cái mà họ đang cố tình tranh giành, đòi Nhà nước trao trả hay không. Nếu các vị linh mục mà mù tịt lịch sử thì đúng là mối tai họa cho dân tộc, nguy hiểm cho hàng triệu giáo dân Việt Nam. Sinh thời Hồ Chủ Tịch có dạy:
Dân ta phải biết sử taCho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Các vị giáo sĩ, giáo dân có tường lịch sủ nước ta, hay chỉ quan tâm đến nước Chúa, đế Vatican? Đối với người Công giáo, dân tộc quan trọng hay Giáo hội quan trọng?
Các vị giáo sĩ quên hoặc không biết lịch sử như thế thì có đáng mặt để phục vụ Thiên chúa hay không?
Trong hai cuộc kháng chiến vừa qua, cũng có nhiều giáo dân hi sinh xương máu cho Tổ quốc, cho Dân tộc. Bên cạnh đó là một bộ phận không nhỏ tín đồ, chức sắc ôm chân giặc, quỳ gối bán nước cầu vinh. Điều đó thật đáng buồn thay, làm đau lòng những giáo dân chân chính, làm suy giảm hình ảnh thiên Chúa trong lòng dân tộc, và có tội với những tín đồ công giáo đã hi sinh xương máu của mình cho độc lập dân tộc.
Hòa bình lập lại, cả dân tộc hân hoan sung sướng bắt tay nhau nối vòng tay lớn, khép lại quá khứ đau lòng mà hướng tới tương lai tươi sáng phía trước. Thế nhưng các chức sắc Công giáo lại kích động tín đồ cầu nguyện đòi lại tài sản vốn không phải của mình làm nên, mà có được do đi chiếm đoạt của người khác. Việc làm này đã gây mất trật tự giao thông, làm giảm uy tín của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, làm cho đài Anh báo Mỹ đã kích nói xấu chế độ của ta. Thậm chí giáo dân người Việt hải ngoại còn kêu gào đòi nghị sĩ Mỹ can thiệp.
Việc đòi lại toà khâm đã làm rạn nứt tinh thần đoàn kết dân tộc, nó vô tình làm rớm máu vết thương lòng của dân tộc vừa mới được lành lại. Và nguy hiểm hơn nữa, việc làm thiếu suy nghĩ trên tạo điều kiện cho một số phần tử bôi nhọ Nhà nước, làm cho tình hình trở nên rối ren hơn.
Tôi thiết nghĩ nếu Giáo hội Công giáo cần có một miếng đất lớn hơn, rộng hơn thì cứ thẳng thắn xin với Nhà nước. Nhà nước đã chẳng ban cho họ một mảnh đất lớn ở ngoại thành Hà Nội để xây chủng viện.
Giáo hội Công giáo đừng vì lợi ích trước mắt của mình mà gây ảnh hưởng xấu đến Nhà nước, đến uy tín, danh dự của chính mình. Giáo hội công giáo đừng tự hạ thấp hình ảnh thiên chúa đáng kính của mình trong lòng dân tộc vì thái độ vừa ăn cắp vừa la làng, lợi dụng cầu nguyện, lợi dụng tôn giáo để mở rộng ảnh hưởng. Các giáo dân chân chính nếu có điều kiện hãy tham gia cứu trợ đồng bào nghèo, giúp đỡ các gia đình chính sách. Đó việc làm thiết thực đầy ý nghĩa, chứ đừng đi đòi chiếm dụng những thứ không phải cuả mình
Trần Trung Trực - Cà Mau (quangthiencamau@yahoo.com.vn)
Tôn giáo nào trong lịch sử cưỡng bức người khác cải đạo, đã không từ một tội ác nào, một thủ đoạn dã man nào để đạt mục đích của mình? Trên diễn đàn này, những người bất bình với thái độ ngang ngược "vừa ăn cướp vừa la làng" của người Kitô Rôma như bạn Thảo Nguyên, Hà Nội viết, đã lên tiếng nhằm cảnh tỉnh họ chớ mê muội mà làm điều xằng bậy. Vì làm vậy chỉ làm sống lại nỗi đau, nỗi nhục một thời làm tay sai bán nước mà thôi, cụ thể:
- Ki-tô giáo đã chủ động thuyết phục đế quốc Pháp tới ba lần trong việc xuất quân đánh chiếm và cùng thống trị Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1954 để chia phần. ...
- Năm 1886, cố đạo Puginier ra lệnh cho tên linh mục Việt gian Trần Lục ở Phát Diệm tăng viện cho Pháp dưới quyền đại tá Brissand 5 ngàn giáo gian binh để vây hãm chiến lũy Ba Đình. Đến sáng ngày 21 tháng 1, 1887, chúng chiếm được Ba Đình, và sau đó là sự trả thù dã man, ba làng chung quanh bị triệt hạ. Thành vỡ, Đinh Công Tráng chạy về Nghệ An, và bị tử trận ở làng Chính An.
- Hội truyền giáo Nam kỳ đã lập một giáo xứ; vào năm 1844 có giám mục Lafèbvre, cai quản toàn xứ Nam kỳ và hai tỉnh cuối của miền trung là Bình Thuận và Đồng Nai Thượng, nằm chờ tiếp tay cho quân thực dân. Lúc Pháp chiếm Gia định vào năm 1859 thì giáo xứ này có khoảng 27 ngàn giáo gian, đa số là giáo gian lánh nạn “sát tả” từ miền trung vào. Chính đội quân thứ 5 này đã giúp cho việc Pháp chiếm thành Gia định không mấy khó khăn.
Để đền công, năm 1863 đề đốc de Lagrandière ban phụ cấp niên liễm cho Hội truyền giáo. Sau khi cai trị được toàn xứ Nam kỳ vào năm 1867 thì bọn thực dân yểm trợ tối đa cho việc xây dựng nhà thờ lớn nhỏ đủ loại, nhà giòng, chủng viện, trường đạo, bệnh xá bà xơ vv... ở khắp nơi.
Ngay tại Sàigòn, việc xây dựng Nhà thờ đức bà cũng chiếm đất của một ngôi chùa. Hai tác giả Testeron và Percheron đã viết trong L’Indochine Moderne trang 237 như sau: “Từ ngày Pháp chiếm Sàigòn, đức cha (Colombert) hành lễ tại một ngôi chùa cổ và sửa tạm dùng làm thánh đường.” ..... (Vì nhà thờ hư hỏng quá nên) “Đô đốc Duperré truyền đem việc xây cất thánh đường ra đấu thầu, và sau rốt thì công việc tạo tác do ông Bouard được mời từ Paris qua đôn đốc.” Ngày 4 tháng 11 năm 1908 thì được khánh thành.
Quá nhiều tư liệu, chứng cứ lịch sử rành rành hiển nhiên. Người Phật tử, chính vì thấm nhuần tinh thần từ bi và trí tuệ nên đã không khơi gợi lại, đã không "cầu nguyện để đòi đất" vì đặt quyền lợi dân tộc lên trên, không muốn gây xáo trộn để ngoại bang lợi dụng.
Phật pháp bất ly thế gian. Chính vì nỗi khổ của nhân loại mà Đức Phật thị hiện. Người Phật tử chân chánh không quay lưng với cuộc sống. Phật dạy người Phật tử luôn ghi nhớ Tứ Ân, trong đó có Ân Quốc gia - Xã hội, vậy lên tiếng để tồi tà, hiển chánh, góp phần đẩy lùi âm mưu làm cho đất nước rối loạn, để dân tộc phải trở lại kiếp trâu ngựa chính là tinh thần Bi - Trí - Dũng của người Phật tử!
Gai Mồng Tơi - Australia (gai_mongtoi@yahoo.com)
Xin thưa quý vị! Chúng ta đang ở trên một diễn đàn về một vấn đề lịch sử. Nếu đã là vấn đề lịch sử thì mọi công dân Việt Nam, không cứ gì là người Phật tử, ai trăn trở đều sẽ không thể làm ngơ. Tôi cảm ơn tác giả Trung Ngôn đã thay chúng tôi nói lên những tiếng nói này. Tôi không đồng ý với ý kiến của Nguyễn Thái Đạt, Lương Minh Vũ và Hoa Châu ở những điểm như sau:
1. Cái gì gọi là đấu tranh công lý? Vì mảnh đất đó rõ ràng là mảnh đất của dân tộc Việt Nam bị cướp đoạt. Nếu là công lý và công bằng xã hội thì bản thân người Công giáo khi tự đề cao chuyện đó thì phải tự hiểu điều đó. Có nghĩa rằng tất cả những cơ sở Phật giáo bị chiếm như Nhà Thờ Đức bà TP.HCM, nhà thờ Lớn Hà Nội, nhà thờ La Vang Quảng Trị, nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên,… tình nguyện trả lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam, không phải để Phật giáo “cầu nguyện”, “đòi”… (vừa mất công sức và vừa mất lòng). Tôi đảm bảo nếu quý vị tự trả lại thư cảm ơn của Phật giáo mà quý vị nhận được sẽ đốt không hết đâu.
2. Các bạn đừng quên, trong tứ ân Phật giáo (1. ân quốc gia xã hội; 2 quốc vương, đại thần; 3. ân thầy tổ, cha mẹ; 4. Ân thập phương tín thí). Chính vì điều này mà Phật giáo Việt nam suốt trong truyền thống dựng nước và giữ nước chưa từng quay lưng lại với lợi ích dân tộc. Nên các bạn cũng đừng mong mà Phật giáo cũng nhân dịp này “cầu nguyện” đòi đất đòi cát (bởi đó mới chính là giậu đổ bìm leo).
Quý vị đâu có phải là “cái giậu” đang đổ đâu mà quý vị đang cầu nguyện “khí thế” đến kia mà. Cái khó cho nhà nước là bao nhiêu thông tấn, báo chí, truyền hình mà vẫn “im hơi, lặng tiếng” nhường nhịn để cho một mình quý vị độc diễn còn gì. Và Phật giáo có cách tiếp cận của Phật giáo không cần phải làm theo quý vị, với danh xưng đòi công lý gì gì đó.
3. Đất đai của Phật giáo bị chiếm thì “thuộc về lịch sử” còn “đất đai” (của quý vị-sic) thì không thuộc về lịch sử? Hơn nữa quý vị đừng nhập nhằng với cái gọi là đất đai theo cách nói: Sài gòn của Campuchia hay Quảng Đông, Quảng Tây là của Việt Nam để đồng nhất với sự kiện này. Vì sao? Vì đó là vấn đề giữa nhà nước và nhà nước. Vì bản chất của nhà nước phong kiến là “phong tước và kiến địa”, lấy đất đai làm “trao đổi” ngoại giao.
4. Phật giáo đã từng trải qua những pháp nạn do người Công giáo áp đặt lên. Vì vậy quý vị đừng cao giọng nói lại với người Phật giáo là “từ bi hỷ xả”. Dân gian có câu: “Đi với Bụt mặc áo cà sa. Đi với ma mặc áo giấy”. Quý vị cứ thử nhìn vào màn độc diễn của quý vị trên khắp các webside, Giáo sứ thì quý vị sẽ biết ngôn ngữ khích động, chia rẽ nó lớn nhường nào? Nếu quý vị không “ầm ĩ” và “chưa đánh đã đau” như thế thì ai thèm để ý.
Còn nói vì những ý kiến bài viết trên mà bên Công giáo khinh rẻ đạo Phật thì càng đi ngược với đạo đức phổ thông. Có nghĩa rằng quý vị độc quyền, không lắng nghe ý kiến trái chiều, tự cho rằng mình là phải, không nghĩ đến cảm xúc của người khác. Còn nói thêm về cái gọi là khinh rẻ hay kính trọng sẽ thấy ngay trên các phương tiện thông tin và bài giảng đạo của quý vị: lúc nào mà Phật giáo, giáo lý Phật giáo chẳng bị đem ra xuyên tạc, nói xấu nhằm tranh thủ tín đồ. Quý vị tự hỏi mình xem, quý vị tha mà không nói xấu Phật giáo đã là mừng cho chúng tôi lắm rồi, chứ đừng phải yêu cầu kính trọng.
5. Các ý kiến trên đều là quan điểm cá nhân của mỗi người, đồng ý hay không là do nhận thức của mỗi người. Tại sao các bạn cứ phải gắn nó vào “chia rẽ”, “đấu tranh” vì sao các bạn ám ảnh điều đó đến vậy. Trong một tổ chức, một công ty, ý kiến trái điều là đương nhiên. Ngay cả webside phattuvietnam.net, quý vị thấy có phải hoàn toàn ca ngợi, tôn xưng Phật giáo là nhất nhất đâu.
Nguyễn Thảo Nguyên - Hà Nội (thaonguyen_59@yahoo.com)
Qua bài diễn đàn: "Tiếng nói của Phật tử trước cái gọi là "cầu nguyện" đòi trả lại Tòa Khâm Sứ", tôi nhân thấy những phản ứng của mọi người là rất tốt. Rõ ràng hành vi trên của người Công giáo nói theo ngôn ngữ dân gian là "vừa ăn cướp vừa la làng".
Trần Hữu Ngọc - 134 Quang trung Cà Mau (huungoc_64@yahoo.com.vn)
Sự thật lịch sử là đây! Đọc bài viết của Bùi Lan tôi "rất ngỡ ngàng trước cách tiếp cận vấn đề của bài viết này" (chữ dùng của Bùi Lan) Một người "ngưỡng mộ tinh thần Từ Bi Hỷ Xả của Phật giáo" nhưng có lẽ chưa thấm nhuần tinh thần khiêm cung, vô ngã của Phật giáo nên mới vào đề đã xưng:" Tôi- một người làm khoa học...
Nêu mấy nhận xét trên để thấy rằng Bùi Lan hoàn toàn không phải là người làm khoa học, vì nếu là nhà khoa học thì phải biết tôn trọng các chứng cứ lịch sử hiển nhiên về bản chất của Kitô Rôma (quá nhiều tư liêụ để dẫn chứng, ngay trong diễn đàn này cũng đã có bạn đọc nêu lên hết sức thuyết phục) Bùi Lan đã viết bậy về Phật giáo khi cho rằng "Phật giáo đang tìm lại con đường đến với lương tâm và trí tuệ của nhân dân sau nhiều năm thăng trầm của lịch sử phát triển dân tộc".
Tôi không tin chắc Bùi Lan đang đứng trên quan điểm của Kitô Rôma, nhưng có thể tin chắc đó không phải quan điểm của 1 người ngưỡng mộ Phật Giáo! Phật giáo chính là lương tâm và trí tuệ của dân tộc, có bao giờ đánh mất đâu mà phải tìm lại? Thời đại đỉnh cao sự của dân tộc về trí tuệ cũng như sự thái bình thịnh trị chính là các triều đại mà Phật giáo gần như là quốc giáo.
Sự thật lịch sử là đây:
1) Lúc Pháp chiếm Gia định vào năm 1859 thì cố đạo Colombert biến một ngôi chùa cũ thành nhà thờ Ca-tô, rồi dần dần cho xây thành nhà thờ lớn mà nay gọi là Vương Cung Thánh Đường ngay giữa trung tâm Sàigòn.
2) Ở Bắc kỳ vào cuối năm 1883, có Nguyễn Hữu Độ, tay sai đắc lực cho Pháp. Lúc làm Hộ lý Tổng đốc Hà Nội-Ninh Bình, y đã lấy đất một ngôi chùa cổ (và tháp Báo Thiên) ở Hà Nội cho Pháp xây dựng nhà thờ lớn.
3) Năm 1886, sau khi Pháp đặt xong nền đô hộ trên tòan nước ta thì ở Dinh Cát, Quảng Trị cố đạo Caspar ra lệnh phá một ngôi chùa cổ có từ thời nhà Lê và cho xây nhà thờ La Vang ngay trên địa điểm đó rồi phao tin là nơi có bà Maria hiện ra. Đến thời tòan trị của nhà Ngô thì giáo hội Ca-tô nâng thành Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc từ ngày 8 tháng 8, 1961, và một tuần sau thì chính Diệm đã đến đấy dự lễ. Thưa nhà làm khoa học Bùi Lan! Đó là sự thật lịch sử bất khả phủ bác. Người Phật tử nêu vấn đề trên ra mà tâm không hề oán hận, không kích động lôi kéo nhừng người vô trí để "cầu nguyện đòi lại" chính là thấu hiểu lý duyên nghiệp, nhân quả của đạo Phật đó.
Phan Thu Hằng - Phú Yên (thu_hang738@yahoo.com)
Tôi nghĩ qua vụ việc xách động cầu nguyện đòi Tòa Khâm sứ này, nhà nước nên có một cuộc chưng cầu dân ý. Đặc biệt là tập hợp tất cả những nhà khoa học, sử học, khảo cổ học, văn hóa học và cả Giáo hội Phật giáo Việt Nam để đưa ra bằng chứng xác đáng nhất về mảnh đất này. Tránh tình trạng báo chí, webside Công giáo trong và ngoài nước lớn lối xuyên tạc, mượn vào Pháp lệnh tôn giáo của Chính phủ mới ban hành mấy gần đây để lấp liếm về cái gọi Tòa Khâm sứ là “cơ sở tôn giáo”. Và báo chí Phật giáo nên vào cuộc hơn nữa về vấn đề này. Chúng ta có đủ cơ sở chứng cớ, đủ lý và đủ tình để buộc họ phải nhận thức lại hành vi của mình trên nguyên tắc vì lợi ích của dân tộc. Tôi cũng xin thêm một ý kiến: Ở Phú Yên cũng có một ngôi chùa cổ từng bị nhà thờ cấu kết với tay sai cướp phá.
Nguyễn Tây Tiến - TP. Hồ Chí Minh (taytien_nguyen@yahoo.com)
Chính quyền bảo hộ là ai bảo hộ? Đó là một chính quyền tay sai, dùng vũ lực để chèn ép triều đình Huế, cướp nước ta. Cái gọi là “quan hệ ngoại giao” là ngoại giao với ai, vì lợi ích cho ai? Bản thân triều đình nhu nhược, nhưng có lúc họ cũng nằm trong thế ép phải ngoại giao, có lúc thâm tâm họ cũng muốn đánh đuổi nhưng không đủ sức, và có lúc họ đồng lõa để phân chia quyền lợi, bán nước.
Còn đối với toàn thể nhân dân Việt Nam (dĩ nhiên là trừ người Ki-tô giáo) đều muốn đánh đuổi kẻ thù ấy ra khỏi đất nước. Vatican đã thông đồng với Pháp để ăn chia lợi ích (trong đó có mồ hôi, nước mắt, máu xương đồng bào) và họ chưa bao giờ có một thái độ lợi ích nào đối với dân tộc này.
Khâm sứ do Giáo hòang Pio XII cử đến năm 1950 để “ngoại giao” với chính quyền bảo hộ tay sai, nhằm cấu kết chống Cộng điên cuồng và đàn áp nhân dân.
Chưa bao giờ có cái gọi là nhà nước Việt Nam bang giao và coi tòa Khâm sứ “như Lãnh sự quán”. Cái vở tuồng ngoại giao do đế quốc và tay sai dựng lên để đánh lừa dư luận quốc tế. Lúc đó chỉ có kẻ cướp nước “ngoại giao” với kẻ bán nước và cướp nước khác.
Chúng ta không thể không nhắc lại cái điều khủng khiếp nhất sau thất bại của người Pháp tại Việt Nam, đế quốc Mỹ nhảy vào, trong lúc cả nước dồn sức đánh đuổi kẻ thù thì đích thân Giáo hoàng đã cay cú xúi giục Mỹ bỏ bom nguyên tử miến Bắc. Chính những âm mưu và thủ đọan của Vatican và đế quốc đối với dân tộc Việt Nam như vậy, nên mặc dù đã bao nhiêu năm hòa bình, thống nhất, cái nhìn của chúng ta về người Công giáo đã thay đổi, nhưng Nhà nước vẫn chưa thiết lập ngoại giao với Vatican, mặc dù trong thâm tâm họ đang dùng đủ mọi chiêu bài “ngoại giao”, “diễn biến hòa bình” để mong muốn điều đó xảy ra càng sớm càng tốt.
Và khi chưa thiết lập quan hệ ngoại giao thì không thể có cái gọi là “trả lại” Tòa Khâm dưới bất cứ danh nghĩa gì “như một lãnh sự”. Và nếu có đi chăng nữa thì đó là chuyện của nhà nước Việt Nam với Vatican, họ có quyền cho đặt Tòa sứ quán ở một địa điểm khác. Và Vatican chắc gì đã muốn xin đặt lãnh sự ở đó bởi nó gắn với một lịch sử nhơ nhớp của họ trên mảnh đất hình chữ S này.
Tôi thiết nghĩ, khi chưa có quan hệ ngoại giao với Vatican mà người Công giáo đã mượn cớ “quậy” như vậy rồi. Thử hỏi khi có Vatican hiện diện thì bất cứ chuyện nhỏ gì cũng có thể khiến họ manh động. Điều đó cũng dễ hiểu, khi tại sao Trung Quốc, một cường quốc mới của thế giới, sức mạnh có đủ trên mọi phương diện mà vẫn từ chối thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican. Vì hơn ai hết họ hiểu và phân tích được những nguy cơ ẩn ngầm.
Thiết nghĩ Việt Nam cũng nên coi vụ “cầu nguyện” này là một bài học. Người Công giáo đã quá “nôn nóng” khi lợi dụng một điểm nhỏ này mà thổi bùng trên khắp các giáo phận và trên khắp các trang thông tin. Người Phật tử Việt Nam có truyền thống “Hộ Quốc An Dân”, chúng ta không chỉ treo điều đó lên như một bảng hiệu mà phải bằng hành động thiết thực đối với vụ việc này, vì nó liên quan đến một di sản thiêng liêng của chúng ta đã bị cướp phá. Chúng ta không đòi lại vì lòng khoan dung, vì nghĩ đến những điều tươi đẹp, nhưng chúng ta không im tiếng để họ muốn làm gì thì làm.
Lương Minh Vũ, Hà Nội (lanvu2007@yahoo.com)
Đề nghị ban quản trị mạng gỡ ngay bài này xuống nếu Quý vị nghĩ đến những thâm sâu căn cốt của lời Đức Phật từng dạy và nếu Quý vị thương nước Nam này, dân Nam này đã từng chịu biết bao chao đảo vì chiến tranh, vì áp bức và bạo hành.
Nhân danh Phật giáo để chống lại Công giáo là một ý đồ sai lầm và đáng nhất trong thế kỷ 21 này. Đức Phật dạy chúng ta hiểu để thương yêu, để nhận biết vạn pháp trong trùng trùng duyên khởi, để hiểu thấu cái tính Không của con người và Vũ trụ.
Các vị nhân danh ai, điều gì mà gây những nghiệp 'ai oán' nhường này? Các vị tưởng các vị tạo nghiệp thiện, nghiệp lành, bảo vệ công lý, sự thật sao? Bảo vệ sự thật, nếu có đúng là sự thật đi nữa, bằng cách này sao? Cái gì là thật, là Chân như trong cái thế giới hỗn mang điên đảo này, hẳn một người con Phật phải hiểu.
Đoàn kết dân tộc chống giặc ngoại xâm, hoằng dương Chính Pháp và mang ánh sáng Phật Pháp tới triệu triệu người dân Việt bằng cách khiêm cung, bằng tình yêu, bằng trí tuệ mới là việc các Quý vị nên làm trong giai đoạn nhạy cảm này của vận mệnh dân tộc. Xin quý vị chỉ ra lời nào trong kinh Phật dạy chúng ta 'đấu tranh' theo cách này, thương yêu theo cách này, trí tuệ theo cách này?
Trương Thái Du (truongthaidu@yahoo.com.vn)
Đại Cồ Việt = Vương quốc Phật giáo Đại Việt Theo một số nghiên cứu sử học gần đây, quốc danh Đại Cồ Việt do Đinh Tiên Hoàng đặt cách nay hơn 1000 năm mang ý nghĩa: Vương quốc Phật giáo Đại Việt. Các lý do viện dẫn như sau:
1. Cồ là họ của đức Phật, theo như ký âm bằng Hán tự của từ Gautama = Cồ Đàm. Hán Việt Từ Điển Dẫn chứng ( ĐTK ) : 瞿曇 Cù (âm khác là Cồ) Đàm, Kinh Phật gọi Phật 佛 là Cù Đàm 瞿曇 (âm tiếng Phạn là Gautama), còn gọi là Cừu Đàm 裘曇 hay Cam Giá 甘蔗 (nghĩa đen là cây mía). Nguyên trước họ Phật là Cù Đàm, sau mới đổi là họ Thích 釋.
2. Theo nhà ngôn ngữ học J De Francis, vua Đinh đã lập năm hoàng hậu, trong đó có bà Cồ Quốc (nước Phật).
3. Tên gọi Đại Cồ Việt được các triều đại sau này lược bớt thành Đại Việt. Quá trình này là hiển nhiên và tất yếu vì sự lên ngôi của nền chính trị Nho giáo.
Do đó có thể kết luận như sau:
1. Ý thức dân tộc trong hiến sử Việt Nam có từ TK 10, chứ không phải đợi đến Lý Thường Kiệt với bài thơ Nam Quốc Sơn Hà.
2. Đạo Phật khởi đi là quốc giáo của người Việt Nam từ lúc lập quốc. Một người dân bình thường nếu không là tín đồ cải đạo qua các tôn giáo khác thì thường tự nhận mình theo đạo Phật.
3. Văn minh Phật giáo gắn liền với văn minh Việt Nam, tháp Báo Thiên là một ví dụ. Bất cứ người dân Việt Nam nào có ý kiến trái ngược với các giáo dân Kitô về sự kiện "cầu nguyện đòi đất" vừa rồi, không thể gọi là GIẢ DANH PHẬT GIÁO.
Hoa Châu - TP. Hồ Chí Minh (anhdy1986@gmail.com)
Tôi lên án bài viết này có quan điểm kích động, phân biệt chia rẽ tôn giáo. Việc đòi lại đất đai đã bị nhà nước cưỡng đoạt là một hành động đấu tranh cho công lý và công bằng xã hội, xét về pháp luật Việt Nam thì hoàn toàn phụ hợp.
Đáng lẽ ra Giáo Hội Phật Giáo cũng nên nhân lúc này mà có hành động yêu cầu chính quyền trả lại những khu đất hoặc có hướng giải quyết những đất đai của Giáo Hội đã bị chiếm đoạt để cùng với người Công Giáo nói lên tiếng "Công bằng", đó mới là tinh thần đoàn kết, đó mới phù hợp với Giáo Lý của cả hai giáo hội.
Việc đất đai của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hiện nay trước kia là đất đai của Phật Giáo đã thuộc về lịch sử, còn việc nhà nước cưỡng đoạt đất đai của cả hai Giáo Hội sau khi giải phóng năm 1975 là trái với Pháp Luật. Không thể đem lịch sử quá khứ để phản bác lại với luật pháp hiện tại, chẳng hạn như Sài Gòn hiện nay trước kia là của Campuchia, vậy tại sao bây giờ họ không đòi lại? Tại sao Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc trong lịch sử là của Việt Nam, tại sao chúng ta không đòi lại?
Mong rằng các bạn trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nên sáng suốt tránh bị kích động bởi các thế lực gây chia rẽ làm tổn hại đến sự đoàn kết và mối quan hệ tốt đẹp của hai Đạo, điều đó đi ngược lại với giáo lý nhà Phật và ngược lại với những tư tưởng tiến bộ của nhân loại hiện nay.
Nguyễn Thái Đạt - Nơ Trang Long, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh (thaihien12345@yahoo.com)
Thân chào quý vị, nếu quý vị là những người con Phật hẳn phải có sự phân biết phải trái, đâu là việc làm của bậc có trí tuệ. Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, vậy tại sao quý vị lại cho đăng bài viết có tựa đề "Tiếng nói của Phật tử trước cái gọi là "cầu nguyện" đòi lại Tòa khâm sứ" lên đây để làm gì???
Quý vị có thấy đây là một việc làm sẽ gây ra chia rẽ tôn giáo hay không? Đạo Phật không bao giờ có chủ trương như thế, quý vị có biết làm vậy sẽ đánh mất niềm tin cho người con Phật hay không??
Chuyện đó là việc giữa nhà thờ và nhà nước, mình là con Phật nên từ bi hỷ xả, nếu thực sự muốn đòi lại đất bên nhà thờ tại sao từ trước giờ nội bộ Phật giáo không làm việc với bên Công giáo, chờ đến giờ đợi người ta lên tiếng quý vị xen vào? Người con Phật mà không có lập trường kiên định, a dua theo thế quyền mà không thấy được việc làm này sẽ gây ra hậu quả to lớn cho tín đồ Phật giáo nói riêng và làm cho bên Công giáo càng khinh rẽ nhà Phật mình.
Tiêu Phong - CA, USA (tieunamnhi@yahoo.com)
Dù sao đi nữa thì việc Pháp đô hộ VN lúc ấy được thế giới hiểu và công nhận [nôm na] là bảo hộ. Khi khu đất Tháp Báo Thiên được giao cho Vatican mà không có sự phản đối của VN, nó đã trở thành đất của Vatican trên phương diện quan hệ Quốc Tế, như lãnh sự quán của một nước.
Chuyện giữa Phật Giáo và chính quyền CS, là nội bộ. Chuyện giữa Công Giáo và chính quyền CS, là luật lệ Quốc Tế. VN hôm nay "vươn ra biển lớn" mới có cớ để đòi lại, nếu không thì lý luận cùng đối với chính quyền CS. Trên phương diện nội bộ trong nước, bài viết này đúng. Trên phương diện luật lệ quốc tế, bài viết này sai!!! Phật tử hay Giáo dân, xin hãy công bằng kẻo gây xích mích tôn giáo.
Trương Công Khanh - Autralia (truong_congkhanh@yahoo.com)
Đọc xong những ý kiến thẳng thắn trên, tôi mới thấy mình là người ít đọc. Nhưng tôi cũng xin nêu một ý kiến, mang tính bày tỏ quan điểm. Đạo Công giáo theo tiếng súng xâm lăng của thực dân Pháp tràn vào Việt Nam, cũng có phần làm thay đổi đời sống người dân bản địa, không hoàn toàn theo nghĩa tiêu cực.
Tuy nhiên, chính sách của đạo Thiên Chúa và Thực dân quyện chặt lấy nhau, thành ra yếu tố 2 mặt, “dựng xây” và “phá phách” còn nằm ẩn ngẩm trong cả nhận thức và nhân cách của nhiều người trong số họ.
Chẳng hạn, khi nói đến nhân vật Thiên Chúa giáo thì không ai không thừa nhận những yếu tố công và tội, con người tôn giáo và con người mưu toan chính trị ở những người như: Nguyễn Trường Tộ, Alexandre de Rhodes, Trương Vĩnh Ký, Ngô Đình Diệm, Trần Lục… Nếu tôi không nhầm thì một vài người trong số trên đã có những cuộc hội thảo để phần nào “minh oan” bằng những đóng góp của họ. Tính chất hai mang này là cách thế để tồn tại. Nếu trong một môi trường đối kháng, ai mạnh, là họ sẽ theo. Đây là cơ sở để chúng ta nhìn ngắm một con người.
Từ thời Tần – Hán, những con người kiểu này cũng đã được sử dụng. Những nhà lịch sử thường nhắc đến chính sách khai thác thuộc địa bao giờ cũng có một công thức dã man và vô nhân đạo gấp nhiều lần so với những sự bóc lột tại chính quốc. Cho nên dòng chảy lợi ích bao giờ cũng xuôi về chính quốc còn bần cùng hóa thì dân bản địa gánh chịu. Nếu xếp hết những mất mát từ con người, tinh thần, di sản văn hóa của dân tộc lên bàn cân, tôi nghĩ người Pháp dù hiện nay có tăng cường viện trợ lớn cỡ nào đi nữa còn chưa có thể bù đắp hết được, chứ chưa dám nói đến vấn đề “đòi” (từ dùng của tác giả bài viết).
Hiểu như vậy, tôi nghĩ người Công giáo nên thay đổi hình ảnh của mình, đồng lòng chung sức vào xây dựng đất nước. Sống vui vẻ chan hòa với các tôn giáo khác, thay vì phải cố chứng tỏ “sức mạnh” của mình bằng những hình ảnh không vui như vậy. Một tòa nhà, một miếng đất, dù có rộng thế nào đi chăng nữa cũng chỉ là vô thường tạm bợ, dễ đổi thay.
Lòng mình rộng thì không có không gian nào bó buộc được. Lòng mình hẹp thì cho dù có ở thiên đường cũng không vừa ý.
Minh Nhiên - TP. Hồ Chí Minh (minh_nhien@yahoo.com)
Không biết ở Căm-pu-chia, Khmer Đỏ có “cầu nguyện” để đòi lại những ngôi chùa mà Khmer Đỏ đã từng chiếm đóng hay không? Nếu bạn nào biết hãy mail cho tôi biết nhé.
Các bạn Phật tử đừng nên bắt chước kiểu này mà “cầu nguyện” nhé vì tranh giành, xâm lăng, không phải tính cách của người con Phật.
Thiếu gì những cơ sở của Phật giáo cũng bị chưng thu. Tôi lấy ví dụ về Việt Nam Quốc Tự ở TP.HCM, chẳng biết nó rộng bao nhiêu héc, nhưng nó bao gồm cả nhà hát Hòa Bình, khách sạn Hòa Bình…
Nếu cũng như người Công giáo làm vậy thì nước ta không chỉ phải đối mặt mới giặc ngoài mà thù trong cũng đang biến tướng, thay hình đổi dạng muốn lật úp bàn cờ. Loạn mất, loạn mất, loạn mất… Vài lời ý kiến vậy thôi. Xin đừng để bụng nhé!
Lưu Trọng Cường - Hoa Kỳ (trongcuong_luu@yahoo.com)
Trong bài: “Một vài suy tư nhân những buổi cầu nguyện trước tòa Khâm sứ tại Hà Nội” trên conggiaovietnam.net có đoạn: “Chúng ta chỉ thực hiện lẽ công bằng. Hà nội đang thắp nến cầu nguyện, những người Ki-tô giáo Việt nam trên thế giới cùng hướng về Hà nội, với những ước nguyện đơn sơ và chân thành: “Hãy trả lại cho César những gì thuộc về César và hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa!” (Mc 12,17). Tâm ý họ đã qúa rõ.
Không hiểu trước khi của César thì nó là của ai. Trước khi có nhà thờ Lớn thì có gì? Tại sao những người Ki-tô giáo chỉ biết nghĩ cho mình, cho Chúa của mình mà không nghĩ đến đất nước, dân tộc, đồng bào. Cái toà khâm sứ đó đâu phải của ai, mà là của nhân dân Việt Nam. Đòi đất của nhân dân Việt Nam dâng cho Chúa là sao?
Tôi cũng xin nêu ý kiến để quý vị tham khảo, rằng tại sao họ có thể đem tượng Đức Mẹ đến để cầu nguyện cúng vái. Vì đã từ lâu, trên toàn thế giới người dân Ki-tô có thói quen dâng tặng cho Đức Mẹ. Ngay cả trái đất này cũng được đích thân Giáo hoàng dâng cho Đức Mẹ. Họ dâng một sản phẩm không thuộc về họ, họ dâng những nơi mà tôi tin chắc rằng dù Chúa có sống lại cũng không biết đến.
Người Ki-tô giáo trên thế giới có hơn 1 tỉ tín đồ. Họ lấy quyền gì mà dâng trái đất cho Đức Mẹ. Nếu họ muốn dâng thì dâng những cái mình có. Lấy đồ của người khác để đem dâng, còn công lao thì mình hưởng, tôi mới thấy lần đầu.
Đạo Thiên Chúa mới xuất hiện cách đây 2000 năm. Trước khi người ta chưa phát minh ra Chúa, thế giới này đã tồn tại vậy mà họ bảo thế giới là vật phẩm mà Đức Mẹ ban tặng. Thế là Đức Mẹ tặng thế giới này cho con người và họ tặng lại thế giới này cho Đức Mẹ.
Cứ tặng qua tặng lại như vậy, chả trách mà họ nghĩ rằng cái gì mà họ đã đặt chân đến thì đều là của họ, chả trách mà “thà mất dân tộc, chứ không để mất Chúa”. Không những đối với nhà nước, tôi nghĩ đây là một điểm mang tính “bản chất” mà chúng ta buộc phải lưu tâm. Bằng không sẽ có ngày họ sẽ dâng cả những ngôi chùa của Đạo Phật chúng ta cho Đức Mẹ.
Vi Tiểu Bảo - Huế (vitieu_bao34@yahoo.com)
Có nhiều người Ki-tô giáo trong kháng chiến cũng là những tấm gương tốt trong phục vụ tổ quốc, đồng bào. Họ cũng hy sinh thầm lặng mà không có bất cứ đòi hỏi nào.
Việc làm “cầu nguyện” thực chất là gây sức ép với Nhà nước như vậy, trong lúc này đã làm xấu đi hình ảnh của những người Công giáo chân chính có lòng từ thiện, bác ái.
Bên ngoài nhìn vào, không hiểu sự tình sẽ cho rằng Chính quyền Việt Nam cướp đất của tôn giáo mà không trả lại. Tạo điều kiện cho các thế lực thù địch chống phá Nhà nước và sự ổn định xã hội.
Tôi nghĩ nếu phải trả thì Nhà nước hãy trả cho Phật giáo. Còn một lời xin lỗi của Ki-tô giáo đối với Phật giáo, có lẽ không cần đâu. Vì nếu lời xin lỗi không xuất phát từ lương tâm thì dù có trăm ngàn vạn lời cũng vô giá trị.
An Nguyen - Hoa Kỳ (mailto:annenguyen@yahoo.com
Thưa ông Vũ Huấn, qua ý kiến của ông, tôi thiết nghĩ nếu tất cả Phật tử nói chung đều như ông cả thì đã xóa hẳn Phật giáo và nước Việt Nam đã trở thành quốc giáo của Thiên Chúa Giáo rồi. Điển hình như ở Ấn Độ, Hồi Giáo đã xóa sạch Phật Giáo suốt mấy trăm năm. Phi Luật Tân thì không chỉ toàn là đạo chúa mà còn xóa tên để lấy tên của Hoàng tử Philiip đạt tên cho quốc đảo nầy. Rộng hơn là các nước nam Châu Mỹ đều phải xóa hết tất cả các nền văn hóa, các ngôn ngữ địa phương để chị nói một thứ tiếng Tây Ban Nha cho các thế lực đạo Chúa dễ bề truyền đạo.
Cho nên, đối với tôi, Đạo Phật là đạo Từ Bi, tức nhiên trong từ bi đó phải có Trí Tuệ, phải có Dũng Mãnh để diệt ma quân, xây dựng đất nước hòa bình, đem anh lành phúc đến cho con người được. Vì Phật Pháp bất ly thế gian giác. Trân trọng
Vũ Huấn - TP. Hồ Chí Minh (huandeo1979@yahoo.com)
Trước việc dân Ki-tô giáo cầu nguyện đòi Nhà Khâm sứ, tôi nghĩ người Phật tử chỉ nên tập trung về một chữ PHẬT. Làm sao để xứng đáng tu tập, hoằng dương Phật pháp, ban vui cho chúng sinh, để tất cả con Phật trở về thế giới của chư Phật, cõi đó mới thực sự là của những người con Phật.
Tôi luôn tin có sự chứng minh của các chư Phật, hộ pháp chư thiên ngày đêm nhiếp họ.
Còn đối với Ki-tô giáo, họ làm họ tự bôi nhọ, ô uế đạo của họ.
Điều cuối cùng tôi cũng mong sao đạo Phật của chúng ta không bao giờ bị để các tôn giáo khác bôi nhọ. Bởi vì đạo Phật khi nhắc đến là nói đến Đạo luôn mang lại sự an lạc cho chúng sinh, làm một chính đạo, bất suy, bất biến. Đây là lời góp ý của một người có thể xem như là một người con PHẬT, hoặc là một lời gợi ý cho Ban biên tập để xem xét, để cho mọi người hiểu rõ về tư tưởng cũng như là giải pháp về vụ trên.
Tôi cũng chỉ mong sao lịch sử vẫn là lịch sử, không có gì thay đổi được... Ki-tô giáo không được thêm bớt. Và Đạo Phật không có ý tranh giành....
Nguyễn Thị Huyền - Hải Dương (ngoc_huyen618@yahoo.com)
Đạo Phật không chỉ Từ Bi Hỷ Xả mà còn “Tồi tà, hiển Chánh”. Lịch sử cần phải được nhận thức nghiêm túc để trả lại đúng giá trị của nó. Tôi thấy tác giả bài viết đã nêu lên một vấn đề lịch sử nhạy cảm, nhưng cần thiết trong hoàn cảnh này.
Nếu các bạn vào google.com và gõ từ khóa: “cầu nguyện đòi lại Tòa Khâm Sứ”, các bạn mới thấy hết tất cả những “luận điệu” lịch sử mà người ta cố tình “hợp thức hóa” những sai lầm bằng một thái độ bẻ cong lịch sử.
Nếu các bạn vào nhiều trang web Công giáo, các bạn sẽ thấy người ta nói về đạo Phật một cách sai lạc như thế nào. Tôi là một Phật tử, đồng thời là giáo viên dạy lịch sử, tôi ngạc nhiên với ý kiến của Bùi Lan, một người làm khoa học mà sử dụng từ “Phật giáo đang tìm lại con đường đến với lương tâm và trí tuệ” (xin thưa Phật giáo chưa từng đánh mất điều này).
Lê Duy Công - Hội An, Quảng Nam (congduy_le@yahoo.com)
Có nhiều người đồn đại về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm nhà thờ và bảo Nhà nước sẽ nhanh chóng trả lại tòa khâm sứ vì Giáo dân bị khích động ngày càng trở nên cuồng tín, sẽ gây căng thẳng giống như Tin lành “Đề ga” gì đó.
Nhìn thấy họ “cầu nguyện” mà con mắt thì trong lòng thì hừng hực khí thế, một thanh niên như tôi mà còn thấy nổi da gà. Đúng như bạn tác giả nói, người Công giáo đang làm cho hình ảnh của mình trở nên buồn cười. Tôi thấy nếu cầu nguyện để chống lạm phát và tăng giá cả thì hay biết mấy, vì gần tết rồi, đụng việc gì cũng tiền cả.
Ngô Nguyễn Du - TP. Hồ Chí Minh (nguyen_du975@yahoo.com)
Tôi cũng không hiểu sao họ lại có thể có hành động trẻ con như thế. Họ lôi kéo hàng nghìn người từ người già đến trẻ con đội giá rét để làm cái việc “cầu nguyện” trông rất tội nghiệp. Chỉ tiếc người bị xách động không hiểu biết nguyên nhân của vụ việc này.
Sự thật lịch sử nếu đã quá rõ như vậy, chỉ mong Giáo hội Phật giáo có một tuyên bố, hội thảo về ngôi chùa Báo Thiên để trả lại vị thế của ngôi chùa này trong lòng dân tộc.
Tôi nghĩ, trong lúc giá cả leo thang, sự phân hóa giàu nghèo gay gắt như lúc này, thay vì tốn thời gian công sức đi “đòi” một cái vốn dĩ không thuộc về mình như thế, nên chăng họ để dành sức cầu nguyện cho những người nghèo khổ, những người không có nhà để che thân, những người chạy ăn từng bữa.
Tôi nghĩ sự cầu nguyện cho người nghèo ấy sẽ thiết thực hơn để lại giá trị nhân văn, vị tha sâu sắc hơn.
Bùi Lan - Hà Nội (phuonglanb@yahoo.com)
Tôi - một người làm khoa học và ngưỡng mộ tinh thần Từ Bi Hỷ Xả của Phật giáo - rất ngỡ ngàng trước cách tiếp cận vấn đề của bài viết này.
Phật giáo đang tìm lại con đường đến với lương tâm và trí tuệ của nhân dân sau nhiều năm thăng trầm của lịch sử phát triển dân tộc. Vậy, kính mong quý Ban Biên tập có sự cân nhắc trước khi đưa những bài viết có cách nói "động chạm" đến giá trị, tự tôn của các tôn giáo khác và những vấn đề mà quyền phán xét thuộc về lịch sử chứ không phải là riêng một cá nhân nào, dù là trích dẫn, không thực nói lên quan điểm, thái độ của những người biên tập mạng và quý đạo hữu.
Sự thật lịch sử chỉ có thể chiêm nghiệm, quan niệm trắng - đen phân minh thiết nghĩ không thực phù hợp với Giáo lý Duyên Nghiệp đầy nhân bản và công bằng của Phật Giáo.
Trân trọng biết ơn đã lắng nghe ý kiến của tôi. Kính chúc các quý vị dồi dào sức khỏe, trí tuệ và tình thương trong ánh sáng soi đường của Chính Pháp.
La Sơn Du Tử - Hòn Gai, Quảng Ninh (du_tu55@yahoo.com)
Trong “Thương thư” có viết: “Phổ thiên chi hạ mạc phi vương thổ, suất hải chi tân mạc phi vương thần” (Cái gì – dù cái đó tầm thường cách mấy – mà chẳng phải là của vua, ai dưới gầm trời mà không phải là bề tôi của vua?). Chính vì điều này mà Bá Di – Thúc Tề dù đã bất hợp tác với nhà Chu đến mức “bất thực cốc Chu gia” vẫn còn bị truy đuổi triệt để. Rau ví dù có đắng mấy cũng mọc lên trên đất (thiên hạ) của nhà Chu. Cái duy nhất mà hai vị gọi là “thánh chi thanh” này chỉ có thể làm là nhịn đói đến chết.
Triều đại nào sau khi được thiết lập cũng sẽ cũng cố cái quyền cai trị đó. Nếu người Công giáo có thể bất mãn với tất cả các triều đại thì hãy học theo Bá Di – Thúc Tề là nhịn đói đến chết mà thôi, chứ có quyền gì mà “đòi”.
Có biết bao nhiêu thuộc địa mà thực dân xâm chiếm còn đều phải trả về cho dân bản địa kia mà. Mượn cớ vì một khu đất mà trước đó thực dân xâm chiếm ban cho mình xây nhà thờ rồi để đòi lại thì tôi không hiểu trong đầu họ đang nghĩ gì? Có lẽ đất đai này không phải do tổ tiên chúng ta gầy dựng nên mà do người phương Tây “sáng tạo”, do Chúa "sáng tạo" ra?
Nguyễn Hiền - Ba Đình, Hà Nội (nguyen_hien2183@yahoo.com)
Lần đầu tiên tôi nghe nói người ta “đòi” một cái vốn dĩ không thuộc về mình, không phải của mình. Các bạn có buồn cười không khi một ai đó đến khu vườn xanh tươi thuộc sở hữu của người khác, sau đó chiếm phá khu vườn ấy và xây lên một ngôi nhà, rồi tuyên bố với mọi người rằng, ngôi nhà này là thuộc sở hữu của người vừa xây lên. Sau này người bị mất khu vườn xanh tươi tìm cách đánh đuổi kẻ kia ra khỏi ngôi nhà đó.
100 năm sau, mọi người lần lượt chết đi, ngôi nhà đó được các quan địa phương chưng thu. Không hiểu sao có kẻ tự nhận là “con” của người đến chiếm phá khu vườn xanh tươi đó và viết đơn kiện lên các quan đòi lại ngôi nhà của mình. Những người con cháu của khu vườn xanh tươi đó không hiểu nổi khu vườn xanh tươi của mình lại bị đòi một các trắng trợn như vậy. Họ chỉ còn biết vái Bụt mong sao Bụt có phép thần cử xuống cho họ một “Bao Thanh Thiên” để xứ vụ kiện này.
Phan Hữu Dương - Hà Nội (mailto:phanhuuduong113@yahoo.com))
Lịch sử công giáo trên đất nước Việt Nam là một lịch sử "gây đau thương", vì đã phạm không biết báo sai lầm với đất nước, dân tộc.
Tôi không có ý chống đạo Thiên Chúa - với tư cách là một tôn giáo, nhưng tôn giáo đó trong mấy trăm năm "đến mảnh đất này" đã có không ít ứng xử sai lầm, trong những biến cố của lịch sử đã quay lưng lại với dân tộc.
Lịch sử dẫu sao cũng là lịch sử, thiết tưởng trên tình thần hòa hợp tôn giáo, khoan dung....trong thời đại mới, đạo Công giáo ở Việt Nam đã có những "tư duy" mới, khắc phục và đoạn tuyệt với quá khứ "lỗi lầm"...
Nhưng không! Qua hành động "đòi" lại đất gần đây, cho thấy tư duy của họ vẫn là "đối lập" quyền lợi dân tộc, sự ích kỷ ngữ trị và sai lầm cỗ hữu vẫn "nguyên xi" bản chất.
Tôi đề nghị Giáo hội PGVN nên có văn bản chính thức với Nhà nước, và nêu lên quan điểm của Giáo hội về lịch sử các mảnh đất mà Đạo Thiên Chúa đã câu kết với thực dân Pháp "cưỡng chiếm". Chỉ cần nhìn nhận lại đúng lịch sử, người dân và cả thế giới sẽ một lần nữa thấy được lịch sử của Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam.
Chùa Báo Thiên là đệ nhất danh lam thắng cảnh của kinh thành Thăng Long xưa, đất của chùa còn rộng hơn cả nhà thờ Lớn và tòa Khâm sứ hiện nay. Trong sách: “Lịch sử thủ đô Hà Nội”, nhà sử học Trần Huy Liệu viết: “Sự phá hoại đáng kể đầu tiên của thực dân Pháp ở Hà Nội là chùa Báo Thiên xây dựng năm 1057. Cố đạo Puy-nhi-ê âm mưu với Công sứ Bô-nan và Nguyễn Hữu Độ để chiếm đoạt chùa Báo Thiên lấy địa điểm xây nhà thờ Lớn”.
Khuôn viên nhà thờ Lớn nay đã bị thu hẹp hơn trước do xây tường bao, còn đất của cả khu vực rộng lớn khi xưa đều là đất chùa Báo Thiên cả. Tôi còn nhớ báo Nguyệt san Giác Ngộ, số 104 (tháng 11 năm 2004) có bài viết và chụp hình rất rõ chiếc giếng đá cổ hình hoa sen chạm đá rất đẹp của chùa Báo Thiên xưa còn nằm ngoài khu vực nhà thớ Lớn hiện nay ở ngõ Nhà Chung. Thế nhưng sau khi bài báo đó được đăng, nhà thờ đã cho người đào chiếc giếng đó đi để xóa dấu tích (đây là một thái độ không tôn trọng đối với di sản) rồi chuyển nó vào năm trong khuôn viên nhà thờ Lớn.
Tiếp sau đó năm 2006, tạp chí Văn Hóa Phật Giáo cũng đăng một lại một bài về chiếc giếng đá cổ với lòng ngậm ngùi vì di sản chùa Báo Thiên chỉ còn có chiếc giếng đá này thôi. Thế mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng làm ngơ, và bên nhà thờ Lớn thì mục đích của họ đã đạt: giếng đá cổ chùa Báo Thiên không còn nằm ở dấu tích cũ nữa.
Tôi lạ lùng với thái độ của Tiêu Phong, khi vẫn tiếp tục cãi chày cãi cối và còn giở cái gọi là “luật lệ đất đai quốc tế”.
Tiêu Phong - Cali, USA (tieunamnhi@yahoo.com)
"Nếu hành động “trả lại” Tòa Khâm xảy ra, tin chắc sẽ gặp phải những phản ứng quyết liệt của người Phật tử trong nước và nước ngoài. Và nếu điều đó xảy ra sẽ là tiền lệ nguy hiểm cho những hành vi học “đòi” một cách lố bịch như Trung Quốc và là một cách hành xử không công bằng đối với Phật giáo."
Lời cuối của bài viết này nói lên cái tâm của tác giả. Viện cớ Phật giáo phẫn nộ để chính quyền tiếp tục thu giữ đất đai không thuộc về của mình. Một cái cớ rất vô lý trên luật lệ Quốc Tế, trên căn bản nhà Phật. Tác giả không có tâm của con nhà Phật và có ý giúp đỡ chính quyền vi phạm luật lệ đất đai Quốc Tế.
Trần Minh Khoa - Đà Nẵng (minhkhoa_tran2001@yahoo.com)
Tôi chỉ có dự định lắng nghe ý kiến. Nhưng khi nghe những ý kiến của Hoa Châu, Nguyễn Thái Đạt, Lương Minh Vũ, Tiêu Phong, tôi bèn lần mò theo chỉ dẫn của Nguyễn Thị Huyền vào google.com và gõ từ khóa tiếng Việt: “Cầu nguyện đòi lại tòa Khâm sứ” thì thấy thông tin trên khắp các trang web công giáo, blog công giáo. Không phải là mấy người Công giáo trên đến với diễn đàn này để dạy người khác về “Từ, Bi, Hỷ, Xả” chứ?
Nếu quý vị chỉ giữ được một điều kể trên thôi thì đã không có chuyện xảy ra rồi, và chẳng ai phải phí sức để lên ý kiến. Một điều lạ là những ý kiến trên cứ buộc người ta phải “tháo bài xuống”, “đừng nói”, trong khi mình thì được quyền nói “thả phanh”. Người ta nói đó là “hà tiện mồm người”. Nếu muốn người ta không biết trừ khi mình đừng làm. Còn nếu biết làm thì phải biết lắng nghe xem người khác nói sao về mình chứ.
Đó chính là tinh thần phản biện xã hội vừa đạo đức vừa khoa học mà con người hiện đại bây giờ đề cao. Tôi thiết nghĩ, diễn đàn rồi cũng có lúc kết thúc, tranh luận đúng sai nào thì mỗi người cũng rút ra một kinh nghiệm cho riêng mình. Riêng tôi thì thấy tôi học được nhiều điều từ những ý kiến trong diễn đàn này vì nó có cả “Bi”, “Trí” lẫn “Dũng”.
Tôi tán thành với ý kiến của Trương Thái Du: “Văn minh Phật giáo gắn liền với văn minh Việt Nam, tháp Báo Thiên là một ví dụ. Bất cứ người dân Việt Nam nào có ý kiến trái ngược với các giáo dân Kitô về sự kiện "cầu nguyện đòi đất" vừa rồi, không thể gọi là GIẢ DANH PHẬT GIÁO”.
Bình tĩnh trong tranh luận cũng là điều cần thiết. Xong tôi nghĩ, qua vụ việc “cầu nguyện đòi đất, ai thắt nút thì người đó hãy cởi nút. Lùi một bước trời sẽ yên, biển sẽ lặng. Đồng bào ta năm nào cũng hứng chịu lũ lụt, thiên tai, tin chắc chẳng ai muốn “sóng gió”. Người Phật tử càng như vậy.
Minh Ngọc - TP. Hồ Chí Minh (phngbinh1986@yahoo.com.vn)
Tôi viết lên đây với tất cả nỗi niềm của người con Phật tại miền Nam. Còn nhớ hơn mười năm trước, khi tôi đến chùa để thọ tam quy giới, thầy tôi có dạy rằng: khi là Phật tử, con không được tham sân si, không được tranh giành những thứ không phải của mình. Thầy còn dạy rằng: người Phật tử chân chính bao giờ cũng đặt quyền lợi cuả quốc gia dân tộc lên hàng đầu. Bởi lẽ dân tộc còn thì đạo pháp mới có thể đứng vững, mất dân tộc là mất tất cả. Lời dạy của người thầy khả kính ấy vẫn còn đứng vững trong lòng tôi cho đến ngày hôm nay.
Thế nhưng, vừa qua những người Kitô giáo quá kích động đã “biểu tình, cầu nguyện trong hòa bình” với thái độ hừng hực, dữ dội, càng lúc càng quá đà, lôi kéo nhiều giáo dân, giáo xứ đòi Nhà nước trao trả cho họ Toà Khâm sứ - di tích của một giáo sĩ tàn ác, chống phá cách mạng dân tộc. Tôi và mọi người đều thấy bất bình trước việc làm vừa lố bịch, vừa nhặng xị, buồn cười mà người khởi xướng là Tổng giám mục Ngô Quang Kiệt - một vị chức sắc có uy tín trong Giáo hội Công giáo.
Thật nực cười. Tôi chẳng biết trước khi các linh mục thụ chức có học qua lịch sử Việt Nam hay không, có biết cội nguồn dân tộc, có biết được gốc gác của cái mà họ đang cố tình tranh giành, đòi Nhà nước trao trả hay không. Nếu các vị linh mục mà mù tịt lịch sử thì đúng là mối tai họa cho dân tộc, nguy hiểm cho hàng triệu giáo dân Việt Nam. Sinh thời Hồ Chủ Tịch có dạy:
Dân ta phải biết sử taCho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Các vị giáo sĩ, giáo dân có tường lịch sủ nước ta, hay chỉ quan tâm đến nước Chúa, đế Vatican? Đối với người Công giáo, dân tộc quan trọng hay Giáo hội quan trọng?
Các vị giáo sĩ quên hoặc không biết lịch sử như thế thì có đáng mặt để phục vụ Thiên chúa hay không?
Trong hai cuộc kháng chiến vừa qua, cũng có nhiều giáo dân hi sinh xương máu cho Tổ quốc, cho Dân tộc. Bên cạnh đó là một bộ phận không nhỏ tín đồ, chức sắc ôm chân giặc, quỳ gối bán nước cầu vinh. Điều đó thật đáng buồn thay, làm đau lòng những giáo dân chân chính, làm suy giảm hình ảnh thiên Chúa trong lòng dân tộc, và có tội với những tín đồ công giáo đã hi sinh xương máu của mình cho độc lập dân tộc.
Hòa bình lập lại, cả dân tộc hân hoan sung sướng bắt tay nhau nối vòng tay lớn, khép lại quá khứ đau lòng mà hướng tới tương lai tươi sáng phía trước. Thế nhưng các chức sắc Công giáo lại kích động tín đồ cầu nguyện đòi lại tài sản vốn không phải của mình làm nên, mà có được do đi chiếm đoạt của người khác. Việc làm này đã gây mất trật tự giao thông, làm giảm uy tín của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, làm cho đài Anh báo Mỹ đã kích nói xấu chế độ của ta. Thậm chí giáo dân người Việt hải ngoại còn kêu gào đòi nghị sĩ Mỹ can thiệp.
Việc đòi lại toà khâm đã làm rạn nứt tinh thần đoàn kết dân tộc, nó vô tình làm rớm máu vết thương lòng của dân tộc vừa mới được lành lại. Và nguy hiểm hơn nữa, việc làm thiếu suy nghĩ trên tạo điều kiện cho một số phần tử bôi nhọ Nhà nước, làm cho tình hình trở nên rối ren hơn.
Tôi thiết nghĩ nếu Giáo hội Công giáo cần có một miếng đất lớn hơn, rộng hơn thì cứ thẳng thắn xin với Nhà nước. Nhà nước đã chẳng ban cho họ một mảnh đất lớn ở ngoại thành Hà Nội để xây chủng viện.
Giáo hội Công giáo đừng vì lợi ích trước mắt của mình mà gây ảnh hưởng xấu đến Nhà nước, đến uy tín, danh dự của chính mình. Giáo hội công giáo đừng tự hạ thấp hình ảnh thiên chúa đáng kính của mình trong lòng dân tộc vì thái độ vừa ăn cắp vừa la làng, lợi dụng cầu nguyện, lợi dụng tôn giáo để mở rộng ảnh hưởng. Các giáo dân chân chính nếu có điều kiện hãy tham gia cứu trợ đồng bào nghèo, giúp đỡ các gia đình chính sách. Đó việc làm thiết thực đầy ý nghĩa, chứ đừng đi đòi chiếm dụng những thứ không phải cuả mình
Trần Trung Trực - Cà Mau (quangthiencamau@yahoo.com.vn)
Tôn giáo nào trong lịch sử cưỡng bức người khác cải đạo, đã không từ một tội ác nào, một thủ đoạn dã man nào để đạt mục đích của mình? Trên diễn đàn này, những người bất bình với thái độ ngang ngược "vừa ăn cướp vừa la làng" của người Kitô Rôma như bạn Thảo Nguyên, Hà Nội viết, đã lên tiếng nhằm cảnh tỉnh họ chớ mê muội mà làm điều xằng bậy. Vì làm vậy chỉ làm sống lại nỗi đau, nỗi nhục một thời làm tay sai bán nước mà thôi, cụ thể:
- Ki-tô giáo đã chủ động thuyết phục đế quốc Pháp tới ba lần trong việc xuất quân đánh chiếm và cùng thống trị Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1954 để chia phần. ...
- Năm 1886, cố đạo Puginier ra lệnh cho tên linh mục Việt gian Trần Lục ở Phát Diệm tăng viện cho Pháp dưới quyền đại tá Brissand 5 ngàn giáo gian binh để vây hãm chiến lũy Ba Đình. Đến sáng ngày 21 tháng 1, 1887, chúng chiếm được Ba Đình, và sau đó là sự trả thù dã man, ba làng chung quanh bị triệt hạ. Thành vỡ, Đinh Công Tráng chạy về Nghệ An, và bị tử trận ở làng Chính An.
- Hội truyền giáo Nam kỳ đã lập một giáo xứ; vào năm 1844 có giám mục Lafèbvre, cai quản toàn xứ Nam kỳ và hai tỉnh cuối của miền trung là Bình Thuận và Đồng Nai Thượng, nằm chờ tiếp tay cho quân thực dân. Lúc Pháp chiếm Gia định vào năm 1859 thì giáo xứ này có khoảng 27 ngàn giáo gian, đa số là giáo gian lánh nạn “sát tả” từ miền trung vào. Chính đội quân thứ 5 này đã giúp cho việc Pháp chiếm thành Gia định không mấy khó khăn.
Để đền công, năm 1863 đề đốc de Lagrandière ban phụ cấp niên liễm cho Hội truyền giáo. Sau khi cai trị được toàn xứ Nam kỳ vào năm 1867 thì bọn thực dân yểm trợ tối đa cho việc xây dựng nhà thờ lớn nhỏ đủ loại, nhà giòng, chủng viện, trường đạo, bệnh xá bà xơ vv... ở khắp nơi.
Ngay tại Sàigòn, việc xây dựng Nhà thờ đức bà cũng chiếm đất của một ngôi chùa. Hai tác giả Testeron và Percheron đã viết trong L’Indochine Moderne trang 237 như sau: “Từ ngày Pháp chiếm Sàigòn, đức cha (Colombert) hành lễ tại một ngôi chùa cổ và sửa tạm dùng làm thánh đường.” ..... (Vì nhà thờ hư hỏng quá nên) “Đô đốc Duperré truyền đem việc xây cất thánh đường ra đấu thầu, và sau rốt thì công việc tạo tác do ông Bouard được mời từ Paris qua đôn đốc.” Ngày 4 tháng 11 năm 1908 thì được khánh thành.
Quá nhiều tư liệu, chứng cứ lịch sử rành rành hiển nhiên. Người Phật tử, chính vì thấm nhuần tinh thần từ bi và trí tuệ nên đã không khơi gợi lại, đã không "cầu nguyện để đòi đất" vì đặt quyền lợi dân tộc lên trên, không muốn gây xáo trộn để ngoại bang lợi dụng.
Phật pháp bất ly thế gian. Chính vì nỗi khổ của nhân loại mà Đức Phật thị hiện. Người Phật tử chân chánh không quay lưng với cuộc sống. Phật dạy người Phật tử luôn ghi nhớ Tứ Ân, trong đó có Ân Quốc gia - Xã hội, vậy lên tiếng để tồi tà, hiển chánh, góp phần đẩy lùi âm mưu làm cho đất nước rối loạn, để dân tộc phải trở lại kiếp trâu ngựa chính là tinh thần Bi - Trí - Dũng của người Phật tử!
Gai Mồng Tơi - Australia (gai_mongtoi@yahoo.com)
Xin thưa quý vị! Chúng ta đang ở trên một diễn đàn về một vấn đề lịch sử. Nếu đã là vấn đề lịch sử thì mọi công dân Việt Nam, không cứ gì là người Phật tử, ai trăn trở đều sẽ không thể làm ngơ. Tôi cảm ơn tác giả Trung Ngôn đã thay chúng tôi nói lên những tiếng nói này. Tôi không đồng ý với ý kiến của Nguyễn Thái Đạt, Lương Minh Vũ và Hoa Châu ở những điểm như sau:
1. Cái gì gọi là đấu tranh công lý? Vì mảnh đất đó rõ ràng là mảnh đất của dân tộc Việt Nam bị cướp đoạt. Nếu là công lý và công bằng xã hội thì bản thân người Công giáo khi tự đề cao chuyện đó thì phải tự hiểu điều đó. Có nghĩa rằng tất cả những cơ sở Phật giáo bị chiếm như Nhà Thờ Đức bà TP.HCM, nhà thờ Lớn Hà Nội, nhà thờ La Vang Quảng Trị, nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên,… tình nguyện trả lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam, không phải để Phật giáo “cầu nguyện”, “đòi”… (vừa mất công sức và vừa mất lòng). Tôi đảm bảo nếu quý vị tự trả lại thư cảm ơn của Phật giáo mà quý vị nhận được sẽ đốt không hết đâu.
2. Các bạn đừng quên, trong tứ ân Phật giáo (1. ân quốc gia xã hội; 2 quốc vương, đại thần; 3. ân thầy tổ, cha mẹ; 4. Ân thập phương tín thí). Chính vì điều này mà Phật giáo Việt nam suốt trong truyền thống dựng nước và giữ nước chưa từng quay lưng lại với lợi ích dân tộc. Nên các bạn cũng đừng mong mà Phật giáo cũng nhân dịp này “cầu nguyện” đòi đất đòi cát (bởi đó mới chính là giậu đổ bìm leo).
Quý vị đâu có phải là “cái giậu” đang đổ đâu mà quý vị đang cầu nguyện “khí thế” đến kia mà. Cái khó cho nhà nước là bao nhiêu thông tấn, báo chí, truyền hình mà vẫn “im hơi, lặng tiếng” nhường nhịn để cho một mình quý vị độc diễn còn gì. Và Phật giáo có cách tiếp cận của Phật giáo không cần phải làm theo quý vị, với danh xưng đòi công lý gì gì đó.
3. Đất đai của Phật giáo bị chiếm thì “thuộc về lịch sử” còn “đất đai” (của quý vị-sic) thì không thuộc về lịch sử? Hơn nữa quý vị đừng nhập nhằng với cái gọi là đất đai theo cách nói: Sài gòn của Campuchia hay Quảng Đông, Quảng Tây là của Việt Nam để đồng nhất với sự kiện này. Vì sao? Vì đó là vấn đề giữa nhà nước và nhà nước. Vì bản chất của nhà nước phong kiến là “phong tước và kiến địa”, lấy đất đai làm “trao đổi” ngoại giao.
4. Phật giáo đã từng trải qua những pháp nạn do người Công giáo áp đặt lên. Vì vậy quý vị đừng cao giọng nói lại với người Phật giáo là “từ bi hỷ xả”. Dân gian có câu: “Đi với Bụt mặc áo cà sa. Đi với ma mặc áo giấy”. Quý vị cứ thử nhìn vào màn độc diễn của quý vị trên khắp các webside, Giáo sứ thì quý vị sẽ biết ngôn ngữ khích động, chia rẽ nó lớn nhường nào? Nếu quý vị không “ầm ĩ” và “chưa đánh đã đau” như thế thì ai thèm để ý.
Còn nói vì những ý kiến bài viết trên mà bên Công giáo khinh rẻ đạo Phật thì càng đi ngược với đạo đức phổ thông. Có nghĩa rằng quý vị độc quyền, không lắng nghe ý kiến trái chiều, tự cho rằng mình là phải, không nghĩ đến cảm xúc của người khác. Còn nói thêm về cái gọi là khinh rẻ hay kính trọng sẽ thấy ngay trên các phương tiện thông tin và bài giảng đạo của quý vị: lúc nào mà Phật giáo, giáo lý Phật giáo chẳng bị đem ra xuyên tạc, nói xấu nhằm tranh thủ tín đồ. Quý vị tự hỏi mình xem, quý vị tha mà không nói xấu Phật giáo đã là mừng cho chúng tôi lắm rồi, chứ đừng phải yêu cầu kính trọng.
5. Các ý kiến trên đều là quan điểm cá nhân của mỗi người, đồng ý hay không là do nhận thức của mỗi người. Tại sao các bạn cứ phải gắn nó vào “chia rẽ”, “đấu tranh” vì sao các bạn ám ảnh điều đó đến vậy. Trong một tổ chức, một công ty, ý kiến trái điều là đương nhiên. Ngay cả webside phattuvietnam.net, quý vị thấy có phải hoàn toàn ca ngợi, tôn xưng Phật giáo là nhất nhất đâu.
Nguyễn Thảo Nguyên - Hà Nội (thaonguyen_59@yahoo.com)
Qua bài diễn đàn: "Tiếng nói của Phật tử trước cái gọi là "cầu nguyện" đòi trả lại Tòa Khâm Sứ", tôi nhân thấy những phản ứng của mọi người là rất tốt. Rõ ràng hành vi trên của người Công giáo nói theo ngôn ngữ dân gian là "vừa ăn cướp vừa la làng".
Trần Hữu Ngọc - 134 Quang trung Cà Mau (huungoc_64@yahoo.com.vn)
Sự thật lịch sử là đây! Đọc bài viết của Bùi Lan tôi "rất ngỡ ngàng trước cách tiếp cận vấn đề của bài viết này" (chữ dùng của Bùi Lan) Một người "ngưỡng mộ tinh thần Từ Bi Hỷ Xả của Phật giáo" nhưng có lẽ chưa thấm nhuần tinh thần khiêm cung, vô ngã của Phật giáo nên mới vào đề đã xưng:" Tôi- một người làm khoa học...
Nêu mấy nhận xét trên để thấy rằng Bùi Lan hoàn toàn không phải là người làm khoa học, vì nếu là nhà khoa học thì phải biết tôn trọng các chứng cứ lịch sử hiển nhiên về bản chất của Kitô Rôma (quá nhiều tư liêụ để dẫn chứng, ngay trong diễn đàn này cũng đã có bạn đọc nêu lên hết sức thuyết phục) Bùi Lan đã viết bậy về Phật giáo khi cho rằng "Phật giáo đang tìm lại con đường đến với lương tâm và trí tuệ của nhân dân sau nhiều năm thăng trầm của lịch sử phát triển dân tộc".
Tôi không tin chắc Bùi Lan đang đứng trên quan điểm của Kitô Rôma, nhưng có thể tin chắc đó không phải quan điểm của 1 người ngưỡng mộ Phật Giáo! Phật giáo chính là lương tâm và trí tuệ của dân tộc, có bao giờ đánh mất đâu mà phải tìm lại? Thời đại đỉnh cao sự của dân tộc về trí tuệ cũng như sự thái bình thịnh trị chính là các triều đại mà Phật giáo gần như là quốc giáo.
Sự thật lịch sử là đây:
1) Lúc Pháp chiếm Gia định vào năm 1859 thì cố đạo Colombert biến một ngôi chùa cũ thành nhà thờ Ca-tô, rồi dần dần cho xây thành nhà thờ lớn mà nay gọi là Vương Cung Thánh Đường ngay giữa trung tâm Sàigòn.
2) Ở Bắc kỳ vào cuối năm 1883, có Nguyễn Hữu Độ, tay sai đắc lực cho Pháp. Lúc làm Hộ lý Tổng đốc Hà Nội-Ninh Bình, y đã lấy đất một ngôi chùa cổ (và tháp Báo Thiên) ở Hà Nội cho Pháp xây dựng nhà thờ lớn.
3) Năm 1886, sau khi Pháp đặt xong nền đô hộ trên tòan nước ta thì ở Dinh Cát, Quảng Trị cố đạo Caspar ra lệnh phá một ngôi chùa cổ có từ thời nhà Lê và cho xây nhà thờ La Vang ngay trên địa điểm đó rồi phao tin là nơi có bà Maria hiện ra. Đến thời tòan trị của nhà Ngô thì giáo hội Ca-tô nâng thành Trung-Tâm Thánh-Mẫu Toàn-Quốc từ ngày 8 tháng 8, 1961, và một tuần sau thì chính Diệm đã đến đấy dự lễ. Thưa nhà làm khoa học Bùi Lan! Đó là sự thật lịch sử bất khả phủ bác. Người Phật tử nêu vấn đề trên ra mà tâm không hề oán hận, không kích động lôi kéo nhừng người vô trí để "cầu nguyện đòi lại" chính là thấu hiểu lý duyên nghiệp, nhân quả của đạo Phật đó.
Phan Thu Hằng - Phú Yên (thu_hang738@yahoo.com)
Tôi nghĩ qua vụ việc xách động cầu nguyện đòi Tòa Khâm sứ này, nhà nước nên có một cuộc chưng cầu dân ý. Đặc biệt là tập hợp tất cả những nhà khoa học, sử học, khảo cổ học, văn hóa học và cả Giáo hội Phật giáo Việt Nam để đưa ra bằng chứng xác đáng nhất về mảnh đất này. Tránh tình trạng báo chí, webside Công giáo trong và ngoài nước lớn lối xuyên tạc, mượn vào Pháp lệnh tôn giáo của Chính phủ mới ban hành mấy gần đây để lấp liếm về cái gọi Tòa Khâm sứ là “cơ sở tôn giáo”. Và báo chí Phật giáo nên vào cuộc hơn nữa về vấn đề này. Chúng ta có đủ cơ sở chứng cớ, đủ lý và đủ tình để buộc họ phải nhận thức lại hành vi của mình trên nguyên tắc vì lợi ích của dân tộc. Tôi cũng xin thêm một ý kiến: Ở Phú Yên cũng có một ngôi chùa cổ từng bị nhà thờ cấu kết với tay sai cướp phá.
Nguyễn Tây Tiến - TP. Hồ Chí Minh (taytien_nguyen@yahoo.com)
Chính quyền bảo hộ là ai bảo hộ? Đó là một chính quyền tay sai, dùng vũ lực để chèn ép triều đình Huế, cướp nước ta. Cái gọi là “quan hệ ngoại giao” là ngoại giao với ai, vì lợi ích cho ai? Bản thân triều đình nhu nhược, nhưng có lúc họ cũng nằm trong thế ép phải ngoại giao, có lúc thâm tâm họ cũng muốn đánh đuổi nhưng không đủ sức, và có lúc họ đồng lõa để phân chia quyền lợi, bán nước.
Còn đối với toàn thể nhân dân Việt Nam (dĩ nhiên là trừ người Ki-tô giáo) đều muốn đánh đuổi kẻ thù ấy ra khỏi đất nước. Vatican đã thông đồng với Pháp để ăn chia lợi ích (trong đó có mồ hôi, nước mắt, máu xương đồng bào) và họ chưa bao giờ có một thái độ lợi ích nào đối với dân tộc này.
Khâm sứ do Giáo hòang Pio XII cử đến năm 1950 để “ngoại giao” với chính quyền bảo hộ tay sai, nhằm cấu kết chống Cộng điên cuồng và đàn áp nhân dân.
Chưa bao giờ có cái gọi là nhà nước Việt Nam bang giao và coi tòa Khâm sứ “như Lãnh sự quán”. Cái vở tuồng ngoại giao do đế quốc và tay sai dựng lên để đánh lừa dư luận quốc tế. Lúc đó chỉ có kẻ cướp nước “ngoại giao” với kẻ bán nước và cướp nước khác.
Chúng ta không thể không nhắc lại cái điều khủng khiếp nhất sau thất bại của người Pháp tại Việt Nam, đế quốc Mỹ nhảy vào, trong lúc cả nước dồn sức đánh đuổi kẻ thù thì đích thân Giáo hoàng đã cay cú xúi giục Mỹ bỏ bom nguyên tử miến Bắc. Chính những âm mưu và thủ đọan của Vatican và đế quốc đối với dân tộc Việt Nam như vậy, nên mặc dù đã bao nhiêu năm hòa bình, thống nhất, cái nhìn của chúng ta về người Công giáo đã thay đổi, nhưng Nhà nước vẫn chưa thiết lập ngoại giao với Vatican, mặc dù trong thâm tâm họ đang dùng đủ mọi chiêu bài “ngoại giao”, “diễn biến hòa bình” để mong muốn điều đó xảy ra càng sớm càng tốt.
Và khi chưa thiết lập quan hệ ngoại giao thì không thể có cái gọi là “trả lại” Tòa Khâm dưới bất cứ danh nghĩa gì “như một lãnh sự”. Và nếu có đi chăng nữa thì đó là chuyện của nhà nước Việt Nam với Vatican, họ có quyền cho đặt Tòa sứ quán ở một địa điểm khác. Và Vatican chắc gì đã muốn xin đặt lãnh sự ở đó bởi nó gắn với một lịch sử nhơ nhớp của họ trên mảnh đất hình chữ S này.
Tôi thiết nghĩ, khi chưa có quan hệ ngoại giao với Vatican mà người Công giáo đã mượn cớ “quậy” như vậy rồi. Thử hỏi khi có Vatican hiện diện thì bất cứ chuyện nhỏ gì cũng có thể khiến họ manh động. Điều đó cũng dễ hiểu, khi tại sao Trung Quốc, một cường quốc mới của thế giới, sức mạnh có đủ trên mọi phương diện mà vẫn từ chối thiết lập quan hệ ngoại giao với Vatican. Vì hơn ai hết họ hiểu và phân tích được những nguy cơ ẩn ngầm.
Thiết nghĩ Việt Nam cũng nên coi vụ “cầu nguyện” này là một bài học. Người Công giáo đã quá “nôn nóng” khi lợi dụng một điểm nhỏ này mà thổi bùng trên khắp các giáo phận và trên khắp các trang thông tin. Người Phật tử Việt Nam có truyền thống “Hộ Quốc An Dân”, chúng ta không chỉ treo điều đó lên như một bảng hiệu mà phải bằng hành động thiết thực đối với vụ việc này, vì nó liên quan đến một di sản thiêng liêng của chúng ta đã bị cướp phá. Chúng ta không đòi lại vì lòng khoan dung, vì nghĩ đến những điều tươi đẹp, nhưng chúng ta không im tiếng để họ muốn làm gì thì làm.
Lương Minh Vũ, Hà Nội (lanvu2007@yahoo.com)
Đề nghị ban quản trị mạng gỡ ngay bài này xuống nếu Quý vị nghĩ đến những thâm sâu căn cốt của lời Đức Phật từng dạy và nếu Quý vị thương nước Nam này, dân Nam này đã từng chịu biết bao chao đảo vì chiến tranh, vì áp bức và bạo hành.
Nhân danh Phật giáo để chống lại Công giáo là một ý đồ sai lầm và đáng nhất trong thế kỷ 21 này. Đức Phật dạy chúng ta hiểu để thương yêu, để nhận biết vạn pháp trong trùng trùng duyên khởi, để hiểu thấu cái tính Không của con người và Vũ trụ.
Các vị nhân danh ai, điều gì mà gây những nghiệp 'ai oán' nhường này? Các vị tưởng các vị tạo nghiệp thiện, nghiệp lành, bảo vệ công lý, sự thật sao? Bảo vệ sự thật, nếu có đúng là sự thật đi nữa, bằng cách này sao? Cái gì là thật, là Chân như trong cái thế giới hỗn mang điên đảo này, hẳn một người con Phật phải hiểu.
Đoàn kết dân tộc chống giặc ngoại xâm, hoằng dương Chính Pháp và mang ánh sáng Phật Pháp tới triệu triệu người dân Việt bằng cách khiêm cung, bằng tình yêu, bằng trí tuệ mới là việc các Quý vị nên làm trong giai đoạn nhạy cảm này của vận mệnh dân tộc. Xin quý vị chỉ ra lời nào trong kinh Phật dạy chúng ta 'đấu tranh' theo cách này, thương yêu theo cách này, trí tuệ theo cách này?
Trương Thái Du (truongthaidu@yahoo.com.vn)
Đại Cồ Việt = Vương quốc Phật giáo Đại Việt Theo một số nghiên cứu sử học gần đây, quốc danh Đại Cồ Việt do Đinh Tiên Hoàng đặt cách nay hơn 1000 năm mang ý nghĩa: Vương quốc Phật giáo Đại Việt. Các lý do viện dẫn như sau:
1. Cồ là họ của đức Phật, theo như ký âm bằng Hán tự của từ Gautama = Cồ Đàm. Hán Việt Từ Điển Dẫn chứng ( ĐTK ) : 瞿曇 Cù (âm khác là Cồ) Đàm, Kinh Phật gọi Phật 佛 là Cù Đàm 瞿曇 (âm tiếng Phạn là Gautama), còn gọi là Cừu Đàm 裘曇 hay Cam Giá 甘蔗 (nghĩa đen là cây mía). Nguyên trước họ Phật là Cù Đàm, sau mới đổi là họ Thích 釋.
2. Theo nhà ngôn ngữ học J De Francis, vua Đinh đã lập năm hoàng hậu, trong đó có bà Cồ Quốc (nước Phật).
3. Tên gọi Đại Cồ Việt được các triều đại sau này lược bớt thành Đại Việt. Quá trình này là hiển nhiên và tất yếu vì sự lên ngôi của nền chính trị Nho giáo.
Do đó có thể kết luận như sau:
1. Ý thức dân tộc trong hiến sử Việt Nam có từ TK 10, chứ không phải đợi đến Lý Thường Kiệt với bài thơ Nam Quốc Sơn Hà.
2. Đạo Phật khởi đi là quốc giáo của người Việt Nam từ lúc lập quốc. Một người dân bình thường nếu không là tín đồ cải đạo qua các tôn giáo khác thì thường tự nhận mình theo đạo Phật.
3. Văn minh Phật giáo gắn liền với văn minh Việt Nam, tháp Báo Thiên là một ví dụ. Bất cứ người dân Việt Nam nào có ý kiến trái ngược với các giáo dân Kitô về sự kiện "cầu nguyện đòi đất" vừa rồi, không thể gọi là GIẢ DANH PHẬT GIÁO.
Hoa Châu - TP. Hồ Chí Minh (anhdy1986@gmail.com)
Tôi lên án bài viết này có quan điểm kích động, phân biệt chia rẽ tôn giáo. Việc đòi lại đất đai đã bị nhà nước cưỡng đoạt là một hành động đấu tranh cho công lý và công bằng xã hội, xét về pháp luật Việt Nam thì hoàn toàn phụ hợp.
Đáng lẽ ra Giáo Hội Phật Giáo cũng nên nhân lúc này mà có hành động yêu cầu chính quyền trả lại những khu đất hoặc có hướng giải quyết những đất đai của Giáo Hội đã bị chiếm đoạt để cùng với người Công Giáo nói lên tiếng "Công bằng", đó mới là tinh thần đoàn kết, đó mới phù hợp với Giáo Lý của cả hai giáo hội.
Việc đất đai của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hiện nay trước kia là đất đai của Phật Giáo đã thuộc về lịch sử, còn việc nhà nước cưỡng đoạt đất đai của cả hai Giáo Hội sau khi giải phóng năm 1975 là trái với Pháp Luật. Không thể đem lịch sử quá khứ để phản bác lại với luật pháp hiện tại, chẳng hạn như Sài Gòn hiện nay trước kia là của Campuchia, vậy tại sao bây giờ họ không đòi lại? Tại sao Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc trong lịch sử là của Việt Nam, tại sao chúng ta không đòi lại?
Mong rằng các bạn trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nên sáng suốt tránh bị kích động bởi các thế lực gây chia rẽ làm tổn hại đến sự đoàn kết và mối quan hệ tốt đẹp của hai Đạo, điều đó đi ngược lại với giáo lý nhà Phật và ngược lại với những tư tưởng tiến bộ của nhân loại hiện nay.
Nguyễn Thái Đạt - Nơ Trang Long, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh (thaihien12345@yahoo.com)
Thân chào quý vị, nếu quý vị là những người con Phật hẳn phải có sự phân biết phải trái, đâu là việc làm của bậc có trí tuệ. Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, vậy tại sao quý vị lại cho đăng bài viết có tựa đề "Tiếng nói của Phật tử trước cái gọi là "cầu nguyện" đòi lại Tòa khâm sứ" lên đây để làm gì???
Quý vị có thấy đây là một việc làm sẽ gây ra chia rẽ tôn giáo hay không? Đạo Phật không bao giờ có chủ trương như thế, quý vị có biết làm vậy sẽ đánh mất niềm tin cho người con Phật hay không??
Chuyện đó là việc giữa nhà thờ và nhà nước, mình là con Phật nên từ bi hỷ xả, nếu thực sự muốn đòi lại đất bên nhà thờ tại sao từ trước giờ nội bộ Phật giáo không làm việc với bên Công giáo, chờ đến giờ đợi người ta lên tiếng quý vị xen vào? Người con Phật mà không có lập trường kiên định, a dua theo thế quyền mà không thấy được việc làm này sẽ gây ra hậu quả to lớn cho tín đồ Phật giáo nói riêng và làm cho bên Công giáo càng khinh rẽ nhà Phật mình.
Tiêu Phong - CA, USA (tieunamnhi@yahoo.com)
Dù sao đi nữa thì việc Pháp đô hộ VN lúc ấy được thế giới hiểu và công nhận [nôm na] là bảo hộ. Khi khu đất Tháp Báo Thiên được giao cho Vatican mà không có sự phản đối của VN, nó đã trở thành đất của Vatican trên phương diện quan hệ Quốc Tế, như lãnh sự quán của một nước.
Chuyện giữa Phật Giáo và chính quyền CS, là nội bộ. Chuyện giữa Công Giáo và chính quyền CS, là luật lệ Quốc Tế. VN hôm nay "vươn ra biển lớn" mới có cớ để đòi lại, nếu không thì lý luận cùng đối với chính quyền CS. Trên phương diện nội bộ trong nước, bài viết này đúng. Trên phương diện luật lệ quốc tế, bài viết này sai!!! Phật tử hay Giáo dân, xin hãy công bằng kẻo gây xích mích tôn giáo.
Trương Công Khanh - Autralia (truong_congkhanh@yahoo.com)
Đọc xong những ý kiến thẳng thắn trên, tôi mới thấy mình là người ít đọc. Nhưng tôi cũng xin nêu một ý kiến, mang tính bày tỏ quan điểm. Đạo Công giáo theo tiếng súng xâm lăng của thực dân Pháp tràn vào Việt Nam, cũng có phần làm thay đổi đời sống người dân bản địa, không hoàn toàn theo nghĩa tiêu cực.
Tuy nhiên, chính sách của đạo Thiên Chúa và Thực dân quyện chặt lấy nhau, thành ra yếu tố 2 mặt, “dựng xây” và “phá phách” còn nằm ẩn ngẩm trong cả nhận thức và nhân cách của nhiều người trong số họ.
Chẳng hạn, khi nói đến nhân vật Thiên Chúa giáo thì không ai không thừa nhận những yếu tố công và tội, con người tôn giáo và con người mưu toan chính trị ở những người như: Nguyễn Trường Tộ, Alexandre de Rhodes, Trương Vĩnh Ký, Ngô Đình Diệm, Trần Lục… Nếu tôi không nhầm thì một vài người trong số trên đã có những cuộc hội thảo để phần nào “minh oan” bằng những đóng góp của họ. Tính chất hai mang này là cách thế để tồn tại. Nếu trong một môi trường đối kháng, ai mạnh, là họ sẽ theo. Đây là cơ sở để chúng ta nhìn ngắm một con người.
Từ thời Tần – Hán, những con người kiểu này cũng đã được sử dụng. Những nhà lịch sử thường nhắc đến chính sách khai thác thuộc địa bao giờ cũng có một công thức dã man và vô nhân đạo gấp nhiều lần so với những sự bóc lột tại chính quốc. Cho nên dòng chảy lợi ích bao giờ cũng xuôi về chính quốc còn bần cùng hóa thì dân bản địa gánh chịu. Nếu xếp hết những mất mát từ con người, tinh thần, di sản văn hóa của dân tộc lên bàn cân, tôi nghĩ người Pháp dù hiện nay có tăng cường viện trợ lớn cỡ nào đi nữa còn chưa có thể bù đắp hết được, chứ chưa dám nói đến vấn đề “đòi” (từ dùng của tác giả bài viết).
Hiểu như vậy, tôi nghĩ người Công giáo nên thay đổi hình ảnh của mình, đồng lòng chung sức vào xây dựng đất nước. Sống vui vẻ chan hòa với các tôn giáo khác, thay vì phải cố chứng tỏ “sức mạnh” của mình bằng những hình ảnh không vui như vậy. Một tòa nhà, một miếng đất, dù có rộng thế nào đi chăng nữa cũng chỉ là vô thường tạm bợ, dễ đổi thay.
Lòng mình rộng thì không có không gian nào bó buộc được. Lòng mình hẹp thì cho dù có ở thiên đường cũng không vừa ý.
Minh Nhiên - TP. Hồ Chí Minh (minh_nhien@yahoo.com)
Không biết ở Căm-pu-chia, Khmer Đỏ có “cầu nguyện” để đòi lại những ngôi chùa mà Khmer Đỏ đã từng chiếm đóng hay không? Nếu bạn nào biết hãy mail cho tôi biết nhé.
Các bạn Phật tử đừng nên bắt chước kiểu này mà “cầu nguyện” nhé vì tranh giành, xâm lăng, không phải tính cách của người con Phật.
Thiếu gì những cơ sở của Phật giáo cũng bị chưng thu. Tôi lấy ví dụ về Việt Nam Quốc Tự ở TP.HCM, chẳng biết nó rộng bao nhiêu héc, nhưng nó bao gồm cả nhà hát Hòa Bình, khách sạn Hòa Bình…
Nếu cũng như người Công giáo làm vậy thì nước ta không chỉ phải đối mặt mới giặc ngoài mà thù trong cũng đang biến tướng, thay hình đổi dạng muốn lật úp bàn cờ. Loạn mất, loạn mất, loạn mất… Vài lời ý kiến vậy thôi. Xin đừng để bụng nhé!
Lưu Trọng Cường - Hoa Kỳ (trongcuong_luu@yahoo.com)
Trong bài: “Một vài suy tư nhân những buổi cầu nguyện trước tòa Khâm sứ tại Hà Nội” trên conggiaovietnam.net có đoạn: “Chúng ta chỉ thực hiện lẽ công bằng. Hà nội đang thắp nến cầu nguyện, những người Ki-tô giáo Việt nam trên thế giới cùng hướng về Hà nội, với những ước nguyện đơn sơ và chân thành: “Hãy trả lại cho César những gì thuộc về César và hãy trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa!” (Mc 12,17). Tâm ý họ đã qúa rõ.
Không hiểu trước khi của César thì nó là của ai. Trước khi có nhà thờ Lớn thì có gì? Tại sao những người Ki-tô giáo chỉ biết nghĩ cho mình, cho Chúa của mình mà không nghĩ đến đất nước, dân tộc, đồng bào. Cái toà khâm sứ đó đâu phải của ai, mà là của nhân dân Việt Nam. Đòi đất của nhân dân Việt Nam dâng cho Chúa là sao?
Tôi cũng xin nêu ý kiến để quý vị tham khảo, rằng tại sao họ có thể đem tượng Đức Mẹ đến để cầu nguyện cúng vái. Vì đã từ lâu, trên toàn thế giới người dân Ki-tô có thói quen dâng tặng cho Đức Mẹ. Ngay cả trái đất này cũng được đích thân Giáo hoàng dâng cho Đức Mẹ. Họ dâng một sản phẩm không thuộc về họ, họ dâng những nơi mà tôi tin chắc rằng dù Chúa có sống lại cũng không biết đến.
Người Ki-tô giáo trên thế giới có hơn 1 tỉ tín đồ. Họ lấy quyền gì mà dâng trái đất cho Đức Mẹ. Nếu họ muốn dâng thì dâng những cái mình có. Lấy đồ của người khác để đem dâng, còn công lao thì mình hưởng, tôi mới thấy lần đầu.
Đạo Thiên Chúa mới xuất hiện cách đây 2000 năm. Trước khi người ta chưa phát minh ra Chúa, thế giới này đã tồn tại vậy mà họ bảo thế giới là vật phẩm mà Đức Mẹ ban tặng. Thế là Đức Mẹ tặng thế giới này cho con người và họ tặng lại thế giới này cho Đức Mẹ.
Cứ tặng qua tặng lại như vậy, chả trách mà họ nghĩ rằng cái gì mà họ đã đặt chân đến thì đều là của họ, chả trách mà “thà mất dân tộc, chứ không để mất Chúa”. Không những đối với nhà nước, tôi nghĩ đây là một điểm mang tính “bản chất” mà chúng ta buộc phải lưu tâm. Bằng không sẽ có ngày họ sẽ dâng cả những ngôi chùa của Đạo Phật chúng ta cho Đức Mẹ.
Vi Tiểu Bảo - Huế (vitieu_bao34@yahoo.com)
Có nhiều người Ki-tô giáo trong kháng chiến cũng là những tấm gương tốt trong phục vụ tổ quốc, đồng bào. Họ cũng hy sinh thầm lặng mà không có bất cứ đòi hỏi nào.
Việc làm “cầu nguyện” thực chất là gây sức ép với Nhà nước như vậy, trong lúc này đã làm xấu đi hình ảnh của những người Công giáo chân chính có lòng từ thiện, bác ái.
Bên ngoài nhìn vào, không hiểu sự tình sẽ cho rằng Chính quyền Việt Nam cướp đất của tôn giáo mà không trả lại. Tạo điều kiện cho các thế lực thù địch chống phá Nhà nước và sự ổn định xã hội.
Tôi nghĩ nếu phải trả thì Nhà nước hãy trả cho Phật giáo. Còn một lời xin lỗi của Ki-tô giáo đối với Phật giáo, có lẽ không cần đâu. Vì nếu lời xin lỗi không xuất phát từ lương tâm thì dù có trăm ngàn vạn lời cũng vô giá trị.
An Nguyen - Hoa Kỳ (mailto:annenguyen@yahoo.com
Thưa ông Vũ Huấn, qua ý kiến của ông, tôi thiết nghĩ nếu tất cả Phật tử nói chung đều như ông cả thì đã xóa hẳn Phật giáo và nước Việt Nam đã trở thành quốc giáo của Thiên Chúa Giáo rồi. Điển hình như ở Ấn Độ, Hồi Giáo đã xóa sạch Phật Giáo suốt mấy trăm năm. Phi Luật Tân thì không chỉ toàn là đạo chúa mà còn xóa tên để lấy tên của Hoàng tử Philiip đạt tên cho quốc đảo nầy. Rộng hơn là các nước nam Châu Mỹ đều phải xóa hết tất cả các nền văn hóa, các ngôn ngữ địa phương để chị nói một thứ tiếng Tây Ban Nha cho các thế lực đạo Chúa dễ bề truyền đạo.
Cho nên, đối với tôi, Đạo Phật là đạo Từ Bi, tức nhiên trong từ bi đó phải có Trí Tuệ, phải có Dũng Mãnh để diệt ma quân, xây dựng đất nước hòa bình, đem anh lành phúc đến cho con người được. Vì Phật Pháp bất ly thế gian giác. Trân trọng
Vũ Huấn - TP. Hồ Chí Minh (huandeo1979@yahoo.com)
Trước việc dân Ki-tô giáo cầu nguyện đòi Nhà Khâm sứ, tôi nghĩ người Phật tử chỉ nên tập trung về một chữ PHẬT. Làm sao để xứng đáng tu tập, hoằng dương Phật pháp, ban vui cho chúng sinh, để tất cả con Phật trở về thế giới của chư Phật, cõi đó mới thực sự là của những người con Phật.
Tôi luôn tin có sự chứng minh của các chư Phật, hộ pháp chư thiên ngày đêm nhiếp họ.
Còn đối với Ki-tô giáo, họ làm họ tự bôi nhọ, ô uế đạo của họ.
Điều cuối cùng tôi cũng mong sao đạo Phật của chúng ta không bao giờ bị để các tôn giáo khác bôi nhọ. Bởi vì đạo Phật khi nhắc đến là nói đến Đạo luôn mang lại sự an lạc cho chúng sinh, làm một chính đạo, bất suy, bất biến. Đây là lời góp ý của một người có thể xem như là một người con PHẬT, hoặc là một lời gợi ý cho Ban biên tập để xem xét, để cho mọi người hiểu rõ về tư tưởng cũng như là giải pháp về vụ trên.
Tôi cũng chỉ mong sao lịch sử vẫn là lịch sử, không có gì thay đổi được... Ki-tô giáo không được thêm bớt. Và Đạo Phật không có ý tranh giành....
Nguyễn Thị Huyền - Hải Dương (ngoc_huyen618@yahoo.com)
Đạo Phật không chỉ Từ Bi Hỷ Xả mà còn “Tồi tà, hiển Chánh”. Lịch sử cần phải được nhận thức nghiêm túc để trả lại đúng giá trị của nó. Tôi thấy tác giả bài viết đã nêu lên một vấn đề lịch sử nhạy cảm, nhưng cần thiết trong hoàn cảnh này.
Nếu các bạn vào google.com và gõ từ khóa: “cầu nguyện đòi lại Tòa Khâm Sứ”, các bạn mới thấy hết tất cả những “luận điệu” lịch sử mà người ta cố tình “hợp thức hóa” những sai lầm bằng một thái độ bẻ cong lịch sử.
Nếu các bạn vào nhiều trang web Công giáo, các bạn sẽ thấy người ta nói về đạo Phật một cách sai lạc như thế nào. Tôi là một Phật tử, đồng thời là giáo viên dạy lịch sử, tôi ngạc nhiên với ý kiến của Bùi Lan, một người làm khoa học mà sử dụng từ “Phật giáo đang tìm lại con đường đến với lương tâm và trí tuệ” (xin thưa Phật giáo chưa từng đánh mất điều này).
Lê Duy Công - Hội An, Quảng Nam (congduy_le@yahoo.com)
Có nhiều người đồn đại về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm nhà thờ và bảo Nhà nước sẽ nhanh chóng trả lại tòa khâm sứ vì Giáo dân bị khích động ngày càng trở nên cuồng tín, sẽ gây căng thẳng giống như Tin lành “Đề ga” gì đó.
Nhìn thấy họ “cầu nguyện” mà con mắt thì trong lòng thì hừng hực khí thế, một thanh niên như tôi mà còn thấy nổi da gà. Đúng như bạn tác giả nói, người Công giáo đang làm cho hình ảnh của mình trở nên buồn cười. Tôi thấy nếu cầu nguyện để chống lạm phát và tăng giá cả thì hay biết mấy, vì gần tết rồi, đụng việc gì cũng tiền cả.
Ngô Nguyễn Du - TP. Hồ Chí Minh (nguyen_du975@yahoo.com)
Tôi cũng không hiểu sao họ lại có thể có hành động trẻ con như thế. Họ lôi kéo hàng nghìn người từ người già đến trẻ con đội giá rét để làm cái việc “cầu nguyện” trông rất tội nghiệp. Chỉ tiếc người bị xách động không hiểu biết nguyên nhân của vụ việc này.
Sự thật lịch sử nếu đã quá rõ như vậy, chỉ mong Giáo hội Phật giáo có một tuyên bố, hội thảo về ngôi chùa Báo Thiên để trả lại vị thế của ngôi chùa này trong lòng dân tộc.
Tôi nghĩ, trong lúc giá cả leo thang, sự phân hóa giàu nghèo gay gắt như lúc này, thay vì tốn thời gian công sức đi “đòi” một cái vốn dĩ không thuộc về mình như thế, nên chăng họ để dành sức cầu nguyện cho những người nghèo khổ, những người không có nhà để che thân, những người chạy ăn từng bữa.
Tôi nghĩ sự cầu nguyện cho người nghèo ấy sẽ thiết thực hơn để lại giá trị nhân văn, vị tha sâu sắc hơn.
Bùi Lan - Hà Nội (phuonglanb@yahoo.com)
Tôi - một người làm khoa học và ngưỡng mộ tinh thần Từ Bi Hỷ Xả của Phật giáo - rất ngỡ ngàng trước cách tiếp cận vấn đề của bài viết này.
Phật giáo đang tìm lại con đường đến với lương tâm và trí tuệ của nhân dân sau nhiều năm thăng trầm của lịch sử phát triển dân tộc. Vậy, kính mong quý Ban Biên tập có sự cân nhắc trước khi đưa những bài viết có cách nói "động chạm" đến giá trị, tự tôn của các tôn giáo khác và những vấn đề mà quyền phán xét thuộc về lịch sử chứ không phải là riêng một cá nhân nào, dù là trích dẫn, không thực nói lên quan điểm, thái độ của những người biên tập mạng và quý đạo hữu.
Sự thật lịch sử chỉ có thể chiêm nghiệm, quan niệm trắng - đen phân minh thiết nghĩ không thực phù hợp với Giáo lý Duyên Nghiệp đầy nhân bản và công bằng của Phật Giáo.
Trân trọng biết ơn đã lắng nghe ý kiến của tôi. Kính chúc các quý vị dồi dào sức khỏe, trí tuệ và tình thương trong ánh sáng soi đường của Chính Pháp.
La Sơn Du Tử - Hòn Gai, Quảng Ninh (du_tu55@yahoo.com)
Trong “Thương thư” có viết: “Phổ thiên chi hạ mạc phi vương thổ, suất hải chi tân mạc phi vương thần” (Cái gì – dù cái đó tầm thường cách mấy – mà chẳng phải là của vua, ai dưới gầm trời mà không phải là bề tôi của vua?). Chính vì điều này mà Bá Di – Thúc Tề dù đã bất hợp tác với nhà Chu đến mức “bất thực cốc Chu gia” vẫn còn bị truy đuổi triệt để. Rau ví dù có đắng mấy cũng mọc lên trên đất (thiên hạ) của nhà Chu. Cái duy nhất mà hai vị gọi là “thánh chi thanh” này chỉ có thể làm là nhịn đói đến chết.
Triều đại nào sau khi được thiết lập cũng sẽ cũng cố cái quyền cai trị đó. Nếu người Công giáo có thể bất mãn với tất cả các triều đại thì hãy học theo Bá Di – Thúc Tề là nhịn đói đến chết mà thôi, chứ có quyền gì mà “đòi”.
Có biết bao nhiêu thuộc địa mà thực dân xâm chiếm còn đều phải trả về cho dân bản địa kia mà. Mượn cớ vì một khu đất mà trước đó thực dân xâm chiếm ban cho mình xây nhà thờ rồi để đòi lại thì tôi không hiểu trong đầu họ đang nghĩ gì? Có lẽ đất đai này không phải do tổ tiên chúng ta gầy dựng nên mà do người phương Tây “sáng tạo”, do Chúa "sáng tạo" ra?
Nguyễn Hiền - Ba Đình, Hà Nội (nguyen_hien2183@yahoo.com)
Lần đầu tiên tôi nghe nói người ta “đòi” một cái vốn dĩ không thuộc về mình, không phải của mình. Các bạn có buồn cười không khi một ai đó đến khu vườn xanh tươi thuộc sở hữu của người khác, sau đó chiếm phá khu vườn ấy và xây lên một ngôi nhà, rồi tuyên bố với mọi người rằng, ngôi nhà này là thuộc sở hữu của người vừa xây lên. Sau này người bị mất khu vườn xanh tươi tìm cách đánh đuổi kẻ kia ra khỏi ngôi nhà đó.
100 năm sau, mọi người lần lượt chết đi, ngôi nhà đó được các quan địa phương chưng thu. Không hiểu sao có kẻ tự nhận là “con” của người đến chiếm phá khu vườn xanh tươi đó và viết đơn kiện lên các quan đòi lại ngôi nhà của mình. Những người con cháu của khu vườn xanh tươi đó không hiểu nổi khu vườn xanh tươi của mình lại bị đòi một các trắng trợn như vậy. Họ chỉ còn biết vái Bụt mong sao Bụt có phép thần cử xuống cho họ một “Bao Thanh Thiên” để xứ vụ kiện này.
Phan Hữu Dương - Hà Nội (mailto:phanhuuduong113@yahoo.com))
Lịch sử công giáo trên đất nước Việt Nam là một lịch sử "gây đau thương", vì đã phạm không biết báo sai lầm với đất nước, dân tộc.
Tôi không có ý chống đạo Thiên Chúa - với tư cách là một tôn giáo, nhưng tôn giáo đó trong mấy trăm năm "đến mảnh đất này" đã có không ít ứng xử sai lầm, trong những biến cố của lịch sử đã quay lưng lại với dân tộc.
Lịch sử dẫu sao cũng là lịch sử, thiết tưởng trên tình thần hòa hợp tôn giáo, khoan dung....trong thời đại mới, đạo Công giáo ở Việt Nam đã có những "tư duy" mới, khắc phục và đoạn tuyệt với quá khứ "lỗi lầm"...
Nhưng không! Qua hành động "đòi" lại đất gần đây, cho thấy tư duy của họ vẫn là "đối lập" quyền lợi dân tộc, sự ích kỷ ngữ trị và sai lầm cỗ hữu vẫn "nguyên xi" bản chất.
Tôi đề nghị Giáo hội PGVN nên có văn bản chính thức với Nhà nước, và nêu lên quan điểm của Giáo hội về lịch sử các mảnh đất mà Đạo Thiên Chúa đã câu kết với thực dân Pháp "cưỡng chiếm". Chỉ cần nhìn nhận lại đúng lịch sử, người dân và cả thế giới sẽ một lần nữa thấy được lịch sử của Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam.
Dù sao đi nữa thì việc Pháp đô hộ VN lúc ấy được thế giới hiểu và công nhận [nôm na] là bảo hộ. Khi khu đất Tháp Báo Thiên được giao cho Vatican mà không có sự phản đối của VN, nó đã trở thành đất của Vatican trên phương diện quan hệ Quốc Tế, như lãnh sự quán của một nước.
Trả lờiXóaChuyện giữa Phật Giáo và chính quyền CS, là nội bộ VN. Chuyện giữa Công Giáo và chính quyền CS, là luật lệ Quốc Tế. VN hôm nay "vươn ra biển lớn" mới có cớ để đòi lại, nếu không thì lý luận cùng đối với chính quyền CS.
Trên phương diện nội bộ trong nước, bài viết này đúng. Trên phương diện luật lệ quốc tế, bài viết này sai!!! Phật tử hay Giáo dân, xin hãy công bằng kẻo gây xích mích tôn giáo.
KD.