Thứ Năm, 1 tháng 1, 2009

TÍNH CÁCH THANH LỊCH CỦA NGƯỜI HÀ NỘI?


Đạo Phật với những giá trị nhân văn sâu sắc trong ứng xử đã thấm sâu trên mảnh đất Hà Nội. Vì thế đối với người Phật tử nói chung, người Phật tử Hà Nội nói riêng, khi hiểu rõ nghiệp báo, luân hồi, và sự tác động của tư tưởng vào môi trường nói chung, cái đẹp và sức sống của cỏ cây hoa lá nói riêng, họ sẽ biết giữ tâm bình an để không bị ô nhiễm bởi các dòng tư tưởng phá phách, cướp đoạt, ích kỷ, tham lam đang có biểu hiện tràn lan trong không gian sống…

Người Hà Nội có còn thanh lịch? Đây là một câu hỏi nghiêm túc được nhiều người đặt ra trong những năm gần đây khi lối sống của người Hà Nội đã khác xưa rất nhiều. Nhưng trước khi hỏi người Hà Nội có còn thanh lịch, cũng cần hiểu thêm ai là “người Hà Nội”. Chắc chắn “người Hà Nội” cần được hiểu dưới hai khía cạnh: một là những người Hà Nội gốc, có nhiều đời ông bà, cha mẹ sinh ra và lớn lên tại Hà Nội; hai là người Hà Nội là những người ở các tỉnh thành khác mới chuyển đến sinh sống được một hai thế hệ.

Phân biệt tương đối như vậy để thấy văn hóa vùng có nhiều ảnh hưởng đến lối sống và tập tục của người dân. Vì lẽ đó, tìm hiểu tính cách thanh lịch của người Hà Nội là phải tìm về với lối sống ứng xử của người Hà Nội gốc và đặt những tính cách cô đọng ấy vào đúng không gian văn hóa, lịch sử mà người Hà Nội đã trải qua. Tương tự như vậy, muốn tìm hiểu tính cách ứng xử đặc thù của người Huế, người Sài Gòn xưa, cũng cần phải tìm về những cư dân gốc này.

Trong bối cảnh người dân ngoại tỉnh trở thành công dân chính thức của Hà Nội ngày một gia tăng đã làm biến đổi rất nhiều hình ảnh của Hà Nội. Đến nỗi hiện nay, người ta không thể nói một cách rõ ràng rằng người Hà Nội có còn thanh lịch hay không. Từ một nét ứng xử được nói đến nhiều trong tính cách của người Hà Nội, có người cho rằng thanh lịch là một giá trị chung trong ứng xử của người Việt trên khắp mọi miền, có nghĩa rằng lối sống thanh lịch không phải là “sở hữu” của người Hà Nội.

Mới nghe, chúng ta cứ tưởng rằng người Việt Nam đã trở nên thanh lịch vì đó là tính cách chung. Nhưng sự thực không phải như vậy. Cái khó khi không thể trả lời cụ thể câu hỏi: “Người Hà Nội có còn thanh lịch không?” đã cho thấy có một sự mất mát nào đó trong tính cách của người Hà Nội. Nếu trả lời là “có” thì biện minh làm sao cho những hình ảnh không đẹp mắt trong ứng xử của người Hà Nội trong những năm gần đây. Nếu trả lời là “không” thì chạm đến “tự ái”, “tự hào” sâu xa của người Hà Nội chính gốc.

Thanh lịch là một lối sống ứng xử mang giá trị văn hóa. Những ứng xử mang tính cộng đồng cao và phản ánh nét đẹp trong giao tiếp với con người với môi trường sống được định hình thành những tính cách phổ biến của người dân trong một vùng. Cách nhìn nhận và đánh giá nói chung đều dựa vào những lối sống ứng xử riêng của cư dân của vùng đó. Nếu nói rằng "thanh lịch" là tính cách chung của người Việt thì đó là cách nói “cào bằng”, bởi nói như thế thì không chỉ người Việt mới thanh lịch mà người Lào, người Pháp, người Mỹ cũng thanh lịch. Nói chung công dân trên toàn cầu đều thanh lịch cả.

Ứng xử nào của người Hà Nội được xem là thanh lịch? Người Hà Nội xưa ăn nói nhỏ nhẹ, lịch sự, kín kẽ, tế nhị, không to tiếng cãi cự, ăn mặc, đi đứng tề chỉnh, ý tứ, nhân nghĩa với bạn bè, coi trọng tôn ti, lễ nghĩa, hiếu thuận với ông bà cha mẹ, tinh thần công dân quy củ theo lễ giáo, hào hoa, khiêm nhường... Bên cạnh đó là những nét ứng xử đựơc thể hiện trong truyền thống gia đình, giao tế xã hội, môi trường thiên nhiên, tín ngưỡng tâm linh cho người ta một sự cảm nhận rõ nét về tính cách người Hà Nội.

Vậy thì từ “thanh lịch” không phải tự nhiên sinh. Và không phải người dân vùng nào cũng có thể vận dụng và biểu hiện đầy đủ những ứng xử ấy trong cuộc sống hàng ngày. Đáng tiếc là chúng ta chỉ có thể nói điều này với người Hà Nội xưa. Không còn nhiều cơ sở, tiêu chí để khẳng định lại một lần nữa những tính cách thanh lịch ấy ở người Hà Nội nay. Chúng ta không nói đến những người Hà Nội vẫn còn đủ niềm tin để khẳng định mình là người thanh lịch trong vô vàn những xô bồ và cả bát nháo của lối sống lai căng hiện đại.

Gần đây, một trắc nghiệm nhỏ được VTV đưa ra khi tìm hiểu tính cách người Hà Nội hiện nay như sau: họ bỏ rác vào bịch nilon và vứt giữa đường đi, chờ rất lâu mà tất cả mọi người lại qua đều không ai để ý cầm bịch rác đó bỏ vào thùng rác, ngay cả nhân viên vệ sinh cũng bỏ qua. Họ tiếp tục ngầm bỏ một bịch rác khác trên vỉa hè nơi có đông người đi bộ, tập thể dục, nhưng rốt cuộc chính họ phải là những người cầm bịch rác đó bỏ vào thùng rác.

Nếp sống văn minh, hiện đại được thể hiện qua hành vi, thái độ ứng xử của người dân. Nhưng ý thức công dân của người Hà Nội kém như vậy đã nhắc chúng ta nhớ đến ứng xử của người Hà Nội qua vụ Lễ hội hoa anh đào; của người dân Huế qua festival Huế; của người dân thành phố Hồ Chí Minh qua đường hoa Nguyễn Huệ, vì họ đều có cùng một tính cách đó là “bức tử” cái đẹp chung bằng mọi cách.

Và mới hôm qua thôi, cách ứng xử đó đã lập lại tại phố hoa lần đầu tiên được thực hiện tại Hà Nội để chào đón năm mới 2009. Trước khi làm phố hoa, một số phương tiện truyền thông đã nói đến việc tại sao những người thực hiện không làm vào dịp Tết âm lịch, họ trả lời rằng vì lo sợ người đi “hái lộc” đầu năm sẽ phá tan hoang phố hoa. Nhưng cuối cùng thì ngay cả khi làm phố hoa để đón năm mới 2009, họ cũng không thể cản được những hành vi thiếu văn hóa của số đông người trẻ ngay trong lòng thủ đô Hà Nội.

Điều đó cho thấy, có những công dân sống tại Hà Nội nhưng gần như vẫn chưa bước chân vào “lòng” Hà Nội. Vì thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của cả nước, nói một cách văn vẻ là “trái tim của cả nước”. Trái tim ấy mà đập sai nhịp thì cơ thể (văn hóa) của cả nước sẽ có nguy cơ bị mắc bệnh. Và quả tình cái căn bệnh ứng xử thiếu văn hóa nơi công cộng đang bào mòn tính cách thanh lịch của chính người Hà Nội. Với những sự kiện lặp đi lặp lại kiểu này, những người yêu mến Hà Nội không thể không trăn trở.

Ứng xử với môi trường sống chung quanh, với tất cả những giá trị chân, thiện, mỹ mà trong quá trình sống con người đã tạo ra là những ứng xử khẳng định con người có văn hóa. Ứng xử ấy, nhắc nhở chúng ta phải biết nâng niu, trân trọng cái đẹp, cái thiêng. Khi những giá trị ấy bị chà đạp có nghĩa rằng mọi nỗ lực của con người cho cái đẹp, cái thiêng bị chà đạp. Đó chính là ý nghĩa của từ “phản bội”: phản bội lại cội nguồn, phản bội lại nếp nhà, phản bội lại những quy tắc đạo đức, văn hóa chung trong xã hội và cuối cùng là phản bội chính danh từ con người mà mình đang nắm giữ.

Ý thức công dân của người Hà Nội đang xuống thấp, vì họ có thể ngang nhiên cướp phá cái đẹp một cách không hổ thẹn như vậy. Đó là biểu hiện của thói vô nguyên tắc, vị kỷ và nhuốm đầy màu sắc của tham lam, tranh đoạt. Khi người dân không có ý thức công dân, không tôn trọng pháp luật, không biết yêu cái đẹp thì không thể nói đến những từ “ngẩng cao đầu” dù GDP có tăng đến mức nào đi nữa.

Đạo Phật cho rằng, cỏ cây hoa lá đều có tâm linh. Những biểu hiện sống tương quan chính là sự liên kết giữa con người với môi trường sống thiên nhiên, với cỏ cây hoa lá. Những tương quan ấy khi được kết hợp dưới nghệ thuật và sự nâng niu, chăm sóc, nuôi dưỡng cái đẹp sẽ làm tăng thêm hạnh phúc, ý nghĩa sống nơi mỗi con người. Ngoại cảnh luôn có những tác động lớn đến đời sống tinh thần chúng ta, vì thế đối với đạo Phật đó không chỉ là không gian tươi mát của cái đẹp mà còn là không gian tâm linh. Không gian tâm linh ấy dù gặp bất cứ ý nghĩ (yêu ghét) nào của con người cũng sẽ có phản ứng, do đó bất cứ sự chà đạp nào của chúng ta vào môi trường đều là những hành vi tạo nghiệp. Khi trong lòng chúng ta không thể yêu cái đẹp, tôn trọng cái thiêng cũng là lúc không gian mà chúng ta đang sinh sống bị ô nhiễm.

Đạo Phật và những giá trị nhân văn sâu sắc trong ứng xử đã thấm sâu trên mảnh đất Hà Nội. Vì thế đối với người Phật tử nói chung, người Phật tử Hà Nội nói riêng, khi hiểu rõ nghiệp báo, luân hồi, và sự tác động của tư tưởng vào môi trường nói chung, cái đẹp và sức sống của cỏ cây hoa lá nói riêng, họ sẽ biết giữ tâm bình an để không bị ô nhiễm bởi các dòng tư tưởng phá phách, cướp đoạt, ích kỷ, tham lam đang có biểu hiện tràn lan trong không gian sống. Và cũng chính lúc môi trường sống bị ô nhiễm người Phật tử rất cần ý thức điều này để thực hành từ bi quán, trải tâm từ đến muôn loài trong đó có con người, chim thú, cỏ cây hóa lá... Hành vi tôn trọng cái đẹp, yêu quý con người và môi trường sống là kết quả cao nhất của việc thực hành từ bi quán.

Thường Trung

1 nhận xét:

  1. Nếp sống(Culture or way of life)từng vùng tại Việt Nam tùy thuộc vào Dân Tộc Tính(Ethnicity)Ethnicity is an important means through which people can identify themselves.(Tạm dịch Dân tộc tính rất quan tọng vì qua đó người ta có thể tự xác định căn cước của mình)
    Nếp sống thay đổi theo thời gian,hoàn cảnh xã hội,nhưng Dân Tộc Tính không thay đổi .
    Những đức tính tốt và xấu của người Việt” mà tác giả Đào Văn Bình nêu lên và phổ biến trên internet là :

    “Mười Đức Tính Tốt :

    1. Thông minh

    2. Cần cù, nhẫn nại

    3. Chịu đựng trong mọi hòan cảnh khó khăn

    4. Bắt chước giỏi, nhanh, dung hợp được cái hay của người

    5. Gia đình đùm bọc, che chở, bảo vệ lẫn nhau

    6. Thích làm chủ

    7. Không cực đoan hoặc bảo thủ, tính tình dung dị, dễ thích nghi với xã hội mới

    8. Hiếu học, biết quý trọng giáo dục, người trí thức

    9. Yêu nước nồng nàn. Khi có ngọai xâm sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước. Tôn thờ và quý trọng người hy sinh vì đất nước

    10. Biết giữ gìn bản sắc dân tộc, không bao giờ bị đồng hóa.

    Mười Đức Tính Xấu:

    1. Đi trễ, không tôn trọng giờ giấc

    2. Hay nói dối, hoặc nói dối quanh

    3. Hay biện minh (tại, bị) thiếu tinh thần trách nhiệm, tự xử như người Nhật

    4. Thích nói xấu người khác, chen vào chuyện người khác (ngồi lê đôi mách), ghen tị.

    5. Không tôn trọng của công

    6. Thù dai

    7. Thích ai thì bốc lên tận mây xanh, ghét ai thì dùng mọi lời lẽ để lăng nhục, xỉ vả, chửi bới người ta. Thiếu thận trọng về ngôn ngữ. Thiếu tinh thần vô tư

    8. Khó lòng hùn hạp, khó làm ăn chung vì ai cũng muốn thủ lợi riêng.

    9. Vô kỷ luật

    10. Vì chỉ biết có gia đình mình, dòng họ mình cho nên lơ là việc chung. (Cha chung không ai khóc) Chính vì thế mà đất nước cứ chậm tiến, nghèo đói hòai.”

    Nếp sống là phương cách của con người áp dụng để thích nghi với xã hội với chế độ ngỏ hầu sống còn,phù hợp với số đông và không bị phân biệt đối xử.Ví dụ:Dân Hà Nội có học(hay còn gọi là trí thức,tư sản) sau 1954 đa phần bị đưa đi kinh tế mới vùng hoang vu như Lào Cai,Yên Bái.Thay vào đó là dân thất học theo đảng (từ các tỉnh )nên mang theo phương ngữ vùng mình vào Hà Nội,nói ngọng "thế lầy nà thế lào"là nhu cầu cần có để xác định mình là dân bần cố nông để được dảng trọng dụng(vì dốt biểu đâu làm đó,không cải lại đảng)cho nên nhiều người không nói ngọng cũng bắt chước để được yên thân.
    Dân SàiGòn cũng vậy ,sau 1975 thầy cô giáo đi dạy học ăn mặc lôi thôi(cô giáo đứng trên bục giảng mặc áo bà ba để trống phần dưới bụng trông rất thô tục nhưng phải theo mấy cán bộ VC mặc bà ba kèm khăn rằn)Trước 1975 dân MN bình dân thường hay chửi thề,sau 1975 thêm cả trí thức chửi thề,xài cả luật rừng,xã hội đen du nhập từ Hải Phòng,Thanh Hoá.
    Bây giờ các ông lớn bà lớn nhà nào cũng có 2,3 phục dịch (có nơi còn bị coi là gia nô)rồi tài xế riêng,thư ký riêng (kiêm vợ bé)
    Ngày mới vô Nam ngồi xe "ôtô con"thì rút chân lên chồm hổm,đóng cửa cái rầm cho mọi người chú ý ta đây có xe hơi.Bây giờ họ học các ăn xài Tây,Tàu,ăn chơi sa đọa,nhảy đầm mọi nơi,ngày Valentine mua sắm quà tặng tình nhân,đám giổ tưởng niệm Micheal Jackson,nuôi đĩ đực dưới dạng cận vệ v.v....nếp sống sa đoạ tận cùng,kèm thêm "xã hộ

    Trả lờiXóa