Sự ra đi của giáo sư Cao Xuân Hạo đã để lại nhiều tiếc thương cho giới học giả. Nhưng người ra đi thì đã “thanh thản” rồi, chỉ còn người ở lại là nhói lòng vì nghĩa tử vẫn chưa thành nghĩa tận, và trong một lúc “thảng thốt”, có người đã đặt câu hỏi: “Người trí thức Việt Nam đang đứng ở đâu?”…
Hỏi chuyện đứng ở đâu, nghe vừa buồn cười mà vừa xót. Bởi công ty nước ngoài đứng đầy trên lãnh thổ Việt Nam, bảng quảng cáo đứng đầy đường, đầy chợ và len lỏi cả vào trong bữa ăn… Còn người trí thức thì đương nhiên phải đứng ở chỗ có trí thức rồi, không thể đứng tùy tiện được. Nhưng ở chỗ nào mới gọi là chỗ có trí thức? Bởi vì “trí thức” vẫn chưa được “quy hoạch”, mặt bằng trí thức vẫn chưa được “giải tỏa” và “đền bù”. Nghe giống như miếng đất vậy. Nhưng xin đừng cười miếng đất vì “để” thì ra “miếng đất” mà “cất” thì thành ông Bụt. Giữa miếng đất và ông Bụt chỉ là cái hành động “để” và “cất”. Xin lưu ý hành động “cất” bao giờ cũng hàm ý cẩn thận hơn.
Trở lại câu chuyện giáo sư Cao Xuân Hạo từ trần. Chuyện là thế này, khi giáo sư qua đời, Ban tổ chức tang lễ cử người đến đài VTV để đăng cáo phó. Và ngạc nhiên hết sức là bao nhiêu danh dự, uy tín và cống hiến cho đất nước của giáo sư cũng không được người của VTV quan tâm. Cái mà VTV quan tâm đó là tấm thẻ 45 năm tuổi đảng. Vì không có tấm thẻ 45 năm tuổi đảng thì phải trả phí giống như đăng tin cáo phó bình thường với mức 20 đến 30 triệu đồng, còn nếu có thẻ 45 năm tuổi đảng trở lên thì chỉ phải trả với giá 300.000đ. Chẳng lẽ lúc ấy lại ngả giá, lại van xin, lại “cò kè bớt một thêm hai”, đó đâu phải là việc làm của người trí thức.
Kiếm đâu ra cái thẻ 45 năm tuổi đảng? Trí thức vẫn không bằng Đảng, điều ấy lâu nay đã rõ lắm rồi. Nhưng có cái 45 năm chỉ là cái thâm niên, cái sống lâu lên lão làng. Và không phải cái thâm niên nào cũng đáng quý. Một anh lính về giải ngũ, một chị lao công mất sức có thẻ đảng viên trong tay, chịu khó đóng lệ phí và sinh hoạt đảng đều đặn thì sẽ có được cái thâm niên ấy. Chả thế mà lâu nay, có nhiều người chẳng mặn mà gì với công việc của mình, nhưng không muốn bỏ nó để được cái “thâm niên”, để được hưởng chế độ. Đảng là sự “tập hợp rộng lớn các tầng lớp, giai cấp” nên có người là trí thức (thậm chí là đại trí thức), có người là tướng (thâm chí là đại tướng)… khi về nghỉ thì phải ngồi chung sinh hoạt với anh lính quèn, bà lao công… nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất mà chẳng có chuyện gì hợp với mình. Không thích gì cảnh ấy, nhưng vẫn phải ngồi để có cái “thâm niên”, để đến lúc tròn năm, có người đến gửi giấy mời đi để gắn huy hiệu.
Đến đây mới hiểu sự cống hiến nhiều khi lại không bằng cái “thâm niên”. Nếu không biết đứng vào đấy, ngồi vào đấy thì có khi chỉ là “trí thức” loại 2, loại 3, thậm chí là “trí thức một nửa”.
Nhưng có những cái phục vụ dân tộc mà không phải là phục vụ đảng. Và có những cái phục đảng mà chưa chắc đã là phục vụ đất nước. Ta phải phân biệt rõ điều này, bằng không người trí thức và không ít “kẻ bồi bút lịch sử” sẽ bị đồng nhất với nhau. Nói thế vì có những “trí thức thâm niên” viết sách ca tụng rằng thế kỷ XX là thế kỷ của chân lý Việt Nam. Nói quá như vậy cũng chẳng ai đánh thuế. Nhưng người trí thức với nhau nghe thấy hẳn sẽ no bụng cười. Nhưng của đáng tội, không viết thế thì làm sao nhanh chóng có được cái hiệu “ưu tú”, “nhân dân” và thuận lợi khi chẳng may phải đăng cáo phó.
Chỉ tiếc giáo sư Cao Xuân Hạo cống hiến cho nền học thuật nước nhà thì thừa mà cái “thâm niên” thì lại thiếu. Thành ra đó là một “nghịch lý trí thức”, nên mới có người than “Sao nghĩa tử lại không là nghĩa tận”.
Xót xa hơn, có người còn so sánh chuyện đăng cáo phó của giáo sư Cao Xuân Hạo trên VTV không bằng nhà đài tổ chức chương trình “Chia tay Vàng Anh”, vốn đầy tai tiếng. Người ta chỉ còn biết ngạc nhiên thốt lên câu hỏi “tại sao?”. Tại đâu cũng không biết nữa, hay có thể tại cái “vô tình” có cánh nó bay.
Nói vui thôi, chứ ai cũng biết tại cái chữ “lễ”, “trọng”, “nhân”, “nghĩa” của thời đại mình nó yếu.
Tổng thống Putin khi sang thăm Israel, nhận được thư của cô giáo dạy ông hồi phổ thông đang sinh sống ở nước này, ông đã cho xe hạng sang đến đón cô giáo tới ăn tối và giới thiệu với tổng thống Israel: “Đây là cô giáo cũ của tôi”. Sau cuộc trò chuyện đó, cô giáo cũ được tặng một căn hộ… Nghe xong câu chuyện của ông Putin, nghĩ đến chuyện của nước mình mà buồn.
Cái chữ “lễ”, “trọng”, “nhân”, “nghĩa” ấy dân tộc ta đâu phải không có. Tại sao ta chỉ có thể ứng xử một là “tiền sòng phẳng” hai là “thâm niên” như vậy? Không còn gì khác sao?
Vậy người trí thức đứng ở đâu? Chỉ có thể đứng ở chỗ có “lễ”, “trọng”, “nhân”, “nghĩa”. Và chỉ có đứng ở đó thì người trí thức mới có thể yên tâm mà tận hiến công sức, trí tuệ cho dân tộc này.
Thanh Luận
Hỏi chuyện đứng ở đâu, nghe vừa buồn cười mà vừa xót. Bởi công ty nước ngoài đứng đầy trên lãnh thổ Việt Nam, bảng quảng cáo đứng đầy đường, đầy chợ và len lỏi cả vào trong bữa ăn… Còn người trí thức thì đương nhiên phải đứng ở chỗ có trí thức rồi, không thể đứng tùy tiện được. Nhưng ở chỗ nào mới gọi là chỗ có trí thức? Bởi vì “trí thức” vẫn chưa được “quy hoạch”, mặt bằng trí thức vẫn chưa được “giải tỏa” và “đền bù”. Nghe giống như miếng đất vậy. Nhưng xin đừng cười miếng đất vì “để” thì ra “miếng đất” mà “cất” thì thành ông Bụt. Giữa miếng đất và ông Bụt chỉ là cái hành động “để” và “cất”. Xin lưu ý hành động “cất” bao giờ cũng hàm ý cẩn thận hơn.
Trở lại câu chuyện giáo sư Cao Xuân Hạo từ trần. Chuyện là thế này, khi giáo sư qua đời, Ban tổ chức tang lễ cử người đến đài VTV để đăng cáo phó. Và ngạc nhiên hết sức là bao nhiêu danh dự, uy tín và cống hiến cho đất nước của giáo sư cũng không được người của VTV quan tâm. Cái mà VTV quan tâm đó là tấm thẻ 45 năm tuổi đảng. Vì không có tấm thẻ 45 năm tuổi đảng thì phải trả phí giống như đăng tin cáo phó bình thường với mức 20 đến 30 triệu đồng, còn nếu có thẻ 45 năm tuổi đảng trở lên thì chỉ phải trả với giá 300.000đ. Chẳng lẽ lúc ấy lại ngả giá, lại van xin, lại “cò kè bớt một thêm hai”, đó đâu phải là việc làm của người trí thức.
Kiếm đâu ra cái thẻ 45 năm tuổi đảng? Trí thức vẫn không bằng Đảng, điều ấy lâu nay đã rõ lắm rồi. Nhưng có cái 45 năm chỉ là cái thâm niên, cái sống lâu lên lão làng. Và không phải cái thâm niên nào cũng đáng quý. Một anh lính về giải ngũ, một chị lao công mất sức có thẻ đảng viên trong tay, chịu khó đóng lệ phí và sinh hoạt đảng đều đặn thì sẽ có được cái thâm niên ấy. Chả thế mà lâu nay, có nhiều người chẳng mặn mà gì với công việc của mình, nhưng không muốn bỏ nó để được cái “thâm niên”, để được hưởng chế độ. Đảng là sự “tập hợp rộng lớn các tầng lớp, giai cấp” nên có người là trí thức (thậm chí là đại trí thức), có người là tướng (thâm chí là đại tướng)… khi về nghỉ thì phải ngồi chung sinh hoạt với anh lính quèn, bà lao công… nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất mà chẳng có chuyện gì hợp với mình. Không thích gì cảnh ấy, nhưng vẫn phải ngồi để có cái “thâm niên”, để đến lúc tròn năm, có người đến gửi giấy mời đi để gắn huy hiệu.
Đến đây mới hiểu sự cống hiến nhiều khi lại không bằng cái “thâm niên”. Nếu không biết đứng vào đấy, ngồi vào đấy thì có khi chỉ là “trí thức” loại 2, loại 3, thậm chí là “trí thức một nửa”.
Nhưng có những cái phục vụ dân tộc mà không phải là phục vụ đảng. Và có những cái phục đảng mà chưa chắc đã là phục vụ đất nước. Ta phải phân biệt rõ điều này, bằng không người trí thức và không ít “kẻ bồi bút lịch sử” sẽ bị đồng nhất với nhau. Nói thế vì có những “trí thức thâm niên” viết sách ca tụng rằng thế kỷ XX là thế kỷ của chân lý Việt Nam. Nói quá như vậy cũng chẳng ai đánh thuế. Nhưng người trí thức với nhau nghe thấy hẳn sẽ no bụng cười. Nhưng của đáng tội, không viết thế thì làm sao nhanh chóng có được cái hiệu “ưu tú”, “nhân dân” và thuận lợi khi chẳng may phải đăng cáo phó.
Chỉ tiếc giáo sư Cao Xuân Hạo cống hiến cho nền học thuật nước nhà thì thừa mà cái “thâm niên” thì lại thiếu. Thành ra đó là một “nghịch lý trí thức”, nên mới có người than “Sao nghĩa tử lại không là nghĩa tận”.
Xót xa hơn, có người còn so sánh chuyện đăng cáo phó của giáo sư Cao Xuân Hạo trên VTV không bằng nhà đài tổ chức chương trình “Chia tay Vàng Anh”, vốn đầy tai tiếng. Người ta chỉ còn biết ngạc nhiên thốt lên câu hỏi “tại sao?”. Tại đâu cũng không biết nữa, hay có thể tại cái “vô tình” có cánh nó bay.
Nói vui thôi, chứ ai cũng biết tại cái chữ “lễ”, “trọng”, “nhân”, “nghĩa” của thời đại mình nó yếu.
Tổng thống Putin khi sang thăm Israel, nhận được thư của cô giáo dạy ông hồi phổ thông đang sinh sống ở nước này, ông đã cho xe hạng sang đến đón cô giáo tới ăn tối và giới thiệu với tổng thống Israel: “Đây là cô giáo cũ của tôi”. Sau cuộc trò chuyện đó, cô giáo cũ được tặng một căn hộ… Nghe xong câu chuyện của ông Putin, nghĩ đến chuyện của nước mình mà buồn.
Cái chữ “lễ”, “trọng”, “nhân”, “nghĩa” ấy dân tộc ta đâu phải không có. Tại sao ta chỉ có thể ứng xử một là “tiền sòng phẳng” hai là “thâm niên” như vậy? Không còn gì khác sao?
Vậy người trí thức đứng ở đâu? Chỉ có thể đứng ở chỗ có “lễ”, “trọng”, “nhân”, “nghĩa”. Và chỉ có đứng ở đó thì người trí thức mới có thể yên tâm mà tận hiến công sức, trí tuệ cho dân tộc này.
Thanh Luận
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét