Ngày càng nhiều các bạn sinh viên, học sinh quan tâm đến Phật giáo mà không cần để ý đến cái chứng minh nhân dân: “tôn giáo: không”, hay cái “thẻ đoàn”, “thẻ đảng” của mình. Đó là một thực tế đáng mừng, sau nhiều năm người ta “ngại” nhắc đến những cụm từ “theo… tôn giáo” (như một loại thuốc phiện). Sức mạnh đang được bắt đầu từ niềm tin cái thiện, đòi hỏi Phật giáo phải có những điều chỉnh mạnh mẽ...
Trong khi chúng ta hàng ngày vẫn đang phải cảm thông cho những nhận thức sai lầm đã qua và đang tồn tại về tôn giáo, thì trên bục giảng của các trường đại học, Phật giáo gần như vẫn chưa “ly dị” với “thuốc phiện”. Không ít người người “vận dụng” khái niệm “tôn giáo” và cách nhìn của Mác về Thiên Chúa Giáo để gắn vào tất cả các đạo khác nhằm lý giải cái điều mà vốn dĩ thời ấy (thế kỷ 19), Mác chưa biết gì nhiều, đó là triết học phương Đông (cụ thể là Phật giáo trong các mối quan hệ đồng nguyên đặc thù). Sở dĩ tôn giáo được “thừa nhận” tràn lan là do cái khái niệm “tôn giáo” ấy từ lâu đã bị người ta cào bằng, đánh đồng dưới nhiều hình thức. Và không biết từ hôm nảo hôm nao, vì lý do gì, Phật giáo lại trở nên nhạy cảm trong các mối quan hệ xã hội đến vậy: nhạy cảm với chính quyền, nhạy cảm với báo chí, nhà in, nhà xuất bản, nhạy cảm với việc tổ chức lễ hội, treo cờ, tu trì và nhạy cảm cả với sinh viên, học sinh.
Đạo Phật gắn bó keo sơn với dân tộc suốt 2.000 năm lịch sử, để lại cho dân tộc một gia tài văn hóa, ngôn ngữ, tư tưởng… đồ sộ, nhưng trong kiến thức của rất nhiều học sinh, sinh viên, đạo Phật ở Việt Nam vẫn giống như một đứa trẻ mới ra đời. Bởi vẫn có những sinh viên năm thứ hai, thứ ba trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn hỏi một cách hồn nhiên rằng: “Đạo Phật là đạo Bà la môn đúng không?”, “Thần tài có phải là Phật không?”, “Những ông Phật to cao đứng ở cửa chùa có phải là Thần hủy diệt không?”… Nhưng đâu phải ngạc nhiên, vì thực tế ngay cả những người trực tiếp làm công tác giảng dạy ở những trường gọi là “Đại Học” còn thiếu một kiến thức tối thiểu về Phật học. Bởi đã có vị giáo sư, tiến sĩ triết học nói một cách tự nhiên rằng: “Ông Phật ông ấy có vợ, nhưng không hiểu sao ông ta lại căm thù phụ nữ đến thế?”. Của đáng tội, cái quyền được "nói sai" ấy không dành chung cho tất cả mọi người mà chỉ là đặc quyền của một thiểu số nào đó mà thôi. Nhưng phải nói Phật giáo Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống phân tích và đối thoại với các tư tưởng chung quanh, nên có khá nhiều những câu chuyện bi hài về đạo Phật tương tự diễn ra trong các trường đại học, sách báo…
Trong khi chúng ta hàng ngày vẫn đang phải cảm thông cho những nhận thức sai lầm đã qua và đang tồn tại về tôn giáo, thì trên bục giảng của các trường đại học, Phật giáo gần như vẫn chưa “ly dị” với “thuốc phiện”. Không ít người người “vận dụng” khái niệm “tôn giáo” và cách nhìn của Mác về Thiên Chúa Giáo để gắn vào tất cả các đạo khác nhằm lý giải cái điều mà vốn dĩ thời ấy (thế kỷ 19), Mác chưa biết gì nhiều, đó là triết học phương Đông (cụ thể là Phật giáo trong các mối quan hệ đồng nguyên đặc thù). Sở dĩ tôn giáo được “thừa nhận” tràn lan là do cái khái niệm “tôn giáo” ấy từ lâu đã bị người ta cào bằng, đánh đồng dưới nhiều hình thức. Và không biết từ hôm nảo hôm nao, vì lý do gì, Phật giáo lại trở nên nhạy cảm trong các mối quan hệ xã hội đến vậy: nhạy cảm với chính quyền, nhạy cảm với báo chí, nhà in, nhà xuất bản, nhạy cảm với việc tổ chức lễ hội, treo cờ, tu trì và nhạy cảm cả với sinh viên, học sinh.
Đạo Phật gắn bó keo sơn với dân tộc suốt 2.000 năm lịch sử, để lại cho dân tộc một gia tài văn hóa, ngôn ngữ, tư tưởng… đồ sộ, nhưng trong kiến thức của rất nhiều học sinh, sinh viên, đạo Phật ở Việt Nam vẫn giống như một đứa trẻ mới ra đời. Bởi vẫn có những sinh viên năm thứ hai, thứ ba trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn hỏi một cách hồn nhiên rằng: “Đạo Phật là đạo Bà la môn đúng không?”, “Thần tài có phải là Phật không?”, “Những ông Phật to cao đứng ở cửa chùa có phải là Thần hủy diệt không?”… Nhưng đâu phải ngạc nhiên, vì thực tế ngay cả những người trực tiếp làm công tác giảng dạy ở những trường gọi là “Đại Học” còn thiếu một kiến thức tối thiểu về Phật học. Bởi đã có vị giáo sư, tiến sĩ triết học nói một cách tự nhiên rằng: “Ông Phật ông ấy có vợ, nhưng không hiểu sao ông ta lại căm thù phụ nữ đến thế?”. Của đáng tội, cái quyền được "nói sai" ấy không dành chung cho tất cả mọi người mà chỉ là đặc quyền của một thiểu số nào đó mà thôi. Nhưng phải nói Phật giáo Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống phân tích và đối thoại với các tư tưởng chung quanh, nên có khá nhiều những câu chuyện bi hài về đạo Phật tương tự diễn ra trong các trường đại học, sách báo…
Việt Nam đang bước vào thế kỷ 21, thế kỷ mà các luồng tư tưởng, các giá trị tinh thần nhân văn, tiến bộ của loài người đang có những tiến trình dịch chuyển, điều chỉnh giao thoa, đắp đổi cho nhau. Không ít người đã hùng hồn gọi đó là “toàn cầu hóa”. Việt Nam đã có “toàn cầu hóa” trong lĩnh vực kinh tế cụ thể qua việc gia nhập WTO. Còn văn hóa Việt Nam đã “toàn cầu hóa” hay chưa? Áo dài, nước mắm, hoa sen, đạo Phật, đạo ông bà hay một cái gì đó, câu trả lời vẫn để ngỏ ở phía trước… Có điều công nghệ thông tin đã và đang làm ngắn tiến trình ấy. Mọi tư tưởng đều được con người biết đến chỉ trong một từ khóa và cái nhấp chuột. Mọi “tô hồng” hay “bôi đen” đều không thể che lấp được người biết sàng lọc, nhận thức về sự thật. Trong khi đó, cách nhìn nhận về các giá trị tư tưởng của chúng ta vẫn chưa bước chân ra khỏi những năm đầu thế kỷ 20: “bế quan” tư tưởng và “tỏa cảng” với cái mới. Nói như nhà văn Nguyên Ngọc: “Suốt nhiều chục năm nay, chúng ta đã tập trung toàn lực, cao độ, nhằm đào tạo ra con người biết vâng lời, thuộc lòng một số chân lý có sẵn, và từ đó người được học suốt đời cứ thế mà làm theo cho đúng” (Tuổi Trẻ, 3-10-2007). “Làm theo cho đúng”, giống như người bệnh phải uống thuốc, bác sĩ cho thuốc gì thì uống thuốc ấy, cho đúng thì khỏi bệnh, cho sai, cho nhầm thì không những bệnh không khỏi mà còn nguy hiểm đến tính mạng.
Cần phải nhắc thêm, mối quan hệ giữa Phật giáo và chính quyền suốt trong lịch sử dân tộc là mối quan hệ đồng nguyên đặc thù, tôn trọng và gắn bó, thúc ước và chi trì lẫn nhau. Mối quan hệ ấy biết sử dụng những “bài thuốc đặc hiệu” để trị bệnh cho nhau. Chứ không phải mối quan hệ “ban phát”. Bởi có ban phát là có “xin” và “cho”, mà “xin-cho” thì không phải phong cách của người học Phật. Đáng buồn, sự “ban phát”, xin chức, cho quyền lại là một trong những biểu hiện của Phật giáo Việt Nam hiện nay.
Một xã hội “biết vâng lời”, nói gần giống như Khổng Tử “khắc kỷ phục lễ vi nhân” (nén mình theo lễ là nhân), điều đó có phần đáng quý. Nhưng một xã hội “nén”, “nín”, “cả tin” tuyệt đối thì không đáng quý chút nào. “Nén”, “nín”, “cả tin” thì sẽ thiếu những con người có dũng khí, thiếu “những con người tự do, dám và biết tự mình đi tìm lấy chân lý, sống và làm việc theo chân lý mình đã chọn, chịu trách nhiệm về sự lựa chọn ấy” (Nguyên Ngọc).
Bài học “dũng khí” từ trong lịch sử dân tộc còn nằm nguyên vẹn trên trang giấy mặc dù trải qua bao nhiêu rách nát, mâu thuẫn của lòng người. Nguyễn Trãi, một nhân cách văn hóa lớn của dân tộc, trong cuộc đời, đã từng phải thốt lên: “Ta dư cửu bị Nho quan ngộ” (Bấy lâu ta đã bị cái mũ nhà Nho nó chụp làm cho sai lầm) và ông cũng từng phát biểu “Lâm kỳ ngã diệc thượng thừa thiền” (Biết đâu gặp dịp tôi cũng sẽ đi tu thiền). Và Ngô Thì Nhậm, một sĩ phu Bắc Hà từng viết "Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh" và tự xưng mình là Đệ Tứ tổ… Người trí thức ấy đã dám nói và dám sống. Người trí thức ấy ra vào trong các hệ tư tưởng và góp nhặt tinh hoa cho mình. Và người trí thức ấy đã cống hiến hết sức mình để phục vụ dân tộc.
Bây giờ, bóng dáng của người trí thức ấy vẫn còn đó trong mỗi tâm hồn Việt. Mỗi người nên đào luyện tinh thần ấy để hóa giải sự tự ti của dân tộc mình suốt bao nhiêu thế kỷ. Nhưng không phải bằng vũ khí và bạo lực. Bởi sức mạnh bắt đầu từ niềm tin vào cái thiện và vào một nền tảng văn hóa tâm linh vững chắc. Tình trạng “chưa đánh đã đau” của trí thức Phật giáo đang là một hiện trạng đáng buồn, làm cùn nhụt ý chí, mất đi những bản “sớ tấu” đả hôn Tăng, nghịch đạo, mất đi những ngòi bút tôn trọng sự thật. Và đó chính là khởi nguồn của mọi nhu nhược, sai lầm, nhiễu nhương... Đáng nói, vẻ ngoài hào nhoáng với chùa to cảnh lớn, người ra kẻ vào, lên xe xuống ngựa, lễ lạc quanh năm đã khiến cho nhiều người cứ ngỡ rằng đó là một “giấc mơ”, là “sự phát triển vượt bậc”. “Giấc mơ” ấy tuy đẹp nhưng đẹp cỡ nào thì cũng vẫn là một giấc ngủ dài, mà ngủ dài là vẫn chưa tỉnh, chưa tỉnh mà cứ nói cứ làm thì đó là mộng du, mộng du thì hư ảo, không thật. Hóa đi đi một vòng trở lại mới thấy cái gọi là bề thế ấy vốn “không thật”. Như vậy, muốn tụ hội người trí thức Phật giáo thì phải có niềm tin và sức mạnh để bước ra khỏi cái màn hư ảo ấy.
Trí thức Phật giáo ở đâu trong bước đồng hành với dân tộc tiến vào thế kỷ thứ 21? Nhìn quẩn, nhìn quanh trên mảnh đất chữ S này để đặt một câu hỏi mà biết chắc rằng sẽ có những câu trả lời không thỏa. Vì cả hai hình thức: Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự của Phật giáo Việt Nam đều có những biểu hiện vừa thừa vừa thiếu cả về trình độ tu tập và trình độ học vấn, dẫn đến tình trạng cả nước có 40.000 Tăng Ni, 10 triệu Phật tử mà để xảy ra tình trạng kiêm nhiệm chức vụ không đáng có. Từ đó sinh ra những “đặc quyền, đặc lợi” và tệ toan. Trong khi nhiều tổ chức chính trị xã hội cố gắng quy định tuổi tác để có chiến lược đào tạo người kế cận một cách bài bản và có tuyển chọn thì Phật giáo vẫn chưa bước ra khỏi cái vỏ “thâm niên”, “hạ lạp” của mình, từ đó trì trệ trong các quyết sách và tổ chức thực hiện. Điều đáng nói, cái “thâm niên”, “hạ lạp” ấy lại có một bức bình phong cố hữu là “kinh nghiệm ngồi lâu” bảo vệ. Và để không “vi phạm” vào các nguyên tắc “đạo đức tu hành”, người trên nói gì, không cần đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp, người dưới cứ thế nhắm mắt vào làm, không phản ứng, không tranh luận vì đó là chân lý của “thâm niên” tu hành. Người dưới chỉ rào đón ý kiến người trên để làm việc sao cho không mất lòng, dẫn đến tình trạng xu phụ, nịnh nọt, tâng bốc làm mát lòng nhau. Một số người trong hàng lãnh đạo không đủ đức tài, nhờ sự can thiệp nào đó mà có đường đi tắt, có chức vụ cao. Tư tưởng vùng miền phần lớn chi phối phần nhiều hàng lãnh đạo, dẫn đến tình trạng kết vây kéo cánh, phủ quyết những việc làm của nhau không vì lợi ích chung. Thiếu bản lĩnh nhìn nhận trước các diễn biến Phật giáo, dẫn đến phát ngôn không cân nhắc, hoặc “có chỉ đạo” gây chia rẽ Phật giáo không đáng có. Thiếu những động thái hòa giải, tìm ra tiếng nói chung vì lợi ích của Phật giáo và dân tộc, nên để sự chia rẽ Phật giáo kéo dài trong nhiều năm nay, đó là một vết đau thương chưa được ý thức mà lịch sử Phật giáo Việt Nam sẽ còn nhắc mãi. Tình trạng thừa kiêm nhiệm thiếu đầu óc tổ chức, thừa thâm niên thiếu sáng tạo đang làm mất dần niềm tin, ý chí phấn đấu của nhiều thế hệ kế cận và những người có cảm tình với đạo Phật.
Cần phải nhắc thêm, mối quan hệ giữa Phật giáo và chính quyền suốt trong lịch sử dân tộc là mối quan hệ đồng nguyên đặc thù, tôn trọng và gắn bó, thúc ước và chi trì lẫn nhau. Mối quan hệ ấy biết sử dụng những “bài thuốc đặc hiệu” để trị bệnh cho nhau. Chứ không phải mối quan hệ “ban phát”. Bởi có ban phát là có “xin” và “cho”, mà “xin-cho” thì không phải phong cách của người học Phật. Đáng buồn, sự “ban phát”, xin chức, cho quyền lại là một trong những biểu hiện của Phật giáo Việt Nam hiện nay.
Một xã hội “biết vâng lời”, nói gần giống như Khổng Tử “khắc kỷ phục lễ vi nhân” (nén mình theo lễ là nhân), điều đó có phần đáng quý. Nhưng một xã hội “nén”, “nín”, “cả tin” tuyệt đối thì không đáng quý chút nào. “Nén”, “nín”, “cả tin” thì sẽ thiếu những con người có dũng khí, thiếu “những con người tự do, dám và biết tự mình đi tìm lấy chân lý, sống và làm việc theo chân lý mình đã chọn, chịu trách nhiệm về sự lựa chọn ấy” (Nguyên Ngọc).
Bài học “dũng khí” từ trong lịch sử dân tộc còn nằm nguyên vẹn trên trang giấy mặc dù trải qua bao nhiêu rách nát, mâu thuẫn của lòng người. Nguyễn Trãi, một nhân cách văn hóa lớn của dân tộc, trong cuộc đời, đã từng phải thốt lên: “Ta dư cửu bị Nho quan ngộ” (Bấy lâu ta đã bị cái mũ nhà Nho nó chụp làm cho sai lầm) và ông cũng từng phát biểu “Lâm kỳ ngã diệc thượng thừa thiền” (Biết đâu gặp dịp tôi cũng sẽ đi tu thiền). Và Ngô Thì Nhậm, một sĩ phu Bắc Hà từng viết "Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh" và tự xưng mình là Đệ Tứ tổ… Người trí thức ấy đã dám nói và dám sống. Người trí thức ấy ra vào trong các hệ tư tưởng và góp nhặt tinh hoa cho mình. Và người trí thức ấy đã cống hiến hết sức mình để phục vụ dân tộc.
Bây giờ, bóng dáng của người trí thức ấy vẫn còn đó trong mỗi tâm hồn Việt. Mỗi người nên đào luyện tinh thần ấy để hóa giải sự tự ti của dân tộc mình suốt bao nhiêu thế kỷ. Nhưng không phải bằng vũ khí và bạo lực. Bởi sức mạnh bắt đầu từ niềm tin vào cái thiện và vào một nền tảng văn hóa tâm linh vững chắc. Tình trạng “chưa đánh đã đau” của trí thức Phật giáo đang là một hiện trạng đáng buồn, làm cùn nhụt ý chí, mất đi những bản “sớ tấu” đả hôn Tăng, nghịch đạo, mất đi những ngòi bút tôn trọng sự thật. Và đó chính là khởi nguồn của mọi nhu nhược, sai lầm, nhiễu nhương... Đáng nói, vẻ ngoài hào nhoáng với chùa to cảnh lớn, người ra kẻ vào, lên xe xuống ngựa, lễ lạc quanh năm đã khiến cho nhiều người cứ ngỡ rằng đó là một “giấc mơ”, là “sự phát triển vượt bậc”. “Giấc mơ” ấy tuy đẹp nhưng đẹp cỡ nào thì cũng vẫn là một giấc ngủ dài, mà ngủ dài là vẫn chưa tỉnh, chưa tỉnh mà cứ nói cứ làm thì đó là mộng du, mộng du thì hư ảo, không thật. Hóa đi đi một vòng trở lại mới thấy cái gọi là bề thế ấy vốn “không thật”. Như vậy, muốn tụ hội người trí thức Phật giáo thì phải có niềm tin và sức mạnh để bước ra khỏi cái màn hư ảo ấy.
Trí thức Phật giáo ở đâu trong bước đồng hành với dân tộc tiến vào thế kỷ thứ 21? Nhìn quẩn, nhìn quanh trên mảnh đất chữ S này để đặt một câu hỏi mà biết chắc rằng sẽ có những câu trả lời không thỏa. Vì cả hai hình thức: Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự của Phật giáo Việt Nam đều có những biểu hiện vừa thừa vừa thiếu cả về trình độ tu tập và trình độ học vấn, dẫn đến tình trạng cả nước có 40.000 Tăng Ni, 10 triệu Phật tử mà để xảy ra tình trạng kiêm nhiệm chức vụ không đáng có. Từ đó sinh ra những “đặc quyền, đặc lợi” và tệ toan. Trong khi nhiều tổ chức chính trị xã hội cố gắng quy định tuổi tác để có chiến lược đào tạo người kế cận một cách bài bản và có tuyển chọn thì Phật giáo vẫn chưa bước ra khỏi cái vỏ “thâm niên”, “hạ lạp” của mình, từ đó trì trệ trong các quyết sách và tổ chức thực hiện. Điều đáng nói, cái “thâm niên”, “hạ lạp” ấy lại có một bức bình phong cố hữu là “kinh nghiệm ngồi lâu” bảo vệ. Và để không “vi phạm” vào các nguyên tắc “đạo đức tu hành”, người trên nói gì, không cần đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp, người dưới cứ thế nhắm mắt vào làm, không phản ứng, không tranh luận vì đó là chân lý của “thâm niên” tu hành. Người dưới chỉ rào đón ý kiến người trên để làm việc sao cho không mất lòng, dẫn đến tình trạng xu phụ, nịnh nọt, tâng bốc làm mát lòng nhau. Một số người trong hàng lãnh đạo không đủ đức tài, nhờ sự can thiệp nào đó mà có đường đi tắt, có chức vụ cao. Tư tưởng vùng miền phần lớn chi phối phần nhiều hàng lãnh đạo, dẫn đến tình trạng kết vây kéo cánh, phủ quyết những việc làm của nhau không vì lợi ích chung. Thiếu bản lĩnh nhìn nhận trước các diễn biến Phật giáo, dẫn đến phát ngôn không cân nhắc, hoặc “có chỉ đạo” gây chia rẽ Phật giáo không đáng có. Thiếu những động thái hòa giải, tìm ra tiếng nói chung vì lợi ích của Phật giáo và dân tộc, nên để sự chia rẽ Phật giáo kéo dài trong nhiều năm nay, đó là một vết đau thương chưa được ý thức mà lịch sử Phật giáo Việt Nam sẽ còn nhắc mãi. Tình trạng thừa kiêm nhiệm thiếu đầu óc tổ chức, thừa thâm niên thiếu sáng tạo đang làm mất dần niềm tin, ý chí phấn đấu của nhiều thế hệ kế cận và những người có cảm tình với đạo Phật.
Hãy nhìn vào những nhược điểm cố hữu đó để tạm quên đi những lời chúc tụng mà tiến bước. Bước vào đâu? Bước vào thế kỷ 21 với những tiến bộ và khủng hoảng mang tính toàn cầu. Bước vào “lòng trong sạch” (Tịnh độ nhân gian) mà Trần Nhân Tông đã nói đến. Muốn song hành như vậy thì nên điều chỉnh mạnh mẽ, dám nói, dám làm, dám từ bỏ sự ôm đồm danh lợi và quan trọng là lắng nghe những ý kiến trái ngược, nhìn vào sai lầm, yếu kém của chính mình. Bởi một người tu hành tốt và một người lãnh đạo tốt, một người có kiến thức và một người biết tổ chức không phải lúc nào cũng đồng nhất với nhau. Nhận thức như vậy để điều chỉnh cơ cấu tổ chức, để giá trị “xuất thế”, “nhập thế” không bị chồng chéo như hiện nay, người già phải được an dưỡng, người trẻ phải được dẫn dắt để thử sức. Có như vậy mới tận dụng được sức người và phát huy được tinh thần Phật giáo Việt Nam: “Khi đi gió cuốn mây bay. Khi đứng núi yên non vững”.
Thích Thanh Thắng
Thích Thanh Thắng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét