Đón tiếp trọng thị là một điều vốn dĩ rất cần thiết trong “đối ngoại”, không chỉ riêng với Thiền sư Thích Nhất Hạnh mà với các lãnh tụ tinh thần đến từ các nước khác. Đặc biệt trong xã hội có nhiều tôn giáo như ở Việt Nam, diện mạo Phật giáo càng nên phải chú trọng. Điều đó còn khẳng định chúng ta không thiếu “Lễ”, với tư cách là người chủ nhà.
Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa, lễ khai mạc chính thức Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình). Báo chí, truyền hình Việt Nam những ngày gần đây thường xuyên đưa tin về sự kiện này. Không biết thư mời của Chính phủ và Giáo hội gửi đi những đâu và thư đăng ký tham dự gửi về ra sao, chỉ thấy số phái đoàn và lượng người tham dự được thông tin đưa ra hết sức khác nhau, không biết lấy thông tin nào làm chính thức.
Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa, lễ khai mạc chính thức Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình). Báo chí, truyền hình Việt Nam những ngày gần đây thường xuyên đưa tin về sự kiện này. Không biết thư mời của Chính phủ và Giáo hội gửi đi những đâu và thư đăng ký tham dự gửi về ra sao, chỉ thấy số phái đoàn và lượng người tham dự được thông tin đưa ra hết sức khác nhau, không biết lấy thông tin nào làm chính thức.
Nắm được chính xác số phái đoàn và số người tham dự thì khâu tổ chức tiếp đón, sắp xếp sẽ chu đáo và thuận lợi hơn. Có nghĩa rằng ngay từ bây giờ khâu lễ tân phải chuẩn bị vào cuộc với những nghi thức trọng thị mang tầm vóc của Chính phủ và Giáo hội, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh đối với vị thế của những cá nhân, tổ chức, phái đoàn về tham dự.
Việc Thiền sư Thích Nhất Hạnh về tham dự đại lễ Phật đản và hành đạo tại quê hương lần thứ 3 đã gây được sự chú ý của dư luận trong nhiều tháng nay và những hoạt động của Thiền sư tại Đại lễ Phật đản kỳ này cũng được xem là tâm điểm. Thế nhưng điều thất vọng của không ít Tăng Ni, Phật tử Việt Nam chính là khâu tổ chức đón tiếp của Chính phủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng thân làng mai được xem là phái đoàn đầu tiên về tham dự. Nếu coi thiền sư là “khách” thì phải thể hiện đầy đủ vị thế, nhân cách của người “chủ nhà”. Có nghĩa rằng Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản, gồm đại diện thành viên IOC, đại diện phía Chính phủ và đại diện phía Giáo hội Phật giáo tùy theo vai trò, tư cách của tố chức cá nhân mà cử người đại diện tương ứng đi đón tiếp. Và nên tổ chức đón tiếp cho phù hợp với nghi lễ Phật giáo và nghi thức riêng đặc thù của Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (điều này không biết có ai nghĩ đến chưa?).
Thông tin cho thấy, trong số những người đi đón tiếp Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại sân bay, nổi bật có gương mặt Đại đức Thích Nhật Từ (Tổng Thư ký IOC), HT. Thích Giác Toàn (mới suy cử Phó Chủ tịch HĐTS). Phải có người có đủ tầm vóc với vị thế của thiền sư Thích Nhất Hạnh để đón tiếp chứ? Ai cũng nhìn ngay ra đó là một sự “khập khiễng” trong đón tiếp mà Giáo hội cần phải chấn chỉnh ngay. Bởi “lời chào” bao giờ cũng cao hơn “mâm cỗ”.
Giáo hội cần phải chủ động hơn trong các bước hòa giải những khúc mắc còn tồn đọng trên tinh thần Phật giáo chứ không phải tinh thần thế tục, nhằm đoàn kết và huy động sức người, tinh thần và trí tuệ cho những sự kiện quan trọng của Phật giáo, cụ thể là sự chuyển mình tích cực của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập thế giới.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh và các phái đoàn Phật giáo thế giới chính là vốn sống, kinh nghiệm thiết thực để Phật giáo Việt Nam học hỏi và điều chỉnh bước đi của mình. Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc không phải là thùng sơn nhiều màu để đánh bóng hay tô vẽ cho những cá nhân hay tổ chức đơn lẻ nào. Đó là một sự kiện tâm linh, tôn vinh các giá trị thiệt thực của đạo Phật. Đó là dịp để hiểu hơn về tinh thần thời đại của Đức Phật. Đó là cơ hội quan trọng để Phật giáo Việt Nam nhìn nhận và đánh giá đúng về bản thân mình.
Được biết Thiền sư Thích Nhất Hạnh và phái đoàn trở về Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất TP. HCM, một thành phố có Văn phòng II của Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam với nhiều chức sắc Phật giáo có tên tuổi ở đó. Ý nghĩa của việc đón tiếp đó hẳn không nằm ở con số lần 1, lần 2 hay lần 3 mà thể hiện một phương diện đối ngoại “chuyên nghiệp” của phía Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, bên cạnh tình pháp lữ, đồng đạo. “Đầu voi đuôi chuột” trong đón tiếp Thiền sư Thích Nhất Hạnh bộc lộ một cung cách hành xử thiếu chuyên nghiệp nếu không muốn nói là hết sức thờ ơ và vô cảm. Chúng ta không nên để người Phật tử đoán già đoán non về sự thiếu đoàn kết trong nội bộ Phật giáo Việt Nam, chia rẽ trong cách thức tổ chức Đại lễ...
Sự kiện Thiền sư Thích Nhất Hạnh về nước không còn là chuyện riêng trong quan điểm của mỗi người, bởi điều đó nhắm đến lợi ích của số đông Phật tử Việt Nam. Thay đổi mình trong cung cách ứng xử cũng là sự hội nhập cần thiết trong thời điểm này khi Phật giáo Việt Nam rất cần trí tuệ và sức lực của Phật tử Việt Nam trên khắp thế giới. Sự trọng thị đối với một nhân vật nổi bật là sự trọng trị đối với niềm tự hào và ngưỡng một của đông đảo Phật tử (trong đó có tăng thân và Phật tử Làng Mai trên khắp thế giới).
Đón tiếp trọng thị là một điều vốn dĩ rất cần thiết trong “đối ngoại”, không chỉ riêng với Thiền sư Thích Nhất Hạnh mà với các lãnh tụ tinh thần của các nước khác. Đặc biệt trong xã hội có nhiều tôn giáo như ở Việt Nam, diện mạo Phật giáo càng nên phải chú trọng. Điều đó còn khẳng định chúng ta không thiếu “Lễ”, với tư cách là người chủ nhà. Nhẽ ra Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên khai thác lịch trình của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Việt Nam để tư vấn thêm nhiều những hoạt động thiết thực hơn nữa, chí ít là thích ứng và làm thay đổi nhận thức cũng như cách tiếp cận Phật giáo đối với giới trẻ và những tầng lớp khác nhau trong xã hội đang có cảm tình Phật giáo. “Khắc kỷ phục lễ” (nén mình theo lễ) là câu nói rất nên nhắc đến trong hoàn cảnh này. Rất mong Giáo hội Phật Giáo nên điều chỉnh kịp thời trước thời khắc lịch sử của Phật giáo Việt Nam khi ngày Đại lễ đã gần kề.
Nam Quốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét