Thứ Hai, 15 tháng 9, 2008

TÁI CẦU NGUYỆN TẠI “TÒA KHÂM SỨ”: HÀNH VI CÙNG ĐƯỜNG?


Trong chuyến thăm và làm việc 4 ngày tại Việt Nam, Ngày 12-9-2008, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ tổ chức họp báo, thật trùng khít thời điểm được “trông chờ”, cũng là cơ hội cuối cùng của “giáo dân” để xem ông ta có phát biểu gì không về vấn đề “cầu nguyện đòi đất” trước khi kết thúc chuyến đi. Ông Ngô Quang Kiệt trước đó đã nhanh chóng kịp thời về nước sau một chuyến đi “kết tình, kết nghĩa” tìm “liên minh cầu nguyện đòi đất”. Nhưng thật thất vọng, điều ông Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ quan tâm nhất lại là kinh tế.
Không còn đủ bình tĩnh nữa, ngày 13-9-2008 linh mục và giáo dân tiếp tục tái “cầu nguyện” trước “Tòa Khâm sứ” nhằm gây chú ý dư luận ngoài nước, cũng là thể hiện thái độ “quyết đòi Tòa Khâm cho bằng được” (cùng đường dứt giậu) như phát biểu trên BBC của ông Ngô Quang Kiệt…

Sau thất vọng về lá thư của Quốc vụ khanh Vatican, bởi họ xem các hành vi cầu nguyện đòi đất quá khích tại “Tòa Khâm sứ” có thể không kiểm soát được, gây tổn hại chung đến mối quan hệ giữa Vatican và nhà nước Việt Nam, đặc biệt nó đang “ấm” dần lên (sau những vụ cầu nguyện), là sự thất vọng “toàn phần” của những người “tổ chức” cầu nguyện “đòi đất” khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ sang thăm Việt Nam. Mong rằng ông Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ này nếu không tới thăm những người cầu nguyện thì chí ít cũng phải ban phát đôi điều gì đó về chuyện “cầu nguyện đòi đất”, ai dè ông ta chỉ lo phát biểu về quan hệ kinh tế và mong muốn Mỹ sẽ quan hệ bền chặt hơn với Việt Nam, còn lĩnh vực “nhân quyền”, “tôn giáo” thì rất thờ ơ và chẳng quan tâm đến vấn đề cụ thể nào cả. Bởi Mỹ từng tuyên bố vào ngày 02-05-2008, rằng không thấy có lý do gì để đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước vi phạm tự do tôn giáo (CPC).

Ngày 12-9-2008, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ tổ chức họp báo, thật trùng khít thời điểm được “trông chờ”, cũng là cơ hội cuối cùng để xem ông ta có phát biểu gì không về vấn đề “cầu nguyện đòi đất” trước khi kết thúc chuyến đi. Ông Ngô Quang Kiệt trước đó đã nhanh chóng kịp thời về nước sau một chuyến đi “kết tình, kết nghĩa” tìm “liên minh cầu nguyện đòi đất”.

Ngày 13-9-2008 linh mục và giáo dân tiếp tục tái “cầu nguyện” trước “Tòa Khâm sứ” nhằm gây chú ý dư luận nước ngoài, cũng là thể hiện thái độ “quyết đòi Tòa Khâm cho bằng được” như phát biểu trên BBC. Và như “được sắp đặt lịch trình”, trước đó một ngày, ông ta đến thăm và cổ động việc “cầu nguyện đòi đất” tại Thái Hà, cũng như những người bị chính quyền bắt vì tội phá hoại tài sản hợp pháp của người khác và gây mật trật tự an ninh, những mong con mắt diều hâu Mỹ có thể nhìn xa vạn dặm, nhưng với bao mỏi mòn thì bên kia vẫn “bặt vô âm tín”. Có điều khi đi thăm những gia đình có người bị bắt này chẳng thấy bài viết của truyền thông Công giáo nào nói rằng ông Ngô Quang Kiệt sẽ “đi tù thay” cho họ. Làm gì có chuyện đó, nhưng quả thực cái câu nói “ai cầu nguyện mà phải đi tù, tôi sẽ đi tù thay” đã có những “lợi thế to lớn” để kích động sự cuồng tín của giáo dân ít học và dễ dao động.

Điều này được thể hiện rất rõ ở một số điều trong Thông báo ngày 9-9-2008 của các linh mục giáo xứ Thái Hà: 5. Không nên nghe theo và làm theo lời những người không quen biết và/ hoặc những người không thuộc đoàn mình. 9. Chỉ nhận những giấy tờ, tài liệu do Giáo xứ cung cấp tại sân nhà thờ. Không nhận giấy tờ, tài liệu, ảnh tượng ở bất cứ chỗ nào trong khu vực giáo xứ, để tránh bị kẻ xấu lợi dụng và tránh tai vạ cho mình. 13. Nếu muốn biết sự thật về vấn đề đất đai đang diễn ra giáo xứ Thái Hà, xin vui lòng đọc các bài viết dán ở các bảng thông tin, ở các tài liệu do giáo xứ để trên bàn trong khu vực sân nhà thờ hoặc vào tham khảo tại các trang web sau đây: Chuacuuthe, Vietcatholic, Vietcatholicnews

Nếu việc “cầu nguyện” vì “công lý và hòa bình” theo như miệng của những người chủ chăn kêu gọi “đối thoại” thì cũng phải cho giáo dân được “đối thoại” về mặt thông tin xem người khác nhìn sao, nghĩ sao, bàn sao về mình chứ. Bởi có bao giờ mặt mình nhọ mà mình thấy mình nhọ bao giờ đâu. Phải biết “soi gương” và qua phát hiện của người khác thì mới thấy được mặt mình nhọ như thế nào chứ. Còn cái “sự thật” kiểu “mẹ hát con khen”, và “đối thoại” kiểu “hội tu kín” với nhau thì đủ biết nó đã thiếu minh bạch và đàng hoàng rồi.

Sự thật cho thấy, càng nôn nóng, càng ồn ào về “đòi đất” thì các trang thông tin Công giáo càng chỉ vẽ cho người ta thấy, “sản xuất” bài viết nhiều nhưng gần như thiếu kiểm chứng, chủ quan theo lối giáo dục thời Trung Cổ, bắt người ta nhắm mắt vào mà tin, nếu không muốn nói đó chỉ là một sự ồn ào của những quả bong bóng nhiều màu nhưng dễ vỡ. Bưng bít thông tin, không cho giáo dân của mình tiếp xúc với những thông tin trái chiều, chứng tỏ việc “cầu nguyện” đòi đất (thực chất là chiếm đất) đã bộc lộ sự sợ hãi trong đường lối giáo dục của người chủ chăn: sợ sự thật, nhất là những sự thật về Thánh kinh, về giáo hội Vatican, về quá khứ của Giáo hội Việt Nam và cách thức truyền đạo bằng chiến tranh xâm lược, về những núi tội của đạo Công giáo, về khoa học, phim ảnh, tiểu thuyết…, và giờ đây là về những thông tin về “cầu nguyện đòi đất” ngoài “nhà thờ”. Qua đó có thể thấy, sự thật mới chính là điều ám ảnh Giáo hội nhiều nhất trong lịch sử.

Tuy nhiên, dù rất muốn chính trị hóa việc “cầu nguyện đòi đất” (bên ngoài miệng thì luôn bảo đó chỉ là tranh chấp dân sự), ông Ngô Quang Kiệt, linh hồn của các vụ “đòi đất” cũng không thể không thừa nhận rằng, khi truyền thông nhà nước đã vào cuộc (không như vụ “Tòa Khâm sứ”) thì hình ảnh của ông ta, của những người giáo dân cầu nguyện thực sự đã gây ra sự phản cảm trong suy nghĩ của nhân dân, trừ người theo đạo Công giáo và những người chống phá Việt Nam. Đó là những hình ảnh đập phá, ngang ngược, thách thức, hô hào, kích động rất ư là thiếu đẹp mắt. Nhưng khi đến thăm những người “cầu nguyện”, ông ta cũng đã ban “niềm vui khôn tả” này cho ông Nguyễn Văn Sang và những linh mục quyết liệt “đòi đất” đến cùng.

Đặc biệt trong thông tin một chiều với giáo dân, những chủ chăn này trong bài viết rất ưa sử dụng những từ như , “giáo sư tiến sĩ”, “luật sư”, “bác sĩ”, “chuyên viên luật”, “nhà văn” “giám mục nước Pháp… đến thăm linh địa” (cứ bê Đức Mẹ vào chiếm đất là chỗ đó được hợp thức hóa làm linh địa), “bề trên”, “trí thức công giáo”, “nhà dân chủ”, “nhà nghiên cứu”,… nhằm đánh lạc hướng đầu óc của giáo dân ít học, bởi chỉ cần những danh xưng thở ra mùi “giáo dân” đó thôi là đủ có “sự thật” rồi, không cần phải kiểm chứng. Nhưng càng “bày” ra những danh xưng ấy, chứng tỏ họ đang rất chú ý đến hình ảnh bên ngoài. Bởi mượn vào những “uy tín” cá nhân giáo dân đó để cũng cố cho “sự thật” là ngụy biện, một điều tối kỵ trong tranh luận học thuật, cũng như trong việc tìm hiểu sự thật.

Ông Ngô Quang Kiệt khi phát động cầu nguyện đòi đất “Tòa Khâm sứ” đã quá chủ quan và không ngờ được rằng vì một sự hiếu thắng, muốn lấy điểm với Vatican của mình mà đã vô tình làm cho hình ảnh người Công giáo trở nên “vô pháp, vô thiên” đến như vậy. Đây là một tổn thất về hình ảnh lớn nhất của người Công giáo kể từ khi thống nhất Nam Bắc năm 1975, còn mấy cái vụ “đấu tranh dân chủ” của nhóm linh mục Nguyễn Văn Lý vốn chẳng đáng kể gì. Và điều ông Ngô Quang Kiệt không ngờ được rằng sau màn “lấy tĩnh chế động” của truyền thông nhà nước trước vụ “Tòa Khâm sứ”, thông tin thù địch từ ngoài nước và hầu hết các website Công giáo đã tưởng là nhà nước “bí” bèn giở trò “đối thoại” bằng cách miệt thị pháp luật, xuyên tạc và chửi rủa nhà nước Việt Nam tơi bời khói lửa. Nhưng sự “bộc lộ” sớm đó của họ là cần thiết để Nhà nước biết rõ rằng mình đang “nuôi” gì “trong tay áo”.

Tuy nhiên, không giống với vụ “Tòa khâm”, ở vụ Thái Hà, truyền thông nhà nước lại ra chiêu “lấy động chế động”, làm cho một cuộc chiến thông tin nổ ra, và đây cũng là điều cần thiết bởi chí ít nhà nước cũng hiểu thêm rằng những hành vi “cầu nguyện” ấy đã được các chủ chăn chính trị hóa tới mức nào khi bên ngoài họ đánh lừa “giáo dân” bằng cách cứ mở miệng ra là kêu gào “đối thoại” và “không chính trị hóa” vụ việc. Thật đáng buồn cười khi “chỉ là dân sự” mà lôi kéo cả Vatican, Mỹ và những nhóm truyền thông chống đối vào cuộc, rồi những linh mục quá khích của dòng Chúa Cứu thế còn gửi thư đi kêu gọi nước ngoài can thiệp. Nếu nói là “dân sự” thì chỉ cần mấy ông linh mục yêu cầu ra tòa giải quyết chứ cần gì phải ồn ào kéo giáo dân đến phá cổng, phá tường rào, bê tượng, cắm mốc thánh giá để chiếm đất, và việc gì phải kéo cả Chúa xuống mặt đất, lơ lửng trên tường rào để “làm chính trị” (tức là làm tấm bình phong bất khả xâm phạm cho chủ chăn). Nhưng xét về thực tiễn “giáo dân” mới là tấm bình phong thực sự chứ không phải ai khác, bởi đã có lúc Giám mục Puginier đã phát biểu: “Không có giáo dân Việt Nam hỗ trợ thì quân Pháp như con cua bị bẻ gẫy hết càng, không có cách nào có thể xâm chiếm nổi Việt Nam” (André Masson, The Transformation of Hanoi, 1873-1888, Madison, WI: Center for Southeast Asian Studies. University of Wisconsin-Madison, 1983, 51, NQT dịch).

Còn nếu tòa án có phán quyết về vụ kiện đó như thế nào thì cũng phải căn cứ trên những cơ sở pháp luật để giải quyết. Không phải cứ ai có đơn khiếu nại nộp lên là phải giải quyết, bởi đơn khiếu nại đó có phù hợp với hiến pháp và những quy định của pháp luật hay không, có phải là những đòi hỏi vô lối hay không. Thử hỏi nếu có một tòa án công bằng thực sự lương tâm (chứ không phải chỉ ở những giấy tờ đã hết hiệu lực khi chính thể cầm quyền thay đổi) thì những gì người Công giáo đã chiếm phá không ít chùa chiền Phật giáo có xứng đáng với những từ như “công lý và hòa bình” hay không? Tại sao nay kinh Hòa Bình lại được tụng và hát suốt ngày trước một mảnh đất mà có lúc cả lương tâm và “công lý và hòa bình” đều bị bỏ rơi. Phải chăng những “giáo dân” ấy đang khát ngưỡng “hòa bình” (thực chất là mong chế độ sụp đổ và không còn cái gai Phật giáo) đến mức không chịu nổi nữa rồi như thế. Đức Mẹ vẫn chưa ra “thông cáo” là trở lại Bắc sau khi bỏ vào Nam vậy mà mấy mảnh đất tại Hà Nội mà nhà nước giao cho người khác quản lý mấy chục năm nay rồi không hiểu sao bỗng dưng lại trở thành linh địa Đức Bà. Tại sao, những giáo dân ấy không tiện thể “mượn tay dắt trâu”, cắm mốc thánh giá vào tòa nhà Quốc hội và đưa ra bằng chứng lịch rằng, đây là di tích mà Giám mục Puginier hay giám mục chủ chăn gì gì đó khi xưa từng đặt chân đến và chỉ chỏ muốn lấy, dĩ nhiên không phải lấy cho riêng mình mà lấy theo ý chỉ của Chúa. Chẳng phải họ từng nói rằng vụ cầu nguyện “Tòa khâm” sẽ làm thay đổi cả chế độ, như những chiến binh "linh mục", "giáo dân" hùng hồn tuyên bố trên một số website Công giáo hay sao?

Tòa án hiện nay của nhà nước thì không thể xé luật mà để cho những giáo dân làm bừa được. Còn “tòa án lương tâm” thì vẫn còn treo lơ lửng trên đầu những người chủ chăn, điều đáng buồn là họ chưa một lần tỏ ra hối lỗi để “hiệp thông” với Giáo hoàng Giaon Phao-Lô II khi xưng 7 núi tội với nhân loại. Có nghĩa rằng, về quan điểm “chiếm đất thuộc địa” thì họ “hiệp thông” răm rắp với Vatican, sợ bị rút phép thông công, còn về lời hối lỗi chân thành khi gây ra những tội lỗi không thể bù đắp được thì họ lại “phản bội” ý chỉ của Vatican. Quả thực “Giáo hội” Việt Nam rất có “bản sắc”. Không nhiều “bản sắc” như vậy thì làm sao có thể là một “bàn đạp” để Vatican điều chỉnh chiến lược “mở rộng nước Chúa”, thực ra mở rộng chỉ là con bài “đánh chiếm” và “lật tung” cái gai Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc trong mắt thôi chứ “giáo dân” từ lâu đã vui vẻ và hiểu ngầm với nhau rằng Giáo hoàng đã dâng trái đất (hơn 6 tỉ người sinh sống, trong đó có hơn 1 tỷ người Công giáo) này cho Chúa từ lâu rồi.

Cũng vì lẽ đó mà những đất đai, chùa chiền của Phật giáo mất là chuyện hiển nhiên, là chuyện của quá khứ lịch sử, còn chuyện chiếm đất của người Công giáo là “quá khứ gần hơn” và tin chắc là do ý Chúa mách bảo vậy. Hỡi các danh xưng đầy “học hàm, học vị” của giáo dân qua bài viết về những vụ “cầu nguyện đòi đất”, xin quý vị hãy đọc những ý tứ (mượn lời người khác nói thay cho mình) của ông Nguyễn Văn Sang, một thành viên cầu nguyện với vẻ ngoài đạo mạo nhưng lại có thể mượn những lời như sau:

“Muốn chấm dứt việc người Công giáo cầu nguyện đòi tài sản mà không can dự đến Phật giáo, trước những viễn cảnh tồi tệ giả định, tại sao không xúc tiến giải pháp đơn giản hơn rất nhiều, là có bước đi pháp lý thích hợp và một ít thoả hiệp để giải quyết rốt ráo vấn đề? Nhà nước “mất” về tay các giáo phận một vài toà nhà hay khu đất mà trong quá khứ không lâu đã là của họ, chẳng tốt hơn là mất đi khối đoàn kết dân tộc và sự bình yên trước viễn cảnh xung đột tôn giáo sao? Về phía (những người lấy danh nghĩa) Phật giáo, đã mấy trăm nay (Chùa Báo Thiên từ năm 1883 và gần hơn nữa đến thời điểm 1945 mà cho là mấy trăm năm, quả tình rất “lưu manh” – Trung Ngôn) mất những chùa chiền nào đó, nay nếu tiếp tục “mất” thì có tăng thêm chút mất mát nào không, thay vì lại “tự nguyện” nhảy vào thế chân Nhà nước trong cuộc tranh chấp này, để mất đi cả căn tính vốn có của đạo Phật? Nếu những tài sản mà phía Công giáo chứng minh được sở hữu có về với họ, thì cũng chỉ là thêm cho một bộ phận con dân nước Việt được có được những cơ sở vật chất mới phục vụ cho đời sống tâm linh, cho việc giáo dục, giải trí, hay làm từ thiện…, không phải là điều Nhà nước ta cũng chủ trương hay sao? Và thêm một bộ phận chúng sanh có được niềm hoan hỉ như thế, nào có khác chăng với tinh thần nhà Phật?” (VietCatholic ngày 22/2/2008 – Lê Hữu Tuân).
Xin cảm tạ mọi người, đã kiên nhẫn đọc những dòng trên và xin tha thứ những gì sai phạm hoặc đụng chạm tới lòng tự ái của quí vị.”

Ông Nguyễn Văn Sang còn ra vẻ “trí thức” khi xin cảm tạ và xin tha thứ, nhưng ông ta có hiểu hay không thể hiểu cái “mất” ở đây không chỉ là mất một ngôi chùa hay một mảnh đất mà còn là nỗi nhục mất nước, mất chủ quyền dân tộc. Cái mất ấy gắn với bao nhiêu thống khổ và tang thương của dân tộc Việt Nam và của Phật giáo. Cái mất ấy có bù đắp được không khi lương tâm của người ta đã bị “dã thú ngoại xâm” và “đầu óc thực dân” cướp đi mất?

Thế nào gọi là chứng minh được sở hữu? Ở vài mảnh bằng khóan của chính quyền thực dân? Nói vậy thì miền Nam Việt Nam là của Ngô Đình Diệm rồi, có cả Mỹ, Pháp làm chứng đấy sao hậu duệ… không về mà đòi đất đi. Nói vậy thì Campuchia là của Khơme đỏ rồi còn gì… Những thể chế đó mới chỉ sụp đổ từ những năm 1975, 1980 còn gần hơn nhiều cái mốc năm 1950, 1960 (đâu cần phải nói rằng đó là quá khứ không xa). Điều đó càng khiến người ta nghi ngờ về cái gọi là “con dân nước Việt”. Tôi trung không thờ hai chúa. Qua vụ các vụ cầu nguyện đòi đất, Đảng Cộng sản, Chính phủ, Nhà nước Việt Nam đều bị người Công giáo quá khích khắp nơi miệt thị, khinh thường, đặt mình ra ngoài pháp luật, trong khi đón rước những bộ phái quèn quèn của Vatican (ngoại quốc) thì họ đón còn hơn cả đón vua, không biết khi dùng từ “con dân nước Việt” họ có cảm thấy thoải mái với lương tâm hay không?

Thật dễ hiểu vì sao cái “pháp lý ngoại thuộc” còn ám ảnh chủ chăn nhiều như thế, bởi người chủ chăn mà lý luận kiểu “chẳng được đầu voi thì vẫn còn đuôi chuột” này, tức là “cố đấm ăn xôi” để vớt vát được phần nào thì vớt vát. Tuy nhiên, khi ông Nguyễn Văn Sang ngụy biện như vậy ông có đặt câu hỏi: Đạo Chúa bước vào Việt Nam từ hai bàn tay trắng, tuy nhiên “cơ ngơi” (đất đai, nhà thờ, tu viện, trường học…) có được lại không phải do hai bàn tay trắng ấy làm nên mà phần lớn do lợi dụng vào bàn tay xâm lược của thực dân bóc lột, cướp phá của dân tộc Việt Nam mà có. Vậy nay nếu nó có trở về với “hai bàn tay trắng” thì cũng có “mất” gì đâu mà “đòi”.

Cũng thưa thêm với ông Nguyễn Văn Sang, Phật giáo Lý – Trần và những vị vua Phật tử thuần thành, trước giặc Tống, giặc Nguyên – Mông xâm lược chưa từng để mất đất vì lý do để cho một bộ phận chúng sinh (giặc Tàu) có được niềm hoan hỷ. Thật lấy làm lạ khi tại sao “giáo dân” (để phân biệt với những giáo dân chân chính, biết suy nghĩ từ bài học quá khứ và ứng xử thích hợp trong hiện tại) đi chiếm đất của người khác mà có thể lấy làm “hoan hỷ” như vậy?

Bộ mặt thật của ông Nguyễn Văn Sang đã khiến cho tác giả Trần Minh Khoa phải nhắc ông ta nên thuộc nhiều hơn kinh Thánh qua bài “Cầu nguyện “đòi đất”: sự thật nào sẽ giải phóng các anh em?”: “Trong bài “Ai dùng gươm…” trên Chuacuuthe, ông Nguyễn Văn Sang có trích: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm”. Nhưng không biết ông suy nghĩ sao về câu này trong kinh Thánh: “Hãy báo cho các nước biết: Hãy chuẩn bị chiến tranh; Hãy gọi dậy những trai tráng! Tất cả quân sĩ hãy tập họp lại và tiến lên! Đập lưỡi cày thành kiếm, và biến móc câu thành đao…” (Joel 3:9-10) ["Proclaim this among the nations: Prepare a war; rouse the mighty men! Let all the soldiers draw near, let them come up! Beat your plowshares into swords, And your pruning hooks into spears…].

Không biết chuẩn bị chiến tranh (chủ yếu là chiếm đất và phá di sản người khác) có chết vì chiến tranh không? Không biết ngoài những người được Vatican phong “tử vì đạo” có ai được phong “tử vì đất” không?”

Trở lại cuộc viếng thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ. Có thể nói, vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo tuỳ thuộc nhiều vào ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ và tuỳ vào những diễn biến, thiện chí hợp tác cụ thể trong quan hệ hai nước. Vấn đề nhân quyền, dân chủ, tôn giáo là vấn đề của mọi vấn đề, mọi quốc gia trong thời toàn cầu hóa, nên không quốc gia nào không “coi trọng” để tránh những gây hấn, can thiệp sâu vào nội bộ, thậm chí cấm vận kinh tế của các quốc gia lớn mạnh không có chung đường lối một cách không cần thiết. Tuy nhiên dân chủ phương Tây không phải là thước đo cho dân chủ phương Đông cũng như thích hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi nước.

Việt Nam đang thực thi đường lối ngoại giao cởi mở, đa dạng hóa, đa phương hóa cùng với những khẳng định nhất quán về độc lập tự chủ, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vai trò, vị trí chiến lược đối với hòa bình và ổn định của khu vực. Đó là điều hết sức quan trọng. Điều đáng nói, trước bao nhiêu song bão dập dồn ấy, ở trong nước, một số thế lực đen tối lại âm mưu gây rối loạn bằng “cầu nguyện đòi đất” tại thủ đô Hà Nội. Thử hỏi ai đang gối cao đầu để ngủ và có nhiều thời gian để ca hát, hành lễ, cầu nguyện… trong khi tình hình lạm phát tăng cao, tình hình phức tạp tại Biển Đông đang cùng lúc hướng vào giới lãnh đạo Việt Nam?

Nếu muốn đối thoại thì hãy tránh xa sự “đục nước béo cò”, bằng không nó càng trở nên trơ trẽn trước con mắt của người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam có đủ sự đoàn kết cần thiết, thậm chí gác lại hết ân oán quá khứ trước những cơn sóng gió, binh lửa ngoại xâm, chỉ có những người tự đặt mình ra ngoài sự phát triển, tồn vong của dân tộc để bám theo gót chân thực dân, đế quốc mới có thể có những hành động ngông cuồng, thách thức pháp luật, quay lưng lại với lợi ích chung như vậy, bất chấp cả lương tâm và đạo lý tương thân tương ái của người Việt.

“Cầu nguyện đòi đất” là một vấn đề của một trong cơn lũ quen thuộc chống Cộng, chống Chủ nghĩa xã hội nên cần phải có những biện pháp xử lý song hành vừa “lấy tĩnh chế động” vừa tăng cường thông tin rộng rãi, bởi vốn dĩ sự loạn động đó xuất phát từ những đòi hỏi vô lý và không được nhân dân tán đồng.

Nhà nước nên xem vụ “cầu nguyện đòi đất” đến nhanh còn hơn đến chậm, bởi từ đó nhận rõ những thực lực trong nước trước tình hình quốc tế phức tạp và những bất ổn trên biển Đông có thể xảy ra với Việt Nam, nhất là khi sự tranh chấp biển Đông chủ yếu từ dầu khí khi nguồn năng lượng thế giới đang cạn kiệt và khủng hoảng. Tranh chấp biển Đông mới là tình hình lớn. Đối với tình hình nhỏ (“cầu nguyện đòi đất”) trong nước cần phải được phân tích kỹ càng, thận trọng nhưng cương quyết về mặt chủ động thông tin. Bên cạnh là làm lành mạnh nền kinh tế và củng cố vững chắc hơn những giá trị văn hóa. Đẩy mạnh việc nâng tầm các hoạt động văn hóa, để xây dựng những giá trị thời đại mới tiếp nối với các giá trị có từ trong truyền thống ửng xử của dân tộc. Chấn chỉnh lại những họat động trong lĩnh vực quy hoạch đất, đặc biệt là đất đai tại các vùng nông thôn, để người dân tìm thấy lợi ích của mình trong đó, bằng không đó cũng là một mối nguy tiềm ẩn. Những điểm mà họ tấn công vào nhà nước như hình ảnh của một bộ phận quan chức tham nhũng cần phải được điều chỉnh gấp để củng cố niềm tin của nhân dân và làm trong sạch bộ máy chính quyền.

Nhà nước tránh bạo động là cần thiết, tuy nhiên, nếu đã dùng một trong những biện pháp xử lý bạo động như xịt hơi cay để giải tán đám “giáo dân” quá khích, coi thường pháp luật, lu loa là bị đàn áp thì cũng nên hiểu đó không phải là chuyện động trời ở các nước phương Tây, bởi biểu tình, bạo động, khủng bố ở họ như cơm bữa. Thậm chí ở những tình thế cụ thể, chính sách của liên bang còn ra lệnh cấm tụ tập đông người nơi công cộng.

Người dân Hà Nội, thậm chí cả nước đã tỏ ra chán ngấy trước hành động cầu nguyện với xà beng, kìm búa và lu loa gần một năm nay rồi. Vatican vẫn tiếp tục không bình luận gì, còn Mỹ thì thờ ơ trước hành vi ăn vạ bằng “cầu nguyện” (pháp luật Mỹ chắc chắn cũng chẳng giải quyết những chuyện “đòi đất” vô lý như vậy), họ đang dành thời gian để quan tâm đến việc khác lớn hơn trong phát triển quan hệ kinh tế và vị trí chiến lược trên biển Đông giữa hai bên. Rõ ràng hành vi cầu nguyện đòi đất của một bộ phận “giáo dân” là ích kỷ, vị kỷ chứ chẳng phải có thiện chí gì cho việc hoàn thiện nền dân chủ tại Việt Nam, một mục tiêu mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đang tích cực theo đuổi. Chính vì vậy, khẩu hiệu vì “công lý và hòa bình” của “giáo dân” nghe có vẻ to tát nhưng là khẩu hiệu rỗng tuếch mang tính “gậy ông đập lưng ông nhiều” nhất đối với họ, bởi từ khi xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam mấy trăm năm nay, chưa bao giờ họ sử dụng khẩu hiệu ấy để kêu gọi hay thực thi công lý và hòa bình cho quê hương, cho đồng bào ruột thịt của mình.

Trung Ngôn
(xem lại bài: "Cầu nguyện "đòi đất": sự thật nào sẽ giải phóng các anh em?": http://huongsenviet.blogspot.com/2008/09/cu-nguyn-i-t-s-tht-no-s-gii-phng-cc-anh.html)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét