Thứ Ba, 23 tháng 9, 2008

“NGỮ CẢNH” LỜI PHÁT BIỂU CỦA TGM NGÔ QUANG KIỆT


Sen Việt: Sau khi Sen Việt đăng một số bài về vụ “Tòa khâm”, đã có rất nhiều email gửi về không chấp nhận lời nói của ông Ngô Quang Kiệt dù ở bất cứ ngữ cảnh nào. Nhưng cũng có người xem đó là “sẩy miệng”, có người còn “chứng minh” tấm hộ chiếu không tương đồng với ám chỉ “người Việt”. Và có người còn xem đó là một phát biểu “anh hùng” khi dám nói lên một sự thật đáng nhục nhã của người Việt Nam… Sau đây Sen Việt xin giới thiệu ý kiến của tác giả Trần Quang Trung vừa gửi tới như một gợi ý.

- Lươn lẹo và tráo trở:

- Nghĩ về phát biểu "toàn văn":
http://www.sachhiem.net/XAHOI/MinhLuan.php

- Vụ cầu nguyện "đòi" đất: Nhà nước nhắc đền chùa Báo Thiên

- Tâm địa và khẩu khí

- Cử tri quận Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm đồng tình với quyết định cảnh cáo TGM Ngô Quang Kiệt

- Xem: Ông Ngô Quang Kiệt hãy xin lỗi hơn 80 triệu người Việt Nam
http://www.hanoimoi.com.vn/vn/41/181385/

Tôi nhận thấy, ở câu nói gây xôn xao dư luận vừa rồi của TGM Ngô Quang Kiệt, với báo chí phương Tây, nó đã trở thành tít lớn trên các mặt báo. Và tin chắc những người làm chính trị, văn hóa… sẽ có một cơ hội để bình luận.

Thực tế chứng minh đã có những Tổng thống, Giáo hoàng, Bộ trưởng, người nổi tiếng… thỉnh thoảng cũng đưa ra những câu nói mang tính “sẩy miệng” gây nhiều tranh cãi, bất bình, giận giữ, thậm chí dẫn đến mất cả chức vụ, quyền hành…

Tục ngữ Việt Nam có câu “sẩy chân dễ chữa, sẩy miệng khó chữa”. Trong chuyến thăm cố hương, Giáo hoàng Benedict XVI đã trích đọc lời một hoàng đế theo Thiên Chúa giáo hồi thế kỉ 14 nói rằng Đấng tiên tri Mohammad chỉ mang lại cho thế giới này những điều "đen tối và bất nhân". Vị Giáo hoàng này cũng động chạm tới khái niệm Jihad, hay thánh chiến, của Hồi giáo và mô tả ý tưởng về thánh chiến, theo lời ông, là mâu thuẫn với lý trí cũng như ý muốn của Thượng Đế. Và cả thế giới Hồi giáo đã tức giận…

Sau đó dù rất nhiều người trong đó có cả Thủ tướng Đức đã cố tình bào chữa cho “ngữ cảnh” lời nói của Giáo hoàng thì cũng không ngăn cản được làn sóng chống Chúa khắp thế giới Hồi giáo. Và Giáo hoàng vì không chịu đựng được sức ép ấy và vì danh dự của một người đứng đầu Giáo hội Công giáo toàn cầu đã phải chính thức ra lời xin lỗi. Chỉ “dẫn lời” người khác nói thôi mà đã ra nông nỗi thế rồi huống gì là tự mình phát biểu.

Với câu nói của ông Ngô Quang Kiệt, dù bất cứ ở quốc gia nào, nhất định sẽ gặp sự phản đối và biểu tình chống đối của người dân. Xem ra ở nước ta, người dân có truyền thống hòa hiếu nên mức độ không có gì là quá căng thẳng. Tuy vậy, là một người đứng đầu một giáo phận ở Hà Nội, ông Ngô Quang Kiệt không phải vì thế mà không đóng cửa tự vấn lương tâm.

Qua câu nói thiếu chín chắn và kín kẽ của TGM Ngô Quang Kiệt “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam” (trong tình thế nóng giận, khích động cầu nguyện chiếm phá đất, chống đối pháp luật nhà nước và qua ngữ cảnh mong muốn đất nước lớn mạnh, được người ta kính trọng), tôi thử đưa ra những câu nói mà danh từ đã được thay thế như sau để chúng ta cùng suy nghĩ thêm cho khách quan và hiểu được cảm xúc của mình khi ai đó đang giận quốc gia, dân tộc, tổ chức của mình mà phát ngôn như vậy:

Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Nhật Bản”.
Với câu nói này người Nhật Bản nghĩ gì?

Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái bằng chứng nhận mình là người Công giáo”.
Với câu nói này người Công giáo nghĩ gì?

Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái thẻ quy y chứng nhận mình là người Phật tử”.
Với câu nói này người Phật tử nghĩ gì?

Trần Quang Trung

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét