Điểm hay nhất của vương triều Lý, tuy là chế độ quân chủ tập quyền, nhưng lại quản lý đất nước, cai trị dân bằng phương thức mềm mỏng, với quan điểm rất cởi mở. Chính sách của nhà Lý với dân là chính sách "thân dân" rất thiết thực - GS Phan Huy Lê.
Dựa vào dân giữ yên bờ cõi
Nhiều người đã ca ngợi quyết định định đô tại Thăng Long của Lý Thái Tổ - vị vua sáng lập ra vương triều Lý đã mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử Việt
GS Phan Huy Lê: - Các vương triều Ngô, rồi Đinh - Tiền Lê đã có công giành lại và gây dựng nền độc lập, bước đầu xác lập chính quyền trung ương. Sứ mạng của triều Lý là xây dựng vương quốc giàu mạnh, mở ra kỷ nguyên phát triển văn minh thực sự cho đất nước. Việc định đô tại Thăng Long là công lớn đầu tiên, chọn đúng vị thế và xây dựng cơ sở vững chãi để trở thành "nơi thượng đô kinh sư muôn đời" như chính vua Lý Thái Tổ viết trong Chiếu dời đô.
Công lớn thứ hai của nhà Lý là xây dựng một quốc gia độc lập với một nhà nước quân chủ tập quyền cao hơn, đủ khả năng quản lý lãnh thổ đất nước và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Thời Ngô-Đinh-Tiền Lê, miền núi rừng còn do các thủ lĩnh nắm quyền chi phối. Nhà Lý đặc biệt quan tâm đến miền núi rừng biên cương phía bắc, lúc đó giáp với nước Nam Chiếu- Đại Lý và nước Tống. Nhà Lý áp dụng chính sách "nhu viễn" rất thành công. Một mặt kiên quyết đàn áp những cuộc nổi dậy mang tính cát cứ, mặt khác ra sức phủ dụ với nhiều giải pháp mềm mỏng như phong chức tước, gả công chúa, biến các thủ lĩnh miền núi thành những người mang danh nghĩa triều đình để quản lý, bảo vệ vùng biên cương, tuy rằng trên thực tế, họ vẫn giữ quyền cai quản vùng đất cư trú của các tộc thiểu số.
Nhiều tù trưởng đã trở thành phò mã của nhà vua, trong đó nổi bật có dòng họ Thân ở vùng Lạng Giang ba đời liên tục là phò mã của nhà Lý, từ Thân Thừa Quý, Thân Thiệu Thái đến Thân Cảnh Phúc và rất trung thành với nhà Lý. Gần đây, tại Bắc Giang đã tìm thấy di tích một số cung điện của các phò mã-công chúa với những viên gạch mang niên hiệu và phong cách trang trí thời Lý. Chính các thủ lĩnh/tù trưởng này nắm quyền cai quản các sách, động vùng biên cương, đã phát huy vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ vùng biên giới.
Trong kháng chiến chống Tống, các đạo quân do Tôn Đản, Thân Cảnh Phúc, Lưu Kỷ, Vi Thủ An, Hoàng Kim Mãn chỉ huy đều là các tù trưởng miền núi và quân lính là lực lượng vũ trang của dân chúng gọi là "quân thượng du" mà sử Tống chép là họ kéo cả nhà đi chiến đấu. Trong các tù trưởng này, Thân Cảnh Phúc là người chiến đấu ngoan cường nhất, thật xứng đáng là một Anh hùng, cần được đặt tên đường phố tại Hà Nội.
Nhờ thế, cả vùng biên giới phía Bắc giáp với
Một số học giả nước ngoài không coi chế độ nhà Lý là quân chủ tập quyền, nước Đại Việt là một quốc gia thống nhất, cho rằng nhà Lý chỉ mới quản lý được vùng đồng bằng và phần nào vùng trung du. Ở đây có quan niệm khác nhau về chế độ quân chủ tập quyền, quốc gia thống nhất và nhận thức về đặc điểm cụ thể của lịch sử Việt Nam. Việt
Nhà Lý đã chia nước thành các đơn vị lộ, phủ, châu..., kể cả miền núi. Nhưng miền núi là địa bàn sinh tụ của các tộc thiểu số mà thời Lý, các tù trưởng tồn tại như các thủ lĩnh địa phương có thế lực mạnh và ảnh hưởng lớn trong vùng. Trong bối cảnh đó, quản lý miền núi thông qua các tù trưởng với chức châu mục của triều đình, đặt dưới quyền kiểm soát của nhà nước trung ương là phương sách phù hợp và có hiệu quả nhất, vừa bảo đảm được quyền lực quản lý, bảo vệ lãnh thổ quốc gia, vừa giữ gìn được sự đoàn kết dân tộc.
Chính sách thân dân và hạt nhân dân chủ làng xã
Vậy GS đánh giá nhà Lý khi so sánh với các triều đại phong kiến rất hưng thịnh sau đó (như nhà Trần, nhà Lê) như thế nào?
GS Phan Huy Lê: - Tất nhiên, mỗi vương triều đều có vai trò lịch sử, đều có lúc thịnh lúc suy, nên trước hết, chúng ta cần trân trọng sự cống hiến tích cực của các vương triều trong tiến trình lịch sử Việt
Điểm hay nhất của vương triều Lý, tuy là chế độ quân chủ tập quyền, nhưng lại quản lý đất nước, cai trị nhân dân bằng phương thức mềm mỏng, với quan điểm rất cởi mở. Chính sách của nhà Lý với dân là chính sách "thân dân" rất thiết thực. Người dân sống trong các hương, thôn, thực chất là các công xã nông thôn, và nhà Lý rất coi trọng quyền tự quản của các thôn làng. Họ chỉ phải làm nghĩa vụ thần dân với nhà nước qua tô thuế, lao dịch, quân dịch..., người dân sống trong các cộng đồng mang tính tự trị rộng lớn với quyền quản lý và phân chia ruộng đất công theo tục lệ, với những tín ngưỡng, lễ hội dân gian phong phú, trong đó ngôi chùa giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa, tâm linh.
Thời Lý Thái Tổ, lập cung Long Đức ở ngoài Hoàng thành cho Thái tử ở để có điều kiện gần dân, thấu hiểu đời sống của dân. Đó là cách chuẩn bị làm vua thật đặc sắc của nhà Lý. Trong Cấm thành Thăng Long lại đặt Lầu chuông, người dân khi có việc oan ức có thể vào đánh chuông để kêu lên triều đình. Có những lễ hội như hội đèn Quảng Chiếu được tổ chức trong Hoàng thành, thậm chí trong Cấm Thành; hội thề cũng có lúc tổ chức ở Long Trì (Sân Rồng), mở rộng cửa cho dân chúng vào dự.
Vương triều Lý cũng rất chăm sóc phát triển nông nghiệp, đắp đê, làm thủy lợi, cày tịch điền (là lễ nghi nông nghiệp có từ thời Lê Hoàn, bày tỏ sự tôn trọng của nhà vua với nền kinh tế nông nghiệp). Tuy coi trọng nông nghiệp nhưng nhà Lý cũng quan tâm đến sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp chứ không chủ trương "ức thương" như một số triều đại sau này. Chính sách mậu dịch đối ngoại rất cởi mở, nhà Lý cho mở chợ biên giới dọc theo biên giới phía Bắc với nhà Tống, dọc theo bờ biển thì thành lập cảng Vân Đồn, nằm trên con đường hàng hải quốc tế, là một trung tâm mậu dịch đối ngoại rất quan trọng. Đặc biệt, với đời sống văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, thái độ của nhà Lý rất bao dung cởi mở.
Các hệ tư tưởng chung sống hoà bình
Phải chăng vì nhà Lý gắn bó mật thiết với Phật giáo, thiền sư Vạn Hạnh chính là người có công mở ra vương triều Lý, sau này là cố vấn của triều đình, nên đây chính là giai đoạn đạo Phật phát triển toàn thịnh nhất?
GS Phan Huy Lê: - Đúng là triều Lý ngay từ khi thành lập, đã gắn bó mật thiết với Phật giáo, nhưng nói chung chung như vậy chưa đủ. Thời nhà Lý là thời cực thịnh của Phật giáo ở Việt
Nhà Lý còn thành lập phái Thảo Đường do một nhà sư từ Champa ra Thăng Long sáng lập, được phong làm Quốc sư, và vua Lý Thánh Tông là thế hệ thứ nhất. Phật giáo thời Lý rất đa dạng, nhiều giáo phái tồn tại, không có xung đột tôn giáo. Phật giáo thời Lý mang đậm tính dân tộc, tính nhập thế, đi sâu vào cuộc sống, được nhân dân rất mến mộ, giữ vai trò chi phối trong đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng. Một số nhà sư được phong làm Quốc sư, làm cố vấn cho nhà vua.
Bên cạnh Phật giáo, triều đình nhà Lý cũng tôn trọng Nho giáo. Chính nhà Lý đã lập ra Văn miếu, mở Quốc tử giám, tổ chức những khoa thi đầu tiên, tuy mới mở được 6 khoa thi. Phật giáo mang tinh thần nhân ái, là bệ đỡ tinh thần quan trọng để nhà Lý đi vào dân chúng, nhưng để xây dựng thiết chế quân chủ tập quyền thì Nho giáo ưu thế hơn, nên nhà Lý bắt đầu coi trọng Nho giáo, kết hợp chặt chẽ Nho giáo và Phật giáo. Cả Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian đều được nhà Lý ứng xử với thái độ rất cởi mở, bao dung. Nhà Lý chủ trương Tam giáo đồng nguyên. Tất cả các tôn giáo, tín ngưỡng đều tồn tại chung, có nhiều chỗ hội nhập với nhau trong đời sống tín ngưỡng của người dân, dù đây thường là lĩnh vực tâm linh có khía cạnh phức tạp, dễ xảy ra bất đồng và xung đột nhất.
Phục hưng văn hoá Việt
Về nghệ thuật kiến trúc, thời Lý cũng "nổi bật" so với triều Trần, triều Lê phải không, thưa GS?
GS Phan Huy Lê: - Về kiến trúc, thời Lý xây dựng nhiều công trình bề thế, phần lớn là kiến trúc cung đình và kiến trúc tôn giáo.
Về kiến trúc cung đình, di tích khảo cổ học ở khu Hoàng thành Thăng Long gồm nhiều lớp, thuộc nhiều giai đoạn Đại La, Lý, Trần, Lê... nhưng theo kết quả nghiên cứu của giới khảo cổ học thì lớp di tích Lý phong phú nhất, nhiều kiến trúc cung điện lớn, qui mô bề thế, nghệ thuật tạo hình độc đáo.
Ngoài ra còn có các chùa tháp lớn như chùa Phật Tích, chùa Đọi, tháp Chương Sơn, tháp Tường Long... là những chùa tháp lớn thời Lý. Rất tiếc là trong phạm vi Thăng Long cũng có rất nhiều chùa tháp lớn, trong đó nổi bật nhất là tháp Báo Thiên, nhưng nay hoàn toàn không còn dấu tích. Chùa Một Cột là một kiến trúc độc đáo, thời Lý cũng bề thế, nhưng đã nhiều lần tu sửa và ngôi chùa Một Cột hiện còn mới được xây dựng lại năm 1955.
Có thể khẳng định, nghệ thuật kiến trúc phát triển trên nền tảng kinh tế phát đạt, đời sống nhân dân ổn định, tôn giáo phát triển nên nhiều kiến trúc có quy mô lớn, bề thế, nghệ thuật tạo dáng rất đẹp, nghệ thuật trang trí tinh tế, như rồng thời Lý rất mềm mại, uyển chuyển, trau chuốt, chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Kiến trúc cung đình tập trung ở kinh thành, kiến trúc tôn giáo, nhất là chùa tháp, rải rác khắp mọi vùng. Tiếc là di tích trên mặt đất không còn gì nguyên vẹn, nhưng dấu tích khảo cổ học và số lượng di vật khổng lồ mà khảo cổ hoc đã phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long và một số chùa tháp như Phật tích, Chương Sơn, Tường Long...cũng đủ cho ta hình dung.
Trải qua thời kỳ dài của 1000 năm Bắc thuộc, vương triều Lý đã "khẳng định chủ quyền" trong đời sống văn hóa, đời sống xã hội ra sao, thưa GS?
GS Phan Huy Lê: - Giới sử học coi đây là thời kỳ mở đầu công cuộc phục hưng văn hóa dân tộc, sau khi trải qua hơn nghìn năm Bắc thuộc, di sản văn hóa mai một, dân tộc ta đứng trước nguy cơ bị đồng hóa. Công cuộc phục hưng văn hóa thời Lý, một mặt trở về cội nguồn của thời đại dựng nước trước Bắc thuộc, mặt khác sáng tạo và nâng cao bằng sức lao động và trí tuệ của dân tộc, bằng mở rộng giao lưu để tiếp nhận và dung hóa nhiều giá trị tư tưởng, văn hóa của các nền văn hóa-văn minh phương Đông.
Ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài biểu thị rất rõ trên nhiều phương diện như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, như nghệ thuật tạo hình và âm nhạc Champa, như chữ Hán, nghề khắc mộc bản từ Trung Quốc... Có thể nói, trên cơ sở tiếp nối cội rễ sâu xa và nền tảng vững chắc bên trong, nhà Lý rất cởi mở tiếp thu những ảnh hưởng văn minh xung quanh, làm phong phú, đa dạng nền văn hóa đất nước nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc. Đó là một thành công lớn trong sự nghiệp phục hưng văn hóa thời Lý.
Có thể tóm tắt về những điểm mạnh của vương triều Lý: dù là chế độ quân chủ tập quyền nhưng với miền núi thì thi hành chính sách "nhu viễn", với nhân dân thì "thân dân", với văn hóa thì có thái độ rất cởi mở, dung hợp tất cả luồng văn hóa khác nhau, tạo nên cuộc sống phong phú, đa dạng, hài hòa.
Bài học hay của nhà Lý là tôn trọng...
Vậy ở thời đại hôm nay, sau 1000 năm, chúng ta có thể học được gì từ vương triều Lý, thưa GS?
GS Phan Huy Lê: - Lẽ đương nhiên, mỗi thời mỗi khác, không thể học tập y nguyên bất kỳ điều gì từ quá khứ, nhưng lịch sử để lại cho chúng ta một di sản vô giá mà từ đó chúng ta có thể rút ra những bài học rất có ý nghĩa trong cuộc sống ngày nay. Theo tôi, đây là vài bài học đáng lưu ý:
Thứ nhất, Việt
Ta cũng có thể học cách ứng xử của nhà Lý với các tôn giáo khác nhau. Dưới thời Lý, đời sống văn hóa tín ngưỡng phong phú, đa dạng với sự chung sống, cùng tồn tại đan xen của nhiều tôn giáo, tín ngưỡng, không có sự áp đặt, không có xung đột, tạo nên đời sống cởi mở, hài hòa trên một tinh thần dân tộc rất cao.
Kinh nghiệm lớn nhất của nhà Lý và cả lịch sử nước ta là muốn độc lập tự cường thì nhà nước và quân đội giữ vai trò cực kỳ quan trọng, nhưng chưa đủ. Sức mạnh trường tồn của đất nước, nhất là khi đứng trước mối đe dọa hay nguy cơ xâm lược của nước ngoài, sức mạnh tiềm tàng, vô tận của Việt Nam là sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc, sức mạnh của trí tuệ, sức mạnh toàn dân thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa yêu nước và các giá trị văn hóa dân tộc. Điều đó không chỉ thể hiện bằng lời kêu gọi chung chung mà phải bằng những chính sách cụ thể tạo nên sự thuận hòa của xã hội, đời sống ổn định cho toàn dân. Thời thịnh Lý, nước Đại Việt đã trở thành một quốc gia văn minh và cường thịnh theo hướng đó với những đặc điểm của bối cảnh chế độ quân chủ lúc bấy giờ.
Xin cảm ơn GS.
Khánh Linh (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét