Lời Phi Lộ: ĐDTB, lên mạng ba bài viết trên trang Talawas, về tên cố đạo gián điệp Alexandre De Rhodes đã vận động và xúi dục triều đình Pháp gởi “binh sĩ=soldat” xâm lăng Việt Nam: Alexandre de Rhodes-Đối luận với tác giả Hoàng Trung của Bùi Kha – Xin góp ý dịch chữ “soldat” của Lý Đương Nhiên – Kính gởi Ban Biên tập talawas của Cao Huy Thuần. Thêm phần phụ lục là bức thư giáo sư Hoàng Tuệ, gửi cho anh Tâm Đạt Trần Thông, ngày 26 - 11 – 96, (sẽ Scan bức thư lên mạng), cho chúng ta thấy rằng giới học giả nghiên cứu miền Bắc trước 1975, thiếu tài liệu nghiên cứu về Alexandre de Rhodes và hai tên đại Việt gian Petrús Ký ( Trương Vĩnh Ký) và Nguyễn Trường Tộ. Trong miền Nam, Việt gian Cần Lao Công Giáo Diệm Thiêu Ngụy VNCH, thì ngụy sử ca tụng và tiêu hủy tài liệu những tên đại Việt gian này. Niềm vui cuối đời của giáo sư Hoàng Tuệ, là được đọc toàn bộ sách Giao Điểm và sách Lê Trọng Văn, sách anh Tiến sĩ Cao Huy Thuần, sách Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ,...in chui ở Việt Nam và in ở Mỹ, và bức thư Trương Vĩnh Ký gửi cho Grand Chef, viết vào cuối tháng 3, năm 1859 ( tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu sưu tập trong văn khố Pháp tại Paris) và linh mục Nguyễn Trường Tộ đứng trong đoàn giáo sĩ gián điệp Tây tại Đà Nẵng năm 1858 đón tiếp hạm đội Pháp bắn phá Đà Nẵng (ghi chú ở tr 22*, của Nguyễn Trường Tộ Con Người Và Di Thảo của linh mục Trương Bá Cần, nxb TP. Hồ Chí Minh , năm 1988)...mà những sách và tài liệu, giáo sư Tuệ đọc được, do anh Trần Văn Thông ở Mỹ và anh Lê Nhu đến tận nhà hai lần trao cho (cám ơn vô cùng) Catechismus (Phép giảng Tám ngày) là một trong những cuốn sách viết để dạy cho con chiên Việt
XIN GÓP Ý DỊCH CHỮ “SOLDAT” Lý Đương Nhiên Trong bài viết “Từ một câu chữ của Alexandre de Rhodes đến các dẫn dụng khác nhau” của Giáo sư Chương Thâu đăng trong tạp chí Công giáo và Dân tộc số ngày 15-3-1996 có đoạn như sau:
Toà thánh Ngày 4-5-1493, Giáo hoàng Alexandre 6 chia đôi thế giới, một nửa cho Bồ Đào Nha, một nửa cho Tây Ban Nha được phép đi chinh phục thế giới và truyền đạo. Linh mục A. de Rhodes đi sang Á châu qua ngả Bồ Đào Nha. Khi A. de Rhodes về Pháp sang Vatican vận động với Giáo hoàng cho Giáo hội Pháp được thành lập Giáo đoàn Pháp quốc Hải ngoại, Giáo hội Bồ Đào Nha phản đối và không cho A. de Rhodes sang Á châu. Giáo hoàng phải cử ông sang Ba Tư, sau đó phong ông lên làm Giám mục. Sau khi ông chết, Toà thánh mới cho phép Giáo hội Pháp thành lập Giáo đoàn Pháp quốc Hải ngoại. Như vậy, A. de Rhodes muốn xin các giáo sĩ thì chỉ được phép xin với
Không phải chỉ người Việt Nam mà cả người Pháp cũng ngạc nhiên và lo sợ lối hành binh của Tây Sơn. Ngày 11-8-1788, trong một lá thư gửi cho ông Letoudal, giáo sĩ (Giám mục) La Bertete có viết: "Tôi không rõ cuộc viễn chinh của người Pháp khi nào sẽ xảy ra, nhưng tôi sợ rằng quân Pháp của chúng ta vì khinh thường bọn này (Tây Sơn) và không am hiểu tường tận về cách hành binh của họ và sẽ không đủ sức mạnh thì có thể trở thành nạn nhân bi thảm” (tài liệu Hội Truyền giáo Hải ngoại ở Paris. Cochinchin, tập 102 trang 176). ( Đỗ Bảng – Những Khám phá về Hoàng Đế Quang Trung, tr 209) – Vua Quang Trung đang khỏe mạnh lăng đùng ra chết, có dư luận cho rằng vua Quang Trung có thể đã bị nhà truyên giáo tây phương thuê người đầu độc là có cơ sở lắm? Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) dẫn Hoàng tử Cảnh sang Pháp xin với vua Louis 16 (1754-1789) đem quân sang giúp Nguyễn Ánh. Năm 1857, Giám mục Pellerin, Hồng y Bonnechose, Linh mục Legrand de Liraye, Linh mục Huc vận động Pháp hoàng Napoléon đệ Tam qua ngả Hoàng hậu Eugenie Marie Montijo, được Pháp hoàng chấp thuận. Năm 1858, Đô đốc Rigauit de Genoully đem quân qua đánh chiếm nước ta. Như vậy, A. de Rhodes xin các nhà truyền giáo với Giáo hội Pháp không được và xin với chính phủ Pháp cũng không được luôn vì không phải thẩm quyền của họ. A. de Rhodes xin chính quyền Pháp soldat là xin binh lính. Giáo sĩ đi trước binh lính theo sau, đó là sách lược của các nước Âu châu đi chiếm thuộc địa vào các thế kỷ trước đây. Thời của linh mục A. de Rhodes, chữ soldat chưa có thêm nghĩa “chiến sĩ” mà dịch plusieurs soldats là “chiến sĩ truyền giáo” chỉ là ngụy biện. Mà ngụy biện thường đi với ngoan cố rất là khắng khít.
Trích Talawas ******* Alexandre de Rhodes - Đối luận với tác giả Hoàng Hưng Bùi Kha Tác giả Hoàng Hưng, trong bài viết “Những băn khoăn từ lá thư trả lời của ông Nguyễn Hoà” trên talawas ngày 1.4.2006, đã đề cập nhiều chi tiết thú vị và oái oăm về tình trạng dịch thuật ở Việt Nam hiện nay.
Vì tác giả đã cẩn thận cho biết rằng “Chuyện này xin kể đại khái, không đảm bảo chính xác về lời dẫn hay năm tháng, vì tôi đang ở rất xa nhà, không có trong tay tư liệu để trích lục, song đảm bảo chính xác về nội dung”, nên những góp ý của chúng tôi hôm nay cũng xin “được” nằm trong cái khung đó. Và sẽ được ông Hoàng Hưng điều chỉnh hay bổ sung phần viết của ông sau này. Theo ông Hoàng Hưng, sau khi nhận được bài viết của một “độc giả” báo Lao động hoài nghi về tính trung thực của một câu trích (và dịch) được gán cho Alexandre de Rhodes, “anh em trong ban văn hoá văn nghệ báo Lao động đã bỏ công sưu tầm tài liệu” và “tìm mỏi mắt không thấy có trong bất kỳ bản viết nào của chính Alexandre de Rhodes!”. Ông cũng cho biết rằng “người có công phát hiện câu trích ấy là một nhà nghiên cứu tên tuổi”, và sau nầy, “vị có công đó lên tới chức Viện trưởng Viện Tôn giáo!”. Tôi tự hỏi sao báo Lao động(và riêng cá nhân ông Hoàng Hưng), ngay từ đầu, không liên lạc thẳng với tác giả (hay nhiều tác giả) của câu trích (và dịch) đó để được xác nhận nguồn gốc trích dịch, trước khi... bỏ công sưu tầm và tìm mỏi mắt! (nhưng có tìm trong cuốn Hành trình và truyền giáo của A. de Rhodes không?) Như vậy, vừa khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc, nhưng quan trọng hơn cả, vừa tôn trọng và chứng tỏ được thái độ công bằng và khách quan với cả hai đương sự, “người dịch thuật” lẫn “kẻ hoài nghi”. Trong đoạn trích dẫn ở trên, ông Hoàng Hưng có cho biết “Câu trích này thậm chí đã được kẻ lên bảng treo trong Bảo tàng Lịch sử ở Hà Nội” và “cuối cùng biết được rằng câu trích tai hại kia là rút từ cuốn hồi ký của một thuyền trưởng người Pháp nào đó”. Là một người quan tâm đến cố đạo Alexandre de Rhodes và chữ Việt La-tinh hoá (mà rất nhiều người Việt chúng ta từ lâu quen gọi là Quốc ngữ), tôi đề nghị ông Hoàng Hưng, khi về lại nhà để có trong tay tư liệu để trích lục, công bố nguyên văn câu ở Bảo tàng Lịch sử Hà Nội và nguồn gốc cuốn hồi ký cũng như tên ông thuyền trưởng người Pháp nào đó. Xin nói rõ: đề nghị này hoàn toàn vì nhu cầu học thuật chứ không vì nghi ngờ tính trung thực của tác giả Hoàng Hưng. Bây giờ tôi xin góp ý:
Câu “mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Ðông phương” của A. de Nội dung của phần trích dẫn ở trang 264 của A. de Rhodes (nhờ đệ nhất tuyên úy của Hoàng Hậu vận động để đưa tôi lọt vào triều đình vua) thì hoàn toàn phù hợp với nhận định đúng đắn rằng “truyền giáo đưa đến xâm lăng”, nhưng ông Hoàng Hưng thì lại mỉa mai rằng “là một dẫn chứng tuyệt vời cho nhận định các nhà truyền giáo Gia tô là những kẻ mở đường cho các đạo quân xâm lăng."
Vai trò góp phần quan trọng tạo ra chữ Quốc ngữ của A. de Rhodes mà những người như ông Hoàng Hưng đang muốn nỗ lực xiển dương thì cần phải được đánh giá lại cho đúng. Nhất là nỗ lực đó nhằm "phục hồi nhân phẩm" cho ông cố đạo này như ông Hoàng Hưng viết, và lại còn (hàm ý) muốn dựng tượng, xây bia, đặt tên phố cho ông ta nữa. Những khám phá mới của nhà ngôn ngữ học Roland Jacques được công bố năm 2002 trên toàn thế giới, sau đó được tác giả Nguyễn Phước Tương thông báo trong nước trễ nhất là năm 2004, thế mà đến năm 2006 (nghĩa là 2 năm sau), ông Hoàng Hưng có vẻ vẫn lập luận và mang tâm cảnh (mindset) dựa trên những thông tin lỗi thời của ông từ năm 1992.
Công của ông cố đạo nầy thì đã quá rõ: Ông A. de Rhodes dứt khoát không phải là người đầu tiên sáng chế ra chữ Việt La-tinh hoá, nhưng ông đã cùng với các ông cố đạo Bồ Ðào Nha khác, cùng như cùng với những trí thức Việt Nam khác (thầy đồ, sư sãi, quan lại,...), góp phần chỉnh trang, hệ thống hoá và đặt nền móng cho tiếng Việt của chúng ta ngày nay. Và cái công tập thể đó thì chỉ giới hạn trong lãnh vực ngôn ngữ mà thôi, rõ ràng chưa xứng đáng để vì đó mà ta nâng chỉ mỗi mình ông cố đạo này lên thành công thần văn hoá, lại càng không xứng đáng để xây bia, đúc tượng, đặt tên đường như những vị danh nhân văn hoá khác của Việt Nam. Huống gì khi mở rộng ra trên bình diện lịch sử dân tộc, tội của ông thì cũng đã quá rõ, và quá nặng: Ông Alexandre de Rhodes là ông cố đạo Pháp đầu tiên đã vận động chính quyền Pháp xâm chiếm nước ta với ý đồ làm cho hai chính sách truyền đạo của nhà thờ và đô hộ của nhà nước quấn quyện vào nhau trong một thế hỗ tương quyền lợi, dù ý đồ đó không thành tựu ngày ông nhắm mắt. Tuy nhiên chính vì “tiền lệ” đó mà sau này, những giáo sĩ Pháp như Pallu, De la Motte, Huc, Pellerin, Puginier,... đã triển khai để thành công trong việc thuyết phục, kế hoạch, và tiến hành cuộc xâm lăng nước ta và áp đặt nền đô hộ trên dân ta. Xin giới thiệu với ông Hoàng Hưng một vài đầu sách xuất bản tại nước ngoài, để ông tham khảo thêm về chủ đề nầy: Histoire moderne du pays d’Annam, Charles Maybon; Vietnam: History, Documents and Opinions, Marvin Gettleman; L’Empire Vietnamien face à la France et à la Chine, Yoshiharu Tsuboi; La place du Catholicisme dans les relations entre la France et le Vietnam de 1851 à 1870, Etienne Vũ Ðức Hạnh; Fire in the Lake, Francis Fitzgerald; Vietnam’s Will to Live, Helen Lamb; The New Face of the War, Malcolm Browne; Vietnam A History, Stanley Karnow; Vietnam, A Political History, Josepph Buttinger –– Rhodes đã làm gì cho Việt Nam, Trần Quý - Việt sử toàn thư, Phạm Văn Sơn;Việt Nam thời Pháp đô hộ, Nguyễn Thế Anh; Việt Nam Pháp thuộc sử, Phan Khoang; Ðạo Thiên chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam, Cao Huy Thuần; Thập giá và lưỡi gươm, Trần Tam Tỉnh; Lịch sử nội chiến Việt Nam, Tạ Chí Ðại Trường; Tìm về dân tộc và Tôn giáo và Dân tộc, Lý Chánh Trung; Histoire de la pénétration Francaise au Vietnam (1858-1897), Nguyễn Xuân Thọ, ...
Trích Talawas ******* Kính gởi Ban Biên tập talawas Tôi thấy tên tôi trên bài viết của tác giả Chương Thâu trong talawas ra ngày 2-6-2006 Tôi nhờ Ban Biên tập vui lòng thông tin cho tác giả và độc giả biết rằng luận án của tôi mà tác giả trích dẫn đã xuất bản trong nước từ bốn năm nay (NXB Tôn Giáo 2002) dưới nhan đề Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam, 1857-1914 và trong đó không có câu viết của A. de Rhodes. Vì vậy tôi không muốn thấy mình bị liên hệ vào cuộc tranh luận liên quan đến câu viết này và cũng từ khước trước những tranh luận tương tự trong tương lai
Trích Talawas ******* BỨC THƯ GIÁO SƯ HOÀNG TUỆ Hà Nội, ngày 26 – 11 – 96 Anh Trần Văn Thông thân mến, Hoàng Tuệ đây? Đã nhận sách và thư của Anh và cả a. Lê Nhu. Cám ơn các anh. Tôi cũng đã có đọc. Đọc chậm lắm. Làm sao đọc cho nhanh được các anh ơi! Về các tài liệu gửi về, tôi thấy là quý. Đúng là ở trong nước, còn thiếu tài liệu cho các nhà nghiên cứu. Đối với A, de Rhodes, không ít vị còn giữ ý kiến như các anh biết. Họ ca tụng ông này thật quá lời và muốn “rộng rãi” trong sự kỷ niệm ông ta, tôi nghỉ các anh nên viết thư về cho các vị trong chính phủ, một số vị đang có thái độ như trên, cả một số học giả! Về Pétrus Ký, Nguyễn Trường Tộ và nhiều người khác, tôi có ý nghĩ hơi khác (giới nghiên cứu, học giả trong nước và giáo sư Hoàng Tuệ xác nhận thiếu tài liệu, ĐDTB) là phải chăng nếu thấu cái tâm sự của họ (Phản quốc Việt gian, ĐDTB) trong thời bi kịch đất nước bế tắc về học vấn, về văn hóa. Chúc Anh và các anh em bên đó làm được nhiều việc có ích trong nghiên cứu, khoa học. Và chúc hạnh phúc. Thân Ký tên Hoàng Tuệ Khu Thành Công, B5 – 62 Q, Ba Đình, Hà Nội Tel: 8343591 TB: Tôi có chuyển một số sách cho Ô. Đặng Nghiêm Vạn, Viện trưởng Viện Tôn Giáo. Ông ấy có ý muốn liên hệ với Anh. Các ông ở Viện Sử không tỏ ra có ý muốn ấy, Ông Vạn, Viện Tôn giáo, 27 Trần Xuân Soạn, Hà Nội Ghi Chú: * Trong những lần điện đàm anh TT với gs Hoàng Tuệ, gs Tuệ cho biết là gs. Nguyễn Khắc Xuyên, ra Hà Nội có quỳ tạ lỗi gs Tuệ tha cho NKX đã viết những lời thô tục bất kính đối với gs Tuệ, nhưng không viết bài đính chính trên báo chí ( quá gian manh xảo trá). Địa chỉ mới của gs Tuệ, tòa nhà lầu 3 tầng kiến trúc hiện đại (gia đình Bảo Ninh ở chung ): 100/3 Hoàng Hoa Thám, Q Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo anh TT, trong lần gặp tại 100/3 Hoàng Hoa Thám vào năm 2000, gs Tuệ bị căn bệnh lạ, cho nên không biết Gs Tuệ còn hay mất mà hơn 5 năm mất liên lạc (không có số điện thoại mới) và bận công việc không thăm quan Hà nội và kính viếng Di lăng Cha già Dân tộc Hồ Chí Minh trong những lần về Việt Nam sau này. * Theo lời khai của một lang y (người thôn Thuận An, tổng Thanh Vân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) tên Trần Vinh, bị tàu Pháp bắt đem đi rồi sau trốn thoát được, kể lại thì ngày10 tháng 9 ( tức 16-10-1858), tàu Pháp ( trên đó có Trần Vinh) đến đảo Nhân Sơn, trước cửa Mành Sơn, để đón ( Đức thầy Huy và Cố Lý) (tức Giám mục Gauthier và Linh mục Crox, cũng có tên Hậu và Hòa) nhưng (hôm qua hai vị đã lấy thuyền Nhà Chung với 8 người đi rồi). Khi tàu Pháp trở về Sơn Trà, Đà Nẵng, thì thấy thuyền nNhà Chung đã ở đó rồi. ( Xem Châu bản Triều Nguyễn CBR 22/47).Các giáo sĩ Pháp tập trung khá đông đảo tại Đà Nẵng, đứng đầu là Giám mục Pellerin, đã cùng nhau làm áp lực để quân Pháp chiếm đánh thẳng Huế cho chóng dứt điểm. Nhưng bộ chỉ huy quân sự Pháp đánh giá là không thể dễ dàng tiến đánh Huế mà phải chuyển hướng về Saigòn. Do đó, trước khi đem quân vào Saigon, Đô đốc Rigauit de Genoully đã tìm cách bắt buộc các giáo sĩ Pháp, hoặc trở về nhiệm sở hoặc đi tạm lánh ở Hong Kong, Giám mục Gauthier cùng với Nguyễn Trường Tô và những người tháp tùng đã đi sang Hong Kong trong những điều kiện như thế nào vào đầu năm 1859. ( ghi chú ở tr 22*, của Nguyễn Trường Tộ Con Người Và Di Thảo của linh mục Trương Bá Cần, nxb TP. Hồ Chí Minh , năm 1988 ) ĐDTB, ngày 28/8/06 PHỤ LỤC:
Tuy thế, dù sao đi nữa chúng ta cũng ghi nhận rằng Alexandro de Rhodes đã đưa ra xuất bản những công trình về chữ quốc ngữ sáng tạo bởi hai người Bồ Đào Nha: Gaspar do Amaral và Antonio Barbosa. Hai vị thầy vĩ đại này xứng đáng gợi chúng ta lập tượng đài tưởng niệm, chứ không phải Alexandro Rhodes!
GS-TS Phạm Văn Hường Trích Người Lao Động, ngày | |||
Thứ Ba, 21 tháng 7, 2009
SOLDAT: "BINH LÍNH" HAY "CHIẾN SĨ TRUYỀN GIÁO"?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét