Có hay không một câu trả lời dứt khoát của Nhà nước, của Giáo hội Công giáo và sự phản biện của Phật giáo Việt Nam? Câu hỏi còn bỏ ngỏ ở phía trước với những thách thức dài hạn cho nhiều phía. Vì vụ “cầu nguyện” đã không còn là vấn đề “thuần túy tài sản”, mà nó đang là một diễn biến mới của một “ý thức hệ” với đầy những toan tính bất ổn mà nhiều tín đồ Công giáo không thế thấy hết được. Những thông tin của chính quyền Hà Nội cho thấy phải chăng nhà nước đang "im lặng" cho một cuộc mở màn đầy quyết đoán để dẹp yên vụ nổi loạn mượn danh "cầu nguyện" này?...
Những luồng dư luận khác nhau
1. Giáo hội Công giáo đang rất cần đất?
Tòa TGM Hà Nội rất cần đất để đáp ứng cho tình hình sinh hoạt mới, và lý do duy nhất để đòi “trả lại” mảnh đất tòa khâm vì đây là tài sản “hợp pháp” của Giáo hội Công giáo. Có nghĩa rằng Giáo hội vừa có nhu cầu về đất (và vừa nhất quyết đấu tranh vì “công lý và hòa bình”) bằng hình thức “cầu nguyện”.
Nếu là “nhu cầu” (hoàn toàn) về đất sinh hoạt thì Giáo hội Công giáo có thể xin nhà nước cấp đất, còn việc cấp cho ở chỗ nào thì tùy thuộc vào quyết định của nhà nước. Tuy nhiên, TGM Ngô Quang Kiệt đã nôn nóng huy động giáo dân “cầu nguyện” tăng sức ép với nhà nước để đòi "trả lại" mảnh đất “tòa khâm”.
Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã tịch thu "tòa khâm" trong Cải Cách Ruộng Đất. Việc tịch thu này không những phù hợp chính sách về đất đai thời điểm đó mà còn vì lý do “tòa khâm” là nơi ở của khâm sứ Purinier, đại sứ của Vatican hoạt động với chính quyền thực dân để chống phá thành quả của nhà nước VNDCCH. Việc tịch thu đó đã xảy ra cách đây hơn 50 năm.
2. Giáo hội Công giáo đang rất cần “công lý và hòa bình”?
Có thể nói đây là một cuộc “đấu tranh” lật lại lịch sử với danh nghĩa “công lý và hòa bình” dài nhất của Giáo hội Công giáo (hơn 50 năm, một thời gian mà người dân chứng kiến biết bao nhiêu những biến động, đổi thay lớn về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước).
BBC (webside Việt ngữ của nhóm Công giáo cực đoan) đã viết: “tranh chấp tôn giáo không chỉ về đất” (cái nhu cầu sinh hoạt đầu tiên gần như đã được loại bỏ). Với những điều kể trên, nhà nước đã nhiều lần lên tiếng về việc giải quyết vụ việc bằng pháp luật hiện hành.
1. Giáo hội Công giáo đang rất cần đất?
Tòa TGM Hà Nội rất cần đất để đáp ứng cho tình hình sinh hoạt mới, và lý do duy nhất để đòi “trả lại” mảnh đất tòa khâm vì đây là tài sản “hợp pháp” của Giáo hội Công giáo. Có nghĩa rằng Giáo hội vừa có nhu cầu về đất (và vừa nhất quyết đấu tranh vì “công lý và hòa bình”) bằng hình thức “cầu nguyện”.
Nếu là “nhu cầu” (hoàn toàn) về đất sinh hoạt thì Giáo hội Công giáo có thể xin nhà nước cấp đất, còn việc cấp cho ở chỗ nào thì tùy thuộc vào quyết định của nhà nước. Tuy nhiên, TGM Ngô Quang Kiệt đã nôn nóng huy động giáo dân “cầu nguyện” tăng sức ép với nhà nước để đòi "trả lại" mảnh đất “tòa khâm”.
Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã tịch thu "tòa khâm" trong Cải Cách Ruộng Đất. Việc tịch thu này không những phù hợp chính sách về đất đai thời điểm đó mà còn vì lý do “tòa khâm” là nơi ở của khâm sứ Purinier, đại sứ của Vatican hoạt động với chính quyền thực dân để chống phá thành quả của nhà nước VNDCCH. Việc tịch thu đó đã xảy ra cách đây hơn 50 năm.
2. Giáo hội Công giáo đang rất cần “công lý và hòa bình”?
Có thể nói đây là một cuộc “đấu tranh” lật lại lịch sử với danh nghĩa “công lý và hòa bình” dài nhất của Giáo hội Công giáo (hơn 50 năm, một thời gian mà người dân chứng kiến biết bao nhiêu những biến động, đổi thay lớn về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước).
BBC (webside Việt ngữ của nhóm Công giáo cực đoan) đã viết: “tranh chấp tôn giáo không chỉ về đất” (cái nhu cầu sinh hoạt đầu tiên gần như đã được loại bỏ). Với những điều kể trên, nhà nước đã nhiều lần lên tiếng về việc giải quyết vụ việc bằng pháp luật hiện hành.
Cụ thể trong khoản 2 điều 10 Luật Đất đai quy định: "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". Về chi tiết, cụ thể, khoản 1 điều 4 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai đã quy định: "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét việc giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15/10/1993 trong các trường hợp sau: a. Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc; chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân phong kiến ở Miền Nam”.
3. Với đất “tòa khâm” (và cả nhà thờ Lớn), Giáo hội Công giáo có thể quay lưng lại với sự thật lịch sử?
Trong khi đề cao “công lý và hòa bình”, Linh mục Nguyễn Khắc Quế, Hà Nội đã phát biểu: “Thật là một bi kịch đối với chúng tôi khi mảnh đất linh thiêng của mình bị lấy đi” (BBC). Người ta chỉ biết tòa khâm hiện diện từ năm 1950, còn 67 năm trước thời điểm đó, ở nơi này từng là một mảnh đất linh thiêng, đệ nhất danh lam thắng cảnh của kinh thành Thăng Long, có ngôi tháp cổ được mệnh danh là An Nam Tứ Khí (bị giáo sĩ và thực dân cấu kết phá bỏ hoàn toàn vào năm 1883) thì không thấy thông tin báo chí nào của Công giáo nhắc đến cả. Quả thực “được lòng ta xót xa lòng người”.
4. Và người Phật tử đã lên tiếng
Dư luận từ phía những người Phật tử đối với vụ “cầu nguyện tòa khâm” chủ yếu là bản cáo trạng lương tâm đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam: “Khi bạn đến tòa để xin công lý (equity), hãy nhìn hai tay mình xem có sạch hay không” (câu nói trong truyền thống pháp chế Anh, Mỹ - Nguyễn Hữu Liêm). Với những từ “trả lại”, “đòi đất”, người Phật tử đặt câu hỏi: “Lương tâm người Công giáo đang cầu nguyện ở đâu?. Và không khó khăn để họ nhắc lại lịch sử của mảnh đất này:
Một trong những thành tích phục vụ Pháp khá nổi tiếng của ông Nguyễn Hữu Độ là việc giúp Giám mục Puginier xây nhà thờ trên chùa Báo Thiên ở Hà Nội. Công sứ Pháp ở Hà Nội bấy giờ là Bonnal đã khen ngợi tinh thần hợp tác của ông Độ và kể lại một bằng chứng, như việc chiếm hữu đất chùa một cách “hợp pháp” như sau: “San bằng cái chùa và tịch thu miếng đất thật không có gì dễ bằng trong thời gian chiếm đóng…, tuy nhiên, công bình mà nói, tôi cảm thấy ít nhiều ái ngại trong việc phạm một sự lạm quyền kiểu đó, nên thấy nên nhờ ông tổng đốc Nguyễn Hữu Độ. Ông rất tâm đầu ý hiệp với vị giám mục [Purinier, NQT ct.] và muốn làm vừa lòng ngài cũng như tôi vậy…” (André Masson, The Transformation of Hanoi, 1873-1888, Madison, WI: Center for Southeast Asian Studies. University of Wisconsin-Madison, 1983, NQT dịch).
Người Phật tử vẫn luôn mong đợi có một giải pháp lương tâm vì lợi ích chung nhiều hơn là những toan tính ích kỷ.
Báo chí Việt Nam đã thực sự vào cuộc?
Đã hơn 1 tháng im tiếng, thông tấn báo chí Việt Nam đang thực sự vào cuộc. Sự chịu đựng của chính quyền Hà Nội đã có giới hạn sau hàng loạt những văn bản gửi Tòa Tổng Giám mục Hà Nội về những hành vi vi phạm pháp luật của những người Công giáo đang cầu nguyện. Đài truyền hình Hà Nội, báo Hà Nội Mới, báo An Ninh Thủ Đô đã chính thức phản ứng mạnh, sau khi những người Công giáo đang cầu nguyện hết kiên nhẫn với khẩu hiệu “cầu nguyện” trong “ôn hòa”, “tĩnh lặng”, ngày 25-1-2008, họ đã ngang nhiên phá cổng trụ sở của TTTDTT (“tòa khâm”) và tiếp cục căng bạt để cầu nguyện.
1. Kết luận chung của báo chí, truyền hình Hà Nội
“Có thể khẳng định, những hành vi của một số giáo sĩ và giáo dân nêu trên đã vi phạm pháp luật. Đó là: Hủy hoại tài sản của Nhà nước; Lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép, treo khẩu hiệu trái quy định; Tập trung đông người và cư trú bất hợp pháp, làm mất trật tự giao thông công cộng và nơi làm việc của cơ quan Nhà nước khu vực số 42 Nhà Chung; Xúc phạm, lăng mạ và gây thương tích cho cán bộ, nhân viên Nhà nước; Tổ chức cầu nguyện trái quy định của pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo” (ANTĐ).
Những phản ứng trên có thể sẽ là những tín hiệu mở đường cho những phản ứng tiếp theo trên cơ sở pháp luật hiện hành của báo chí tiếng Việt tại Việt Nam, cũng như những trang thông tin điện tử khác (một số tờ báo lớn như Thanh Niên, Nhân Dân, TTXVN đã đưa tin bằng tiếng Anh).
2. Phản ứng của người dân về vụ “cầu nguyện”
“Chở thuyền lật thuyền mới biết sức dân như nước”. Hành vi quá khích của những giáo dân đang cầu nguyện "đòi đất" không những gặp phải những phản ứng mạnh mẽ của chính quyền mà còn vấp phải sự lên án của người dân Hà Nội. Trong khi một số tờ báo Công giáo đưa tin về câu nói “quyết liệt” của TGM Ngô Quang Kiệt: “Nếu ai cầu nguyện mà phải bị đi tù thì tôi sẽ xin đi tù thay”. Tuy nhiên, khi nói câu ấy, TGM cũng nên thử nghe ý kiến của người dân sống chung quanh khu vực nhà thờ Lớn:
- “Ngày 25-1, nhiều giáo dân đã đến Phòng VHTT quận Hoàn Kiếm ở 42 Nhà Chung để phá khóa, đạp đổ cổng sắt và một số tài sản Nhà nước khác, gây mất trật tự và tấn công thương tích cho nhân viên bảo vệ. Đây là việc làm vi phạm pháp luật. Pháp lệnh về Tôn giáo đã có hiệu lực hơn 1 năm nay. Các chức sắc tôn giáo vào giáo dân đều nhiệt liệt đồng tình với Pháp lệnh này, vì nó thể hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động. Tuy nhiên, các tôn giáo nói chung và giáo dân nói riêng được tự do hoạt động tín ngưỡng thì càng cần phải tôn trọng pháp luật. Chúng tôi yêu cầu các giáo dân quá khích chấm dứt ngay những hành động sai trái. Tòa Tổng giám mục Hà Nội và giáo xứ Hàng Bài cần khuyên răn các giáo dân bình tĩnh, hành động đúng pháp luật...” (Đại diện nhân dân phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm).
- “Nhân dân phường Phan Chu Trinh được biết ngày 25-1-2008, có một số giáo dân ở các tỉnh cùng một số linh mục đến Phòng VHTT ở 42 Nhà Chung gây rối trật tự công cộng và gây thương tích cho nhân viên bảo vệ. Đây là việc làm vi phạm pháp luật Nhà nước. Nhân dân phường Phan Chu Trinh rất phẫn nộ và bức xúc trước những hành động sai trái trên của một số giáo dân bị xúi giục. Chúng tôi kiến nghị UBND thành phố và quận Hoàn Kiếm cần nghiêm khắc xử lý những hành động gây rối làm ảnh hưởng ANTT, vi phạm pháp luật nêu trên” (Đại diện nhân dân phường Phan Chu Trinh).
- “Gửi ông Ngô Quang Kiệt, Tòa Tổng giám mục Hà Nội! Chúng tôi là bà con nhân dân khu phố Nhà Thờ - Nhà Chung thuộc phường Hàng Trống. Yêu cầu ông Kiệt: tại sao ông chỉ đạo giáo dân gây mất trật tự trị an, ảnh hưởng đến đời sống của dân? Phố Nhà Chung - Nhà Thờ có 6 trường học. Các ông tập trung đông người, thậm chí đập phá cửa, đánh người gây tắc đường, gây mất trật tự, vi phạm pháp luật. Chúng tôi yêu cầu ông không được phát loa đài ầm ĩ; nhanh chóng chuyển tượng Chúa và Thập tự về nơi thờ phụng tôn nghiêm; không cho giáo dân tụ tập đông ngoài đường phố gây mất trật tự” (Bà con khu phố Nhà Chung - Nhà Thờ).
- “Gửi ông Ngô Quang Kiệt, Tòa Tổng giám mục Hà Nội! Chúng tôi là tập thể 160 Cựu chiến binh phường Hàng Trống, cực lực phản đối và lên án hành động chỉ đạo, xúi giục giáo dân của ông đã gây ra trên địa bàn phường từ ngày 20-12-2007 đến nay. Chúng tôi yêu cầu ông ngừng ngay những hành động vi phạm pháp luật Nhà nước Việt Nam. Chúng tôi đã đổ máu cùng nhân dân để giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp, đế quốc Mỹ; và sẽ không cho phép các ông gây mất ổn định chính trị ở địa phương. Chúng tôi sẽ yêu cầu chính quyền có biện pháp kiên quyết với các ông nếu các ông không dừng hoạt động vi phạm pháp luật này” (Hội Cựu chiến binh phường Hoàng Trống, Hoàn Kiếm).
“Cầu nguyện” là một hình thức biểu tình?
1. Thách thức của Giáo hội Công giáo?
Sau những “tối hậu thư” gia hạn của chính quyền Hà Nội, cũng như những phát biểu của Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, Chủ tịch UBMTTQVN… về vụ “tòa khâm” trên cở sở pháp luật, Giáo hội Công giáo vẫn im lặng, việc “cầu nguyện” ngày càng diễn biến phức tạp bằng những hành động quá khích. Trong khi, theo BBC một chủ biên tạp chí Công giáo ở Hoa Kỳ đã lên tiếng “thay” cho vụ việc này: “Nếu nhà nước không nhượng bộ sẽ lần lượt xảy ra những cuộc cầu nguyện khác nữa của Giáo hội, và… sẽ dẫn đến một biến động rất lớn, có thể…” (Trần Vũ Phong-Tạp chí Diễn đàn Giáo dân, Hoa Kỳ). Liệu sự im lặng của Giáo hội Công giáo Việt Nam có phải là một thách thức?
Tuy nhiên, câu hỏi mà người dân đặt ra là, nếu nhà nước nhượng bộ, tất cả các cơ sở không những của đạo Công giáo, của đạo Phật, đạo Cao đài, Hòa Hảo, cho đến những vấn đề đất đai khác sẽ lần lượt “cầu nguyện” quá khích như vậy thì bất ổn xã hội sẽ đi đến đâu? Bởi đó mới là một mối nguy còn lớn hơn nhiều so với việc giải quyết dứt khoát vụ “cầu nguyện” trong khuôn khổ pháp luật hiện hành. Nhà nước Việt Nam có thừa kinh nghiệm để giải quyết những vụ việc kiểu này.
2. Báo chí nước ngoài (BBC) “nhắc” Phật giáo vào vụ việc “cầu nguyện”
Trong khi Phật tử Việt Nam trong nước chính thức phản đối vụ “cầu nguyện” đòi “tòa khâm” của người Công giáo tại Hà Nội bằng việc kêu gọi người Công giáo hãy nhìn vào “một mảnh đất” bằng lương tâm của chính mình, thì BBC đã đăng một bài báo kiểu “đánh đồng” (bài học quá khứ) vụ việc đòi “tòa khâm” với tình hình của Phật giáo Huế, xảy ra năm 1993 để tăng sức ép với nhà nước về vụ việc “đâm lao thì phải (cố tình) theo lao” của TGM Ngô Quang Kiệt. Họ nhận xét: “Phật giáo Huế từ đó đến nay vẫn luôn được coi là một điểm nóng đang tạm ngủ theo lối trường miên đạo pháp và không biết sẽ tỉnh dậy bất cứ lúc nào”.
Rõ ràng sự đang đánh lạc hướng, lộng giả thành chân của nhóm Công giáo cực đoan BBC đã phần nào càng làm cho nhóm "cầu nguyện" cực đoan trong nước hung hăng hơn. Và từ 6 triệu tín đồ, họ tưởng tượng lên thành 8,5 triệu tín Công giáo để xem đó là một sức ép với nhà nước nhằm "hợp thức hóa" vụ cướp đất chùa Báo Thiên khi xưa thành việc cầu nguyện "đòi công lý và hòa bình" hiện nay, và tương lai nói như một số trang web Công giáo nước ngoài là một "cuộc bạo lọan lật đổ". Rõ ràng những hành vi trên càng ngày càng đi quá đà với những âm mưu đen tối, đi ngược lại với lợi ích chung của dân tộc.
Nhu cầu về bất động sản trong xã hội đang có những diễn biến “thực”, “ảo” khó lường. Nhu cầu ấy trong “tôn giáo” cũng không ngoại lệ.
Có hay không một câu trả lời dứt khoát của Nhà nước, của Giáo hội Công giáo và sự phản biện của Phật giáo Việt Nam? Câu hỏi còn bỏ ngỏ ở phía trước với những thách thức dài hạn cho nhiều phía. Vì vụ “cầu nguyện” đã không còn là vấn đề “thuần túy tài sản”, mà nó đang là một diễn biến mới của một “ý thức hệ” với đầy những toan tính bất ổn mà nhiều tín đồ Công giáo không thế thấy hết được. Những thông tin của chính quyền Hà Nội cho thấy phải chăng nhà nước đang "im lặng" cho một cuộc mở màn đầy quyết đoán để dẹp yên vụ nổi loạn mượn danh "cầu nguyện" này?
Tổng hợp của nhóm Sen Việt
3. Với đất “tòa khâm” (và cả nhà thờ Lớn), Giáo hội Công giáo có thể quay lưng lại với sự thật lịch sử?
Trong khi đề cao “công lý và hòa bình”, Linh mục Nguyễn Khắc Quế, Hà Nội đã phát biểu: “Thật là một bi kịch đối với chúng tôi khi mảnh đất linh thiêng của mình bị lấy đi” (BBC). Người ta chỉ biết tòa khâm hiện diện từ năm 1950, còn 67 năm trước thời điểm đó, ở nơi này từng là một mảnh đất linh thiêng, đệ nhất danh lam thắng cảnh của kinh thành Thăng Long, có ngôi tháp cổ được mệnh danh là An Nam Tứ Khí (bị giáo sĩ và thực dân cấu kết phá bỏ hoàn toàn vào năm 1883) thì không thấy thông tin báo chí nào của Công giáo nhắc đến cả. Quả thực “được lòng ta xót xa lòng người”.
4. Và người Phật tử đã lên tiếng
Dư luận từ phía những người Phật tử đối với vụ “cầu nguyện tòa khâm” chủ yếu là bản cáo trạng lương tâm đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam: “Khi bạn đến tòa để xin công lý (equity), hãy nhìn hai tay mình xem có sạch hay không” (câu nói trong truyền thống pháp chế Anh, Mỹ - Nguyễn Hữu Liêm). Với những từ “trả lại”, “đòi đất”, người Phật tử đặt câu hỏi: “Lương tâm người Công giáo đang cầu nguyện ở đâu?. Và không khó khăn để họ nhắc lại lịch sử của mảnh đất này:
Một trong những thành tích phục vụ Pháp khá nổi tiếng của ông Nguyễn Hữu Độ là việc giúp Giám mục Puginier xây nhà thờ trên chùa Báo Thiên ở Hà Nội. Công sứ Pháp ở Hà Nội bấy giờ là Bonnal đã khen ngợi tinh thần hợp tác của ông Độ và kể lại một bằng chứng, như việc chiếm hữu đất chùa một cách “hợp pháp” như sau: “San bằng cái chùa và tịch thu miếng đất thật không có gì dễ bằng trong thời gian chiếm đóng…, tuy nhiên, công bình mà nói, tôi cảm thấy ít nhiều ái ngại trong việc phạm một sự lạm quyền kiểu đó, nên thấy nên nhờ ông tổng đốc Nguyễn Hữu Độ. Ông rất tâm đầu ý hiệp với vị giám mục [Purinier, NQT ct.] và muốn làm vừa lòng ngài cũng như tôi vậy…” (André Masson, The Transformation of Hanoi, 1873-1888, Madison, WI: Center for Southeast Asian Studies. University of Wisconsin-Madison, 1983, NQT dịch).
Người Phật tử vẫn luôn mong đợi có một giải pháp lương tâm vì lợi ích chung nhiều hơn là những toan tính ích kỷ.
Báo chí Việt Nam đã thực sự vào cuộc?
Đã hơn 1 tháng im tiếng, thông tấn báo chí Việt Nam đang thực sự vào cuộc. Sự chịu đựng của chính quyền Hà Nội đã có giới hạn sau hàng loạt những văn bản gửi Tòa Tổng Giám mục Hà Nội về những hành vi vi phạm pháp luật của những người Công giáo đang cầu nguyện. Đài truyền hình Hà Nội, báo Hà Nội Mới, báo An Ninh Thủ Đô đã chính thức phản ứng mạnh, sau khi những người Công giáo đang cầu nguyện hết kiên nhẫn với khẩu hiệu “cầu nguyện” trong “ôn hòa”, “tĩnh lặng”, ngày 25-1-2008, họ đã ngang nhiên phá cổng trụ sở của TTTDTT (“tòa khâm”) và tiếp cục căng bạt để cầu nguyện.
1. Kết luận chung của báo chí, truyền hình Hà Nội
“Có thể khẳng định, những hành vi của một số giáo sĩ và giáo dân nêu trên đã vi phạm pháp luật. Đó là: Hủy hoại tài sản của Nhà nước; Lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép, treo khẩu hiệu trái quy định; Tập trung đông người và cư trú bất hợp pháp, làm mất trật tự giao thông công cộng và nơi làm việc của cơ quan Nhà nước khu vực số 42 Nhà Chung; Xúc phạm, lăng mạ và gây thương tích cho cán bộ, nhân viên Nhà nước; Tổ chức cầu nguyện trái quy định của pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo” (ANTĐ).
Những phản ứng trên có thể sẽ là những tín hiệu mở đường cho những phản ứng tiếp theo trên cơ sở pháp luật hiện hành của báo chí tiếng Việt tại Việt Nam, cũng như những trang thông tin điện tử khác (một số tờ báo lớn như Thanh Niên, Nhân Dân, TTXVN đã đưa tin bằng tiếng Anh).
2. Phản ứng của người dân về vụ “cầu nguyện”
“Chở thuyền lật thuyền mới biết sức dân như nước”. Hành vi quá khích của những giáo dân đang cầu nguyện "đòi đất" không những gặp phải những phản ứng mạnh mẽ của chính quyền mà còn vấp phải sự lên án của người dân Hà Nội. Trong khi một số tờ báo Công giáo đưa tin về câu nói “quyết liệt” của TGM Ngô Quang Kiệt: “Nếu ai cầu nguyện mà phải bị đi tù thì tôi sẽ xin đi tù thay”. Tuy nhiên, khi nói câu ấy, TGM cũng nên thử nghe ý kiến của người dân sống chung quanh khu vực nhà thờ Lớn:
- “Ngày 25-1, nhiều giáo dân đã đến Phòng VHTT quận Hoàn Kiếm ở 42 Nhà Chung để phá khóa, đạp đổ cổng sắt và một số tài sản Nhà nước khác, gây mất trật tự và tấn công thương tích cho nhân viên bảo vệ. Đây là việc làm vi phạm pháp luật. Pháp lệnh về Tôn giáo đã có hiệu lực hơn 1 năm nay. Các chức sắc tôn giáo vào giáo dân đều nhiệt liệt đồng tình với Pháp lệnh này, vì nó thể hiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng và tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động. Tuy nhiên, các tôn giáo nói chung và giáo dân nói riêng được tự do hoạt động tín ngưỡng thì càng cần phải tôn trọng pháp luật. Chúng tôi yêu cầu các giáo dân quá khích chấm dứt ngay những hành động sai trái. Tòa Tổng giám mục Hà Nội và giáo xứ Hàng Bài cần khuyên răn các giáo dân bình tĩnh, hành động đúng pháp luật...” (Đại diện nhân dân phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm).
- “Nhân dân phường Phan Chu Trinh được biết ngày 25-1-2008, có một số giáo dân ở các tỉnh cùng một số linh mục đến Phòng VHTT ở 42 Nhà Chung gây rối trật tự công cộng và gây thương tích cho nhân viên bảo vệ. Đây là việc làm vi phạm pháp luật Nhà nước. Nhân dân phường Phan Chu Trinh rất phẫn nộ và bức xúc trước những hành động sai trái trên của một số giáo dân bị xúi giục. Chúng tôi kiến nghị UBND thành phố và quận Hoàn Kiếm cần nghiêm khắc xử lý những hành động gây rối làm ảnh hưởng ANTT, vi phạm pháp luật nêu trên” (Đại diện nhân dân phường Phan Chu Trinh).
- “Gửi ông Ngô Quang Kiệt, Tòa Tổng giám mục Hà Nội! Chúng tôi là bà con nhân dân khu phố Nhà Thờ - Nhà Chung thuộc phường Hàng Trống. Yêu cầu ông Kiệt: tại sao ông chỉ đạo giáo dân gây mất trật tự trị an, ảnh hưởng đến đời sống của dân? Phố Nhà Chung - Nhà Thờ có 6 trường học. Các ông tập trung đông người, thậm chí đập phá cửa, đánh người gây tắc đường, gây mất trật tự, vi phạm pháp luật. Chúng tôi yêu cầu ông không được phát loa đài ầm ĩ; nhanh chóng chuyển tượng Chúa và Thập tự về nơi thờ phụng tôn nghiêm; không cho giáo dân tụ tập đông ngoài đường phố gây mất trật tự” (Bà con khu phố Nhà Chung - Nhà Thờ).
- “Gửi ông Ngô Quang Kiệt, Tòa Tổng giám mục Hà Nội! Chúng tôi là tập thể 160 Cựu chiến binh phường Hàng Trống, cực lực phản đối và lên án hành động chỉ đạo, xúi giục giáo dân của ông đã gây ra trên địa bàn phường từ ngày 20-12-2007 đến nay. Chúng tôi yêu cầu ông ngừng ngay những hành động vi phạm pháp luật Nhà nước Việt Nam. Chúng tôi đã đổ máu cùng nhân dân để giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp, đế quốc Mỹ; và sẽ không cho phép các ông gây mất ổn định chính trị ở địa phương. Chúng tôi sẽ yêu cầu chính quyền có biện pháp kiên quyết với các ông nếu các ông không dừng hoạt động vi phạm pháp luật này” (Hội Cựu chiến binh phường Hoàng Trống, Hoàn Kiếm).
“Cầu nguyện” là một hình thức biểu tình?
1. Thách thức của Giáo hội Công giáo?
Sau những “tối hậu thư” gia hạn của chính quyền Hà Nội, cũng như những phát biểu của Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, Chủ tịch UBMTTQVN… về vụ “tòa khâm” trên cở sở pháp luật, Giáo hội Công giáo vẫn im lặng, việc “cầu nguyện” ngày càng diễn biến phức tạp bằng những hành động quá khích. Trong khi, theo BBC một chủ biên tạp chí Công giáo ở Hoa Kỳ đã lên tiếng “thay” cho vụ việc này: “Nếu nhà nước không nhượng bộ sẽ lần lượt xảy ra những cuộc cầu nguyện khác nữa của Giáo hội, và… sẽ dẫn đến một biến động rất lớn, có thể…” (Trần Vũ Phong-Tạp chí Diễn đàn Giáo dân, Hoa Kỳ). Liệu sự im lặng của Giáo hội Công giáo Việt Nam có phải là một thách thức?
Tuy nhiên, câu hỏi mà người dân đặt ra là, nếu nhà nước nhượng bộ, tất cả các cơ sở không những của đạo Công giáo, của đạo Phật, đạo Cao đài, Hòa Hảo, cho đến những vấn đề đất đai khác sẽ lần lượt “cầu nguyện” quá khích như vậy thì bất ổn xã hội sẽ đi đến đâu? Bởi đó mới là một mối nguy còn lớn hơn nhiều so với việc giải quyết dứt khoát vụ “cầu nguyện” trong khuôn khổ pháp luật hiện hành. Nhà nước Việt Nam có thừa kinh nghiệm để giải quyết những vụ việc kiểu này.
2. Báo chí nước ngoài (BBC) “nhắc” Phật giáo vào vụ việc “cầu nguyện”
Trong khi Phật tử Việt Nam trong nước chính thức phản đối vụ “cầu nguyện” đòi “tòa khâm” của người Công giáo tại Hà Nội bằng việc kêu gọi người Công giáo hãy nhìn vào “một mảnh đất” bằng lương tâm của chính mình, thì BBC đã đăng một bài báo kiểu “đánh đồng” (bài học quá khứ) vụ việc đòi “tòa khâm” với tình hình của Phật giáo Huế, xảy ra năm 1993 để tăng sức ép với nhà nước về vụ việc “đâm lao thì phải (cố tình) theo lao” của TGM Ngô Quang Kiệt. Họ nhận xét: “Phật giáo Huế từ đó đến nay vẫn luôn được coi là một điểm nóng đang tạm ngủ theo lối trường miên đạo pháp và không biết sẽ tỉnh dậy bất cứ lúc nào”.
Rõ ràng sự đang đánh lạc hướng, lộng giả thành chân của nhóm Công giáo cực đoan BBC đã phần nào càng làm cho nhóm "cầu nguyện" cực đoan trong nước hung hăng hơn. Và từ 6 triệu tín đồ, họ tưởng tượng lên thành 8,5 triệu tín Công giáo để xem đó là một sức ép với nhà nước nhằm "hợp thức hóa" vụ cướp đất chùa Báo Thiên khi xưa thành việc cầu nguyện "đòi công lý và hòa bình" hiện nay, và tương lai nói như một số trang web Công giáo nước ngoài là một "cuộc bạo lọan lật đổ". Rõ ràng những hành vi trên càng ngày càng đi quá đà với những âm mưu đen tối, đi ngược lại với lợi ích chung của dân tộc.
Nhu cầu về bất động sản trong xã hội đang có những diễn biến “thực”, “ảo” khó lường. Nhu cầu ấy trong “tôn giáo” cũng không ngoại lệ.
Có hay không một câu trả lời dứt khoát của Nhà nước, của Giáo hội Công giáo và sự phản biện của Phật giáo Việt Nam? Câu hỏi còn bỏ ngỏ ở phía trước với những thách thức dài hạn cho nhiều phía. Vì vụ “cầu nguyện” đã không còn là vấn đề “thuần túy tài sản”, mà nó đang là một diễn biến mới của một “ý thức hệ” với đầy những toan tính bất ổn mà nhiều tín đồ Công giáo không thế thấy hết được. Những thông tin của chính quyền Hà Nội cho thấy phải chăng nhà nước đang "im lặng" cho một cuộc mở màn đầy quyết đoán để dẹp yên vụ nổi loạn mượn danh "cầu nguyện" này?
Tổng hợp của nhóm Sen Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét