Sen Việt: Vụ đàn áp Bát Nhã đã được báo động như một pháp nạn đối với pháp môn Làng Mai nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung. Qua đó cần nhìn nhận vai trò của Giáo hội và những ảnh hưởng của hàng ngũ Tăng già.
"Cộng đồng đệ tử xuất gia của Phật, trong ý nghĩa mà đức Phật thiết lập, phải là mảnh đất tốt cho sự tăng trưởng của thiện pháp, là nền tảng cho tất cả mọi tiến bộ tâm linh, tức là những phát triển của nhận thức chân chính về sự thật của đời sống, vì chỉ có nhận thức ấy trí tuệ vô lậu mới có thể giải thoát những đau khổ của con người" (HT. Thích Trí Thủ).
"Cộng đồng đệ tử xuất gia của Phật, trong ý nghĩa mà đức Phật thiết lập, phải là mảnh đất tốt cho sự tăng trưởng của thiện pháp, là nền tảng cho tất cả mọi tiến bộ tâm linh, tức là những phát triển của nhận thức chân chính về sự thật của đời sống, vì chỉ có nhận thức ấy trí tuệ vô lậu mới có thể giải thoát những đau khổ của con người" (HT. Thích Trí Thủ).
Tăng hay nói đủ là tăng già, là phiên âm từ SAMGHA của tiếng Phạn. Nó có nghĩa là một chúng hội, một cộng đồng mà các thành viên của nó được ràng buộc lẫn nhau trong một mục đích duy nhất. Trong đời sống tập quần xã hội, bất cứ một cộng đồng nào mà các thành viên của nó cùng sống và cùng sinh hoạt dưới sự chi phối của một số nguyến tắc của nội qui và kỷ luật tập thể, cùng có những quan hệ bình đẳng hợp lý về các nghĩa vụ và quyền lợi, cùng hướng đến một mục đích chung, đều có thể được gọi là Tăng cả. Tuy nhiên khi từ này được áp dụng cho cộng đồng đệ tử xuất gia của Phật thì tiếng Tăng già có nội dung vượt ngoài các ý nghĩa quán lệ như thế. Nó không đơn giản là một cộng đồng hòa hiệp, mặc dù tinh thần hòa hiệp là sinh mạng của bất cứ cộng đồng nào trong xã hội loài người. Nó cũng không đơn giản là một cộng đồng gồm những người có cùng chung một mục đích, một lý tưởng, mặc dù đó là động lực cơ bản cho bất cứ sự đoàn kết và hòa hiệp Tăng già, cộng đồng đệ tử xuất gia của Phật, trong ý nghĩa mà đức Phật thiết lập, phải là mảnh đất tốt cho sự tăng trưởng của thiện pháp, là nền tảng cho tất cả mọi tiến bộ tâm linh, tức là những phát triển của nhận thức chân chính về sự thật của đới sống, vì chỉ có nhận thức ấy trí tuệ vô lậu mới có thể giải thoát những đau khổ của con người. Chính vì thế mà Tăng già được đặt vào trong hàng Tam bảo, làm nơi nương tựa an ổn cho thế gian. Do vậy, sự tồn tại của Tăng già có nghĩa là sự tồn tại của Phật Pháp, tất nhiên phải tồn tại trong ý nghĩa chân chính mà đức Phật thiết lập.
Như thế, tinh thần hòa hiệp của Tăng già không phải là sự ngẫu hợp của những người cùng sống cho một mục đích và lại càng không phải là sự ngẫu hợp của những người có những quyền lợi chung, cần phải đoàn kết thành một khối để đấu tranh cho các quyền lợi được đòi hỏi ấy. Cho nên, dù tất cả mọi công dân trong một nước cùng đoàn kết thành một khối thuần nhất, cùng chia sẻ bình đẳng hợp lý các nghĩa vụ và quyền lợi, cùng hướng đến một mục đích lý tưởng chung, nhưng không phải vì thế mà đủ để gọi là Tăng già.
Đương nhiên tiếng SAMGHA hay Tăng già, không phải là từ ngữ do Đức Phật đặt ra để gọi riêng cộng đồng các đệ tử xuất gia của Ngài. Nó là tiếng có sẵn trong ngôn ngữ đương thời. Các nhóm cộng đồng xuất gia khác cũng tự gọi họ là một SAMGHA. Thế thì sự khác biệt không phải do ở nội dung quán lệ của danh từ, mà do chính sinh hoạt thực tiễn mang đến. Nếu các đệ tử xuất gia của Phật mặc dù sống đoàn kết và hòa hiệp, nhưng tinh thần hòa hiệp ấy không phản ảnh sinh động những giáo pháp cơ bản của Phật, thì cộng đồng xuất gia như thế cũng chưa thể gọi là Tăng được. Nó có thể nghĩa là gì? Nói một cách nghiêm xác theo tinh thần của Luật tạng, nếu sinh hoạt của các tỳ kheo không đúng theo các lý tắc cơ bản của pháp yết ma thì dù có hòa hiệp, vẫn được gọi là hòa hiệp trong phi pháp, và như vậy không đủ khả năng làm nền tảng cho sự phát sinh của các pháp vô lậu. Nghĩa là bản thể của Tăng già không thành tựu.
(…)
Vào khoảng thời gian cuối cùng trong cuộc đời hoằng hóa của đức Phật, xu hướng định cư của tỳ kheo càng lúc càng phát triển mạnh, và sự sống chung trong một trú xứ như vậy sẽ phát sinh nhiều sự kiện phức tạp, cho nên đức Phật đã thiết lập một số nguyên tắc chi phối đời sống của cộng đồng tăng lữ.
Trên con đường từ Ma kiệt đà để đi về Câu thi na, nơi Ngài sẽ nhập Đại Niết bàn, nhân vị đại thần của vua A Xà Thế đến tham vấn ý kiến Phật về việc vua nước Ma kiệt đà này muốn chinh phục dân chúng Bạt kỳ, đức Phật đã giảng cho các tỳ kheo bảy nguyên tắc bất thối để duy trì sự hòa hiệp của Tăng. Bảy nguyên tắc ấy như sau:
1. Các tỳ kheo cần phải thường xuyên tập họp, và tập họp đông đảo, để giảng luận chính pháp, khiến cho có sự hòa thuận trên dưới của các tỳ kheo.
2. Các tỳ kheo phải tụ họp trong tinh thần hòa hiệp, giải tán trong tinh thần hòa hiệp, và chấp hành tăng sự trong tinh thần đoàn kết.
3. Chúng tỳ kheo không ban hành những luật lệ không thích hợp, những luật lệ không đáng được ban hành, và cũng không bãi bỏ những luật lệ đã được ban hành từ trước; sống đúng những gì đã được quy định bởi cộng đồng tăng lữ.
4. Các tỳ kheo luôn luôn phải kính trọng, phục vụ các tỳ kheo trưởng lão, những vị có nhiều kinh nghiệm tu tập trong chính pháp luật, sẵn sàng nghe theo những lời khuyên dạy của các bậc trưởng thượng như thế.
5. Các tỳ kheo sống không bị lôi cuốn bởi những tham ái.
6. Trú xứ cộng đồng các tỳ kheo luôn luôn là những trú xứ nhàn tịnh.
7. Các tỳ kheo sống an trú trên chính niệm tạo thành một cộng đồng sinh động, khiến cho các bạn đồng tu từ những phương khác nếu chưa đến thì muốn đến, và đã đến thì muốn cùng sống và cùng tu tập trong sự an lạc.
Bảy nguyên tắc được đức Phật nêu lên đó bao gồm những điều khoản đời sống cộng đồng, và một số điều khoản cần thiết cho sự tiến bộ đời sống tinh thần, vốn là nội dung phong phú của sự hòa hiệp. Các nguyên tắc chi phối cộng đồng là các nguyên tắc dân chủ và bình đẳng; chính trên nền tảng này mà hệ thống luật tạng của tất cả các bộ phái được xây dựng. Chúng cũng là những nguyên tắc chỉ đạo cho tất cả mọi thủ tục tác pháp yết ma.
Rồi tiếp tục hành trình đi về Câu thi na, hướng đến sa la song thọ, đức Phật dừng chân tại sinh địa của bộ tộc Ma La. Tại đây, tin tức về việc Ni Kiền Thân Tử tạ thế, và các đệ tử của Ni Kiền Tử đã bắt đầu tranh chấp nhau kịch liệt khiến một số các Trưởng lão lo ngại sự kiện như thế có thể xảy ra giữa các đệ tử Phật. Do thế, ngài Xá Lợi Phất tập họp các tỳ kheo để nhắc lại tất cả những điểm chính yếu trong giáo pháp của đức Phật để về sau khi đức Thế Tôn không còn tại thế gian các tỳ kheo sẽ không khởi lên dị kiến để đi đến chỗ tranh chấp nhau về các vấn đề giáo lý.
Mặt khác, khi ngài A Nan được vị Sa di Chu Na báo tin cho biết việc tranh chấp dữ dội của các đệ tử Ni Kiền Tử, Ngài cảm thấy "lo sợ đến dựng tóc gáy", và cùng Chu na đến trình bày với Phật, thỉnh cầu ngài quy định cụ thể các nguyên tắc đưa đến sự hòa hiệp giữa các tỳ kheo. Nhân dịp này, đức Phật giảng rộng các nguyên nhân đưa đến sự tranh chấp giữa Tăng, và tiếp theo đó, ngài nêu lên bảy pháp diệt tránh, là các biện pháp để chấm dứt sự tranh chấp giữa Tăng, và với sáu pháp khả ý, cũng gọi là sáu pháp hòa kỉnh, để cho các tỳ kheo cùng sống chung trong tinh thần hòa hiệp, nếu các nguyên tắc này được tuân thủ nghiêm chỉnh.
Nói một cách tổng quát theo như những gì vừa được khái quát trên, thì nền tảng cho sự tồn tại của tăng là thanh tịnh và hòa hiệp. Chủ đích của các pháp yết ma là tạo sự thanh tịnh cho các tỳ kheo. Người nào phạm tội, cần phải sám hối và sám hối như thế nào là như pháp để không có sự cơ hiềm cho các tỳ kheo khác. Nói liên hệ giữa các tỳ kheo, trong sự hỗ tương quan hệ về các bổn phận và quyền lợi cần được xử lý như thế nào để cho không có sự tranh chấp giữa các tỳ kheo ấy là công dụng của pháp yết ma.
(Trích đoạn từ “Tổng luận về yết ma” – Hoà thượng Thích Trí Thủ giảng thuật)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét