Đại đức Thích Thanh Thắng, một tu sĩ Phật giáo tại TP. Hồ Chí Minh vừa có thư ngỏ gửi Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội và Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam về việc đề nghị dựng tượng giáo sĩ thực dân Alexandre Rhodes tại Hà Nội nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
TP. Hồ Chí Minh, Ngày 23 tháng 7 năm 2009
Kính thưa quý vị,
Theo thông tin trên Tuổi Trẻ Online ngày 29/6/2009, tôi được biết ông Phạm Văn Hạng (TP.HCM) vừa có “văn thư” gửi đến HĐND, UBND TP. Hà Nội cùng Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam để nêu ý muốn tặng tượng ông Alexandre de Rhodes cho thủ đô nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Bài báo cũng cho biết thêm, chính quyền Hà Nội cũng đã có thư trả lời ông Phạm Văn Hạng, hẹn sẽ cử đoàn vào Bình Dương xem qua tác phẩm. Sau bản tin ấy, liền có ý kiến nhắc lại tấm bia vinh danh Alexandre de Rhodes từng được đặt tại Hồ Gươm năm 1941 để gợi ý nơi đặt tượng.
Việc một cá nhân ưa thích ai và tạc tượng người ấy để kỷ niệm, thờ phượng hay muốn đặt ở đâu là chuyện riêng trong phạm vi quyền hạn của họ, không nhất thiết phải có ý kiến. Nhưng việc nhân danh toàn dân tộc đặt một pho tượng nơi công cộng để kỷ công một người nào đó thì mọi người dân đều có quyền có ý kiến.
Muốn nhân danh toàn dân tộc để kỷ công một người nào đó thì người ấy phải thật sự có công đối với toàn dân tộc. Công và tội của nhân vật Alexandre de Rhodes đối với dân tộc Việt Nam từng là đề tài tranh luận học thuật của nhiều người, nhiều giới và nhiều thời kỳ, đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Lập luận kỷ công vị thừa sai này chủ yếu xoay quanh việc ông là người đầu tiên sáng tạo chữ quốc ngữ cho người Việt sử dụng, khiến người Việt có thể đi trước thời đại vài trăm năm. Tuy nhiên, cũng có những lập luận và tư liệu chứng tỏ vị thừa sai này chỉ là người tập hợp các nghiên cứu của những người trước mình để thực hiện quyển tự điển Việt-Bồ-La.
Mặt khác, cũng có không ít tư liệu chứng tỏ trước khi có chữ quốc ngữ theo mẫu tự Latin thì người Việt cũng đã có cả một nền văn học chữ Nôm, nghĩa là người Việt đã có chữ quốc ngữ do chính mình sáng tạo, và chỉ vì sức mạnh của thực dân Pháp mà chữ quốc ngữ ấy mai một, nên không thể nói rằng việc thủ tiêu chữ Nôm và thay thế bằng chữ Việt (Latin hóa) là một việc làm tốt đẹp.
1. Sử liệu cho biết, Alexandre de Rhodes (1593-1660), người Pháp, gốc Do Thái, gia nhập dòng Tên tại Roma ngày 24/4/1612, vào Việt Nam năm 1624 [thời điểm Lê/Trịnh đàng Ngoài và chúa Nguyễn đàng Trong có những chính sách rất cởi mở với thương nhân và chú trọng đẩy mạnh quan hệ ngoại thương. Chúa Trịnh còn nhận thương nhân Carel Hartsink người Hà Lan làm con nuôi], học tiếng Việt từ một cậu bé 13 tuổi và được sự chỉ dạy bài bản của giáo sĩ Francisco de Pina người Bồ. Tháng 7/1626 bị trục xuất về Ma Cao. Ông tiếp tục trở lại và bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Việt Nam năm 1630. Những năm 1640 ông vẫn lén trở lại cho đến lần cuối cùng bị trục xuất vào năm 1645.
Alexandre de Rhodes không phải người sáng tạo ra chữ quốc mà chỉ là người biên soạn từ điển qua các công trình của người khác. Chính ông đã xác nhận: “… công việc này ngoài những điều tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh, thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pina người Bồ-đào-nha…, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ-đào, nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La-tinh theo lệnh các Hồng y, vì ngoài những tiện lợi khác, nó còn giúp ích cho chính người bản xứ học tiếng La-tinh…” (1).
Roland Jacques đã phát hiện công bố bản viết tay năm 1623 của Francisco de Pina: “Về phần tôi, tôi đã biên soạn một chuyên luận nhỏ về từ vựng và các thanh của ngôn ngữ này (tức tiếng Việt) và tôi đang bắt tay viết về ngữ pháp. Tuy nhiên, tôi cũng đã tập hợp được những cổ tích, thuộc nhiều loại khác nhau, nhằm cung cấp các trích dẫn của các tác giả để xác minh nghĩa của các từ và các quy tắc của ngữ pháp, cho đến nay tôi có thể yêu cầu một người nào đó đọc để tôi phiên dịch sang các chữ Bồ Ðào Nha (tức chữ La tinh)... Ngoài ra, tôi đã có ba bốn cuốn tập hợp các bài viết có lý luận trong số các bài viết hay nhất mà tôi tìm thấy được ở Vương quốc nầy". (Nguyễn Phước Tương, Ai là người thật sự sáng chế ra chữ Quốc ngữ?, Tạp chí Huế, Xưa & Nay số 62 tháng 3-4/2004) (2).
Kể từ khi cuốn từ điển này ra đời năm 1651, nó cũng không có tác dụng gì tới việc học chữ quốc ngữ của người Việt Nam. Vì vốn dĩ khi ấy người Việt sử dụng chữ viết chính thức là chữ Hán và chữ quốc ngữ (chữ Nôm). Chữ Nôm đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều thể loại sáng tác văn chương và đã đạt đến đỉnh cao qua tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du) và nhiều truyện thơ Nôm, văn xuôi quốc ngữ khác.
Đặc biệt trong các tác phẩm chữ Nôm của Thiền sư Minh Châu Hương Hải (1628-1715), lối hành văn tiếng Việt không khác nhiều so với ngày nay [trong Hương Hải thiền sư ngữ lục cũng nói đến sự kiện một số giáo sĩ Hoa Lang bị trục xuất khỏi Việt Nam – Lê Mạnh Thát, Toàn tập Minh Châu Hương Hải, NXB TPHCM, 2000, tr.116]. Vua Quang Trung (1753-1792) không chỉ sử dụng chữ Nôm trong văn bản hành chính mà còn chính thức đưa chữ Nôm vào trong thi cử. Ông chủ trương thay toàn bộ sách học chữ Hán sang chữ Nôm nên năm 1791 đã cho lập “Sùng chính viện” để dịch kinh sách từ Hán sang Nôm.
Chữ Nôm [ký âm tiếng Việt] chính là chữ Quốc ngữ mà ông cha ta sáng tạo. Điều đó khẳng định VIỆT NAM LÀ MỘT NƯỚC CÓ VĂN TỰ. Người Pháp đã tìm mọi cách thủ tiêu văn tự (Nôm) của chúng ta, thế mà còn lớn lối nói rằng đã đem đến cho chúng ta một chữ viết (Latin). Đây là hành vi thủ tiêu (chữ viết) và tranh công (sáng tạo) nực cười nhất trong lịch sử chữ viết của nhân loại. Không những thế, vì một cuốn từ điển được biên soạn lại qua công trình của người Bồ, mà một số người Pháp không ngượng miệng nói rằng: “Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ” (Nguyệt san MISSI).
Ngày 23/1/1576, Giáo hoàng La Mã Gregory VIII ban sắc lệnh, chính thức thành lập giáo phận Bồ Đào Nha tại Ma Cao. Phạm vi cai quản của giáo phận này gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và các vùng lân cận.
Nhưng đến nửa đầu thế kỷ 18, tại châu Âu dấy lên cuộc vận động trục xuất các giáo sĩ dòng Tên. Ngày 3/9/1759, Thủ tướng Pombal ban hành pháp lệnh, coi dòng Tên là kẻ phản bội, kẻ địch và kẻ xâm lược của vua và nhà nước. Ngày 21/7/1773, Giáo hoàng Clement XIV ban sắc lệnh, tuyên bố chính thức thủ tiêu dòng Tên. Những sự kiện này dẫn đến sự tan rã của giáo phận Bồ tại Macao (3).
Một điều đáng chú ý, tại Giáo phận Macao, năm 1594, Học viện St. Paul's - trường đại học phương Tây đầu tiên ở Viễn Đông đã hình thành, ngoài các môn thần học, văn học và nghệ thuật ra, trường còn dạy các ngôn ngữ của khu vực Viễn Đông như tiếng Hán và tiếng Việt...
Theo GS. Thang Khai Kiến, Đại học Ký Nam, Quảng Châu, Trung Quốc: “Sau khi Nhật Bản xẩy ra nạn cấm đạo, các dòng tu Macao hết sức coi trọng việc khai thác và phát triển công cuộc truyền giáo ở Việt Nam. ở Học viện St. Paul's, để đáp ứng nhu cầu truyền giáo ở Việt Nam, việc dạy tiếng Việt là điều hết sức quan trọng. Theo ghi chép của Linh mục Maldonado, năm 1667, học viện có hai môn học tiếng, tiếng Việt là một trong hai môn đó. Năm đó có 8 linh mục học tiếng Việt, nhưng chỉ có 6 linh mục học tiếng Trung Quốc. Theo thống kê không đầy đủ, trong thế kỉ XVII, có 70 giáo sĩ phương Tây đã đến Việt Nam, trong đó số giáo sĩ đến từ Macao chiếm tỉ lệ rất lớn” (4).
Như thế, rõ ràng tiếng Việt được ký âm bằng chữ cái La-tinh đã được phát triển dần dần từ rất lâu trước đó do nhu cầu tiếp cận với người bản địa của các giáo sĩ thuộc Giáo phận Bồ Đào Nha [làm nền tảng cho quyển tự điển Việt-Bồ-La mà Alexandre de Rodhes đã cho in năm 1651].
2. Alexandre de Rhodes là người có ý định xin vua Louis XIV của Pháp cung cấp binh lính để chinh phục phương Đông. Trong cuốn Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo), xuất bản tại Paris năm 1653 ở đoạn cuối chương 19, phần thứ 3 có một câu nguyên văn: “J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos pères et nos maitres en ces Églises. Je suis sorti de Rome à ce dessein le 11e Septembre de l’année 1652 après avoir baisé les pieds du Pape”.
Câu này được Hồng Nhuệ (linh mục Nguyễn Khắc Xuyên) dịch:“Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Đông Dương đưa về quy phục chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và Thày chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Roma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tôi hôn chân Đức Giáo hoàng.” ("Hành trình và truyền giáo” - Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP.HCM, 1994, tr. 263. Người dịch còn chú thích từ chiến sĩ ở đây: nói chiến sĩ Phúc Âm tức là nhà truyền giáo, chứ không phải binh sĩ đi chiếm xứ xăm lăng - tr. 289).
Trong bài viết “Ai làm ra chữ quốc ngữ?” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 31/1/1993, Giáo sư Hoàng Tuệ đã dịch plusieurs soldats là binh lính như sau: “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ”. Linh mục Nguyễn Khắc Xuyên đã viết bài “Gửi GS Hoàng Tuệ bàn về chữ Quốc ngữ trên tờ Tuổi Trẻ” đăng trên báo Ngày Nay số 277 ngày 1/7/1993 ở Houston, Texas. Linh mục Nguyễn Khắc Xuyên đã mạt sát GS Hoàng Tuệ là "ngu xuẩn", "ngu dốt", "thật là dốt lại thích nói chữ"... và đã chất vấn GS. Hoàng Tuệ như sau: “Từ điển Pháp Việt của Trương Vĩnh Ký dịch soldat là ‘lính, binh lính, lính tráng’. Từ điển Pháp Việt của Đào Duy Anh dịch soldat là ‘lính, bộ đội, chiến sĩ...’” Như vậy GS Hoàng Tuệ lùi lại hơn nửa thế kỷ khi chỉ dịch theo Trương Vĩnh Ký mà không theo từ điển mới nhất 1981 (sic) (5).
Theo Tự Điển Từ Nguyên (Dictionaire Étymologique), từ Soldat: mượn từ tiếng Ý, Soldato (từ Soldare, Solde); được biến đổi từ chữ Sondart (từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17) thành Soldat, có nghĩa là người đi bắn thuê, giết thuê - Tiré de Soudoyer "Dictionaire Étymologique, par Albert Dauzat (à l'école pratique des hautes Études) librairie Larousse - Paris 6, 1938, tr. 671, 672."
Hai tác giả phương Tây đã hiểu và dịch từ “plusieurs soldats” ra tiếng Anh như sau:
1. Solange Hertz dịch: “…I thought that France, as the most pious kingdom of the world, could furnish me many soldiers for the conquest of all the Orient in order to subject it to Jesus Christ and especially that I could find there some way of getting bishops for our Fathers and masters in those Churches. I left to Rome for this purpose on the eleventh of September of the year 1652, after kissing the Pope’s feet…” (Divers Voyages & ..., Solange Hertz, Newman Press, Westminter, Maryland 1966, trang 237).
2. Helen B. Lamb: “Alexandre de Rhodes held to his dream that France should play the key role in colonizing Vietnam: “I believe that France, as the most pious of all kingdoms, would furnish me with soldiers who would undertake the conquest of the whole Orient, and that I would find the means for obtaining bishops and priests who were Frenchmen to man the new churches. I went toRome with this plan in mind on September 11, 1652. ” (Vietnam’s Will to Live, Helen B. Lamb, N.Y. 1972, trang 38, 39) (6).
Nhưng “Plusieurs soldats” vẫn được dịch là “mấy chiến sĩ” (Nguyễn Khắc Xuyên), “chiến sĩ có nghĩa bóng là thừa sai” (Nguyễn Đình Đầu), “chiến sĩ truyền giáo” (Đinh Xuân Lâm) và ông Chương Thâu thì đồng ý với cách dịch này.
Với những tranh luận xảy ra trên chữ "soldat" này, GS. Cao Huy Thuần đã dẫn theo từ điển Robert của Pháp:
Soldat: 1. Homme équipé et instruit par l'Etat pour la défense du pays. 2. Tout homme qui sert ou qui a servi dans les armées.Dịch: 1. Người được nhà nước trang bị và huấn luyện để bảo vệ xứ sở. 2. Bất kỳ người nào phục vụ hoặc đã phục vụ trong quân đội.
Như vậy "soldat” bao hàm ý nghĩa quân sự, quân đội. Đó là người mà nhiệm vụ là làm chiến tranh, chiến tranh phòng vệ hay chiến tranh xâm lược, dù là nghĩa đen hay nghĩa bóng. Trong tôn giáo, dùng chữ "soldat” không làm mất đi cái ý nghĩa đánh nhau. Dù đánh nhau vì chân lý đi nữa, thì cũng đánh nhau và đánh nhau vì chân lý thì ghê rợn lắm. Đừng trách ai dịch soldat là "binh sĩ”.
Vậy, việc Alexandre de Rhodes từng có ý định xin vua Louis XIV của Pháp cung cấp binh lính để chinh phục phương Đông là đã rõ. Dù đã có một số người thêm “nghĩa bóng” cho từ soldats nhưng ý đồ tiêu diệt các nền văn hóa và tôn giáo khác để đem toàn cõi Đông Dương về quy phục chúa Kitô vẫn lồ lộ ra đó.
Thực tế 12 năm ở Việt Nam, Alexandre de Rhodes chẳng để lại bất cứ một ấn tượng gì ngoài việc 6 lần bị trục xuất.
3. Năm 1858 Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Ngày 14/11/1874, Đô đốc Hải quân - Thống soái Nam kỳ François Krantz ký nghị định mở trường Chasseloup-Laubat (tên của Bộ trưởng Hải quân Pháp) ở Sài Gòn để dạy tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ cho con em của quan chức người Pháp và người Việt đang cai trị Nam kỳ. Ngày 15/4/1865, tờ báo tiếng Việt - Gia Định Báo bằng thứ chữ mới, phiên âm theo mẫu tự la-tinh, lần đầu tiên được phát hành tại Sài Gòn. Ngày 6/4/1878, Đô đốc Hải quân - Thống soái Nam kỳ Louis Lafont ra nghị định số 82 bắt buộc các công văn, thư từ hành chính phải viết bằng chữ Quốc ngữ thay vì chữ Hán hay chữ Nôm.
Tháng 5/1906, dụ của vua Thành Thái về tổ chức giáo dục hệ 3 cấp cho bản xứ được một nghị định của Paul Beau phê chuẩn: ở cấp I, học sinh học cả chữ Hán và chữ Quốc ngữ; lên cấp II học chữ Hán, chữ Quốc ngữ và một phần tiếng Pháp không bắt buộc; đến cấp III thì cả 3 thứ chữ đều bắt buộc học như nhau.
Lợi dụng đúng lúc áp dụng thành công chính sách giáo dục “đồng hóa” triệt tiêu chữ Hán - Nôm, họ đã tô vẽ cho từ điển công cụ của Alexandre de Rhodes bằng những từ mà lâu nay một số người nhầm lẫn sử dụng như “cha đẻ”, “sáng tạo”, “công đầu”… Thực tế, thứ chữ đó sau hơn 200 năm chìm lỉm đã bất ngờ “sống dậy” trong sự cổ xúy của chính quyền bảo hộ Pháp. Trong hoàn cảnh bị thực dân cai trị và không đủ tư liệu tham khảo như bây giờ, việc một số người lầm tưởng rồi cổ vũ và tiến hành việc đặt bia kỷ niệm vị thừa sai này ngay bên cạnh trái tim của thủ đô Hà Nội là điều không đáng ngạc nhiên.
4. Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội nhằm tôn vinh tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, lòng tự hào dân tộc, cũng như bản sắc và văn hiến Thăng Long. Thăng Long là mảnh đất được thành lập gìn giữ và xây dựng phát triển bởi công lao của các vị vua Phật tử, các thiền sư, cư sĩ và trí thức Tam giáo, cùng vô số những người nông dân chân chất tin vào lẽ nhân quả tự ngàn đời, luôn kính ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.
Có thể thấy Thăng Long - Hà Nội là cái nôi của Phật giáo Việt Nam, của tư tưởng văn hóa truyền thống dân tộc. Ở đó đã có tượng đài tôn vinh Lý Công Uẩn, người đặt nền móng cho thủ đô Hà Nội ngày nay. Nếu Ngô Quyền là người đặt nền móng cho sự độc lập của người Việt thì chính Lý Công Uẩn đã xây dựng cho nền độc lập đó phát triển nguy nga thêm. Tư tưởng chủ đạo để Lý Thái Tổ xây dựng nguy nga nền độc lập ấy chính là tư tưởng Tam giáo, mà cốt lõi là Phật giáo. Ông cũng là người xuất thân nơi nhà chùa.
Thế mà chúng ta hãy nghe vị thừa sai Alexandre de Rhodes phỉ báng và mạt sát Đức Phật: “Bởi Tam giáo này, như bởi nguồn độc, nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường là dối thì vừa. Như thế có chém cây nào độc cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích-Ca là thằng hay dối người ta, ngã xuống, ...” (Aleaxandre de Rhodes, Phép giảng tám ngày, tr. 115 & 116, Tủ sách Ðại Kết, TP. HCM, 1993).
Trong tư tưởng, vẫn có người áp dụng luật mâu thuẫn đối kháng để phủ định cái có trước. Nhưng khi đã đặt tượng Lý Công Uẩn làm biểu tượng cho tinh thần người Việt, lại đặt tượng vị thừa sai người Pháp gốc Do Thái vào đó, phải chăng người ta muốn tinh thần thừa sai người Pháp gốc Do Thái phủ định tinh thần người Việt? Không bàn đến công hay tội của Alexandre de Rhodes, người ta thấy ngay rằng pho tượng của người Pháp gốc Do Thái này không nên để vào bất kỳ một nơi công cộng nào.
Dân tộc chúng ta có thiếu người để tôn vinh? Ai đó đã từng nói “lịch sử là một phòng tranh, trong đó nguyên bản chỉ có một còn phiên bản thì nhiều”. Vì thế, nếu xem thường việc khinh trọng mà cứ cố dựng cho bằng được tượng Alexandre de Rhodes tại Hà Nội có thể sẽ di hại đến muôn đời.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một định chế thừa kế tinh thần từ các vị quốc sư Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, Khuông Việt…, tôi nghĩ rằng, Giáo hội nên có ý kiến chính thức về vấn đề này. Tôi mong rằng Nhà nước và chính quyền Thành phố Hà Nội cũng cần cân nhắc kỹ trước khi nhận “quà tặng” tượng Alexandre de Rhodes. Nếu để “sự đã rồi” thử hỏi Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội có còn nguyên vẹn ý nghĩa văn hóa, hòa bình cao đẹp nữa không?
Kính thưa quý vị,
Lịch sử rất cần nêu cao sự thật, và chân lý thì không cần “người bảo hộ”. Một câu nói có thể có nghĩa đen và nghĩa bóng, nhưng một nửa sự thật thì vĩnh viễn không phải là sự thật. Mong sao chúng ta đừng để những nhầm lẫn trong ứng xử trở thành những nhầm lẫn của lịch sử.
Tôi xin gửi tới quý vị những ý kiến chân thành trên đây.
Kính chúc quý vị sức khỏe, hạnh phúc và thành tựu.
Thích Thanh Thắng
Ghi chú:
(1) Alexandro de Rhodes, Từ điển An Nam - Lusitan - La tinh (Thường gọi Từ điển Việt - Bồ - La), phiên dịch Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt và Đỗ Quang Chính, biên tập Hồ Lê, Cao Xuân Hạo và Hồ Tuyết Mai, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, TP Hồ Chí Minh, 1991.
TP. Hồ Chí Minh, Ngày 23 tháng 7 năm 2009
Kính thưa quý vị,
Theo thông tin trên Tuổi Trẻ Online ngày 29/6/2009, tôi được biết ông Phạm Văn Hạng (TP.HCM) vừa có “văn thư” gửi đến HĐND, UBND TP. Hà Nội cùng Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam để nêu ý muốn tặng tượng ông Alexandre de Rhodes cho thủ đô nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Bài báo cũng cho biết thêm, chính quyền Hà Nội cũng đã có thư trả lời ông Phạm Văn Hạng, hẹn sẽ cử đoàn vào Bình Dương xem qua tác phẩm. Sau bản tin ấy, liền có ý kiến nhắc lại tấm bia vinh danh Alexandre de Rhodes từng được đặt tại Hồ Gươm năm 1941 để gợi ý nơi đặt tượng.
Việc một cá nhân ưa thích ai và tạc tượng người ấy để kỷ niệm, thờ phượng hay muốn đặt ở đâu là chuyện riêng trong phạm vi quyền hạn của họ, không nhất thiết phải có ý kiến. Nhưng việc nhân danh toàn dân tộc đặt một pho tượng nơi công cộng để kỷ công một người nào đó thì mọi người dân đều có quyền có ý kiến.
Muốn nhân danh toàn dân tộc để kỷ công một người nào đó thì người ấy phải thật sự có công đối với toàn dân tộc. Công và tội của nhân vật Alexandre de Rhodes đối với dân tộc Việt Nam từng là đề tài tranh luận học thuật của nhiều người, nhiều giới và nhiều thời kỳ, đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Lập luận kỷ công vị thừa sai này chủ yếu xoay quanh việc ông là người đầu tiên sáng tạo chữ quốc ngữ cho người Việt sử dụng, khiến người Việt có thể đi trước thời đại vài trăm năm. Tuy nhiên, cũng có những lập luận và tư liệu chứng tỏ vị thừa sai này chỉ là người tập hợp các nghiên cứu của những người trước mình để thực hiện quyển tự điển Việt-Bồ-La.
Mặt khác, cũng có không ít tư liệu chứng tỏ trước khi có chữ quốc ngữ theo mẫu tự Latin thì người Việt cũng đã có cả một nền văn học chữ Nôm, nghĩa là người Việt đã có chữ quốc ngữ do chính mình sáng tạo, và chỉ vì sức mạnh của thực dân Pháp mà chữ quốc ngữ ấy mai một, nên không thể nói rằng việc thủ tiêu chữ Nôm và thay thế bằng chữ Việt (Latin hóa) là một việc làm tốt đẹp.
1. Sử liệu cho biết, Alexandre de Rhodes (1593-1660), người Pháp, gốc Do Thái, gia nhập dòng Tên tại Roma ngày 24/4/1612, vào Việt Nam năm 1624 [thời điểm Lê/Trịnh đàng Ngoài và chúa Nguyễn đàng Trong có những chính sách rất cởi mở với thương nhân và chú trọng đẩy mạnh quan hệ ngoại thương. Chúa Trịnh còn nhận thương nhân Carel Hartsink người Hà Lan làm con nuôi], học tiếng Việt từ một cậu bé 13 tuổi và được sự chỉ dạy bài bản của giáo sĩ Francisco de Pina người Bồ. Tháng 7/1626 bị trục xuất về Ma Cao. Ông tiếp tục trở lại và bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Việt Nam năm 1630. Những năm 1640 ông vẫn lén trở lại cho đến lần cuối cùng bị trục xuất vào năm 1645.
Alexandre de Rhodes không phải người sáng tạo ra chữ quốc mà chỉ là người biên soạn từ điển qua các công trình của người khác. Chính ông đã xác nhận: “… công việc này ngoài những điều tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh, thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pina người Bồ-đào-nha…, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ-đào, nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La-tinh theo lệnh các Hồng y, vì ngoài những tiện lợi khác, nó còn giúp ích cho chính người bản xứ học tiếng La-tinh…” (1).
Roland Jacques đã phát hiện công bố bản viết tay năm 1623 của Francisco de Pina: “Về phần tôi, tôi đã biên soạn một chuyên luận nhỏ về từ vựng và các thanh của ngôn ngữ này (tức tiếng Việt) và tôi đang bắt tay viết về ngữ pháp. Tuy nhiên, tôi cũng đã tập hợp được những cổ tích, thuộc nhiều loại khác nhau, nhằm cung cấp các trích dẫn của các tác giả để xác minh nghĩa của các từ và các quy tắc của ngữ pháp, cho đến nay tôi có thể yêu cầu một người nào đó đọc để tôi phiên dịch sang các chữ Bồ Ðào Nha (tức chữ La tinh)... Ngoài ra, tôi đã có ba bốn cuốn tập hợp các bài viết có lý luận trong số các bài viết hay nhất mà tôi tìm thấy được ở Vương quốc nầy". (Nguyễn Phước Tương, Ai là người thật sự sáng chế ra chữ Quốc ngữ?, Tạp chí Huế, Xưa & Nay số 62 tháng 3-4/2004) (2).
Kể từ khi cuốn từ điển này ra đời năm 1651, nó cũng không có tác dụng gì tới việc học chữ quốc ngữ của người Việt Nam. Vì vốn dĩ khi ấy người Việt sử dụng chữ viết chính thức là chữ Hán và chữ quốc ngữ (chữ Nôm). Chữ Nôm đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều thể loại sáng tác văn chương và đã đạt đến đỉnh cao qua tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du) và nhiều truyện thơ Nôm, văn xuôi quốc ngữ khác.
Đặc biệt trong các tác phẩm chữ Nôm của Thiền sư Minh Châu Hương Hải (1628-1715), lối hành văn tiếng Việt không khác nhiều so với ngày nay [trong Hương Hải thiền sư ngữ lục cũng nói đến sự kiện một số giáo sĩ Hoa Lang bị trục xuất khỏi Việt Nam – Lê Mạnh Thát, Toàn tập Minh Châu Hương Hải, NXB TPHCM, 2000, tr.116]. Vua Quang Trung (1753-1792) không chỉ sử dụng chữ Nôm trong văn bản hành chính mà còn chính thức đưa chữ Nôm vào trong thi cử. Ông chủ trương thay toàn bộ sách học chữ Hán sang chữ Nôm nên năm 1791 đã cho lập “Sùng chính viện” để dịch kinh sách từ Hán sang Nôm.
Chữ Nôm [ký âm tiếng Việt] chính là chữ Quốc ngữ mà ông cha ta sáng tạo. Điều đó khẳng định VIỆT NAM LÀ MỘT NƯỚC CÓ VĂN TỰ. Người Pháp đã tìm mọi cách thủ tiêu văn tự (Nôm) của chúng ta, thế mà còn lớn lối nói rằng đã đem đến cho chúng ta một chữ viết (Latin). Đây là hành vi thủ tiêu (chữ viết) và tranh công (sáng tạo) nực cười nhất trong lịch sử chữ viết của nhân loại. Không những thế, vì một cuốn từ điển được biên soạn lại qua công trình của người Bồ, mà một số người Pháp không ngượng miệng nói rằng: “Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ” (Nguyệt san MISSI).
Ngày 23/1/1576, Giáo hoàng La Mã Gregory VIII ban sắc lệnh, chính thức thành lập giáo phận Bồ Đào Nha tại Ma Cao. Phạm vi cai quản của giáo phận này gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và các vùng lân cận.
Nhưng đến nửa đầu thế kỷ 18, tại châu Âu dấy lên cuộc vận động trục xuất các giáo sĩ dòng Tên. Ngày 3/9/1759, Thủ tướng Pombal ban hành pháp lệnh, coi dòng Tên là kẻ phản bội, kẻ địch và kẻ xâm lược của vua và nhà nước. Ngày 21/7/1773, Giáo hoàng Clement XIV ban sắc lệnh, tuyên bố chính thức thủ tiêu dòng Tên. Những sự kiện này dẫn đến sự tan rã của giáo phận Bồ tại Macao (3).
Một điều đáng chú ý, tại Giáo phận Macao, năm 1594, Học viện St. Paul's - trường đại học phương Tây đầu tiên ở Viễn Đông đã hình thành, ngoài các môn thần học, văn học và nghệ thuật ra, trường còn dạy các ngôn ngữ của khu vực Viễn Đông như tiếng Hán và tiếng Việt...
Theo GS. Thang Khai Kiến, Đại học Ký Nam, Quảng Châu, Trung Quốc: “Sau khi Nhật Bản xẩy ra nạn cấm đạo, các dòng tu Macao hết sức coi trọng việc khai thác và phát triển công cuộc truyền giáo ở Việt Nam. ở Học viện St. Paul's, để đáp ứng nhu cầu truyền giáo ở Việt Nam, việc dạy tiếng Việt là điều hết sức quan trọng. Theo ghi chép của Linh mục Maldonado, năm 1667, học viện có hai môn học tiếng, tiếng Việt là một trong hai môn đó. Năm đó có 8 linh mục học tiếng Việt, nhưng chỉ có 6 linh mục học tiếng Trung Quốc. Theo thống kê không đầy đủ, trong thế kỉ XVII, có 70 giáo sĩ phương Tây đã đến Việt Nam, trong đó số giáo sĩ đến từ Macao chiếm tỉ lệ rất lớn” (4).
Như thế, rõ ràng tiếng Việt được ký âm bằng chữ cái La-tinh đã được phát triển dần dần từ rất lâu trước đó do nhu cầu tiếp cận với người bản địa của các giáo sĩ thuộc Giáo phận Bồ Đào Nha [làm nền tảng cho quyển tự điển Việt-Bồ-La mà Alexandre de Rodhes đã cho in năm 1651].
2. Alexandre de Rhodes là người có ý định xin vua Louis XIV của Pháp cung cấp binh lính để chinh phục phương Đông. Trong cuốn Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo), xuất bản tại Paris năm 1653 ở đoạn cuối chương 19, phần thứ 3 có một câu nguyên văn: “J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos pères et nos maitres en ces Églises. Je suis sorti de Rome à ce dessein le 11e Septembre de l’année 1652 après avoir baisé les pieds du Pape”.
Câu này được Hồng Nhuệ (linh mục Nguyễn Khắc Xuyên) dịch:“Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Đông Dương đưa về quy phục chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và Thày chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Roma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tôi hôn chân Đức Giáo hoàng.” ("Hành trình và truyền giáo” - Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP.HCM, 1994, tr. 263. Người dịch còn chú thích từ chiến sĩ ở đây: nói chiến sĩ Phúc Âm tức là nhà truyền giáo, chứ không phải binh sĩ đi chiếm xứ xăm lăng - tr. 289).
Trong bài viết “Ai làm ra chữ quốc ngữ?” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 31/1/1993, Giáo sư Hoàng Tuệ đã dịch plusieurs soldats là binh lính như sau: “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ”. Linh mục Nguyễn Khắc Xuyên đã viết bài “Gửi GS Hoàng Tuệ bàn về chữ Quốc ngữ trên tờ Tuổi Trẻ” đăng trên báo Ngày Nay số 277 ngày 1/7/1993 ở Houston, Texas. Linh mục Nguyễn Khắc Xuyên đã mạt sát GS Hoàng Tuệ là "ngu xuẩn", "ngu dốt", "thật là dốt lại thích nói chữ"... và đã chất vấn GS. Hoàng Tuệ như sau: “Từ điển Pháp Việt của Trương Vĩnh Ký dịch soldat là ‘lính, binh lính, lính tráng’. Từ điển Pháp Việt của Đào Duy Anh dịch soldat là ‘lính, bộ đội, chiến sĩ...’” Như vậy GS Hoàng Tuệ lùi lại hơn nửa thế kỷ khi chỉ dịch theo Trương Vĩnh Ký mà không theo từ điển mới nhất 1981 (sic) (5).
Theo Tự Điển Từ Nguyên (Dictionaire Étymologique), từ Soldat: mượn từ tiếng Ý, Soldato (từ Soldare, Solde); được biến đổi từ chữ Sondart (từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17) thành Soldat, có nghĩa là người đi bắn thuê, giết thuê - Tiré de Soudoyer "Dictionaire Étymologique, par Albert Dauzat (à l'école pratique des hautes Études) librairie Larousse - Paris 6, 1938, tr. 671, 672."
Hai tác giả phương Tây đã hiểu và dịch từ “plusieurs soldats” ra tiếng Anh như sau:
1. Solange Hertz dịch: “…I thought that France, as the most pious kingdom of the world, could furnish me many soldiers for the conquest of all the Orient in order to subject it to Jesus Christ and especially that I could find there some way of getting bishops for our Fathers and masters in those Churches. I left to Rome for this purpose on the eleventh of September of the year 1652, after kissing the Pope’s feet…” (Divers Voyages & ..., Solange Hertz, Newman Press, Westminter, Maryland 1966, trang 237).
2. Helen B. Lamb: “Alexandre de Rhodes held to his dream that France should play the key role in colonizing Vietnam: “I believe that France, as the most pious of all kingdoms, would furnish me with soldiers who would undertake the conquest of the whole Orient, and that I would find the means for obtaining bishops and priests who were Frenchmen to man the new churches. I went toRome with this plan in mind on September 11, 1652. ” (Vietnam’s Will to Live, Helen B. Lamb, N.Y. 1972, trang 38, 39) (6).
Nhưng “Plusieurs soldats” vẫn được dịch là “mấy chiến sĩ” (Nguyễn Khắc Xuyên), “chiến sĩ có nghĩa bóng là thừa sai” (Nguyễn Đình Đầu), “chiến sĩ truyền giáo” (Đinh Xuân Lâm) và ông Chương Thâu thì đồng ý với cách dịch này.
Với những tranh luận xảy ra trên chữ "soldat" này, GS. Cao Huy Thuần đã dẫn theo từ điển Robert của Pháp:
Soldat: 1. Homme équipé et instruit par l'Etat pour la défense du pays. 2. Tout homme qui sert ou qui a servi dans les armées.Dịch: 1. Người được nhà nước trang bị và huấn luyện để bảo vệ xứ sở. 2. Bất kỳ người nào phục vụ hoặc đã phục vụ trong quân đội.
Như vậy "soldat” bao hàm ý nghĩa quân sự, quân đội. Đó là người mà nhiệm vụ là làm chiến tranh, chiến tranh phòng vệ hay chiến tranh xâm lược, dù là nghĩa đen hay nghĩa bóng. Trong tôn giáo, dùng chữ "soldat” không làm mất đi cái ý nghĩa đánh nhau. Dù đánh nhau vì chân lý đi nữa, thì cũng đánh nhau và đánh nhau vì chân lý thì ghê rợn lắm. Đừng trách ai dịch soldat là "binh sĩ”.
Vậy, việc Alexandre de Rhodes từng có ý định xin vua Louis XIV của Pháp cung cấp binh lính để chinh phục phương Đông là đã rõ. Dù đã có một số người thêm “nghĩa bóng” cho từ soldats nhưng ý đồ tiêu diệt các nền văn hóa và tôn giáo khác để đem toàn cõi Đông Dương về quy phục chúa Kitô vẫn lồ lộ ra đó.
Thực tế 12 năm ở Việt Nam, Alexandre de Rhodes chẳng để lại bất cứ một ấn tượng gì ngoài việc 6 lần bị trục xuất.
3. Năm 1858 Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Ngày 14/11/1874, Đô đốc Hải quân - Thống soái Nam kỳ François Krantz ký nghị định mở trường Chasseloup-Laubat (tên của Bộ trưởng Hải quân Pháp) ở Sài Gòn để dạy tiếng Pháp và chữ Quốc ngữ cho con em của quan chức người Pháp và người Việt đang cai trị Nam kỳ. Ngày 15/4/1865, tờ báo tiếng Việt - Gia Định Báo bằng thứ chữ mới, phiên âm theo mẫu tự la-tinh, lần đầu tiên được phát hành tại Sài Gòn. Ngày 6/4/1878, Đô đốc Hải quân - Thống soái Nam kỳ Louis Lafont ra nghị định số 82 bắt buộc các công văn, thư từ hành chính phải viết bằng chữ Quốc ngữ thay vì chữ Hán hay chữ Nôm.
Tháng 5/1906, dụ của vua Thành Thái về tổ chức giáo dục hệ 3 cấp cho bản xứ được một nghị định của Paul Beau phê chuẩn: ở cấp I, học sinh học cả chữ Hán và chữ Quốc ngữ; lên cấp II học chữ Hán, chữ Quốc ngữ và một phần tiếng Pháp không bắt buộc; đến cấp III thì cả 3 thứ chữ đều bắt buộc học như nhau.
Lợi dụng đúng lúc áp dụng thành công chính sách giáo dục “đồng hóa” triệt tiêu chữ Hán - Nôm, họ đã tô vẽ cho từ điển công cụ của Alexandre de Rhodes bằng những từ mà lâu nay một số người nhầm lẫn sử dụng như “cha đẻ”, “sáng tạo”, “công đầu”… Thực tế, thứ chữ đó sau hơn 200 năm chìm lỉm đã bất ngờ “sống dậy” trong sự cổ xúy của chính quyền bảo hộ Pháp. Trong hoàn cảnh bị thực dân cai trị và không đủ tư liệu tham khảo như bây giờ, việc một số người lầm tưởng rồi cổ vũ và tiến hành việc đặt bia kỷ niệm vị thừa sai này ngay bên cạnh trái tim của thủ đô Hà Nội là điều không đáng ngạc nhiên.
4. Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội nhằm tôn vinh tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, lòng tự hào dân tộc, cũng như bản sắc và văn hiến Thăng Long. Thăng Long là mảnh đất được thành lập gìn giữ và xây dựng phát triển bởi công lao của các vị vua Phật tử, các thiền sư, cư sĩ và trí thức Tam giáo, cùng vô số những người nông dân chân chất tin vào lẽ nhân quả tự ngàn đời, luôn kính ngưỡng Phật, Pháp, Tăng.
Có thể thấy Thăng Long - Hà Nội là cái nôi của Phật giáo Việt Nam, của tư tưởng văn hóa truyền thống dân tộc. Ở đó đã có tượng đài tôn vinh Lý Công Uẩn, người đặt nền móng cho thủ đô Hà Nội ngày nay. Nếu Ngô Quyền là người đặt nền móng cho sự độc lập của người Việt thì chính Lý Công Uẩn đã xây dựng cho nền độc lập đó phát triển nguy nga thêm. Tư tưởng chủ đạo để Lý Thái Tổ xây dựng nguy nga nền độc lập ấy chính là tư tưởng Tam giáo, mà cốt lõi là Phật giáo. Ông cũng là người xuất thân nơi nhà chùa.
Thế mà chúng ta hãy nghe vị thừa sai Alexandre de Rhodes phỉ báng và mạt sát Đức Phật: “Bởi Tam giáo này, như bởi nguồn độc, nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường là dối thì vừa. Như thế có chém cây nào độc cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích-Ca là thằng hay dối người ta, ngã xuống, ...” (Aleaxandre de Rhodes, Phép giảng tám ngày, tr. 115 & 116, Tủ sách Ðại Kết, TP. HCM, 1993).
Trong tư tưởng, vẫn có người áp dụng luật mâu thuẫn đối kháng để phủ định cái có trước. Nhưng khi đã đặt tượng Lý Công Uẩn làm biểu tượng cho tinh thần người Việt, lại đặt tượng vị thừa sai người Pháp gốc Do Thái vào đó, phải chăng người ta muốn tinh thần thừa sai người Pháp gốc Do Thái phủ định tinh thần người Việt? Không bàn đến công hay tội của Alexandre de Rhodes, người ta thấy ngay rằng pho tượng của người Pháp gốc Do Thái này không nên để vào bất kỳ một nơi công cộng nào.
Dân tộc chúng ta có thiếu người để tôn vinh? Ai đó đã từng nói “lịch sử là một phòng tranh, trong đó nguyên bản chỉ có một còn phiên bản thì nhiều”. Vì thế, nếu xem thường việc khinh trọng mà cứ cố dựng cho bằng được tượng Alexandre de Rhodes tại Hà Nội có thể sẽ di hại đến muôn đời.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một định chế thừa kế tinh thần từ các vị quốc sư Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh, Khuông Việt…, tôi nghĩ rằng, Giáo hội nên có ý kiến chính thức về vấn đề này. Tôi mong rằng Nhà nước và chính quyền Thành phố Hà Nội cũng cần cân nhắc kỹ trước khi nhận “quà tặng” tượng Alexandre de Rhodes. Nếu để “sự đã rồi” thử hỏi Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội có còn nguyên vẹn ý nghĩa văn hóa, hòa bình cao đẹp nữa không?
Kính thưa quý vị,
Lịch sử rất cần nêu cao sự thật, và chân lý thì không cần “người bảo hộ”. Một câu nói có thể có nghĩa đen và nghĩa bóng, nhưng một nửa sự thật thì vĩnh viễn không phải là sự thật. Mong sao chúng ta đừng để những nhầm lẫn trong ứng xử trở thành những nhầm lẫn của lịch sử.
Tôi xin gửi tới quý vị những ý kiến chân thành trên đây.
Kính chúc quý vị sức khỏe, hạnh phúc và thành tựu.
Thích Thanh Thắng
Ghi chú:
(1) Alexandro de Rhodes, Từ điển An Nam - Lusitan - La tinh (Thường gọi Từ điển Việt - Bồ - La), phiên dịch Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt và Đỗ Quang Chính, biên tập Hồ Lê, Cao Xuân Hạo và Hồ Tuyết Mai, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, TP Hồ Chí Minh, 1991.
2) Xem thêm: Những người Bồ Đào Nha tiên phong trong lĩnh vực Việt Ngữ học, Roland Jacques, NXB Khoa học Xã hội-2007, tr. 43, 44).
(3), (4) Địa vị và vai trò của công giáo Macao thời Minh - Thanh trong công cuộc truyền giáo ở Viễn Đông, Thang Khai Kiến, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (Số 4(40)/2006), Nguồn: http://www.vae.org.vn/News_print.asp?id=3561
(5) Lý Đương Nhiên, Xin góp ý dịch chữ “soldat”, Nguồn: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=7309&rb=12
(6) Đoạn trên dẫn theo Lý Đương Nhiên, Chữ "Plusieurs Soldats" Thời A.D. Rhodes (Kính gửi Viện Sử học), nguồn: http://www.sachhiem.net/LICHSU/LyDuongNhien1.php
(XEM Ý KIẾN PHẢN HỒI - Nguồn: http://phattuvietnam.net/3/6972.html)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét