Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2008

ĐỌC “ĐƠN KHIẾU NẠI KHẨN CẤP” CỦA TGM NGÔ QUANG KIỆT

TIN NÓNG:
"Gửi ông không muốn làm người Việt": http://www.vtv.vn/VN/TrangChu/TinTuc/CKX/2008/9/20/182569/

- "Mặt thật tự bộc lộ": http://www.hanoimoi.com.vn/vn/41/181178/


- Xem Video thông tin mới nhất về vụ "Tòa khâm": http://www.vtv.vn/VN/TrangChu/TinTuc/CKX/2008/9/20/182505/

Thật là cực nhọc cho ông Ngô Quang Kiệt: “dầm mưa dãi nắng” cầu nguyện (giáo dân dầm mưa dãi nắng còn nhiều hơn ông ta); đi chu du sang “thánh địa” Hoa Kỳ, kêu gọi các giám mục nước ngoài ủng hộ “sự nghiệp đòi đất” (nhiệt tình với tài sản của Vatiacan để mong đội được chiếc mũ đỏ Hồng y); mạnh miệng ra “tuyên ngôn”: “ai cầu nguyện mà phải đi tù tôi sẽ đi tù thay” (chẳng có ai cầu nguyện mà phải đi tù cả, chỉ có những kẻ phá phách, gây rối trật tự an ninh mới phải đi tù thôi, mà dù có muốn đi tù thay thì cũng chẳng ai cho, trừ khi chống chế độ như Nguyễn Văn Lý); cố đấm ăn xôi với khẩu hiệu “công lý và hòa bình” (nhưng các “linh mục” và “giáo dân” quá khích lại ngang nhiên thách thức, miệt thị pháp luật của một quốc gia có chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chẳng có hòa bình nào cho những mảnh đất mà phần lớn nhờ vào bàn tay cướp phá của thực dân mà có, trong đó có chiếm phá ngôi chùa Báo Thiên nổi tiếng lịch sử của Phật giáo); rêu rao cầu nguyện “bất bạo động” (nhưng tại “tòa khâm sư” và tại “Thái Hà” lại vác búa, kìm, xà beng… đi phá đổ cổng và tường rào, gây rối loạn cả một khu vực dân cư)…

Những điều kể ra trên đây và lá “đơn khiếu nại khẩn cấp” của ông Ngô Quang Kiệt cho thấy ông ta đã đi sai một nước cờ ngay từ đầu, có nghĩa rằng muốn, thậm chí rất muốn chính trị hóa vụ việc để “chọc trời quấy nước” tại Việt Nam bằng cách đổ xô nhau đi cầu nguyện, tung tin về cái gọi là “linh địa”, ‘hiển linh” nhằm lôi kéo tín đồ ngoại tỉnh, gây sức ép lên chính quyền… Thế nhưng điều đáng nói, ngoài miệng thì kêu rằng “không chính trị hóa vụ việc”, “chỉ là tranh chấp dân sự”. Chao ôi, nói như vậy, giống như ông ta là đại diện của “dân oan đòi đất”, nhưng có oan thật hay không khi phần lớn đất đai hoành tráng ở các khu đô thị có được là do “cấu kết, ăn chia” với chính quyền thực dân đô hộ Việt Nam mà có. Chữ oan, tiếng oan, còn thấm khắp trên những mảnh đất mà nhà thờ cướp phá ấy. Giả danh một “nỗi oan” để đi “đòi” trên một mảnh đất “đầy oan” ấy, chẳng có gì khác hành vi thủ tiêu nỗi oan của người khác và hợp thức hóa “nỗi oan” của mình. Không ngờ đây lại là “tuyệt chiêu” của những chủ chăn như ông Ngô Quang Kiệt.

Chúng ta hiểu, tại sao khi nghe tin “Tòa khâm sứ” được sử dụng làm công viên cây xanh, thư viện, ông ta lại “mất ăn mất ngủ” để viết đơn khẩn cấp như thế, vì vốn dĩ vụ này là do ông ta khơi mào, bóc tem “cầu nguyện vì công lý và hòa bình”, tức là danh xưng ấy lần đầu tiên được người Công giáo sử dụng ở Việt Nam. Các vua Hùng có sống dậy cũng phải bái phục ông Ngô Quang Kiệt, vì hình như thời Pháp thuộc các vua Hùng cũng nhiều lần về báo mộng cho dân Chúa sử dụng khẩu hiệu ấy để đánh đuổi thực dân, nhưng khốn nỗi khi các vua Hùng hiện về, lại bị họ chỉ vào mặt nói rằng: “các người là quỷ xa tăng hiện hình, chuyên làm nghề xúi bậy”. Đúng là bộ mặt của nhưng kẻ nhiệt tình cổ súy cõi trời nhưng lại toàn đi gây tai họa ở cõi người. Đây cũng là lần đầu tiên Vatican có điều kiện để “vun xới” cho lịch sử của mình bước sang trang khi có một Giáo hội Việt Nam kêu gọi “công lý và hòa bình” cho mảnh đất từng là thuộc địa. Đây cũng là lần đâu tiên Vatican có điều kiện để thay đổi hình ảnh đầy bạo ngược của mình đối với các dân tộc thuộc địa và các nền văn hóa bị đô hộ khi đã có Giáo hội Việt Nam tôn vinh “bất bạo động”.

Và đây cũng là những hình ảnh “đẹp mắt nhất” của Giáo hội Việt Nam mà Vatican đáng tự hào, đó là những điều kể trên được thực thi ngược: lúc cả dân tộc Việt Nam thống khổ, người Công giáo “ăn trên ngồi trốc” hưởng quyền lợi từ thực dân thì chẳng những không kêu gọi công lý và hòa bình mà còn góp tay với kẻ thù đàn áp, chiếm phá Việt Nam. Giám mục Puginier đã từng nói một câu mà người Việt Nam đáng phải khắc bia vàng để ghi nhớ: “Không có giáo dân Việt Nam hỗ trợ thì quân Pháp như con cua bị bẻ gẫy hết càng, không có cách nào có thể xâm chiếm nổi Việt Nam”. Tôn vinh “Bất bạo động” bằng việc vừa đọc kinh “Hòa bình” vừa lao vào phá đổ cổng, tường rào, bê tượng, cắm mốc thánh giá để chiếm đất hay sao?

Ông Ngô Quang Kiệt nếu đã lên kế hoạch tái chiếm đất thì cũng nên làm cho chi tiết, ai lại để những “tuyên ngôn to tát” ấy bị mỉa mai một cách chéo ngoe như vậy.
Nói dài dòng như vậy để dễ dàng hơn khi tiếp cận với “đơn khiếu nại khẩn cấp” của ông Ngô Quang Kiệt.
Trong đơn gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Ban tôn giáo, UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội… ông Ngô Quang Kiệt viết:

Sáng 19/9/2008, tại khu đất Tòa khâm sứ số 42 phố Nhà Chung thuộc Tòa Tổng Giám Mục Hàa Nội, một lực lượng hùng hậu gồm cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự, nhân viên an ninh, dân phòng, chó nghiệp vụ đã tập trung phong tỏa Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội và phố Nhà Chung. Một lực lượng khác đang tiến hành phá vỡ hàng rào và một số hạng mục, cày xới mặt tiền Tòa Khâm sứ của chúng tôi”.

Trong đoạn này, chúng ta chú ý đến câu “Tòa Khâm sứ của chúng tôi”. Không biết của chúng tôi là của ai? Có đời nào khi chế độ thay đổi, giấy tờ của chính quyền thực dân hết hiệu lực, đất đai trả về cho dân tộc Việt Nam, nhà nước trực tiếp quản lý mà nó vẫn còn là của mấy ông “khâm sứ”? Lưu ý nhà nước Việt Nam chưa một lần đặt quan hệ ngoại giao với Vatican nên “Tòa khâm sứ” ấy không có giá trị gì về mặt pháp lý. Nếu xét về sở hữu chủ thực sự của khu đất thì đất khu phố Nhà Chung là đất của Phật giáo, nơi từng hiện diện ngôi chùa Báo Thiên (đệ nhất danh lam thắng cảnh tại kinh thành Thăng Long với những lễ hội lớn vào bậc nhất cả nước) mới bị thực dân và giáo sĩ cấu kết chiếm phá vào cuối thế kỷ 19. Không biết khi hay tin xe ủi xới mặt tiền có ai nghĩ đến việc trước đó cả một ngôi chùa lịch sử bị phá sập không phải để xây công viên, thư viện công ích đâu mà để xây nhà thờ Lớn và “Tòa khâm” phục vụ cho giáo dân bây giờ? Chẳng lẽ mỗi khi ra vào cầu nguyện trước mảnh đất ấy, lương tâm của họ chưa một lần cất lên tiếng gọi.

Quả tình rất khó khăn khi người như ông Ngô Quang Kiệt có thể mượn danh Tổng Giám mục Hà Nội mà xách động giáo chống chiếm phá cuồng vọng như vậy. Ông Nguyễn Văn Sang là người ngoại tỉnh cũng nhảy vô Hà Nội để mượn lời người khác cao giọng thực dân nhằm chiếm đất đến cùng như sau:

“Muốn chấm dứt việc người Công giáo cầu nguyện đòi tài sản mà không can dự đến Phật giáo, trước những viễn cảnh tồi tệ giả định, tại sao không xúc tiến giải pháp đơn giản hơn rất nhiều, là có bước đi pháp lý thích hợp và một ít thoả hiệp để giải quyết rốt ráo vấn đề? Nhà nước “mất” về tay các giáo phận một vài toà nhà hay khu đất mà trong quá khứ không lâu đã là của họ, chẳng tốt hơn là mất đi khối đoàn kết dân tộc và sự bình yên trước viễn cảnh xung đột tôn giáo sao? Về phía (những người lấy danh nghĩa) Phật giáo, đã mấy trăm năm nay (Chùa Báo Thiên từ năm 1883 và gần hơn nữa đến thời điểm 1945 mà cho là mấy trăm năm, quả tình rất “lưu manh” – Trung Ngôn) mất những chùa chiền nào đó, nay nếu tiếp tục “mất” thì có tăng thêm chút mất mát nào không, thay vì lại “tự nguyện” nhảy vào thế chân Nhà nước trong cuộc tranh chấp này, để mất đi cả căn tính vốn có của đạo Phật? Nếu những tài sản mà phía Công giáo chứng minh được sở hữu có về với họ, thì cũng chỉ là thêm cho một bộ phận con dân nước Việt được có được những cơ sở vật chất mới phục vụ cho đời sống tâm linh, cho việc giáo dục, giải trí, hay làm từ thiện…, không phải là điều Nhà nước ta cũng chủ trương hay sao? Và thêm một bộ phận chúng sanh có được niềm hoan hỉ như thế, nào có khác chăng với tinh thần nhà Phật?” (VietCatholic ngày 22/2/2008 – Lê Hữu Tuân).

Xin cảm tạ mọi người, đã kiên nhẫn đọc những dòng trên và xin tha thứ những gì sai phạm hoặc đụng chạm tới lòng tự ái của quí vị.”

Trước lý luận rất “lưu manh” kể trên, tác giả Trung Ngôn đã viết:

“Ông Nguyễn Văn Sang còn ra vẻ “trí thức” khi xin cảm tạ và xin tha thứ, nhưng ông ta có hiểu hay không thể hiểu cái “mất” ở đây không chỉ là mất một ngôi chùa hay một mảnh đất mà còn là nỗi nhục mất nước, mất chủ quyền dân tộc. Cái mất ấy gắn với bao nhiêu thống khổ và tang thương của dân tộc Việt Nam và của Phật giáo. Cái mất ấy có bù đắp được không khi lương tâm của người ta đã bị “dã thú ngoại xâm” và “đầu óc thực dân” cướp đi mất?

Thế nào gọi là chứng minh được sở hữu? Ở vài mảnh bằng khóan của chính quyền thực dân? Nói vậy thì miền Nam Việt Nam là của Ngô Đình Diệm rồi, có cả Mỹ, Pháp làm chứng đấy sao hậu duệ… không về mà đòi đất đi. Nói vậy thì Campuchia là của Khơme đỏ rồi còn gì… Những thể chế đó mới chỉ sụp đổ từ những năm 1975, 1980 còn gần hơn nhiều cái mốc năm 1950, 1960 (đâu cần phải nói rằng đó là quá khứ không xa). Điều đó càng khiến người ta nghi ngờ về cái gọi là “con dân nước Việt”. Tôi trung không thờ hai chúa. Qua vụ các vụ cầu nguyện đòi đất, Đảng Cộng sản, Chính phủ, Nhà nước Việt Nam đều bị người Công giáo quá khích khắp nơi miệt thị, khinh thường, đặt mình ra ngoài pháp luật, trong khi đón rước những bộ phái quèn quèn của Vatican (ngoại quốc) thì họ đón còn hơn cả đón vua, không biết khi dùng từ “con dân nước Việt” họ có cảm thấy thoải mái với lương tâm hay không?

Thật dễ hiểu vì sao cái “pháp lý ngoại thuộc” còn ám ảnh chủ chăn nhiều như thế, bởi người chủ chăn mà lý luận kiểu “chẳng được đầu voi thì vẫn còn đuôi chuột” này, tức là “cố đấm ăn xôi” để vớt vát được phần nào thì vớt vát. Tuy nhiên, khi ông Nguyễn Văn Sang ngụy biện như vậy ông có đặt câu hỏi: Đạo Chúa bước vào Việt Nam từ hai bàn tay trắng, tuy nhiên “cơ ngơi” (đất đai, nhà thờ, tu viện, trường học…) có được lại không phải do hai bàn tay trắng ấy làm nên mà phần lớn do lợi dụng vào bàn tay xâm lược của thực dân bóc lột, cướp phá của dân tộc Việt Nam mà có. Vậy nay nếu nó có trở về với “hai bàn tay trắng” thì cũng có “mất” gì đâu mà “đòi”.

Cũng thưa thêm với ông Nguyễn Văn Sang, Phật giáo Lý - Trần và những vị vua Phật tử thuần thành, trước giặc Tống, giặc Nguyên - Mông xâm lược chưa từng để mất đất vì lý do để cho một bộ phận chúng sinh (giặc Tàu) có được niềm hoan hỷ. Thật lấy làm lạ khi tại sao “giáo dân” (để phân biệt với những giáo dân chân chính, biết suy nghĩ từ bài học quá khứ và ứng xử thích hợp trong hiện tại) đi chiếm đất của người khác mà có thể lấy làm “hoan hỷ” như vậy?”

Ông Nguyễn Văn Sang còn đề cử nhân vật Lữ Giang, một kẻ cũng lưu manh giả danh trí thức không kém, lúc có lợi thì bám chân Cộng sản, lúc không có lợi thì bám gót Vatican và Mỹ. Lữ Giang từng bị lật tẩy bộ mặt thật của y trên các trang như sachhiem.net, giaodiemonline.com, dongduongthoibao.org. Không những thế y còn là một tay xuyên tạc, chửi bới Phật giáo có hạng. Thế những đối với vấn đề “cầu nguyện” chiếm đất, y không biết làm gì hơn với những bài viết phản biện của một nhóm Phật tử trẻ, bèn xuyên tạc và viết bài “Chơi đòn hạ sách” một cách ấu trĩ, vụng về, nhằm quy kết bừa bãi, tung hỏa mù với “con chiên”, trong khi hắn chính là cao thủ trong việc “chơi đòn hạ sách”, một kẻ tiểu nhân luôn “ném đá giấu tay”, đánh phá Phật giáo không chừa một thủ đoạn nào.

Nếu là người đàng hoàng thì bài nào người ta viết ngược với mình thì phản biện lại, có ai cấm đâu. Nhưng y thấy mình đuối lý bèn quy kết phattuvietnam.net là của Mặt trận Tổ quốc, rồi Phật giáo quốc doanh…

Thế mà y lại được Nguyễn Văn Sang trọng vọng và gọi là “nhà văn” (nhà văng tục, xuyên tạc thì đúng hơn). Thật đáng nực cười! Nhưng nhờ thế mà chúng ta biết được cái gọi là “của chúng tôi” rất thống nhất với nhau và được lặp lại nhiều lần trong những hành vi chiếm đất.

Khu đất này sau thời gian Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đã nhiều lần có đơn yêu cầu trả lại nhưng chưa được giải quyết thì tối ngày 18/9 và sáng ngày 19/9/2008, Đài Truyền hình đã đưa tin về dự án, trong đó đã xuyên tạc nội dung và hình ảnh để dọn đường dư luận cho việc làm bất chấp luật pháp này”.

Không hiểu sao ông Nguyễn Quang Kiệt lại tự cho mình cái quyền đứng trên cả pháp luật nhà nước để biến quan tòa thành bị cáo như vậy. Có lẽ do ông ta chỉ đọc toàn những thứ “pháp luật” của nhà thờ, của Vatican nên chẳng thèm để ý gì đến pháp luật nhà nước cả. Không lẽ ông ta “đói” thông tin đến mức cả tháng nay, nhà nước, đa số dân chúng Việt Nam trong đó có cả giáo dân lên án hành vi vi phạm pháp luật của những người cầu nguyện mà ông ta cũng chẳng biết gì? Làm gì mà không biết, nhưng “giả nai ngơ ngác” vậy thôi.

Trước khi nói trả lại thì phải nói đến khái niệm bị mất. Phật giáo bị mất chùa Báo Thiên thì chẳng có linh mục nào kêu gọi trả lại. “Tòa khâm” bị chưng thu do nhà thờ cho tên Khâm sứ Vatican chống phá cách mạng “mượn” (xây dựng cơ sở) thì cố tình lờ đi. Còn nhớ Giáo hoàng thời đó còn ra sức vận động Mỹ bỏ bom nguyên tử để xóa sổ miền Bắc bất chấp bao nhiêu sinh linh đồng bào.

Hơn nữa trong vụ tranh chấp tại Thái Hà, bao nhiêu luật, nghị định, thông tư của nhà nước trong thời kỳ cải tạo xã hội ở miền Bắc đều chỉ ra sự thống nhất cần phải quản lý hết những nhà cho thuê, cho mượn, và đất nội thị. Giáo xứ Thái Hà thì khăng khăng bám vào một thông tư 73/TTG và cho rằng nhà thờ không cho thuê, cho mượn nên không nằm trong chính sách ấy. Nhưng ở bên “Tòa khâm sứ” thì ông Ngô Quang Kiệt lại nói ngược lại “Tòa khâm sứ là cho Khâm sứ mượn” (không phải là “khâm sứ” đàng hoàng mà là khâm sứ phản động bị trục xuất).

Không hiểu “cầu nguyện” chiếm đất kiểu gì, lật lọng như thế nào mà bên này đặt mình ra ngoài khái niệm “cho mượn” để lách luật, bên kia lại hô hào vì “cho mượn” nên bây giờ phải “trả lại”, không cần bàn đến pháp luật? Chỉ có một nghĩa thôi, bắt chước kiểu cách chiếm đất thời ngoại thuộc: đặt tượng hình Chúa vào tung tin Đức mẹ hiển linh, hợp thức hóa nó thành linh địa, thế là “OK” mọi chuyện.

Không biết ai là những người đang bất chấp pháp luật của nhà nước Việt Nam gần một năm nay mà lại nói chính quyền là bất chấp pháp luật. Đúng là vừa ăn cướp vừa la làng. Quả thật đáng sợ khi hình ảnh những “công dân” sống trong xã hội Việt Nam bị bôi nhọ đến mức muốn làm gì thì làm như vậy.

Ông Ngô Quang Kiệt tiếp tục bù lu bù loa:

Vụ việc này đang đi ngược lại với đường lối đối thoại mà nhà nước và Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đang tiến hành. Vụ việc này là hành động bất chấp nguyện vọng của cộng đồng Công giáo, bất chấp luật pháp và coi thường tổ chức Giáo hội Công giáo Việt Nam. Việc này cũng là hành động chà đạp lên đạo đức, lương tâm mọi người trong xã hội đối với tôn giáo được nhà nước công nhận”.

Ôi thôi, đến đây thì không muốn chịnh trị hóa cũng không được nữa rồi. Đuôi cáo đã lòi ra. Chỉ còn biết “đối thoại” bằng luật rừng, xông vào chiếm đất, phá đổ cổng, tường rào, bôi xấu chế độ, miệt thị pháp luật… Xã hội này nếu bất cứ tổ chức nào cũng “đối thoại” như vậy thì Việt Nam còn có hình ảnh gì đáng để đem khoe ra thế giới?
“Nguyện vọng”? Thi đại học cũng còn có đến 3 nguyện vọng, có nghĩa rằng cơ hội còn có nhiều ở phía trước, nhưng khốn nỗi “điểm kém quá” (tuân thủ việc “học pháp luật” thì ít mà “quậy” cho nhà nước tung lên thì nhiều) thì làm gì có “trường” nào chấm điểm đậu được. Đành phải “học lại” để sang năm “thi lại” thôi. Nguyện vọng bao giờ cũng phải chính đáng, và không có gì chính đáng hơn là tuân thủ pháp luật. Chẳng có ai đi chiếm đất của người khác mà lại nói đó là “nguyện vọng”. Cũng như vậy, một kẻ từng đi ăn cắp đồ của người khác, khi bị công an bắt, hắn bèn nói rằng, nguyện vọng của tôi là muốn có một cái nhà, và bây giờ tôi phải đi ăn cắp để có được cái nhà như “nguyện vọng”. Nghe rồi, có chịu nổi hông? Cười thôi! Vì hắn nói chuyện có vẻ như tâm thần không được ổn định.

Ôi, cũng trên mảnh đất mà đạo đức, lương tâm từng bị đầu óc thực dân lấy đi mất ấy, nay lại được nói ra một cách thản nhiên, không hề biết ngượng miệng như thế, không biết phải gọi ông Ngô Quang Kiệt là gì mà sao ông ta có tài chuyển hoán giỏi đến như vậy? Nhưng nếu có dùng đến chữ đạo đức, lương tâm thì ông ta cũng phải nên nhớ bỏ cái cụm từ “mọi người trong xã hội” ra vì như thế chẳng khác nào bảo mọi người trong xã hội Việt Nam đang “cá mè một lứa” bất chấp pháp luật để chiếm đất. Chẳng có “mọi người trong xã hội” nào cả ngoài mấy ông “linh mục” và “giáo dân” cuồng tín đó thôi. Nói ra cụm từ đó cũng phải biết mắc cỡ chữ. Giáo hội được nhà nước công nhận về mặt luật pháp nhưng lại chống đối luật pháp nhà nước, cụ thể là vi phạm pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo hay sao?

Sau màn cực lực phản đối là yêu cầu của ông Ngô Quang Kiệt:

1. Chấm dứt ngay hành động phong tỏa Tòa Tổng Giám mục Hà Nội và việc phá hoại tài sản.

Không nói rằng đây là cái giọng trịch thượng mà chỉ cần chủ ý đánh mập mờ khái niệm đã thấy ông Ngô Quang Kiệt đang rối, đang mất bình tĩnh và sáng suốt thế nào rồi. Tội phá hoại tài sản là tội mà nhà nước đang truy cứu với những giáo dân. Hình như đã có 7, 8 người bị bắt tạm giam rồi thì phải. Có ai chịu nổi hông, khi nhà nước đưa tin quy họach khu đất làm công viên, thư viện, đa số người dân Hà Nội và người dân cả nước xem đó là chuyện sáng suốt và vui mừng đón chờ ngày khởi công, thế mà lại bị quy là “phá hoại tài sản”. Hơn nữa khi nói như vậy khiến người ta cứ nghĩ rằng nhà nước đang phá hoại tài sản của Tòa Tổng Giám mục hiện thời chứ không phải khu đất mà quận quản lý mấy chục năm nay, câu này mà được dịch ra tiếng Anh thì có lẽ khối người nước ngoài ngộ nhận là nhà nước đập phá cơ sở tôn giáo.

2. Trả lại nguyên trạng khu đất cho chúng tôi sử dụng vào mục đích tôn giáo, phục vụ cộng đồng.

Ôi chao, cứ phải nhắc lại mãi cái chuyện “Quan tòa bỗng dưng trở thành bị cáo”. Cái gọi là “trả lại nguyên trạng” ấy chính quyền biết bao lần nhắc nhở đối với giao dân rồi. Nhưng tượng Đức Mẹ vẫn còn nằm chình ình ra đó, mấy kẻ cầu nguyện quá khích sờ vào là có cơ hội “lên thiên đường vĩnh cửu ngay” còn công an sờ vào, coi chừng “xuống địa ngục hết cả”. Tuy nhiên, cũng như câu trên, thà ông Ngô Quang Kiệt cứ nói thẳng với nhà nước rằng, chúng tôi tu hành nhưng khao khát đất đai trên trần thế này tưởng chừng như hông chịu nổi nữa rồi, xin ban cho chúng tôi một miếng đất cho chúng tôi sinh hoạt. Đừng lôi khái niệm “cộng đồng” vào cuộc, vì cộng đồng nào không biết giáo dân đã “phục vụ” họ gần 1 năm nay với những màn diễu hành, gõ cồng chiêng cả sáng lẫn đêm như thế. Nhưng những giáo dân khi đi cầu nguyện là phải ký tên, không tiếp xúc với gnười lạ mặt, tài liệu bên ngoài không được nhận, tin tức bên ngòai không được đọc… Giáo dân được giáo dục như vậy, không biết họ đang sống với “cộng đồng” nào? Người Việt ư? Nếu biết sống vì cộng đồng thì làm gì có chuyện cầu nguyện bất chấp “cộng đồng” phản ứng như vậy, khi dân cư chung quanh khu vực ngao ngán hết mức bởi cồng chiêng, loa phóng thanh hò hét nhiều tháng trời…. Thế thì cái gọi là “phục vụ cộng đồng” nghe quá dỏm.

3. Các cơ quan chức năng và Thành phố Hà Nội phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những điều có thể xảy ra trong việc chiếm đoạt tài sản của chúng tôi. Chúng tôi có quyền sử dụng những khả năng có thể để bảo vệ tài sản của chúng tôi.

Đọc đến đây thì mọi người đang tưởng tượng ra rằng toàn thân ông Ngô Quang Kiệt như đang cháy đỏ rực. Cứ như kinh Hòa bình sắp bị đốt cháy rồi, cứ như thiên binh đang được cử xuống trần để chuẩn bị một cuộc chiến tranh chiếm đất tại hạ giới rồi...

Sợ quá đi, nhà nước và hơn 90% người dân Việt Nam đang chuẩn bị tiêu tùng vì những người cầu nguyện quá khích này rồi. Thành phố vì hòa bình sắp hết hòa bình bởi chính những người đang hàng ngày tụng kinh “Hòa bình” rồi.

Nhưng mọi người vẫn đang kiên nhẫn đón chờ tinh thần “bất bạo động” của giáo dân sau lời phát biểu này của ông Ngô Quang Kiệt. Ôi cái từ “bảo vệ tài sản của chúng tôi” lại được mở miệng ra từ một người chủ chăn có học thức và vai vế như ông Ngô Quang Kiệt. Tài sản đất đai của dân tộc Việt Nam, của ông cha, của biết bao thế hệ người Việt, của biết bao tín ngưỡng tôn giáo đổ máu xương giữ gìn bảo vệ. Nay trở thành “của chúng tôi” một cách thản nhiên. Đó là chưa kể đến mảnh đất ấy Phật giáo xây dựng và nắm quyền sở hữu gần 7 thế kỷ, và đau đớn thay bị chính “tổ tiên ngoại thuộc” của những người đang tự xưng là “của chúng tôi” cướp phá? Đạo lý ở đâu? Lương tâm ở đâu?

4. Yêu cầu có sự can thiệp khẩn cấp của ngài Chủ tịch nước, ngài Thủ tướng Chính phủ, chính quyền Thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan để dừng ngay những hành động này.

Ông Ngô Quang Kiệt biết rõ việc quy hoạch xây dựng công viên cây xanh đó mới là đích thực phục vụ cộng đồng, mới đích thực là một hòa giải sáng suốt, tránh cho hình ảnh của người công giáo khỏi mất mặt nếu nhà nước bất ngờ quyết định trao cho Phật giáo phục dựng chùa Báo Thiên đúng với tinh thần bảo vệ, phục hồi di sản. Tất cả các ngôi chùa bị phá bỏ chỉ còn nền đất trong thời kỳ chiến tranh này đều được nhà nước trả về cho các làng xã phục dựng lại chùa chiền. Huống gì chùa Báo Thiên, một di sản nổi tiếng vào bậc nhất quốc gia, lẽ nào lại không xứng đáng được ứng xử như vậy. Giáo hội Phật giáo đã chính thức lên tiếng rằng mảnh đất đó đã bị giám mục Puginier cấu kết dùng quyền lực chiếm phá, nên dù dưới bất cứ danh nghĩa gì nó cũng không thể xứng danh sở hữu chủ và không có giá trị pháp lý. Nhà nước có đành lòng để lời phản biện của Phật giáo chìm lỉm vào bất công như vậy không, bởi chính Phật giáo mất rất nhiều chùa chiền vào tay nhà thờ nhưng không bao giờ nhận được dù chỉ là một lời xin lỗi.

Ông Ngô Quang Kiệt không biết cám ơn nhà nước vì điều này thì thôi lại còn ngược ngạo, thách thức ra “yêu sách” và cả “đe dọa” như vậy. Đó thực sự không phải là hình ảnh của một người tu sĩ chân chính. Ông Ngô Quang Kiệt không còn một hình ảnh đẹp mắt nào nữa với chính quyền, với 90% dân số trong đó có người Phật tử khi xúi giục giáo dân chống phá nhà nước, gây mất ổn định an ninh chính trị, gây mất đoàn kết dân tộc khi muốn tái chiếm một mảnh đất, nơi còn ghi đậm vết nhơ của nhà thờ trong thời ngoại thuộc.

Trần Điều

- Xem lại bài: "Sự thật nào sẽ giải phóng các anh em?":
http://huongsenviet.blogspot.com/2008/09/cu-nguyn-i-t-s-tht-no-s-gii-phng-cc-anh.html)

- Xem thêm bài mới nhất: "Không thể đi ngược lại pháp luật và lợi ích của nhân dân: http://www.hanoimoi.com.vn/vn/41/181088/

3 nhận xét:

  1. that bat cong cho nhung loi xao cha tren cua ai do da viet cho nhung nguoi vi chan ly.
    ai viet thi nen xem xet lai minh dang noi gi nhe.

    Trả lờiXóa
  2. anh chi biet noi nhung loi khoa truong thoi. anh biet su that co nhu anh noi hay ko

    Trả lờiXóa