Sau chiến tranh thế giới thứ II và cuộc chiến Nam-Bắc Hàn, Phật giáo Hàn Quốc đã phải đối diện với nhiều thách thức và đang dần thích nghi với cuộc sống của thế giới hiện đại. Từng bị lãng quên một thời gian dài nơi rừng sâu, nay đã trở lại sinh hoạt nơi thị thành. Nhiều chùa chiền đã được xây dựng, khôi phục, các hoạt động vì lợi ích cộng đồng được nhân rộng…
Hiện nay ở Hàn Quốc có 18 tông phái Phật giáo khác nhau xuất phát từ bốn tông phái chính là Thiền tông, Mật tông, Pháp Hoa tông và Hoa Nghiêm tông. Tất cả đều theo truyền thống Phật giáo Đại thừa. Trong 18 tông phái trên, nổi bật và có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất là Thiền phái Tào Khê đã được thiền sư Tae-go (Thái Cổ: 1301-1382) sáng lập. Riêng thiền phái này có 1632 ngôi chùa với chi nhánh ở khắp trong và ngoài nước, và có khoảng 18.000 tăng ni và khoảng 6.000.000 Phật tử.
Với truyền thống lâu đời, Phật giáo Hàn Quốc đã đẩy mạnh các công tác giáo dục xã hội, tham gia và đáp ứng các nhu cầu quần chúng hiện nay. Hầu hết các ngôi chùa đều có xây dựng nhà trẻ và trường tiểu học. Các tăng sĩ Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục phổ cập. Hiện tại Phật giáo Hàn Quốc có rất nhiều trường sơ, trung, cao đẳng, đại học trên toàn quốc. Trường Đại học Phật giáo ở Dong-Guk đã mở thêm chi nhánh ở Seoul và Kyongju, đặc biệt chú trọng đến đào tạo những thế hệ tăng ni kế cận làm rường cột cho giáo hội. Đặc biệt, có rất nhiều chương trình thuyết giảng, tu học đáp ứng cho như cầu của nhiều giới, nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Có nhiều vị sư Mỹ gốc Hàn đã trở về nước, đưa tinh thần mới vào trong hoằng pháp, ví dụ Hòa thượng Hyon Gak Sunin, một công dân Mỹ tốt nghiệp trường đạo Harvard Divinity School, đã xuất gia trở thành một tăng sĩ Phật giáo, hiện đang trụ trì chùa Hwagyesa tại Hán Thành.
Dù đạo Tin Lành đang có nhiều nỗ lực truyền giáo, nhưng những vụ tai tiếng gần đây đã làm cho tín đồ hoang mang và suy xét lại cái gọi là “sự tương hợp giữa Tin Lành và dân tộc Hàn”. Năm 2006, Mục sư Kim Hong-Do trưởng Hội thánh Kumran tại Mangwoo-dong (Hán Thành), đã bị tòa kết tội lừa gạt và biển thủ 3.2 tỉ Hàn tệ (khoảng 3,375,000 USD). Ông Kim Hong-Do vào năm 2004 đã cường điệu khi cho rằng Chúa đã trừng phạt những nạn nhân của cơn Sóng thần Tsunami ở nam Á vì không chịu tin theo đạo Tin Lành. Trước đó vào năm 2003, Mục sư Jang Hyo-Hee Chủ tịch Hội đồng Tin Lành Hàn Quốc đã nhảy lầu tự tử từ một cao ốc, vì lý do bắt gặp người bạn đời của mình quan hệ bất chính ngay tại nhà.
Nhiều người dân Hàn Quốc đang ý thức về cái giá phải trả cho những thứ văn hóa đề cao vật chất và tiêu thụ của Tây phương, bằng nhiều con đường nhân danh tôn giáo khác nhau đã cấy vào tâm thức họ. Họ nhận ra rằng, không thể cứ dùng mãi “thẻ tín dụng” để trả giá cho hạnh phúc lâu dài của mình qua những lời rao truyền đầy hứa hẹn hão huyền trên đất nước họ, nhất là qua những danh xưng “tin lành”.
Trong tình thế đó, nhiều Phật tử đã ý thức về vai trò của Phật giáo, khơi dậy truyền thống tâm linh sâu sắc để có thể cống hiến một viên thuốc trị độc cho xã hội. Hòa thượng Hyon Gak Sunin nói: "Chúng ta phải chứng tỏ rằng chúng ta chỉ tìm được tự do thật sự không phải trong sự cầu chứng vô kiểm soát, mà trong sự chế ngự và điều phục được dục vọng. Rằng hạnh phúc đích thực không nằm trong sự gia tăng thủ đắc của cải, mà trong tâm an bình và lòng hoan hỉ".
Một du sinh Việt Nam hiện đang học đại học ở Hàn Quốc nhận xét, không khí sinh hoạt Phật giáo ở đất nước này được phổ cập mạnh mẽ trên các phương tiên truyền thông. Phật giáo có riêng một kênh truyền hình phát sóng cho công đồng học tập và tìm hiểu. Những ngày lễ lớn, các ngã tư trên khắp đường phố đều treo cờ hoa. Điển hình là ngày Lễ Phật đản, được tổ chức long trọng, về đêm bầu trời tràn ngập pháo hoa đón mừng Khánh đản. Tuy khoảng cách của giới trẻ với sinh hoạt chùa viện chưa rút ngắn nhanh như mong muốn, nhưng càng ngày càng có đông giới trẻ Hàn Quốc chú ý và tham gia vào các sinh hoạt Phật pháp như: ghi danh theo học các khóa giáo lý, khóa tu thiền ngắn hạn, công tác từ thiện xã hội...
Những sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đang được bày bán rất nhiều ở các nhà sách và rất được giới trẻ hâm mộ tìm hiểu sau cuộc hoằng hoá thuyết pháp của Thiền sư tại Nam Hàn gần đây. Đối với họ công đức trình bày làm mới đạo Phật của Thiền sư đã thích hợp với lối sống hiện đại và trở nên thiết thực hơn, nhờ vậy đã thu hút giới trẻ có cách nhìn thấu đáo hơn về một tôn giáo truyền thống của dân tộc Hàn..
Lại nữa, công nghệ du lịch đang giúp phục hồi vai trò quan trọng của Phật giáo tại quốc gia này, song song với việc bảo tồn các giá trị vật thể và phi vật thể của Phất giáo. Chùa chiền được mở cửa cho công chúng viếng thăm. Tổng cục Du lịch Hàn Quốc đã hợp tác và triển khai thành công chương trình "ngụ tại chùa" để đẩy mạnh công nghệ du lịch, đặc biệt từ World Cup 2002 đến nay. Dân chúng và du khách nước ngoài đã có thể trú ngụ tại chùa, sống như một nhà tu, ngắn thì một ngày, dài thì ba tháng. Thu nhập từ "dịch vụ" này gọi là "công quả", được sử dụng để trùng tu lại chính ngôi chùa. Lúc đầu, chương trình này mới chỉ có 14 chùa tham gia, nhưng bây giờ đã tăng lên 50 chùa. Riêng năm 2005, đã có hơn 50.000 "thí chủ" trả tiền công quả để được "ngụ tại chùa".
Dựa vào những chứng cớ hiện nay người ta tin tưởng rằng Phật giáo Hàn Quốc đang trên đà phát triển mạnh và đầy lạc quan ở tương lai। Vì thế các nhà lãnh đạo quốc gia và các Giáo hội Phật giáo ở Đông Nam Á nên nghiên cứu kỹ bài học của Hàn Quốc để rút tỉa kinh nghiệm, kịp thời định hướng tâm linh cho đất nước mình, đồng thời học hỏi cách phục hưng của Phật Giáo Hàn Quốc trong thời đại mới.
Ở Bắc Hàn (Triều Tiên), tin tức gần đây cho biết là nhà nước cộng sản đã nới lỏng các sinh hoạt tôn giáo, nhất là Phật giáo. Theo thống kê, có khoảng 60% dân chúng theo Phật giáo. Hơn 300 ngôi chùa được tu bổ và hoạt động. Bản dịch Đại tạng Kinh bằng tiếng Hàn gồm 25 cuốn đã được in ấn và phát hành rộng rãi. Trong khi ấy nhà nước Bắc Hàn chỉ chính thức cho 2 thánh đường là Protestant Pongsu (Tin Lành) và Changchung Cathedral (Công giáo) được hành lễ. Trong hiến pháp năm 1992 của Bắc Hàn, điều 68 ghi: "Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và xây dựng nơi thờ phượng", nhưng điều luật ấy cũng quy định rõ "không ai được phép dùng tôn giáo như là phương tiện để đưa quyền lực ngoại bang vào đất nước, hay để hủy diệt trật tự xã hội và nhà nước". Điều đó cho thấy chính quyền Bắc Hàn ý thức rất rõ về sự khuynh đảo của các tổ chức truyền giáo có tổ chức từ Phương Tây, cụ thể là "Tin lành" của Anh và Mỹ.
Trần Trúc Lâm
Hiện nay ở Hàn Quốc có 18 tông phái Phật giáo khác nhau xuất phát từ bốn tông phái chính là Thiền tông, Mật tông, Pháp Hoa tông và Hoa Nghiêm tông. Tất cả đều theo truyền thống Phật giáo Đại thừa. Trong 18 tông phái trên, nổi bật và có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất là Thiền phái Tào Khê đã được thiền sư Tae-go (Thái Cổ: 1301-1382) sáng lập. Riêng thiền phái này có 1632 ngôi chùa với chi nhánh ở khắp trong và ngoài nước, và có khoảng 18.000 tăng ni và khoảng 6.000.000 Phật tử.
Với truyền thống lâu đời, Phật giáo Hàn Quốc đã đẩy mạnh các công tác giáo dục xã hội, tham gia và đáp ứng các nhu cầu quần chúng hiện nay. Hầu hết các ngôi chùa đều có xây dựng nhà trẻ và trường tiểu học. Các tăng sĩ Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục phổ cập. Hiện tại Phật giáo Hàn Quốc có rất nhiều trường sơ, trung, cao đẳng, đại học trên toàn quốc. Trường Đại học Phật giáo ở Dong-Guk đã mở thêm chi nhánh ở Seoul và Kyongju, đặc biệt chú trọng đến đào tạo những thế hệ tăng ni kế cận làm rường cột cho giáo hội. Đặc biệt, có rất nhiều chương trình thuyết giảng, tu học đáp ứng cho như cầu của nhiều giới, nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Có nhiều vị sư Mỹ gốc Hàn đã trở về nước, đưa tinh thần mới vào trong hoằng pháp, ví dụ Hòa thượng Hyon Gak Sunin, một công dân Mỹ tốt nghiệp trường đạo Harvard Divinity School, đã xuất gia trở thành một tăng sĩ Phật giáo, hiện đang trụ trì chùa Hwagyesa tại Hán Thành.
Dù đạo Tin Lành đang có nhiều nỗ lực truyền giáo, nhưng những vụ tai tiếng gần đây đã làm cho tín đồ hoang mang và suy xét lại cái gọi là “sự tương hợp giữa Tin Lành và dân tộc Hàn”. Năm 2006, Mục sư Kim Hong-Do trưởng Hội thánh Kumran tại Mangwoo-dong (Hán Thành), đã bị tòa kết tội lừa gạt và biển thủ 3.2 tỉ Hàn tệ (khoảng 3,375,000 USD). Ông Kim Hong-Do vào năm 2004 đã cường điệu khi cho rằng Chúa đã trừng phạt những nạn nhân của cơn Sóng thần Tsunami ở nam Á vì không chịu tin theo đạo Tin Lành. Trước đó vào năm 2003, Mục sư Jang Hyo-Hee Chủ tịch Hội đồng Tin Lành Hàn Quốc đã nhảy lầu tự tử từ một cao ốc, vì lý do bắt gặp người bạn đời của mình quan hệ bất chính ngay tại nhà.
Nhiều người dân Hàn Quốc đang ý thức về cái giá phải trả cho những thứ văn hóa đề cao vật chất và tiêu thụ của Tây phương, bằng nhiều con đường nhân danh tôn giáo khác nhau đã cấy vào tâm thức họ. Họ nhận ra rằng, không thể cứ dùng mãi “thẻ tín dụng” để trả giá cho hạnh phúc lâu dài của mình qua những lời rao truyền đầy hứa hẹn hão huyền trên đất nước họ, nhất là qua những danh xưng “tin lành”.
Trong tình thế đó, nhiều Phật tử đã ý thức về vai trò của Phật giáo, khơi dậy truyền thống tâm linh sâu sắc để có thể cống hiến một viên thuốc trị độc cho xã hội. Hòa thượng Hyon Gak Sunin nói: "Chúng ta phải chứng tỏ rằng chúng ta chỉ tìm được tự do thật sự không phải trong sự cầu chứng vô kiểm soát, mà trong sự chế ngự và điều phục được dục vọng. Rằng hạnh phúc đích thực không nằm trong sự gia tăng thủ đắc của cải, mà trong tâm an bình và lòng hoan hỉ".
Một du sinh Việt Nam hiện đang học đại học ở Hàn Quốc nhận xét, không khí sinh hoạt Phật giáo ở đất nước này được phổ cập mạnh mẽ trên các phương tiên truyền thông. Phật giáo có riêng một kênh truyền hình phát sóng cho công đồng học tập và tìm hiểu. Những ngày lễ lớn, các ngã tư trên khắp đường phố đều treo cờ hoa. Điển hình là ngày Lễ Phật đản, được tổ chức long trọng, về đêm bầu trời tràn ngập pháo hoa đón mừng Khánh đản. Tuy khoảng cách của giới trẻ với sinh hoạt chùa viện chưa rút ngắn nhanh như mong muốn, nhưng càng ngày càng có đông giới trẻ Hàn Quốc chú ý và tham gia vào các sinh hoạt Phật pháp như: ghi danh theo học các khóa giáo lý, khóa tu thiền ngắn hạn, công tác từ thiện xã hội...
Những sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đang được bày bán rất nhiều ở các nhà sách và rất được giới trẻ hâm mộ tìm hiểu sau cuộc hoằng hoá thuyết pháp của Thiền sư tại Nam Hàn gần đây. Đối với họ công đức trình bày làm mới đạo Phật của Thiền sư đã thích hợp với lối sống hiện đại và trở nên thiết thực hơn, nhờ vậy đã thu hút giới trẻ có cách nhìn thấu đáo hơn về một tôn giáo truyền thống của dân tộc Hàn..
Lại nữa, công nghệ du lịch đang giúp phục hồi vai trò quan trọng của Phật giáo tại quốc gia này, song song với việc bảo tồn các giá trị vật thể và phi vật thể của Phất giáo. Chùa chiền được mở cửa cho công chúng viếng thăm. Tổng cục Du lịch Hàn Quốc đã hợp tác và triển khai thành công chương trình "ngụ tại chùa" để đẩy mạnh công nghệ du lịch, đặc biệt từ World Cup 2002 đến nay. Dân chúng và du khách nước ngoài đã có thể trú ngụ tại chùa, sống như một nhà tu, ngắn thì một ngày, dài thì ba tháng. Thu nhập từ "dịch vụ" này gọi là "công quả", được sử dụng để trùng tu lại chính ngôi chùa. Lúc đầu, chương trình này mới chỉ có 14 chùa tham gia, nhưng bây giờ đã tăng lên 50 chùa. Riêng năm 2005, đã có hơn 50.000 "thí chủ" trả tiền công quả để được "ngụ tại chùa".
Dựa vào những chứng cớ hiện nay người ta tin tưởng rằng Phật giáo Hàn Quốc đang trên đà phát triển mạnh và đầy lạc quan ở tương lai। Vì thế các nhà lãnh đạo quốc gia và các Giáo hội Phật giáo ở Đông Nam Á nên nghiên cứu kỹ bài học của Hàn Quốc để rút tỉa kinh nghiệm, kịp thời định hướng tâm linh cho đất nước mình, đồng thời học hỏi cách phục hưng của Phật Giáo Hàn Quốc trong thời đại mới.
Ở Bắc Hàn (Triều Tiên), tin tức gần đây cho biết là nhà nước cộng sản đã nới lỏng các sinh hoạt tôn giáo, nhất là Phật giáo. Theo thống kê, có khoảng 60% dân chúng theo Phật giáo. Hơn 300 ngôi chùa được tu bổ và hoạt động. Bản dịch Đại tạng Kinh bằng tiếng Hàn gồm 25 cuốn đã được in ấn và phát hành rộng rãi. Trong khi ấy nhà nước Bắc Hàn chỉ chính thức cho 2 thánh đường là Protestant Pongsu (Tin Lành) và Changchung Cathedral (Công giáo) được hành lễ. Trong hiến pháp năm 1992 của Bắc Hàn, điều 68 ghi: "Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và xây dựng nơi thờ phượng", nhưng điều luật ấy cũng quy định rõ "không ai được phép dùng tôn giáo như là phương tiện để đưa quyền lực ngoại bang vào đất nước, hay để hủy diệt trật tự xã hội và nhà nước". Điều đó cho thấy chính quyền Bắc Hàn ý thức rất rõ về sự khuynh đảo của các tổ chức truyền giáo có tổ chức từ Phương Tây, cụ thể là "Tin lành" của Anh và Mỹ.
Trần Trúc Lâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét