Nhóm Marcy vừa công bố một phát hiện thiên văn học mới nhất về hành tinh thứ 5 quay quanh ngôi sao “55 Cancri” thuộc chòm sao Cự Giải cách trái đất 41 năm ánh sáng. Hành tinh mới này nằm trong vị trí mà các nhà thiên văn học gọi là “vùng có sự sống”. Theo các giả thiết thiên văn học lâu nay thì vũ trụ này không chỉ có một hành tinh có sự sống như trái đất chúng ta mà có rất nhiều các hành tinh khác có sự sống mà chúng ta chưa biết đến. Phát hiện mới này đã gây ra một mối quan tâm rất lớn đối với Vatican (thánh địa của người Công giáo). Liệu trái đất có phải là trung tâm của sự sáng tạo? Chúng ta có phải là duy nhất?...
Về vấn đề “sáng tạo”, nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuận viết: “Sự tiến triển của vũ trụ không phải do tình cờ may mắn mà cũng không phải bởi một sự can dự thiêng liêng nào. Thay vào đó, chúng bị chi phối bởi luật nhân quả, trong một mối liên hệ duyên khởi, hỗ tương, bao trùm lên tất cả. Bởi vì vạn pháp không hề có thực tại độc lập, chúng không thể nào “bắt đầu” và “kết thúc” một cách thực sự như là những thực thể tách biệt… Trong những ý nghĩa này, vấn đề sáng tạo trở thành một vấn nạn giả…” (Đi tìm một đấng thối cao).
Tuy nhiên, những tranh luận “sáng tạo” sẽ vẫn còn tiếp diễn, chừng nào chúng ta còn chưa tìm được một hành tinh thực sự có sự sống. Cũng như trong quá khứ, “chân lý” mà phần nhiều người phương Tây đã “phát hiện” lầm khi cho rằng mặt trời quay và trái đất đứng yên, chỉ có một vài người đã đúng như Copernic, Bruno, Galilei…
Những năm gần đây, người ta nhắc nhiều đến khái niệm “công dân toàn cầu” như một sự dịch chuyển, giao thoa của con người trước những vấn đề còn giới hạn và bất cập trong nhận thức thời đại. “Tính loài” và “giá trị loài” được khẳng định như là một phạm trù của những giá trị tinh thần nhân văn. Có nghĩa rằng, trước khi chúng ta thuộc về một tư tưởng, một tôn giáo thì chúng ta phải biết “sống như một con người” cái đã.
“Công dân toàn cầu” phải xuất phát từ nhận thức về mối quan hệ liên đới (toàn cầu) giữa người với người, giữa người và môi trường sống. Nên bất cứ lời nói hành động nào của mỗi người cũng có thể là ích lợi hay tổn hại đến một cộng đồng hoặc/và toàn thế giới. Trong thế giới hiện đại cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, một tiếng cười, tiếng khóc của chúng ta ở bên này có thể mang những thông điệp khác nhau cho người tiếp nhận ở phía bên kia tận cùng trái đất. Nhưng một “công dân toàn cầu”, không chỉ là những công dân được tiếp cận với công nghệ toàn cầu và khả năng ngoại ngữ lưu loát. Vì đó chỉ là những phương tiện để bạn có thể “nghe nhìn” người khác một cách tốt hơn mà thôi.
Và không phải cứ đi nhiều nơi trên thế giới, làm nhiều việc to tát cho thế giới mới là những công dân toàn cầu. Vũ trụ là tương quan, tương duyên. Trái đất là tương quan tương duyên. Tất cả đang từng giờ từng khắc làm nhân quả cho nhau. Điều khác biệt cơ bản giữa cái gọi là công dân toàn cầu đó chính là thái độ sống: ích mình tổn người, tổn mình ích người hay ích lợi cho cả hai. Thái độ sống ích lợi "cả hai” chính là thái độ tôn trọng mối tương quan giữa ta và người, giữa ta và môi trường sống. Một thái độ sống ích mình hại người, hay ngược lại đều là cực đoan. Cần phải thay đổi quan niệm “nhân văn” khi chỉ đặt quan hệ con người trong cái khung chật hẹp “người-người” mà quên đi những mối quan hệ thiết thân khác: môi trường sống. Ta thấy, thuyết “vật dưỡng nhân” lâu nay đã và đang phá vỡ “hiệp ước hòa bình” giữa con người với môi trường sống. Thảm họa môi trường gia tăng trong những thập niên gần đây là một ví dụ.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon vừa ra thông điệp kêu gọi hành động khẩn cấp trước tình trạng trái đất nóng dần lên và băng tan ở Nam Cực. Ông cũng cảnh báo, băng tan sẽ dẫn đến khủng hoảng sinh thái, làm cho nhiều quốc gia, diện tích lãnh thổ nhiều hay ít sẽ bị nhấn chìm, và đó lại là khởi đầu cho những cuộc chiến mới về đất đai, nguồn nước…
Xin đừng cường điệu hóa những đóng góp để "hãnh diện" dự vào hàng những “công dân toàn cầu”. Một công ty làm từ thiện cả vài tỷ đồng một năm, đó là một điều tốt đẹp, nhưng ít ai chú ý rằng để có được những sản phẩm bán ra thị trường, công ty đó đã làm tổn hại đến môi trường sống như thế nào. Chỉ tính trong lĩnh vực sản xuất quần jean, trên thế giới đã phải mất đi rất nhiều cánh đồng bông, rất nhiều lượng phân bón thuốc trừ sâu phục vụ cho việc trồng bông, và rất nhiều hóa chất, dung dịch phục vụ cho việc giặt giũ. Và chỉ tính số lượng thiệp chúc tết, chúc Noel hàng năm thôi cũng đủ làm cho thế giới mất đi bao nhiêu lá phổi xanh rồi.
“Công dân toàn cầu” phải là những công dân có một cái nhìn liên đới và tương quan nhân quả. Như vậy, chúng ta không chỉ truyền đạt cho họ lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm mà còn kêu gọi tình yêu thương, sự quan tâm đến con người và môi trường sống.
Chúng ta có thể nói, công dân toàn cầu là người “cần phải có khả năng thích ứng, tôn trọng sự khác biệt và đa dạng, có khả năng hiểu và kết nối với những xu hướng thay đổi trên thế giới, nhất là khả năng thích ứng, và sự rộng mở. Những nhân tố này sẽ kích thích óc sáng tạo, tìm tòi cái mới trong một thế giới bao la nhưng vẫn biết gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc mình” (theo tác giả Bảo Bình, Vietimes). Những nhận thức này vẫn chưa phổ biến trong một nền giáo dục Việt Nam vừa thiếu và vừa yếu cả về đầu tư lẫn trách nhiệm. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi những thay đổi trong nhận thức giáo dục, có những điều cụ thể nhỏ nhoi khác vẫn có thể khiến chúng ta tự hào là một “công dân toàn cầu”, đó chính là nhìn nhận sự liên đới, tương quan giữa ta và người, giữa ta và môi trường sống qua những hành vi đơn giản như dắt một người già qua đường, xả rác đúng chỗ… Chúng ta nên quan tâm nhiều hơn để những hành vi đơn giản ấy có điều kiện được thực hiện. Và như vậy, một người âm thầm sống trong khu bảo tồn hàng ngày chăm cho rùa đẻ trứng, một người mỗi khi vào bưu điện gửi thư đều biết gom phần rác của mình và phần rác của người khác thải ra đưa vào thùng rác, một người có thể chăm con người khác như chăm con mình, một người đang đi biết dừng lại đỡ người té ngã đứng dậy…, sao không thể là những công dân toàn cầu. Đạo vốn không nằm ngoài cái lý giản đơn.
Phát hiện thiên văn học mới đây trên chòm sao Cự Giải đã sớm gửi đến cho chúng ta một thông điệp, rằng trong những sự liên đới, tương quan rộng lớn hơn mang tính vũ trụ, chúng ta cũng vẫn không phải là những người chỉ biết sống cho bản thân và cho thế giới riêng của mình.
Khi được hỏi về việc chúng ta sẽ làm gì khi phát hiện ra “người anh em song sinh” với trái đất, nhà thiên văn học G.Marcy đã trả lời trên Los Angeles Times 16-11-2007, “Tôi biết chính xác ta sẽ làm gì: Viện Berkeley cùng với SETI (Viện Tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái đất) đang xây dựng một kính viễn vọng vô tuyến ở phía bắc núi Lassen (Hat Creek) để dò tìm những tín hiệu truyền hình và truyền thanh từ một nền văn minh công nghệ tiên tiến”. Và nếu tìm được sóng radio, “Bước A sẽ là thông tin rộng rãi và đồng loạt khắp thế giới để mọi người có thể biết và giám sát công việc của chúng ta. Bước tiếp theo sẽ là... một hội nghị, nơi tất cả các dân tộc đều cử đại diện đến để thảo luận thông điệp nào chúng ta sẽ hồi đáp họ…”.
Mọi kết luận có thể còn quá sớm, song cho dù có thêm một, hai hay nhiều người “anh em song sinh” với trái đất đi chăng nữa, thì nhận thức về một mối tương quan, tương duyên của chúng ta vẫn là điều thiết yếu để chúng ta sống đẹp và sống tốt với con người và môi trường trong trái đất mà chúng ta đang từng giờ có cơ hội được sống.
Về vấn đề “sáng tạo”, nhà thiên văn học Trịnh Xuân Thuận viết: “Sự tiến triển của vũ trụ không phải do tình cờ may mắn mà cũng không phải bởi một sự can dự thiêng liêng nào. Thay vào đó, chúng bị chi phối bởi luật nhân quả, trong một mối liên hệ duyên khởi, hỗ tương, bao trùm lên tất cả. Bởi vì vạn pháp không hề có thực tại độc lập, chúng không thể nào “bắt đầu” và “kết thúc” một cách thực sự như là những thực thể tách biệt… Trong những ý nghĩa này, vấn đề sáng tạo trở thành một vấn nạn giả…” (Đi tìm một đấng thối cao).
Tuy nhiên, những tranh luận “sáng tạo” sẽ vẫn còn tiếp diễn, chừng nào chúng ta còn chưa tìm được một hành tinh thực sự có sự sống. Cũng như trong quá khứ, “chân lý” mà phần nhiều người phương Tây đã “phát hiện” lầm khi cho rằng mặt trời quay và trái đất đứng yên, chỉ có một vài người đã đúng như Copernic, Bruno, Galilei…
Những năm gần đây, người ta nhắc nhiều đến khái niệm “công dân toàn cầu” như một sự dịch chuyển, giao thoa của con người trước những vấn đề còn giới hạn và bất cập trong nhận thức thời đại. “Tính loài” và “giá trị loài” được khẳng định như là một phạm trù của những giá trị tinh thần nhân văn. Có nghĩa rằng, trước khi chúng ta thuộc về một tư tưởng, một tôn giáo thì chúng ta phải biết “sống như một con người” cái đã.
“Công dân toàn cầu” phải xuất phát từ nhận thức về mối quan hệ liên đới (toàn cầu) giữa người với người, giữa người và môi trường sống. Nên bất cứ lời nói hành động nào của mỗi người cũng có thể là ích lợi hay tổn hại đến một cộng đồng hoặc/và toàn thế giới. Trong thế giới hiện đại cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, một tiếng cười, tiếng khóc của chúng ta ở bên này có thể mang những thông điệp khác nhau cho người tiếp nhận ở phía bên kia tận cùng trái đất. Nhưng một “công dân toàn cầu”, không chỉ là những công dân được tiếp cận với công nghệ toàn cầu và khả năng ngoại ngữ lưu loát. Vì đó chỉ là những phương tiện để bạn có thể “nghe nhìn” người khác một cách tốt hơn mà thôi.
Và không phải cứ đi nhiều nơi trên thế giới, làm nhiều việc to tát cho thế giới mới là những công dân toàn cầu. Vũ trụ là tương quan, tương duyên. Trái đất là tương quan tương duyên. Tất cả đang từng giờ từng khắc làm nhân quả cho nhau. Điều khác biệt cơ bản giữa cái gọi là công dân toàn cầu đó chính là thái độ sống: ích mình tổn người, tổn mình ích người hay ích lợi cho cả hai. Thái độ sống ích lợi "cả hai” chính là thái độ tôn trọng mối tương quan giữa ta và người, giữa ta và môi trường sống. Một thái độ sống ích mình hại người, hay ngược lại đều là cực đoan. Cần phải thay đổi quan niệm “nhân văn” khi chỉ đặt quan hệ con người trong cái khung chật hẹp “người-người” mà quên đi những mối quan hệ thiết thân khác: môi trường sống. Ta thấy, thuyết “vật dưỡng nhân” lâu nay đã và đang phá vỡ “hiệp ước hòa bình” giữa con người với môi trường sống. Thảm họa môi trường gia tăng trong những thập niên gần đây là một ví dụ.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon vừa ra thông điệp kêu gọi hành động khẩn cấp trước tình trạng trái đất nóng dần lên và băng tan ở Nam Cực. Ông cũng cảnh báo, băng tan sẽ dẫn đến khủng hoảng sinh thái, làm cho nhiều quốc gia, diện tích lãnh thổ nhiều hay ít sẽ bị nhấn chìm, và đó lại là khởi đầu cho những cuộc chiến mới về đất đai, nguồn nước…
Xin đừng cường điệu hóa những đóng góp để "hãnh diện" dự vào hàng những “công dân toàn cầu”. Một công ty làm từ thiện cả vài tỷ đồng một năm, đó là một điều tốt đẹp, nhưng ít ai chú ý rằng để có được những sản phẩm bán ra thị trường, công ty đó đã làm tổn hại đến môi trường sống như thế nào. Chỉ tính trong lĩnh vực sản xuất quần jean, trên thế giới đã phải mất đi rất nhiều cánh đồng bông, rất nhiều lượng phân bón thuốc trừ sâu phục vụ cho việc trồng bông, và rất nhiều hóa chất, dung dịch phục vụ cho việc giặt giũ. Và chỉ tính số lượng thiệp chúc tết, chúc Noel hàng năm thôi cũng đủ làm cho thế giới mất đi bao nhiêu lá phổi xanh rồi.
“Công dân toàn cầu” phải là những công dân có một cái nhìn liên đới và tương quan nhân quả. Như vậy, chúng ta không chỉ truyền đạt cho họ lòng nhiệt huyết, tinh thần trách nhiệm mà còn kêu gọi tình yêu thương, sự quan tâm đến con người và môi trường sống.
Chúng ta có thể nói, công dân toàn cầu là người “cần phải có khả năng thích ứng, tôn trọng sự khác biệt và đa dạng, có khả năng hiểu và kết nối với những xu hướng thay đổi trên thế giới, nhất là khả năng thích ứng, và sự rộng mở. Những nhân tố này sẽ kích thích óc sáng tạo, tìm tòi cái mới trong một thế giới bao la nhưng vẫn biết gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc mình” (theo tác giả Bảo Bình, Vietimes). Những nhận thức này vẫn chưa phổ biến trong một nền giáo dục Việt Nam vừa thiếu và vừa yếu cả về đầu tư lẫn trách nhiệm. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi những thay đổi trong nhận thức giáo dục, có những điều cụ thể nhỏ nhoi khác vẫn có thể khiến chúng ta tự hào là một “công dân toàn cầu”, đó chính là nhìn nhận sự liên đới, tương quan giữa ta và người, giữa ta và môi trường sống qua những hành vi đơn giản như dắt một người già qua đường, xả rác đúng chỗ… Chúng ta nên quan tâm nhiều hơn để những hành vi đơn giản ấy có điều kiện được thực hiện. Và như vậy, một người âm thầm sống trong khu bảo tồn hàng ngày chăm cho rùa đẻ trứng, một người mỗi khi vào bưu điện gửi thư đều biết gom phần rác của mình và phần rác của người khác thải ra đưa vào thùng rác, một người có thể chăm con người khác như chăm con mình, một người đang đi biết dừng lại đỡ người té ngã đứng dậy…, sao không thể là những công dân toàn cầu. Đạo vốn không nằm ngoài cái lý giản đơn.
Phát hiện thiên văn học mới đây trên chòm sao Cự Giải đã sớm gửi đến cho chúng ta một thông điệp, rằng trong những sự liên đới, tương quan rộng lớn hơn mang tính vũ trụ, chúng ta cũng vẫn không phải là những người chỉ biết sống cho bản thân và cho thế giới riêng của mình.
Khi được hỏi về việc chúng ta sẽ làm gì khi phát hiện ra “người anh em song sinh” với trái đất, nhà thiên văn học G.Marcy đã trả lời trên Los Angeles Times 16-11-2007, “Tôi biết chính xác ta sẽ làm gì: Viện Berkeley cùng với SETI (Viện Tìm kiếm trí thông minh ngoài Trái đất) đang xây dựng một kính viễn vọng vô tuyến ở phía bắc núi Lassen (Hat Creek) để dò tìm những tín hiệu truyền hình và truyền thanh từ một nền văn minh công nghệ tiên tiến”. Và nếu tìm được sóng radio, “Bước A sẽ là thông tin rộng rãi và đồng loạt khắp thế giới để mọi người có thể biết và giám sát công việc của chúng ta. Bước tiếp theo sẽ là... một hội nghị, nơi tất cả các dân tộc đều cử đại diện đến để thảo luận thông điệp nào chúng ta sẽ hồi đáp họ…”.
Mọi kết luận có thể còn quá sớm, song cho dù có thêm một, hai hay nhiều người “anh em song sinh” với trái đất đi chăng nữa, thì nhận thức về một mối tương quan, tương duyên của chúng ta vẫn là điều thiết yếu để chúng ta sống đẹp và sống tốt với con người và môi trường trong trái đất mà chúng ta đang từng giờ có cơ hội được sống.
Nguyễn Sơn Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét