“Tôi làm việc với một số tổ chức quốc tế, họ hỏi Chính phủ Việt Nam khó khăn gì trong chống tham nhũng họ sẵn sàng giúp. Tôi nói là chúng tôi quyết tâm đủ, ý chí đủ, luật pháp đủ chỉ thiếu… tiền để làm lương cho đủ sống, nhưng không ai chịu giúp” (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng).
Hơn một thập niên qua, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển mạnh, nhưng, Việt Nam vẫn thuộc vào các nước nghèo nhất thế giới, trình độ phát triển thấp, phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài. Trong xu thế hội nhập, Việt Nam đang tìm mọi cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thiết lập sự công bằng xã hội, phát triển tiềm năng văn hóa, và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Chống đói nghèo và thiết lập công bằng xã hội là hai tiền đề chính liên quan trực tiếp đến tham nhũng. Và khi tham nhũng được mặc nhiên thừa nhận là “quốc nạn” ở Việt Nam thì việc tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ là câu hỏi lớn cần có ngay một lời giải.
Còn nhà nước là còn tham nhũng?
Những mức độ nâng cấp khác nhau của tham nhũng cho thấy đó là một loại “tội phạm quyền lực”. Nhưng quyền lực lại khiến chúng ta liên hệ nhiều hơn đến các khái niệm công cụ khác như pháp luật, tòa án, cảnh sát, nhà tù… Có hay không sự "hoài nghi công lý” khi tham nhũng được núp dưới bóng quyền lực? Đã có lúc, người ta phê bình rằng: “Chủ nghĩa thực dân không kết tội những người có đầu óc thực dân”. Khi ấy, nhiều người đã nhận thức rất rõ về điều này và cho rằng "bóc lột" là lối thoát “nghèo" của chủ nghĩa thực dân. Tham nhũng không thể hiện dưới hình thức bóc lột, nhưng hậu quả nặng nề gây ra cho xã hội cũng chẳng khác gì bóc lột sức dân. Tham là một trong những tính cách phổ biến của con người, còn tham nhũng là thuộc tính phổ biến của quyền lực, nghĩa là có nhà nước là còn tham nhũng. Có thể tham nhũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín quốc gia và các vấn đề chính trị, xã hội, an ninh… khác, nhưng đáng nói, kiểu “thoát nghèo trong quyền lực” này lại chính là sản phẩm của tiến trình dân chủ, nói đơn giản là “được dân bầu” ra. Danh chính ngôn thuận mà nói, người nào “được dân bầu” cũng có đức-tài cả. Nhưng do đâu đức-tài là kết quả của quá trình “thanh lọc” dân chủ tốt đẹp như thế mà tham nhũng lại trở thành “quốc nạn”?
Hơn một thập niên qua, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển mạnh, nhưng, Việt Nam vẫn thuộc vào các nước nghèo nhất thế giới, trình độ phát triển thấp, phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài. Trong xu thế hội nhập, Việt Nam đang tìm mọi cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thiết lập sự công bằng xã hội, phát triển tiềm năng văn hóa, và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
Chống đói nghèo và thiết lập công bằng xã hội là hai tiền đề chính liên quan trực tiếp đến tham nhũng. Và khi tham nhũng được mặc nhiên thừa nhận là “quốc nạn” ở Việt Nam thì việc tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ là câu hỏi lớn cần có ngay một lời giải.
Còn nhà nước là còn tham nhũng?
Những mức độ nâng cấp khác nhau của tham nhũng cho thấy đó là một loại “tội phạm quyền lực”. Nhưng quyền lực lại khiến chúng ta liên hệ nhiều hơn đến các khái niệm công cụ khác như pháp luật, tòa án, cảnh sát, nhà tù… Có hay không sự "hoài nghi công lý” khi tham nhũng được núp dưới bóng quyền lực? Đã có lúc, người ta phê bình rằng: “Chủ nghĩa thực dân không kết tội những người có đầu óc thực dân”. Khi ấy, nhiều người đã nhận thức rất rõ về điều này và cho rằng "bóc lột" là lối thoát “nghèo" của chủ nghĩa thực dân. Tham nhũng không thể hiện dưới hình thức bóc lột, nhưng hậu quả nặng nề gây ra cho xã hội cũng chẳng khác gì bóc lột sức dân. Tham là một trong những tính cách phổ biến của con người, còn tham nhũng là thuộc tính phổ biến của quyền lực, nghĩa là có nhà nước là còn tham nhũng. Có thể tham nhũng sẽ ảnh hưởng đến uy tín quốc gia và các vấn đề chính trị, xã hội, an ninh… khác, nhưng đáng nói, kiểu “thoát nghèo trong quyền lực” này lại chính là sản phẩm của tiến trình dân chủ, nói đơn giản là “được dân bầu” ra. Danh chính ngôn thuận mà nói, người nào “được dân bầu” cũng có đức-tài cả. Nhưng do đâu đức-tài là kết quả của quá trình “thanh lọc” dân chủ tốt đẹp như thế mà tham nhũng lại trở thành “quốc nạn”?
Tham nhũng có vi phạm nguyên tắc dân chủ?
Trong vô số các loại tội phạm, tội phạm tham nhũng là khó trị nhất. Bởi có quyền lực mới có cơ hội tham nhũng. Vậy phải chăng chính quyền lực là nguyên nhân của mọi nguyên nhân? Tại sao những người được mệnh danh là “đày tớ của nhân dân”, nhưng hàng ngày lại dùng quyền lực của mình để “vui sướng” trước thiên hạ? Người ta vẫn khăng khăng rằng pháp luật nghiêm minh, công lý luôn được thực thi, đạo đức lương tâm luôn thắng thế, ý chí quyết tâm đã đủ, trong khi “quốc nạn” vẫn sờ sờ ra đấy thì chẳng phải thực tiễn ấy đang xúc phạm nền dân chủ hay sao? Lịch sử thế giới cho thấy, khi quyền uy không giữ được vẻ trong sạch, khi tham nhũng trở thành quốc nạn là lúc thế lực của cái ác đang cố tình bẻ cong lịch sử tốt đẹp của con người. Đơn cử, theo thống kê, nước ta có 1,8 triệu trẻ em suy dinh dưỡng, trong số đó, nhiều trẻ em không được tiếp cận với sự chăm sóc tối thiểu, và có nguy cơ bệnh tật, chết non… mà điều rõ nhất là không có đủ dinh dưỡng cần thiết để phát triển thể chất và trí tuệ. Chắc chắn, nếu con số tham nhũng không gây thất thoát lên đến vài ngàn tỉ đồng một năm thì người ta không phải nhắc nhiều đến những con số đáng suy ngẫm như vậy…
Không thể không khẳng định, tham nhũng đang tạo thêm hố ngăn cách giàu nghèo và có nguy cơ gây nên một cuộc “đấu tranh giai cấp mới” trong lòng xã hội, kéo lùi động lực phát triển của lịch sử, khi hàng loạt các vấn đề tha hóa khác sẽ chạy theo nó như một móc xích của luận suy “thượng bất chính hạ tắc loạn”. Với tính chất “trong họ ngoài làng” bảo thủ, “lý thuyết” và thực trạng tham nhũng đang phá vỡ dần tính tập trung, liên kết của toàn xã hội, đẩy cơ sở lý luận về việc tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vào bế tắc. Có thể nhận thức tham nhũng như một loại hình thức "bạo lực mới”, gây tổn hại cho nhà nước, cướp mất cơ hội được đối xử bình đẳng của tất cả mọi người, trực tiếp nhất là người lao động.
Chống tham nhũng là chống ai?
Triết gia Platon nói: “Mọi quốc gia đều có hai quốc gia, quốc gia của người giàu và quốc gia của người nghèo”. Và như vậy, tham nhũng hiển nhiên là “quốc gia” của những người có tiền, có quyền. Không phải ngẫu nhiên mà Liên Hợp Quốc cho rằng nhiệm vụ chống đói nghèo phải đi đôi với nhiệm vụ chống tham nhũng. Vậy phải chống như thế nào, và ai là người trực tiếp chống? Rất khó khi hình thức tham nhũng biến tướng và ẩn núp trong nhiều mối quan hệ phức tạp, chồng chéo, thậm chí có sự bao che, chống lưng, hay sẵn sàng có người chịu tội thay. Điều này đã làm giảm “nóng” xã hội một cách đầy thách thức, nhưng hậu quả là làm sai lệnh nhận thức thực tế, dẫn đến nguy cơ xuất hiện sự bất tín công lý và kéo theo hàng loạt các hệ quả xã hội khác. Chẳng hạn nhìn vào tỉ lệ % giảm nghèo, ai cũng phấn khởi, nhưng chưa ai thống kê rằng những người giàu lên đó có bao nhiêu % làm ăn “đàng hoàng”, bao nhiêu % là tham nhũng… Phải biết rõ người "làm ăn" không đàng hoàng đó là ai thì mới có thể chống. Nhưng nhiều khi có người chỉ ra rồi mà chống không được. Vì sao? Vì lấy “quyền” chống “quyền” thì chẳng khác “quân ta đánh nhau với quân mình”, thật không dễ chút nào.
Tham nhũng là do lương không đủ sống?
Người tham nhũng có khi (thậm chí phần lớn) không “thiếu tiền” mà vẫn “tham tiền”, trái khoáy chính là ở chỗ đó. “Lòng tham” đã “không đáy” thì không bao giờ có cái gọi là “đủ tiền”. Vì thực tế, có cán bộ tham nhũng nào mà nhà nghèo đến mức thiếu tiền trang trải cuộc sống hàng ngày đâu? Tăng tiền lương để giảm tham nhũng? Nhưng người mắc vào tham nhũng cũng không ngoài mục tiêu làm tăng túi tiền của mình. Còn tăng đến cỡ nào mới gọi là đủ khi lòng người không biết đủ.
Có lẽ nguyên nhân không năm ở việc tăng tiền lương. Bởi vì ai cũng biết “quyền” rất dễ đẻ ra “tiền” (tham nhũng). Khi nhìn nhận vấn đề tham nhũng, chúng ta thấy động cơ thúc đẩy hành vi tham nhũng có nguyên nhân lâu dài từ một môi trường chính trị, "cả nể", “dĩ hòa vi quý”, "vuốt mặt nể mũi". Vì vậy không nên xem tham nhũng là việc sửa lại cho khớp với tinh thần lịch sử: “nước nào mà chả có tham”. Bởi đây là vấn đề thuộc ý thức, vì hành vi “tham nhũng” bắt nguồn từ “tính tham lam” và được một điều kiện thuận lợi là quyền lực trong tay ủng hộ. Muốn ngăn chặn tham nhũng thì phải biết dũng cảm “tước” quyền lực, chứ không phải “thuyên chuyển công tác”. Ai sẽ tước quyền lực của ai? Không đủ “lòng dũng cảm” và “sức mạnh” thì không thể bàn chuyện này. Ở đây, còn một nguyên nhân khác đó là hành động “dám làm, dám chịu”. Ai trực tiếp quản lý người gây ra tham nhũng cũng phải dám chịu trách nhiệm về mình. Nhiều khi tham nhũng xảy ra, nhưng chịu trách nhiệm cao nhất chỉ là cỡ “phó”, cỡ “thứ” thì không bao giờ chống được cả. Vì mất “phó” này, “thứ” này thì có “phó” khác “thứ” khác. Cái vòng quay ấy chỉ được điều chỉnh bằng một cuộc tự chịu trách nhiệm cao nhất của người đứng đầu. Điều này thì Việt Nam chưa có tiền lệ. Thiết nghĩ, ở điểm này văn hóa “từ chức” cũng nên được nghiêm túc nhìn nhận.
Sự vững mạnh của một quốc gia chính là phải có “minh quân, lương tướng”, nói theo quan điểm Nho gia: “Tự thiên tử chí ư thứ nhân, nhất nhất giai dĩ tu thân vi bản” (Từ vua cho đến người thường, tất cả đều phải lấy tu thân làm gốc). Tu thân chính là sửa mình… Điều đó trở nên đúng và đáng khuyến khích biết bao.
Mai Sơn
Trong vô số các loại tội phạm, tội phạm tham nhũng là khó trị nhất. Bởi có quyền lực mới có cơ hội tham nhũng. Vậy phải chăng chính quyền lực là nguyên nhân của mọi nguyên nhân? Tại sao những người được mệnh danh là “đày tớ của nhân dân”, nhưng hàng ngày lại dùng quyền lực của mình để “vui sướng” trước thiên hạ? Người ta vẫn khăng khăng rằng pháp luật nghiêm minh, công lý luôn được thực thi, đạo đức lương tâm luôn thắng thế, ý chí quyết tâm đã đủ, trong khi “quốc nạn” vẫn sờ sờ ra đấy thì chẳng phải thực tiễn ấy đang xúc phạm nền dân chủ hay sao? Lịch sử thế giới cho thấy, khi quyền uy không giữ được vẻ trong sạch, khi tham nhũng trở thành quốc nạn là lúc thế lực của cái ác đang cố tình bẻ cong lịch sử tốt đẹp của con người. Đơn cử, theo thống kê, nước ta có 1,8 triệu trẻ em suy dinh dưỡng, trong số đó, nhiều trẻ em không được tiếp cận với sự chăm sóc tối thiểu, và có nguy cơ bệnh tật, chết non… mà điều rõ nhất là không có đủ dinh dưỡng cần thiết để phát triển thể chất và trí tuệ. Chắc chắn, nếu con số tham nhũng không gây thất thoát lên đến vài ngàn tỉ đồng một năm thì người ta không phải nhắc nhiều đến những con số đáng suy ngẫm như vậy…
Không thể không khẳng định, tham nhũng đang tạo thêm hố ngăn cách giàu nghèo và có nguy cơ gây nên một cuộc “đấu tranh giai cấp mới” trong lòng xã hội, kéo lùi động lực phát triển của lịch sử, khi hàng loạt các vấn đề tha hóa khác sẽ chạy theo nó như một móc xích của luận suy “thượng bất chính hạ tắc loạn”. Với tính chất “trong họ ngoài làng” bảo thủ, “lý thuyết” và thực trạng tham nhũng đang phá vỡ dần tính tập trung, liên kết của toàn xã hội, đẩy cơ sở lý luận về việc tiến tới một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh vào bế tắc. Có thể nhận thức tham nhũng như một loại hình thức "bạo lực mới”, gây tổn hại cho nhà nước, cướp mất cơ hội được đối xử bình đẳng của tất cả mọi người, trực tiếp nhất là người lao động.
Chống tham nhũng là chống ai?
Triết gia Platon nói: “Mọi quốc gia đều có hai quốc gia, quốc gia của người giàu và quốc gia của người nghèo”. Và như vậy, tham nhũng hiển nhiên là “quốc gia” của những người có tiền, có quyền. Không phải ngẫu nhiên mà Liên Hợp Quốc cho rằng nhiệm vụ chống đói nghèo phải đi đôi với nhiệm vụ chống tham nhũng. Vậy phải chống như thế nào, và ai là người trực tiếp chống? Rất khó khi hình thức tham nhũng biến tướng và ẩn núp trong nhiều mối quan hệ phức tạp, chồng chéo, thậm chí có sự bao che, chống lưng, hay sẵn sàng có người chịu tội thay. Điều này đã làm giảm “nóng” xã hội một cách đầy thách thức, nhưng hậu quả là làm sai lệnh nhận thức thực tế, dẫn đến nguy cơ xuất hiện sự bất tín công lý và kéo theo hàng loạt các hệ quả xã hội khác. Chẳng hạn nhìn vào tỉ lệ % giảm nghèo, ai cũng phấn khởi, nhưng chưa ai thống kê rằng những người giàu lên đó có bao nhiêu % làm ăn “đàng hoàng”, bao nhiêu % là tham nhũng… Phải biết rõ người "làm ăn" không đàng hoàng đó là ai thì mới có thể chống. Nhưng nhiều khi có người chỉ ra rồi mà chống không được. Vì sao? Vì lấy “quyền” chống “quyền” thì chẳng khác “quân ta đánh nhau với quân mình”, thật không dễ chút nào.
Tham nhũng là do lương không đủ sống?
Người tham nhũng có khi (thậm chí phần lớn) không “thiếu tiền” mà vẫn “tham tiền”, trái khoáy chính là ở chỗ đó. “Lòng tham” đã “không đáy” thì không bao giờ có cái gọi là “đủ tiền”. Vì thực tế, có cán bộ tham nhũng nào mà nhà nghèo đến mức thiếu tiền trang trải cuộc sống hàng ngày đâu? Tăng tiền lương để giảm tham nhũng? Nhưng người mắc vào tham nhũng cũng không ngoài mục tiêu làm tăng túi tiền của mình. Còn tăng đến cỡ nào mới gọi là đủ khi lòng người không biết đủ.
Có lẽ nguyên nhân không năm ở việc tăng tiền lương. Bởi vì ai cũng biết “quyền” rất dễ đẻ ra “tiền” (tham nhũng). Khi nhìn nhận vấn đề tham nhũng, chúng ta thấy động cơ thúc đẩy hành vi tham nhũng có nguyên nhân lâu dài từ một môi trường chính trị, "cả nể", “dĩ hòa vi quý”, "vuốt mặt nể mũi". Vì vậy không nên xem tham nhũng là việc sửa lại cho khớp với tinh thần lịch sử: “nước nào mà chả có tham”. Bởi đây là vấn đề thuộc ý thức, vì hành vi “tham nhũng” bắt nguồn từ “tính tham lam” và được một điều kiện thuận lợi là quyền lực trong tay ủng hộ. Muốn ngăn chặn tham nhũng thì phải biết dũng cảm “tước” quyền lực, chứ không phải “thuyên chuyển công tác”. Ai sẽ tước quyền lực của ai? Không đủ “lòng dũng cảm” và “sức mạnh” thì không thể bàn chuyện này. Ở đây, còn một nguyên nhân khác đó là hành động “dám làm, dám chịu”. Ai trực tiếp quản lý người gây ra tham nhũng cũng phải dám chịu trách nhiệm về mình. Nhiều khi tham nhũng xảy ra, nhưng chịu trách nhiệm cao nhất chỉ là cỡ “phó”, cỡ “thứ” thì không bao giờ chống được cả. Vì mất “phó” này, “thứ” này thì có “phó” khác “thứ” khác. Cái vòng quay ấy chỉ được điều chỉnh bằng một cuộc tự chịu trách nhiệm cao nhất của người đứng đầu. Điều này thì Việt Nam chưa có tiền lệ. Thiết nghĩ, ở điểm này văn hóa “từ chức” cũng nên được nghiêm túc nhìn nhận.
Sự vững mạnh của một quốc gia chính là phải có “minh quân, lương tướng”, nói theo quan điểm Nho gia: “Tự thiên tử chí ư thứ nhân, nhất nhất giai dĩ tu thân vi bản” (Từ vua cho đến người thường, tất cả đều phải lấy tu thân làm gốc). Tu thân chính là sửa mình… Điều đó trở nên đúng và đáng khuyến khích biết bao.
Mai Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét