Có những điều nói ra nghe có vẻ to tát, nhưng vốn dĩ nó rất bình thường. Vì sao? Vì từ những điều to tát đến một hiện thực sống có khoảng cách không nhỏ. Khát vọng được sống là một thứ khát vọng được ý thức. Khát vọng ấy cần phải được nuôi dưỡng, bởi năng lực của sự sống chính là niềm khao khát sống: sống cùng và sống với…
Nó nghe trộm được người ta bảo mẹ nó sắp chết. Thế là nó không muốn gì hết nữa, nó bỏ bạn chơi, nó trốn vào một khu vườn trống và ngồi khóc. Nó sợ rằng mẹ nó sẽ chết thật giống như lời người ta đồn. Nó buồn vô cớ, nó cáu gắt và nó bắt đầu biết ghét những lời đồn. Nhưng nó chẳng biết làm gì…
Tại sao người ta phải chết? Có lẽ cái chết là điều ám ảnh tuổi thơ nó nhiều nhất.
Nó là tôi đấy. Mọi người có biết không? Sẽ chẳng ai biết đâu. Nó là tôi đấy.
Một đứa trẻ tinh nghịch, từng làm “tướng” trong một đám trẻ mà có đứa hơn nó đến 2, 3 tuổi. Một đứa trẻ biết cãi người lớn để bênh vực cho một thế giới dại dột, nhiều mộng mơ, nhiều hiếu thắng mà người lớn không bao giờ cho là đúng. Thế giới của nó “bẩn” chung quanh những đống cát, đống bùn, cái ao, cái hồ. Thế giới của nó “thất học” vì nhà nghèo, vì có một người mẹ quanh năm ốm đau. Nhưng thế giới của nó cũng đẹp khi biết ủ những con trùng cho nở thành tằm, thành bướm. Nó sẽ khóc rất nhiều khi ai lỡ đụng vào đôi cánh của con ve đang lột xác mà nó đang nâng niu một cách cẩn thận. Thế giới của nó phải có một đôi cánh nguyên vẹn để bay…
Có một ngày, bạn nó cho nó một chiếc kẹo sô-cô-la. Kẹo sô-cô-la được chị của bạn nó mang từ nước ngoài về. Kẹo sô-cô-la lúc ấy quý lắm. Thằng bạn phải giấu người nhà để cho nó. Nhưng thằng bạn ra một điều kiện là tối hôm đó phải kể cho nó nghe một câu chuyện ma. Nó thèm kẹo, nên nó hứa ngay.
Đêm đó, trời đầy sao, nó ngồi kể cùng với chiếc kẹo sô-cô-la mà nó cất trong túi áo từ sáng.
Trong một đêm tối đen như mực, nhìn những ngôi nhà sáng đèn từ xa giống như nhìn một đốm lửa nhỏ. Không gian im ắng, thỉnh thoảng có tiếng chó sủa từ xa vọng lại. Một người đàn ông trung tuổi đạp xe về thăm quê. Ông ta đạp xe qua nhiều nghĩa địa hoang vắng, những cánh đồng rộng. Đến một khúc đường quanh, bất ngờ ông ta nghe thấy tiếng khóc nức nở của một đứa trẻ con phát ra từ trong một bụi tre gần một cái miếu hoang. Ông ta dựng xe đạp, đến gần bên đứa bé và hỏi: “Tại sao con đứng khóc ở đây?”. Đứa bé nói: “Cháu đi tìm bố mẹ. Nhưng không thấy bố mẹ cháu đâu. Người ta bảo bố mẹ cháu bị trúng bom chết cả rồi”. Nói đến đây đứa bé lại khóc to hơn. Người đàn ông nghe xong thì phân vân, sau một vài phút, ông ta quyết định chở đứa bé về nhà mình. Nhưng khi ông ta bế nó ra xe, không hiểu sao đứa bé nặng đến nỗi gần như ông ta không còn sức để nhấc nổi. Nhìn xuống thì thấy chân đứa bé đang mọc dài ra. Thế là ông ta ngất đi. Sáng hôm sau, người dân phát hiện ông ta nằm trên đất, bèn lay gọi dậy. Tỉnh dậy, ông ta kể rằng đã gặp ma. Có lẽ đó là một đứa trẻ chết oan…”.
Sự sống và cái chết đi vào tuổi thơ của nó như thế. Nhưng nó chẳng hiểu chết oan là gì. Nó đã từng thắc mắc với người lớn và nó mong manh hiểu rằng chết oan là không đáng chết mà phải chết, chết không có người thân, chết mà không ai quan tâm.
Đêm khuya, đám trẻ kéo nhau ra về, chỉ còn một mình nó với chiếc kẹo Tây. Bụng đói, nó mang chiếc kẹo ra ngửi, rồi nó bóc ra và nó nhấm thử đầu lưỡi vào góc chiếc kẹo. Như nhớ ra điều gì đó, nó gấp chiếc kẹo lại, cất vào túi và ra về. Nó sợ mẹ nó thức giấc, nên thật nhẹ nhàng, nó chui vào màn, nằm nghĩ đến sức khỏe của mẹ nó một hồi và nó ngủ lúc nào không biết.
Sáng hôm sau, nó lấy trong túi áo ra chiếc kẹo đã bẹp mời mẹ nó ăn. Mẹ nó hỏi ai cho nó kẹo mà nó có. Nó bảo rằng chị của bạn nó đi nước ngoài về cho. Mẹ nó đưa lại chiếc kẹo cho nó và bảo: “Con ăn đi!”. Nó nói dối mẹ nó rằng bạn nó cho nó hai cái, nó ăn một cái rồi, còn một cái để phần mẹ. Mẹ nó ngấn nước mắt nhìn nó. Một đôi mắt u buồn của một người mẹ gầy ốm chỉ còn da bọc xương. Nhiều ngày nay, mẹ nó cũng cảm nhận được cuộc sống ngắn dần đi trong từng hơi thở, và rồi mẹ nó mỉm cười yếu ớt: “Con ăn chiếc kẹo này đi. Mẹ ho nên không ăn kẹo được”. Nó cầm chiếc kẹo vừa ú té chạy vừa khóc. Nó lại trốn vào một góc vườn để khóc cho hết những nức nở ở trong lòng. Nó buồn bã nhìn đàn kiến đang bò trên cây. Và chợt thoáng trong ý nghĩ, nó bóc chiếc kẹo ra và cấu từng miếng nhỏ chia cho đàn kiến. Nhìn đàn kiến tha kẹo mang đi, nó vui lắm…
Ai cho nó một cuộc sống bình yên như đàn kiến. Nó ngồi đếm con kiến bố, con kiến mẹ, con kiến con. Khát vọng sống của nó theo từng bước chân của đàn kiến và theo từng tiếng đếm của nó lên ngọn cây cao. Đếm đến khi mỏi mắt, nó ngáp một hơi và tựa vào gốc cây ngủ gật cho đến khi có người đi ngang đánh thức nó.
Nó là tôi đấy.
Kỳ sau: Làm con phải nhớ…
Trong một đêm tối đen như mực, nhìn những ngôi nhà sáng đèn từ xa giống như nhìn một đốm lửa nhỏ. Không gian im ắng, thỉnh thoảng có tiếng chó sủa từ xa vọng lại. Một người đàn ông trung tuổi đạp xe về thăm quê. Ông ta đạp xe qua nhiều nghĩa địa hoang vắng, những cánh đồng rộng. Đến một khúc đường quanh, bất ngờ ông ta nghe thấy tiếng khóc nức nở của một đứa trẻ con phát ra từ trong một bụi tre gần một cái miếu hoang. Ông ta dựng xe đạp, đến gần bên đứa bé và hỏi: “Tại sao con đứng khóc ở đây?”. Đứa bé nói: “Cháu đi tìm bố mẹ. Nhưng không thấy bố mẹ cháu đâu. Người ta bảo bố mẹ cháu bị trúng bom chết cả rồi”. Nói đến đây đứa bé lại khóc to hơn. Người đàn ông nghe xong thì phân vân, sau một vài phút, ông ta quyết định chở đứa bé về nhà mình. Nhưng khi ông ta bế nó ra xe, không hiểu sao đứa bé nặng đến nỗi gần như ông ta không còn sức để nhấc nổi. Nhìn xuống thì thấy chân đứa bé đang mọc dài ra. Thế là ông ta ngất đi. Sáng hôm sau, người dân phát hiện ông ta nằm trên đất, bèn lay gọi dậy. Tỉnh dậy, ông ta kể rằng đã gặp ma. Có lẽ đó là một đứa trẻ chết oan…”.
Sự sống và cái chết đi vào tuổi thơ của nó như thế. Nhưng nó chẳng hiểu chết oan là gì. Nó đã từng thắc mắc với người lớn và nó mong manh hiểu rằng chết oan là không đáng chết mà phải chết, chết không có người thân, chết mà không ai quan tâm.
Đêm khuya, đám trẻ kéo nhau ra về, chỉ còn một mình nó với chiếc kẹo Tây. Bụng đói, nó mang chiếc kẹo ra ngửi, rồi nó bóc ra và nó nhấm thử đầu lưỡi vào góc chiếc kẹo. Như nhớ ra điều gì đó, nó gấp chiếc kẹo lại, cất vào túi và ra về. Nó sợ mẹ nó thức giấc, nên thật nhẹ nhàng, nó chui vào màn, nằm nghĩ đến sức khỏe của mẹ nó một hồi và nó ngủ lúc nào không biết.
Sáng hôm sau, nó lấy trong túi áo ra chiếc kẹo đã bẹp mời mẹ nó ăn. Mẹ nó hỏi ai cho nó kẹo mà nó có. Nó bảo rằng chị của bạn nó đi nước ngoài về cho. Mẹ nó đưa lại chiếc kẹo cho nó và bảo: “Con ăn đi!”. Nó nói dối mẹ nó rằng bạn nó cho nó hai cái, nó ăn một cái rồi, còn một cái để phần mẹ. Mẹ nó ngấn nước mắt nhìn nó. Một đôi mắt u buồn của một người mẹ gầy ốm chỉ còn da bọc xương. Nhiều ngày nay, mẹ nó cũng cảm nhận được cuộc sống ngắn dần đi trong từng hơi thở, và rồi mẹ nó mỉm cười yếu ớt: “Con ăn chiếc kẹo này đi. Mẹ ho nên không ăn kẹo được”. Nó cầm chiếc kẹo vừa ú té chạy vừa khóc. Nó lại trốn vào một góc vườn để khóc cho hết những nức nở ở trong lòng. Nó buồn bã nhìn đàn kiến đang bò trên cây. Và chợt thoáng trong ý nghĩ, nó bóc chiếc kẹo ra và cấu từng miếng nhỏ chia cho đàn kiến. Nhìn đàn kiến tha kẹo mang đi, nó vui lắm…
Ai cho nó một cuộc sống bình yên như đàn kiến. Nó ngồi đếm con kiến bố, con kiến mẹ, con kiến con. Khát vọng sống của nó theo từng bước chân của đàn kiến và theo từng tiếng đếm của nó lên ngọn cây cao. Đếm đến khi mỏi mắt, nó ngáp một hơi và tựa vào gốc cây ngủ gật cho đến khi có người đi ngang đánh thức nó.
Nó là tôi đấy.
Kỳ sau: Làm con phải nhớ…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét